You are on page 1of 9

CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN CHUNG VỀ LUẬT QUỐC TẾ

I. KHÁI NIỆM “LUẬT QUỐC TẾ - INTERNATIONAL LAW” (“CÔNG PHÁP QUỐC TẾ -


INTERNATIONAL PUBLIC LAW”)

Đặc trưng luật pháp của các quốc gia:


- Phạm vi áp dụng: Phạm vi lãnh thổ.
- Chủ thể ban hành: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Luật quốc tế: là hệ thống pháp luật do các chủ thể của LQT (mà trước tiên và chủ yếu là do các
Quốc gia) thoả thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng thông qua việc ký kết/ gia nhập
các điều ước quốc tế hoặc thừa nhận các tập quán quốc tế nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các chủ
thể LQT với nhau. (nằm trong các điều ước quốc tế)
Phạm vi điều chỉnh: giải quyết các vấn đề chung phát sinh giữa các quốc gia
VD: Hiệp định giữa CP Cộng Hoà Xã Hội CNVN và CP Cộng Hoà Liên Bang Đức về hợp tác kỹ
thuật 2016
Luật quốc tế >< Luật quốc gia

II. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA LUẬT QUỐC TẾ

1. Về chủ thể xây dựng luật quốc tế.


 Bao gồm
- Quốc gia.
- Tổ chức quốc tế liên chính phủ. (được thành lập bởi các CP, các quốc gia, VD: Liên hợp quốc,
ASEAN,…)
- Các vùng lãnh thổ có quy chế đặc biệt.
2. Về cách thức xây dựng luật quốc tế.
 Luật quốc tế được xây dựng bằng cách các chủ thể luật quốc tế (mà trước tiên và chủ yếu là các
quốc gia) thoả thuận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng thông qua việc ký kết/ gia nhập các Điều ước
quốc tế và thừa nhận các Tập quán quốc tế.
3. Về đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế.
 Đối tượng điều chỉnh của LQT là các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể của LQT (mà trước tiên và
chủ yếu là các quan hệ phát sinh giữa các Quốc gia) trên nhiều lĩnh vực.
4. Về cơ chế thi hành và bảo đảm sự tuân thủ luật quốc tế.
 LQT được thi hành dựa trên Nguyên tắc Pacta sunt servanda (nguyên tắc tôn trọng và tự nguyện thực
hiện các cam kết quốc tế).
 Các chủ thể của LQT tự thi hành các biện pháp nhất định (ngoại giao/kinh tế/pháp lý…) nhằm bảo đảm
sự tuân thủ LQT.

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA LQT VÀ LUẬT QUỐC GIA.

 LQT và LQG là hai hệ thống pháp luật độc lập nhưng có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau.

 Cơ sở của mối quan hệ giữa LQT và LQG :


 Cơ sở lý luận:
- Sự thống nhất về nhân tố nhà nước trong việc xây dựng LQT/LQG;
- Mối quan hệ biện chứng giữa chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước.
 Cơ sở pháp lý:
- Nguyên tắc Pacta Sunt Servada trong LQT.
 Tính chất mối quan hệ giữa LQT và LQG:
 LQG ảnh hướng quyết định đến nội dung và sự phát triển của LQT;
 LQT tác động trở lại đối với LQG, thúc đẩy sự hoàn thiện LQG.

IV. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

- Khái niệm: Các nguyên tắc cơ bản của LQT là những quy phạm mang tính chất chỉ đạo, định
hướng, có giá trị bắt buộc tuân thủ đối với các quốc gia trong việc thiết lập và thực hiện các quan
hệ quốc tế.
- Các nguyên tắc cơ bản của LQT: (Cơ sở pháp lý là Hiến chương LHQ 1945 Tuyên bố ngày
24/10/1970 của ĐHĐ LHQ)
+ Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các QG.
+ Nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực trong QHQT. (Quyền tự vệ Điều 51
HC LHQ)
+ Nguyên tắc hoà bình giải quyết các tranh chấp QT. (là những biện pháp không sử dụng vũ lực)
+ Nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của QG khác.
+ Nguyên tắc tôn trọng và tự nguyện thực hiện các cam kết QT (Pacta sunt servanda)
+ Nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết.
+ Nguyên tắc các QG có nghĩa vụ hợp tác với nhau.

CHƯƠNG 2: NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ


I. KHÁI NIỆM “NGUỒN CỦA LQT”

 Nguồn của LQT là những hình thức chứa đựng các quy phạm pháp luật.
Nguồn của LQT gồm:
- Điều ước QT
- Tập quán QT
II. MỘT SỐ ĐIỀU ƯỚC CƠ BẢN VỀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ.

