You are on page 1of 17

CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN CHUNG VỀ LUẬT QUỐC TẾ

I. Khái niệm:
Công pháp quốc tế là hệ thống pháp luật bao gồm tổng thể các nguyên tắc, quy phạm pháp luật do
các chủ thể khác của luật quốc tế (gồm quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế) thoả thuận
xây dựng trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, thông qua đấu tranh và thương lượng nhằm điều chỉnh
mối quan hệ phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế trong mọi lĩnh vực đời sống quốc tế và
được đảm bảo thực hiện do chính các chủ thể đó.

II. Đặc trưng:


- đối tượng điều chỉnh
- phương thức xây dựng pháp luật
- chủ thể của luật
- phương thức thực thi pháp luật

Đặc trưng Luật quốc tế Luật quốc gia


- Các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các chủ thể - Nhà nước, pháp
Đối tượng điều khác của luật quốc tế nhân, cá nhân trong
chỉnh phạm vi lãnh thổ của
một quốc gia
Phương thức xây - Thông qua sự thỏa thuận và thừa nhận của các chủ - Xây dựng bởi cơ
dựng thể của luật quốc tế trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện quan làm luật
 không tồn tại cơ quan có chức năng lập pháp
4 chủ thể - nhà nước (đại diện
- Các quốc gia độc lập  chủ thể cơ bản, chủ yếu bởi các cơ quan công
nhất quyền)
Chủ thể - Tổ chức quốc tế liên chính phủ (ASEAN, WHO, - cá nhân
(QUAN WTO…)  chủ thể hạn chế của luật quốc tế - pháp nhân
TRỌNG) - Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết
(đài loan)  chủ thể đặc biệt
- Một số vùng lãnh thổ có quy chế đặc biệt (Tòa
thánh Vatican)  chủ thể đặc biệt
- Không có cơ quan chuyên biệt để đảm bảo thi hành Thực hiện tập trung,
luật quốc tế. Các chủ thể của luật quốc tế phải tự xây thống nhất thông qua
dựng các nguyên tắc, quy phạm trên cơ sở tự sự phối hợp của
nguyện, thông qua đấu tranh và thương lượng. (trừ CQNN có thẩm
Phương thức trường hợp của hội đồng bảo an LHQ) quyền như quân đội,
thực thi - Các biện pháp chế tài cá thể (tự vệ, trả đũa hợp cảnh sát, cơ quan
pháp, trừng phạt) hoặc tập thể (trừng phạt phi vũ kiểm sát, nhà tù.
trang hoặc vũ trang) do chính các chủ thể luật quốc
tế tự thực hiện.

*Bản chất:
- Là sự thỏa thuận ý chí giữa các chủ thể của luật quốc tế. Luật quốc tế luôn phản ánh sự đấu tranh
và nhân nhượng, thỏa hiệp giữa các quốc gia mà mục đích chính là nhằm phục vụ cho lợi ích của
giai cấp cầm quyền ở mỗi quốc gia.

*Vai trò:
- điều chỉnh hành vi của các quốc gia trong quan hệ quốc tế đặc biệt là khi có tranh chấp liên quan
đến những lĩnh vực mà luật quốc tế điều chỉnh.
- tạo điều kiện cho việc cùng tồn tại giữa các quốc gia, chủ thể chủ yếu của luật quốc tế, thông qua
các điều ước quốc tế và các thỏa thuận khác.
- tạo ra hành lang pháp lý cho các quan hệ hợp tác giữa các quốc gia.
- phát triển văn minh của nhân loại, thúc đẩy cộng đồng quốc tế phát triển theo hướng ngày càng
tiến bộ

III. Quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia


- Là 2 hệ thống luật hoàn toàn độc lập, song song tồn tại và cùng phát triển, nhưng có mối quan hệ
lẫn nhau.
1. Tương tác giữa luật quốc gia và luật quốc tế:
- Luật quốc gia là xuất phát điểm, là phương tiện thực hiện luật quốc tế
- Luật quốc tế có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của luật quốc gia và làm cho hệ thống
pháp luật quốc gia tiến bộ, nhân đạo hơn.
2. Ảnh hưởng của luật quốc gia đối với luật quốc tế:
- LQG ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và phát triển của LQT thông qua sự tham gia của
quốc gia vào các quan hệ pháp luật QT  tính xuất phát điểm
- LQG là phương tiện thực hiện LQT
3. Ảnh hưởng của luật quốc tế đối với luật quốc gia:
- LQT thúc đẩy quá trình phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc gia
p/s: nội dung của LQG quy định mà khác với nội dung của LQT thì áp dụng LQT (Trừ Hiến
Pháp)

