You are on page 1of 18

CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

PHẦN A: NHẬN ĐỊNH

Chương 1: Khái luận chung về LQT

- Có 3 vấn đề pháp lý cần quan tâm:


 Các đặc điểm của hệ thống LQT (điểm khác biệt giữa LQT và Luật quốc gia)
 Hê thống các nguyên tắc cơ bản của LQT
 MQH giữa LQT và Luật quốc gia
1. LQT hình thành từ khi LHQ được thành lập
- Sai
- LHQ là 1 tổ chức quốc tế liên chính phủ được thành lập vào 1945 theo Hiến chương
LHQ
- LQT hình thành trong khuôn khổ các hình thái HT-XH có nhà nước. Các nhà nước cổ
địa ra đời hàng nghìn năm về trước. Khi các nhà nước cổ đại có những quan hệ phát
sinh và quan hệ đó sẽ được các nhà nước cổ đại giải quyết thông qua sự thỏa thuận (vấn
đề về phân định lãnh thổ biên giới, buôn bán, thương mại, hàng hải, ngoại giao…) thể
hiện và ghi nhận thông qua các điều ước quốc tế.
 LQT hình thành từ khi rất là sớm, hình thành gắn liền với QH giữa các quốc gia với
nhau, trước tiên là các QG cổ đại với nhau. Muốn giải quyết vấn dề nào đó thì các nhà
nước cổ đại phải thỏa thuận, để nhất trí được thì các nhà nước cổ đại thông qua đại diện
của mình kí kết ĐƯQT, 2 bên sẽ thỏa thuận quyền, nghĩa vụ của các bên trong QH đó,
hvi ứng xử của các bên.
- Bên cạnh đó 1 hình thức khác của LQT cũng hình thành rất sớm đó là các tập quán
Quốc tế, kiểu LQT bất thành văn, ko được ghi nhận thành văn bản như ĐƯQT nhưng
đó là những quy tắc xử sự chung mà lặp đi lặp lại trên thực tiễn được các nhà nước cổ
đại công nhận, đặt ra nghĩa vụ các nhà nước đó phải thực hiện đúng khuôn mẫu xử sự
đó.
2. LQT do các tổ chức quốc tế ban hành.
- Sai
- LQT chính là các ĐƯQT, được thể hiện chứa đựng thông qua các ĐƯQT. Các ĐƯQT
được hình thành thông qua sự thỏa thuận giữa các chủ thể của luật pháp quốc tế. Trước
tiên và phổ biến thì các ĐƯQT này, chủ thể kí kết, gia nhập là các quốc gia, sau đó giữa
quốc gia với một tổ chức quốc tế liên chính phủ nào đó, hoặc giữa các tổ chức quốc tế
liên chính phủ với nhau, hoặc giữa quốc gia tổ chức quốc tế liên chính phủ nào đó với 1
vùng lãnh thổ có quy chế pháp lý quốc tế đặc biệt
 Ko bao quát hết các chủ thể tham gia vào việc XD nên LQT, đặc biệt các chủ thể tham
gia vào việc kí kết gia nhập các ĐƯQT, phần lớn chủ yếu vẫn là các quốc gia.
3. Hội đồng Bảo an LHQ là cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp trừng phạt
đối với quốc gia vi phạm các ĐƯQT.
- Sai
- Theo nhận định này thì nó đã vượt quá pvi thực thi chức năng và thẩm quyền của HĐ
Bảo an.
- Theo chương V, VII của Hiến chương LHQ 1945, HĐ Bảo an chỉ được trao chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn đó là áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng biện pháp vũ trang
hay phi vũ trang đối với những quốc gia nào có hành động vi phạm nghiêm trọng luật
pháp quốc tế và hậu quả của việc vi phạm đó phải ảnh hưởng tới hòa bình, an ninh quốc
tế hoặc là trừng phạt quốc gia nào đó có hành động xl quốc gia khác. Chỉ trong pvi đó
thôi, còn HĐ Bảo an có thẩm áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với quốc gia vi
phạm các ĐƯQT thì nó quá rộng, vượt quá pvi thẩm quyền chức năng của HĐ Bảo an
đã được Hiến chương LHQ ghi nhận. Các ĐƯQT làm sao mà thống kê cho hết được, có
biết bao nhiu ĐƯQT ở các lĩnh vực khác nhau, số lượng các ĐƯQT mà các quốc gia kí
kết với nhau rất nhìu.
4. Không một hvi use vũ lực nào giữa các quốc gia được thừa nhận là phù hợp với
ĐƯQT.
- Sai
- Mặc dù Luật pháp quốc tế có nguyên tắc cơ bản là cấm use vũ lực trong QH quốc tế.
Tuy nhiên có một số các hvi use vũ lực giữa quốc gia này với quốc gia khác ko trái với
nguyên tắc cơ bản này, vẫn được công nhận, Chẳng hạn use vũ lực để quốc gia thực
hiện quyền tự vệ (Điều 51 Hiến chương LHQ 1945), hoặc khi các quốc gia thực hiện
các nghị quyết của HĐ Bảo an LHQ về việc trừng phạt một quốc gia nào đó bằng các
biện pháp vũ trang (Điều 41, 42 Hiến chương LHQ 1945) => use vũ lực được cho là
hợp pháp.
5. Không một hvi can thiệp nào vào lãnh thổ một quốc gia khác được thừa nhận là phù
hợp với LQT.
- Sai
- Trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản của LQT được ghi nhận tại Hiến chương LHQ
1945 và tại tuyên bố về các nguyên tắc LQT 1970 của Đại hội đồng LHQ thì có nguyên
tắc là cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, tuy nhiên nguyên tắc này
vẫn có 1 số trường hợp ngoại lệ. Một số hvi can thiệp vào một quốc gia nào đó vẫn ko
bị coi là vi phạm nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ quốc gia khác:
 HĐ Bảo an LHQ có quyền can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào nội chiến, ảnh
hưởng nghiêm trọng về tính mạng trước các cuộc xung đột vũ trang nội bộ ở
quốc gia nào đó trong trường hợp nếu để xung đột tồn tại kéo dài sẽ gây ra mất
ổn định trong khu vực, đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế
 HĐ Bảo an của LHQ có quyền can thiệp khi có vi phạm nghiêm trọng các
quyền cơ bản của con người: pb chủng tộc, diệt chùng…
 Đây ko phải là sự can thiệp bất hợp pháp vì sự can thiệp này nằm trong pvi, chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của HĐ Bảo an LHQ đã được Hiến chương LHQ quy định cụ thể
trong khuôn khổ của chương 5, 7 của Hiến chương LHQ.
6. Các ĐƯQT đã được các bên ký phải được tôn trọng và thi hành theo nguyên tắc
Pacta sunt servanda.
- Sai
- Nguyên tắc Pacta: tôn trọng và tự nguyện thực hiện các ĐƯQT
- Đối với những ĐƯQT đã được các quốc gia ký mà ĐƯQT đó chưa phát sinh hiệu lực
để các bên tôn trọng và tự nguyện thực hiện theo nguyên tắc Pacta Sant Servanda. Như
vậy, các bên chỉ tuân thủ nguyên tác Pacta Sant Servanda trong trường hợp ĐƯQT đã
phát sinh hiệu lực (theo ……………)
- VD: Người đại diện ký không có thẩm quyền ký ĐƯQT này mà không có thư ủy quyền
(vi phạm vượt quá phạm vi thẩm quyền) thì ĐƯQT sẽ không phát sinh hiệu lực và do
đó không làm phát sinh hiệu lực ràng buộc các bên vì nó không thỏa mãn điều kiện làm
phát sinh hiệu lực và không thể đưa đến việc đòi hỏi các bên tôn trọng và thi hành
nghiêm chỉnh theo đúng nguyên tắc Pacta Sant Servanda
7. Việc quốc gia kí kết, gia nhập các ĐƯQT ko ảnh hưởng đến pl từng quốc gia vì đây là
2 hệ thống pl khác nhau.
- Sai
- Khi một quốc gia kí kết, gia nhập ĐƯQT thì cần phải xem xét, cân nhắc, có hài hòa phù
hợp với hệ thống pl quốc gia của mình hay ko và điều chỉnh cho nó phù hợp, tương
thích. Do đó giữa chúng có sự lq với nhau.
VD: Vấn đề quyền con người trong hiến pháp 2013 và ĐƯQT về quyền con người. Các
nhà làm luật sẽ ban hành luật, điều ước cụ thể hóa quyền con người phù hợp với hiến
pháp và ĐƯQT.