 Công ước Viên 1969 về Luật ĐƯQT


 Luật ĐƯQT 2016 (VN)
II.1. Khái niệm điều ước quốc tế
 Điều 2 Khoản 1 Điểm a Công ước Viên về Luật ĐƯQT năm 1969:
“ …Thuật ngữ “điều ước” dùng để chỉ một thoả thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc
gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai
hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì.”
 Luật ĐƯQT 2016 Đ.2 K1:
“Điều ước quốc tế là thoả thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước
CHXHCN Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa
vụ của nước CHXHCN Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước,
công ước, hiệp định, định ước, thoả thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện
có tên gọi khác.”
 Khái niệm chung về ĐƯQT:
ĐƯQT là thoả thuận bằng văn bản, không phụ thuộc vào tên gọi của văn bản đó là gì, được ký kết giữa
các chủ thể của LQT (mà trước tiên và chủ yếu là giữa các Quốc gia), làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên ký kết đối với nhau theo pháp luật quốc tế.
Anh chị hãy so sánh khái niệm điều ước qte với hợp đồng: giống và khác
II.2. Gia nhập điều ước quốc tế
- Khái niệm: + Theo Điểm b, khoản 1, Điều 2 Công ước Vienna năm 1969:
“ Gia nhập ĐƯQT là hành vi quốc tế của một QG nhằm xác nhận sự đồng ý của mình trên
phương diện quốc tế , chịu sự ràng buộc của ĐƯQT.”
+ Theo Luật ĐƯQT 2016 Đ.2 K.1. 10:
“ Gia nhập ĐƯQQT là hành vi pháp lý do QH, Chủ tịch nước hoặc CP thực hiện để chấp nhận sự
ràng buộc của ĐƯQT nhiều bên đối với nước CHXHCNVN trong trường hợp nước CHXHCN
Việt Nam không ký ĐƯQT đó, không phụ thuộc vào việc ĐƯQT này đã có hiệu lực hay chưa có
hiệu lực.”
II.3. Bảo lưu ĐƯQT
II.3.1. Khái niệm
- Điều 2, khoản 1, điểm d Công ước Vienna 1969:
“ Thuật ngữ bảo lưu dùng để chỉ một tuyên bố đơn phương, bất kể cách viết hoặc tên gọi như thế
nào, của một QG đưa ra khi ký, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt,…”
- ĐƯQT 2016 Đ.2, K.1.d:
“ Bảo lưu là tuyên bố của nước CHXNCN Việt Nam hoặc bên ký kết nước ngoài khi ký, phê
chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực
pháp lý của một hoặc một số quy định trong điều ước quốc tế.”
 Bảo lưu là một quyền của các bản ký kết ĐƯQT, nhưng quyền này không phải là quyền tuyệt
đối, vì BL có các giới hạn pháp lý sau (Tại Đ.19, CƯ Viennan 1969/ Đ.2K1d Luật ĐƯQT 2016)
1. BL sẽ không đặt ra đối với ĐƯQT song phương;
2. BL không được thực hiện đối với những ĐƯQT cấm bảo lưu;
3. Bảo lưu chỉ được thực hiện đối với những điều khoản mà ĐƯQT đó cho phép bảo lưu.
II.4. Áp dụng và thực hiện ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên
- Điều kiện pháp lý tiên quyết để áp dụng, thực hiện ĐƯQT :
 Phải là ĐƯQT đang có hiệu lực với VN.
- Cơ sở pháp lý để áp dụng thực hiện ĐƯQT:
 CSPL quốc tế: Nguyên tắc Pacta Sunt Servanda. (Xem tuyên bố về nguyên tắc của LQT của ĐHĐ
LHQ 1970; Đ.26; 27 Công ước Vienna 1969 về Luật ĐƯQT)
 CSPL Việt Nam:
 Hiến pháp: Điều 12 Hiến pháp 2013 “Nước CHXHCN Việt Nam thực hiện nhất quán đường loosi
đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác,…”
 Pháp lệnh ký kết và thực hiện ĐƯQT 1989, Pháp lệnh ký kết và thực hiện ĐƯQT 1998, Luật ký
kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT 2005, Luật ĐƯQT năm 2016. (Điều 3)
- Áp dụng ĐƯQT trong trường hợp VBQPPL VN có quy định khác nhau về cùng một vấn đề so
với ĐƯQT mà VN là thành viên: (Điều 6 Luật ĐƯQT 2016)
Điều 6. Điều ước quốc tế và quy định của pháp luật trong nước
1. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định
của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp
II.5. Về thực hiện ĐƯQT mà VN là thành viên
 CSPL: Chương 8 Luật ĐƯQT 2016
CHƯƠNG 3: LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
TRONG LUẬT QUỐC TẾ
I. Các bộ phận cấu thành lãnh thổ Quốc gia
 Vùng nước: thuộc Lãnh thổ Quốc gia là toàn bộ phần nước trong phạm vi biên giới QG, thuộc chủ quyền của
một QG nhất định.
- Các bộ phận cấu thành vùng nước thuộc LTQG:
(1)Vùng nước nội địa: Các vùng nước nằm hoàn toàn trong vùng đất, lãnh thổ của quốc gia
- Chủ quyền của quốc gia đối với vùng nước nội địa: QG có chủ quyền tuyệt đối, riêng biệt đối với vùng
nước nội địa.
(2)Vùng nước biên giới: Là vùng nước có đường biên giới trên đất liền đi qua
- Chủ quyền của QG đối với vùng nước biên giới:
+ QG có chủ quyền trọn vẹn đối với vùng nước biên giới thuộc phần lãnh thổ của mình.
+ QG có trách nhiệm hợp tác với QG hữu quan để quản lý, sử dụng, bảo vệ vùng nước biên giới, xử lý
những vấn đề phát sinh trong phạm vi vùng nước biên giới.
(3)Nội thuỷ: Theo Đ8, K.1 của Công ước Luật Biển năm 1982 “Nằm trong đường cơ sở, tiếp giáp với
vùng đất liền”.
(4)Lãnh hải: Điều 3,4 của Công ước 1982 “Là vùng biển nằm tiếp liền và nằm phía ngoài nội thuỷ, lãnh
hải do QG ven biển tuyên bố xác lập bề rộng không được vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở trở
ra.
 Biên giới quốc gia:
- Biên giới QG là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó
 Quy trình xác định biên giới quốc gia trên đất liền
- Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc
giới. (Điều 5 Khoản 2 Luật BGQG)
- Gồm 3 giai đoạn cơ bản là:
(1) Hoạch định biên giới bằng điều ước quốc tế;
(2) Phân giới trên thực địa;
(3) Cắm mốc quốc giới.

CHƯƠNG 4. DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ


1. Khái niệm dân cư của quốc gia
 Dân cư của một QG là tất cả những người cư trú trong phạm vi lãnh thổ của một QG nhất định.

You might also like