IV. Một số nguyên tắc cơ bản của LQT:


- Các nguyên tắc cơ bản của LQT là những QPPL mang tính chỉ đạo, bao trùm và có giá trị mang
tính bắt buộc chung đối với các chủ thể tham gia LQT
* 7 nguyên tắc đã được thừa nhận rộng rãi
+ Cấm dùng vũ lực và đe dọa vũ lực trong quan hệ quốc tế (khoản 4 Đ2 HC LHQ)
+ Nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình (khoản 3 HC LHQ)1
+ Nguyên tắc tôn trọng và bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia (khoản 1 Đ2 HC LHQ)
+ Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác (khoản 7 Đ2 HC LHQ)
+ Nguyên tắc các dân tộc bình đẳng và có quyền tự quyết (khoản 2 Đ1 và Đ55 HC LHQ)
+ Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau. (khoản 5 Đ2 HC LHQ)
+ Nguyên tắc tôn trọng các cam kết quốc tế (pacta sunt servanda) (khoản 2 Đ2 HC LHQ)
 nguyên tắc cổ xưa nhất.
Ý nghĩa của nguyên tắc pacta sunt servanda:
- là nguyên tắc cơ bản, có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện LQT
- là cơ sở để xây dựng các QPPL của quốc gia
- là cơ sở để thực hiện các quan hệ pháp luật quốc tế
- là cơ sở để giải quyết các tranh chấp quốc tế
- là quy phạm của luật quốc tế mang tính chủ đạo
Tìm hiểu nội dung từng nguyên tắc.
CHƯƠNG II: NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
I. Nguồn của luật quốc tế
1. Khái niệm:
- Nguồn của luật quôc tế là hình thức chứa đựng QPPL quốc tế, các chủ thể của luật quốc tế xây
dựng nên trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện và bình đẳng.
2. Điều kiện dể trở thành nguồn của luật quốc tế
- Phù hợp với pháp luật của các bên ký kết về thẩm quyền và thủ tục
- Ký kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng
- Nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
3. Các loại nguồn của luật quốc tế:
Điều 38 quy chế Tòa án Công lý quốc tế quy định:
1. Tòa án, với chức năng là giải quyết phù hợp với luật quốc tế các vụ tranh chấp được chuyển
đến Tòa án, sẽ áp dụng:
a. Các điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những nguyên tắc được các bên đang
tranh chấp thừa nhận;
b. Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như những quy
phạm pháp luật;
c. Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận
d. Với những điều kiện nêu ở điều 59, các án lệ và các học thuyết của các chuyên gia có chuyên
môn cao nhất về luật quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là phương tiện để xác định các
qui phạm pháp luật.
2. Quyết định này không nằm ngoài quyền giải quyết vụ việc của Tòa án, xác định như vậy (ex
aequo et bono), nếu các bên thỏa thuận điều này.
Dễ hiểu hơn thì các loại nguồn của LQT là:
- Nguồn cơ bản: + điều ước quốc tế
+ tập quán quốc tế
- Phương tiện bổ trợ nguồn (không phải là nguồn) chỉ mang ý nghĩa giải thích

II. Điều ước quốc tế


1. Khái niệm:
Điểm a khoản 1 Điều 2 công ước viên về luật điều ước quốc tế năm 1969: “Thuật ngữ “điều
ước” dùng để chỉ một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được
pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay
nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì.”
 ĐƯQT chính là các thỏa thuận bằng văn bản được ký kết giữa các chủ thể của luật quốc tế
(trước tiên và chủ yếu là các quốc gia) trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm thiết lập, thay
đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể luật quốc tế với nhau.
2. Phân loại:
Dựa vào các căn cứ để phân loại:
- Số lượng chủ thể: + điều ước song phương (giữa 2 QG hoặc 1 QG và 1 nhóm QG)
+ điều ước đa phương (từ 3 trở lên)
- Nội dung: ĐƯ về chính trị, ĐƯ về kinh tế, thương mại, ĐƯ về môi trường;...
- Mục đích: ĐƯQT thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội;
ĐƯQT thành lập các tổ chức quốc tế, ĐƯQT pháp điển hóa luật quốc tế;...
- Chủ thể ký kết: quốc gia vs quốc gia; quốc gia vs tổ chức quốc tế liên chính phủ; tổ chức quốc tế
liên chính phủ này vs tổ chức quốc tế liên chính phủ khác;...
- Tính chất hiệu lực của điều ước:
+ Điều ước khung: đề ra những nguyên tắc chung điều chỉnh các quan hệ cơ bản giữa QG
+ Điều ước cụ thể: điều chỉnh những vấn đề cụ thể trong quan hệ giữa các bên ký kết
3. Tính chất:
- Điều ước mở: bất kỳ QG nào cũng có thể tham gia
- Điều ước đóng: có quy định điều kiện về sự tham gia của các quốc gia khác
4. Quy trình ký kết điều ước quốc tế:
Đàm phán (QUAN TRỌNG NHẤT)  soạn thảo  thông qua văn bản (chưa làm phát sinh
hiệu lực pháp lý, chỉ mang ý nghĩa đã thỏa thuận, đàm phán)
5. Các phương thức làm phát sinh hiệu lực của ĐƯQT:
- Ký điều ước quốc tế: là hành vi của cá nhân có thẩm quyền đại diện cho các bên ký kết ký vào
văn bản ĐƯQT, thể hiện sự đồng ý trở thành thành viên của điều ước.
- Phê chuẩn/ phê duyệt: là hành vi quốc gia xác nhận sự đồng ý của mình và chịu sự ràng buộc với
một điều ước quốc tế. Về mặt pháp lý thì giống nhau nhưng về mặt thẩm quyền thì phê duyệt và phê
chuẩn khác nhau:

Phê chuẩn Phê duyệt


(sử dụng nhiều hơn)

- ĐƯQT quan trọng (chủ quyền, lãnh thổ, biên - ĐƯQT có tầm quan trọng thấp hơn (kinh tế,
giới) chính trị, xã hội)

Thẩm quyền thuộc về cơ quan lập pháp, nguyên - Thẩm quyền thuộc về cơ quan hành pháp
thủ quốc gia (chính phủ)

- Các hình thức khác: chấp thuận, trao đổi văn kiện hợp thành,...
6. Bảo lưu điều ước quốc tế:
Điểm d khoản 1 điều 2 công ước Viên 1969 + khoản 11 điều 2 luật ký kết
 bảo lưu ĐƯQT là tuyên bố đơn phương của chủ thể luật quốc tế nhằm loại trừ hoặc thay đổi
nội dung của 1 hay 1 số điều khoản của ĐƯQT khi áp dụng đối với thành viên đó.
* Trường hợp không được bảo lưu: (điều 19 công ước viên 1969)
Điều 19. Việc đề ra những bảo lưu (chỉ áp dụng với một nước có yêu cầu bảo lưu,
không áp dụng cho tất cả các quốc gia)
Khi ký, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập một điều ước, một quốc gia có
thể đề ra một bảo lưu, trừ khi:
a) Điều ước đó ngăn cấm việc bảo lưu;
b) Điều ước đó quy định rằng chỉ có thể có những bảo lưu cụ thể, trong số đó không có
bảo lưu đã đề cập nói trên;
c) Bảo lưu không phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước, ngoài những trường
hợp ghi ở điểm (a) và (b) trên.
7. Gia nhập điều ước quốc tế:
Điểm b khoản 1 điều 2 công ước viên 1969 + khoản 10 điều 2 luật ký kết
 là hành vi đơn phương trên cơ sở tự nguyện của một chủ thể của LQT mong muốn trở thành
thành viên của ĐƯQT mà quốc gia đó không tham gia ký kết
- Gia nhập chỉ được sử dụng khi quốc gia đó không tham gia quá trình đàm phán, ký kết ĐƯQT
- Chỉ được gia nhập khi ĐƯQT đó đã có hiệu lực
- Hệ quả pháp lý: thành viên gia nhập phải tuân thủ đầy đủ nội dung của điều ước, được hưởng
các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng.
III. Tập quán quốc tế
1. Khái niệm:
- Tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế, được các
quốc gia và các chủ thể khác thừa nhận rộng rãi là những quy phạm pháp luật quốc tế (mang tính
bắt buộc pháp lý)
- Tập quán quốc tế được tạo thành từ 2 yếu tố vật chất và tinh thần.
+Vật chất: những hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần.
+Tinh thần: nhận thức được việc áp dụng tập quán quốc tế là đúng về mặt pháp lý.
2. Điều kiện để tập quán quốc tế trở thành nguồn của luật quốc tế:
- không phải TQQT nào cũng có thể trở thành nguồn của LQT.
* các điều kiện:
- Là những quy tắc xử sự được áp dụng trong thời gian dài, lặp đi lặp lại nhiều lần, trong thời gian
lâu dài, liên tục  đk tiên quyết BẮT BUỘC
- Được thừa nhận rộng rãi như những quy phạm có tính chất bắt buộc
- Nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của LQT
3. So sánh ĐƯQT và TQQT:
- Giống nhau:
+ đều là chủ thể của luật quốc tế
+ chứa đựng các quy tắc xử sự điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể của LQT
+ đều hình thành trên cơ sở thỏa thuận
+ có hiệu lực pháp lý bắt buộc đối với các chủ thể của LQT
- Khác nhau:

Điều ước quốc tế Tập quán quốc tế

Phương thức hình thành Quá trình đàm phán, ký kết Nguồn gốc đa dạng

Hình thức Thành văn Chủ yếu bất thành văn

Giá trị áp dụng Ưu tiên hơn Ưu tiên ít

IV. Phương tiện bổ trợ nguồn của LQT:


- Là những phương tiện giải thích, làm sáng tỏ nội dung các quy phạm ĐƯQT và TQQT
- Không chứa đựng các nguyên tắc và QPPL QT
- Không áp dụng trực tiếp điều chỉnh các quan hệ thuộc điều chỉnh của LQT
CHƯƠNG IV: LUẬT QUỐC TẾ VÀ LÃNH THỔ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
I. Những vấn đề lý luận về pháp lý cơ bản là lãnh thổ quốc gia.
- KN: lãnh thổ quốc gia được coi là một phần của trái đất, bao gồm vùng đất, vùng
nước, vùng trời trên chúng và lòng đất dưới chúng thuộc chủ quyền của một quốc
gia.
I.1 Lãnh thổ vùng đất:
- Đối với các quốc gia lục địa: đất liền (lục địa), các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền
quốc gia đó.
( Một số thông tin cơ bản về lãnh thổ VN: hình chữ S, có các đảo ven bờ như
Hoàng Sa, Trường Sa và đảo lớn nhất là Phú Quốc, ngoài ra còn có 2700 quần đảo
lớn nhỏ)
- Đối với các quốc gia quần đảo: vùng đất bao gồm các đảo quần đảo thuộc chủ
quyền của quốc gia đó.
- Các quốc gia tiếp giáp với Bắc Cực: Ngoài vùng đất ở lục địa, còn các đảo, quần
đảo trong khu vực Bắc Cực được xác định theo “thuyết lãnh thổ kề cận”
- Về chủ quyền: Lãnh thổ vùng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của
quốc gia (bất kể toàn bộ một phần của chúng nằm ở đâu, VD: Anh có 14 lãnh thổ
hải ngoại)
- Về thực thi chủ quyền quốc gia: quốc gia là người chủ duy nhất có quyền chiếm
hữu, quản lý, sử dụng khai thác, bảo vệ và định đoạt các vấn đề pháp lý liên quan
đến vấn đề lãnh thổ vùng đất của quốc gia.
- LQT không quy định tối thiểu nhưng phải đủ cho một cộng đồng người cùng tồn
tại, cùng phát triển và xây dựng một quốc gia độc lập.
I.2 Lãnh thổ vùng nước.
- Lãnh thổ vùng nước của quốc gia là toàn bộ nguồn nước nằm bên trong đường
biên giới quốc gia bao gồm: vùng nước nội địa, vùng nước biên giới, vùng nước
nội thủy, lãnh hải. Cụ thể vùng nước nội địa nằm trọn vẹn trong vùng đất của quốc
gia điều đó có nghĩa là không có quốc gia nào không có vùng nước nội địa. Vùng
nước nội địa là nước ở sông, hồ, đầm, ao, kênh, rạch,.. kể cả tự nhiên và nhân tạo
nằm trong đất liền, trên các đảo và vùng đảo thuộc chủ quyền của quốc gia. Về
chủ quyền, vùng nước nội địa thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia
như lãnh thổ vùng đất. Vùng nước biên giới là nguồn nước nằm trong khu vực
biên giới giữa các quốc gia (sông biên giới, kênh biên giới, hồ biên giới).
- Về chủ quyền, vùng nước biên giới thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của
quốc gia. Các quốc gia chung vùng nước biên giới chia sẻ quyền quản lý, sử dụng,
khai thác, bảo vệ và định đoạt các vấn đề pháp lý liên quan đến vùng nước này.
Vùng nước nội thủy theo Khoản 1 Điều 8 UNCLOS 1982 là vùng nước bên trong
đường cơ sở thuộc nội thủy của quốc gia còn theo Điều 9 Luật Biển Việt Nam
1982 quy định vùng nước nội thủy là vùng tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong
đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. Quốc Gia quần đảo thì vùng
nước nội thủy nằm bên trong vùng nước quần đảo. Ở phía trong vùng nước quần
đảo, quốc gia quần đảo có thể vạch đường khép kín để hoạch định ranh giới nội
thủy của mình theo đúng các Điều 9, 10, 11 (Điều 50 của UNCLOS).
II. Khái niệm và phương pháp xác định đường cơ sở.
- Đường cơ sở là cột mốc pháp lý do quốc gia ven biển xác định để giới hạn các
vùng biển là lãnh thổ quốc gia (nội thủy và lãnh hải) và các vùng biển thuộc chủ
quyền, tài phán của quốc gia (các vùng tiếp giáp với lãnh hải, đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa). Trong UNCLOS 1982 chưa có định nghĩa về đường cơ sở. Tuy
nhiên đường cơ sở thông thường trong Điều 5 UNCLOS dùng để tính chiều rộng
lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các
hải đồ tỷ lệ lớn được quốc gia ven biển chính thức công nhận. Điều kiện áp dụng
đường cơ sở là bờ biển phải bằng phẳng, không có các đoạn bị khoét sâu, lòi lõm,
không có các đảo, quần đảo ven bờ, thủy triều thể hiện rõ ràng. Đường cơ sở thẳng
là đường nối các điểm các mũi, các đỉnh, các đảo và quần đảo ven bờ.
(Theo Khoản 1 Điều 7 UNCLOS thì đảo ven bờ là đảo sát ngay và chạy dọc theo
bờ biển. Đường cơ sở thẳng được áp dụng ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu, lòi lõm
hoặc có một chuỗi đào nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển. Ở nơi nào bờ biển
cực kỳ ổn định do có một châu thổ và đặc điểm tự nhiên khác. Ví dụ như Vịnh Đà
Nẵng bị khoét sâu lòi lõm, bán đảo Cam Ranh có ý nghĩa chiến lược quân sự -
kinh tế. Một chuỗi đảo phải có ít nhất là ba đảo.
Khi xác định đường cơ sở thẳng các quốc gia phải tuân thủ ba yêu cầu sau:
Thứ nhất các tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của
bờ biển, các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ
đến mức đạt chế độ nội thủy...” (Khoản 3 Điều 7 UNCLOS 1982).
- Thứ hai các đường cơ sở thẳng không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn
lúc nổi lúc chìm, trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị tương tự
thường xuyên nhô trên mặt nước... (Khoản 4 Điều 7 UNCLOS 1982).
- (Bãi cạn lúc nổi lúc chìm là những vùng đất nhô cao tự nhiên có biển bao quanh,
khi thủy triều xuống thấp thì lộ ra, khi thủy triều lên cao thì bị ngập nước (Khoản
1 Điều 13 UNCLOS 1982))
- Các quốc gia chỉ có thể kéo đến hoặc xuất phát từ bãi cạn lúc chìm lúc nổi để xác
định đường cơ sở khi đáp ứng hai điều kiện. Một là, bãi cạn cách bờ biển hoặc đảo
ven bờ không quá 12 hải lý. Hai là, trên các bãi cạn có công trình thường xuyên
nhô trên mặt nước như trạm thủy văn, hải đăng,... Thứ ba, phương pháp đường cơ
sở thẳng do một quốc gia áp dụng không được làm cho lãnh hải của một quốc gia
khác bị tách khỏi biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế theo Khoản 6 Điều 7
UNCLOS 1982. Điều 14 UNCLOS 1982 quy định quốc gia ven biển, tùy theo
hoàn cảnh khác nhau có thể vạch ra các đường cơ sở theo một hay nhiều phương
pháp được quy định ở các điều nói trên.
III. Nội thủy
- Là lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia. Pháp luật của
quốc gia được áp dụng ở nội thủy mà không có bất kỳ ngoại lệ nào. Tàu thuyền
nước ngoài vào và hoạt động trong nội thủy phải xin phép trước và phải tuân thủ
pháp luật của quốc gia ven biển. Quyền tài phán bao gồm xét xử và thẩm quyền
ban hành văn bản, kiểm tra giám sát của quốc gia ven biển đối với tàu thuyền nước
ngoài.Tàu biển là phương tiện nổi trên mặt nước, mang quốc tịch của một quốc gia
nhất định, có dung tích nhất định và có khả năng hoạt động trong môi trường biển.
“Tàu thuyền là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước bao gồm
tàu, thuyền và các phương tiện khác có động cơ hoặc không có động cơ (Theo
Khoản 3 Điều 3 Luật Biển Việt Nam 2012). Tàu biển bao gồm tàu quân sự (tàu
lực lượng vũ trang), tàu thương mại ( tàu thương mại nhà nước và tàu buôn tư
nhân), tàu nhà nước phi thương mại. Theo Luật Biển Việt Nam 2012 thì tàu biển
bao gồm tàu quân sự (hải quân, bộ đội biên phòng có chức năng quản lý, giám sát,
tuần tra bảo vệ biên giới ven biển), tàu công vụ (thực hiện những nhiệm vụ công)
và tàu thương mại. Luật Biển Việt Nam 2012 so với UNCLOS 1982 vẫn chưa rõ
ràng, không phân ra thương mại và phi thương mại. Tuy nhiên không ảnh hưởng
đến chế độ pháp lý của tàu thuyền. Tàu quân sự bao gồm mọi tàu thuyền thuộc lực
lượng vũ trang của một quốc gia, thường có dấu hiệu bên ngoài đặc trưng của các
tàu thuyền quân sự thuộc quốc tịch của quốc gia đó. Tàu quân sự phải do một sĩ
quan hải quân phục vụ quốc gia đó chỉ huy và phải có tên trong danh sách sĩ quan
hay trong một tài liệu tương đương. Đoàn thủy thủ phải tuân thủ theo các điều lệ
kỷ luật quân sự (Điều 29 UNCLOS 1982). Tàu thương mại là tàu không có các
yếu tố như tàu quân sự. Cuối cùng là tàu công vụ, theo Khoản 5 Điều 3 Luật Biển
Việt Nam 2012 thì tàu thuyền công vụ là tàu thuyền chuyên dụng để thực hiện các
công vụ của Nhà nước không vì mục đích thương mại. Do đó có thể hiểu tàu công
vụ là tàu phi thương mại. Ví dụ tàu cảnh sát biển Việt Nam làm nhiệm vụ tuần
hoàn, kiểm sát; tàu kiểm ngư Việt Nam kiểm tra việc đánh bắt cá trên các ngư
trường. Quốc gia ven biển cũng có quyền tài phán đối với tàu thuyền, thủy thủ
đoàn nước ngoài vi phạm pháp luật trong nội thủy. Tàu quân sự và tàu nhà nước
phi thương mại được hưởng quyền miễn trừ tư pháp. Nếu tàu quân sự và tàu nhà
nước phi thương mại vi phạm pháp luật thì nước ven biển có quyền yêu cầu tàu rời
khỏi nội thủy và yêu cầu nước mà tàu mang quốc tịch bồi thường thiệt hại và xử lý
thủy thủ đoàn vi phạm.
IV. Vùng nước lãnh hải
- là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển theo Điều 12
Luật Biển Việt Nam 2012. Ranh giới phía ngoài lãnh hải là đường biên giới quốc
gia ven biển. Lãnh hải thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia.
- Tàu thuyền của mọi quốc gia có biển hay không có biển đều được quyền “đi qua
không gây hại” trong lãnh hải quốc gia khác. Hành động “đi qua không gây hại” là
tàu đang di chuyển bình thường, nhanh chóng và liên tục, không làm tổn hại đến
hòa bình, trật tự hay an ninh của nước ven biển. Khi “đi qua không gây hại” thì tàu
có thể dừng lại và thả neo khi xảy ra trường hợp bất khả kháng như cứu người, tự
khắc phục sự cố về trang thiết bị, thiên tai, động đất, sóng thần. Những lý do còn
lại thì không được thả neo như những hành động thăm dò, nghỉ ngơi, tắm biển,...
- Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác buộc phải đi nổi và phải treo cờ quốc
tịch. Nước ven biển có thể lập ra các quy tắc nhằm quản lý, sử dụng, khai thác tài
nguyên biển như: an toàn hàng hải và thiết bị, công trình, dây cáp, ống dẫn ngầm,
đánh bắt cá, bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học,... Ngoài ra, phương tiện bay
nước ngoài không được “đi qua không gây hại” ở vùng trời trên lãnh hải.
- Đi qua lãnh hải được coi là xâm hại đến hòa bình, trật tự, an ninh của các nước
ven biển nếu thực hiện những hành vi sau: đe dọa hoặc dùng vũ lực; luyện tập
hoặc diễn tập quân sự; thu thập tình báo gây thiệt hại cho quốc phòng hay an ninh
của nước ven biển; phóng đi, tiếp nhận, xếp lên tàu các phương tiện bay và quân
sự; tuyên truyền làm hại đến quốc phòng, an ninh của nước ven biển; xếp hoặc dỡ
hàng hóa, tiền bạc, đưa người lên xuống tàu trái với các luật và quyết định về hải
quan, thuế khóa, y tế, nhập cư của nước ven biển; gây ô nhiễm cố ý và nghiêm
trọng, vi phạm công ước; đánh bắt hải sản; nghiên cứu, đo đạc; làm rối hoạt động
của mọi hệ thống giao thông liên lạc hoặc mọi trang thiết bị hay công trình khác
của nước ven biển; mọi hành động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua
(Điều19 UNNCLOS 1982).
V. Quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với tàu thuyền nước ngoài trong
lãnh hải.
- Về quyền tài phán hình sự, nếu tàu đi từ nội thủy ra lãnh hải thì nước ven biển có
quyền áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bắt giữ hoặc điều tra vụ vi phạm hình sự
xảy ra trên tàu nước ngoài (Khoản 2 Điều 27 UNCLOS 1982).
- Nếu tàu đang đi qua lãnh hải thì nước ven biển không được thực hiện quyền tài
phán hình sự xảy ra trên tàu nước ngoài trừ 4 trường hợp sau: Nếu hậu quả của vụ
vi phạm mở rộng đến nước ven biển (Ví dụ như trên tàu có người Việt Nam bị
giết); nếu vụ việc có tính chất phá hoạt hòa bình của đất nước hay trật tự trong
lãnh hải (Ví dụ như hành động thử vũ khí); nếu thuyền trưởng hoặc viên chức
ngoại giao lãnh sự của nước mà tàu mang cờ yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm
quyền của nước sở tại giúp đỡ; nếu thấy cần thiết để trấn áp hành vi buôn lậu ma
túy hay các chất kích thích (Khoản 1 Điều 27 UNCLOS 1982); nếu vụ vi phạm
xảy ra trước khi tàu vào lãnh hải. Nước ven biển không được thực hiện mọi biện
pháp nào trên tàu nước ngoài khi tàu đi qua lãnh hải để bắt giữ hay điều tra một vụ
việc vi phạm hình sự xảy ra trước khi con tàu vào lãnh hải mà không đi vào nội
thủy (Khoản 5 Điều 27 UNCLOS 1982).
- Quyền tài phán dân sự đối với tàu nước ngoài được thực hiện nếu tàu đang đậu
trong lãnh hải hoặc đang đi qua lãnh hải sau khi rời khỏi nội thủy. Nước ven biển
có quyền áp dụng các biện pháp xử phạt hay bảo đảm về dân sự do Luật trong
nước quy định. Ví dụ như chưa thanh toán thuế. Nếu tàu đang đi qua lãnh hải thì
nước ven biển không được bắt tàu nước ngoài phải dừng lại hay thay đổi hành
trình để thực hiện quyền tài phán dân sự đối với một người ở trên tàu (Khoản 1
Điều 28 UNCLOS 1982).
VI. Lãnh thổ vùng trời và vùng lòng đất.
- Lãnh thổ vùng trời và vùng lòng đất được mặc nhiên thừa nhận trong thực tiễn
pháp lý quốc tế. Lãnh thổ vùng trời là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất
và vùng nước của quốc gia. Lãnh thổ vùng lòng đất là phần nằm dưới vùng đất và
vùng nước của quốc gia. Trên thực tế các quốc gia chỉ tiến hành các điều ước để
phân định lãnh thổ vùng đất, nước chứ không phân định vùng trời và vùng lòng
đất. Ví dụ: “Mặt thẳng đứng đi theo đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam
và Trung Quốc tại điều 2 của Hiệp ước này phân định vùng trời và vùng lòng đất
giữa hai nước” (Điều 4 Hiến chương về Biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung
Quốc).
- Ngoài các bộ phận tự nhiên cấu thành lãnh thổ như vùng đất, nước, trời, lòng đất
thì tập quán quốc tế thừa nhận tàu quân sự, máy bay quân sự, công trình, thiết bị
nhân tạo của quốc gia hoạt động hoặc nằm ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia, mang
cờ hoặc dấu hiệu hợp pháp của quốc gia được coi như lãnh thổ quốc gia với tên
gọi “lãnh thổ di động”, “lãnh thổ bay”, “lãnh thổ bơi”.
VII. Thay đổi và xác lập chủ quyền lãnh thổ quốc gia
1. Thay đổi lãnh thổ quốc gia:
- Cơ sở để thay đổi lãnh thổ quốc gia:
+ Nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết thông qua hoạt động trưng cầu dân ý
theo quyết định của pháp luật quốc gia.
 Thay đổi lãnh thổ QG phải dựa trên tiêu chí của cộng đồng dân cư mang
quốc tịch của quốc gia đó.
- Các trường hợp thay đổi lãnh thổ quốc gia.
a. Do phân chia QG thành nhiều QG mới
b. Do hợp nhất hai hay nhiều quốc gia thành một quốc gia mới
c. Do sát nhập lãnh thổ
d. Do trao đổi lãnh thổ từ quốc gia này do QG khác
2. Xác lập chủ quyền QG đối với lãnh thổ
- Xác lập chủ quyền bằng chiếm hữu
- Do tác động của tự nhiên
- Do chuyển nhượng
- Do xác lập chủ quyền theo thời hiệu.
3. Chủ thể thực thi quyền chiếm hữu
- Phải là nhà nước
- Lãnh thổ mà quốc gia chiếm hữu phải là lãnh thổ vô chủ hoặc lãnh thổ bị bỏ
rơi (chưa có quốc gia nào xác lập chủ quyền)
- Luật QT hiện đại thừa nhận 5 nguyên tắc chiếm hữu:
+ Việc chiếm hữu là hoạt động của nhà nước
+ Việc chiễm hữu phải hòa bình
+ Việc chiếm hữu phải liên tục
+ Được cộng đồng quốc tế thừa nhận
+ Việc chiếm hữu phải thật sự(diễn ra thực sự, không “chơi” kèo mồm)
4. Chiếm hữu theo thời hiệu
- Xác lập chủ quyền lãnh thổ bằng việc chiếm hữu trên thực tế, liên tục một
thời gian dài ở một vùng rất khó để xác định được đã thuộc về quốc gia nào
- Có 2 nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu:
+ Việc chiếm hữu một vùng lãnh thổ mà nguồn gốc không rõ ràng, khó xác
định rõ đã thuộc về QG nào => có thể được chấp nhận
+ Chiếm hữu một vùng lãnh thổ mà trước đó đã thuộc về một quốc gia khác
nhưng quốc gia đó chưa từ bỏ chủ quyền => bất hợp pháp
 LQT không chấp nhận thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu khi nó được
dùng để biện minh cho hành động xâm lược lãnh thổ quốc gia khác.
5. Quy chế pháp lý của lãnh thổ
- Nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ ( Đ2 K4 HC LHQ khẳng
định quốc gia có quyền chiếm hữu, quản lý, sử dụng, khai thác,... và quyết
định mọi vấn đề liên quan đến lãnh thổ quốc gia phù hợp với điều kiện thực
tiễn của quốc gia và PLQT
- QG có nghĩa vụ không sử dụng hoặc cho phép quốc gia khác sd lãnh thổ của
mình để gây thiệt hại cho QG khác, tôn trọng sự toàn vẹn và bất khả xâm
phạm lãnh thổ của quốc gia khác.
VIII. Biên giới quốc gia
- Là ranh giới phân định lãnh thổ quốc gia này với lãnh thổ quốc gia khác
hoặc là ranh giới phân định các vùng biển thuộc chủ quyền và tài phán quốc
gia (tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa quốc gia) => QH giữa
các vùng biển thuộc chủ quyền với các vùng biển quốc gia có quyền chủ
quyền và tài phán trên biển.
- Các bộ phận cấu thành: biên giới trên bộ được hoạch đinh bằng các ĐƯQT
song hay đa phương.
- Biên giới trên biển: ranh giới phân định nội thủy – lãnh hải của quốc gia này
với nội thủy – lãnh hải của quốc gia khác. (khi hai QG đối diện or tiếp giáp
nhau)
- Biên giới trên không và biên giới lòng đất: được mặc nhiên thừa nhận thông
qua việc hoạch định biên giới trên bộ và biên giới trên biển
1. Các kiểu biên giới:
- Địa hình: ít có sự thay đổi về bố trí cơ cấu dân cư, hạn chế khó khăn trong
quá trình xác định biên giới, quản lý.
- Hình học: thỏa thuận các điểm phân định rồi nối dài tạo ra đoạn thẳng, thuận
lợi cho việc xác định và bảo vệ, làm xáo trộn và phân bố dân cư, phải thỏa
thuận chuyển giao dân cư
- Thiên văn: xác định theo kinh và vĩ tuyến, dễ dàng và chính xác gần như
tuyệt đối, dễ bảo vệ, làm xáo trộn sự phân bố dân cư
2. Hoạch định biên giới quốc gia
- Trên bộ: đàm phán ký kết HƯQT để phân định biên giới, phân giới thực địa
và cắm móc
- Nội dung cơ bản của ĐƯQT về biên giới: nguyên tắc hoạch định lấy thỏa
thuận làm cơ sở xương sống, chiều hướng chung của đường biên giới, các
giới điểm, phương pháp xác định đường biên giới quan sông, núi, sa mạc,
thành lập UB phân giới và cắm móc, hiệu lực giải quyết tranh chấp
- Hoạch định đường biên giới trên biển:
+ TH1: bờ biển kề nhau hay đối diện nhau: ký kết hiệp định để phân định
(Điều 15 UNCLOS)
+TH2: bờ biển không kề, không đối diện căn cứ vào đặc điểm địa hình của
bờ biển và quy định của UNCLOS 1982 quốc gia ven biển đơn phương
hoạch định biên giới (xác định và tuyên bố đường cơ sở, tuyên bố chiêu rộng
của lãnh hải, công bố trên hải đồ tỷ lệ lớn)
CHƯƠNG V: KHÁI QUÁT VỀ LUẬT NGOẠI GIAO VÀ LÃNH SỰ
1. Khái niệm: Quan hệ ngoại giao là qh chính thức, toàn diện, đầy đủ trên
tất cả các lĩnh vực của các chủ thể LQT mà trước tiên và chủ yếu là của
các Qg được thiết lập nhằm thực hiện tính chất đối ngoại của QG, phát
triển quan hệ hòa bình, hợp tác, bảo vệ quyền, lợi ích của quan hệ và
công dân của quốc gia, cũng như góp phần giải quyết những vấn đề quốc
tế chung.
2. Nguyên tắc:
- Thỏa thuận: nguyên tắc cơ bản,bình đẳng tôn trọng chủ quyền, không phân
biệt đối xử giữa các quốc gia có chế độ chính trị kinh tế khác nhau. (Lời mở
đầu của công ước viên năm 61-63)
- Tôn trọng quyền ưu đãi và miễn trừ NG – LS: xuất phát từ nguyên tắc bình
đẳng về chủ quyền, nước đại diện phải tôn trọng và bảo đảm cho các cơ
quan thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao lãnh sự được hưởng đầy đủ
quyền ưu đãi về NG và MT theo công ước viên trong lĩnh vực ngoại giao
lãnh sự.
- Tôn trọng pháp luật của nước nhận đại diện: bên cạnh việc hưởng các quyền
ưu đãi miễn trừ khi thực hiện chức năng thì các cơ quan đại diện phải có
nghĩa vụ tôn trọng và tuân thủ pháp luật của nước nhận đại diện.
- Có đi có lại: xuất phát từ nguyên tắc về chủ quyền có đi có lại trong quan hệ
quốc tế về có đi có lại là hoạt động một cách ngang bằng tương xứng với
những gì quốc gia này nhận lại được từ quốc gia khác. Ví dụ: tuyên bố
người không được hoan nghênh (persona non grata) sẽ triệu hồi người đứng
đầu cơ quan đại diện ngoại giao về nước để phản đối nước nhận đại diện
đồng thời trục xuất viên chức ngoại giao nước cử.
- Ngoại giao thường nằm ở các thủ đô còn lãnh sự thường nằm ở nơi có nhu
cầu
3. Khái niệm về cơ quan đại diện ngoại giao:
- Là CQ do QG cử đại diện thành lập và hoạt động trên lãnh thổ quốc gia nhận
đại diện, thay mặt quốc gia cử đại diện thực hiện quan hệ ngoại giao với
quốc gia nhận đại diện và với quốc gia hữu quan khác
- Căn cứ thành lập: Đ2 CƯV 1961
- Chức năng: điều 3 CƯV 1961
- Thành viên: Điều 1 (Tại sao chia 3 loại? Vì áp dụng và quy định chế độ và
quyền ưu đãi miễn trừ cho phù hợp)
- Vấn đề tuyên bố về người không được hoan nghênh (Đ9) => hệ quả là nước
cử đại diện phải triệu hồi người đó về.
4. Tổ chức CQDDNG (Điều 12,17 CƯV 1961)
5. Phân biệt CQĐD NG và Đoàn NG:
-Nghĩa rộng: Đoàn NG bao gồm tất cả các viên chức NG công tác tại CQĐD
NG của các nước tại nước sở tại và thành viên trong gđ họ
Nghĩa hẹp: ĐNG bao gồm các người đứng đầu các CQĐD đóng tại nước sở
tại
ĐNG không phải là CQĐD NG vì ĐNG là 1 cơ cấu bao gồm tổng thể các
viên chức NG nhất định và trong 1 số trường hợp nhất định có cả thành viên
của gia đình họ.
- Chức năng: xem điều 3 CUV 1961 thì chức năng ngoại giao rộng thay mặt
cho nhà nước giải quyết tất cả quan hệ trên tất cả các lĩnh vực của quốc gia
nhận đại diện
6. Cấp, hàm, chức vụ ngoại giao (Điều 14,15,20)
7. Một số vấn đề pháp lý về CQLS
- KN: là cơ quan đại diện do QG cử đại diện thành lập và thực hiện chức năng
lãnh sự trong một khu vực lãnh thổ của nước tiếp nhận trên cơ sở thỏa thuận
giữa các quốc gia hữu quan (CƯV 1963 Đ1)
- Đặc điểm: Điều 4, Điều 1 khoản 1 điểm b 1963)
8. Quyền ưu đãi và miễn trừ NG – LS
- KN: những đối xử đặc biệt thuận lợi mà nước nhận đại diện dành cho
CQĐD NG – LS của nước cử đại diện
- Nguồn gốc: tập quán
- Nội dung: là những quy đinh mà LP QT xác định nghĩa vụ cho nước nhận
đại diện phải tôn trọng những nghĩa vụ dành cho CQĐD NG - LS
- Mục đích: Lời mở đầu CƯV 1963
- Lưu ý khoản 1 điều 38 1961 nói lên hạn chế

CHƯƠNG VI: TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC


TẾ
I.
1. Lý luận chung
- KN: tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế trong đó các chủ thể LQT có
những quan điểm pháp lý và quyền lợi mâu thuẫn nhau, dẫn đến có những
yêu cầu và đòi hỏi đối lập nhau.
2. Tình thế quốc tế Đ34 HCLHQ
3. Đặc điểm:
- Chủ thể: các chủ thể của LQT có quy chế pháp lý đặc biệt (các quốc gia
hoặc các tổ chức quốc tế liên quốc gia)
- Đối tượng: lãnh thổ, biên giới, chủ quyền của quốc gia, những vùng biển mà
quốc gia có quyền chủ quyền và tài phán
- Khách thể: những lợi ích về vật chất, tinh thần mà các chủ thể vì nó mà đấu
tranh
4. Thẩm quyền và giải quyết TCQT
- Chính các bên tranh chấp giải quyết
- Các cơ quan tài phán QT (tòa án QT)
- Ngoài ra, các tổ chức QT liên QG, cá nhân có thể tham gia vào tiến trình
GQTC với tư cách môi giới điều tra, trung gian hòa giải
5. Các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế
- Điều 33 k1 HCLHQ
- Đặc điểm của các biện pháp: giải quyết tranh chấp bằng các diễn đàn hội
nghị quốc tế, bản chất là hoạt động đàm phán và thương lượng, linh hoạt
mềm dẻo, kinh tế và hiệu quả cao, kết quả là các tuyên bố chung, các cam
kết chính trị, các điều ước quốc tế được các bên tranh chấp ký kết
- Đặc điểm chung của các biện phải thủ tục tài phán: giải quyết tranh chấp
theo trình tự, thủ tục, tại các phiên tòa, bản chất là hoạt động áp dụng pháp
luật, kết quả là phán quyết của tòa án hay trọng tài

You might also like