Chương 2: Nguồn của LQT

- Các hình thức chứa đựng chủ yếu phải là các ĐƯQT
1. Văn bản do các cq, tổ chức của các quốc gia kí kết với nhau gọi là ĐƯQT.
- Sai
- Định nghĩa ĐƯQT theo Công ước viên 1969: “ĐƯQT là VB ghi nhận sự thỏa thuận
giữa các quốc gia…
- Chủ thể có quyền kí kết, gia nhập các ĐƯQT phải là các quốc gia, các tổ chức quốc tế
liên chính phủ, các vùng lãnh thổ có quy chế pháp lý đặc biệt.
2. ĐƯQT có hiệu lực ràng buộc chính thức đối với các bên khi được đại diện của các bên
kí.
- Sai
- Công ước viên 1969 => ĐƯQT
- Luật ĐƯQT 2016
- Làm phát sing HL: ký, phê chuẩn, phê duyệt
- Có nhìu ĐƯQT sau khi kí phải được các bên thỏa thuận thức hiện, phê chuẩn phê duyệt
tùy theo thỏa thuận của các bên
3. Nếu pl quốc gia có quy định trái với ĐƯQT mà quốc gia đó là thành viên về cũng một
vấn đề thì áp dụng quy định của pl quốc gia đó.
- Sai
- Nếu là trái với hp thì tuân theo hp, nếu là các VBQPPL thì tuân theo ĐƯQT
- CSPL: k1 điều 6 Luật DDWQT 2016, điều 27 + điều 26 Công ước viên 1969
4. Nội luật hóa các ĐƯQT là cách thức bắt buộc để áp dụng các ĐƯQT.
- Sai
- Nội luật hóa: chuyển hóa các quy định từ ĐƯQT để thực hiện trên lãnh thổ quốc gia đó
- Đây là ko bắt buộc, nhất là các ĐƯQT song phương
- Cách thức áp dụng các ĐƯQT: áp dụng trực tiếp hoặc gián tiếp (sđ, bổ sung ban hành
nó)
- CSPL: Điều 6 khoản 2 Luật ĐƯQT 2016.

Chương 3: Lãnh thổ và biên giới quốc gia trong LQT

- KN lãnh thổ quốc gia

- Phân biệt lãnh thổ quốc gia với 1 số dạng lãnh thổ quốc tế

- Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia

- Chế độ pháp lý của lãnh thổ quốc gia theo Luật pháp quốc tế cũng như pl VN có lq

- KN biên giới quốc gia: trên đất liền, trên biển, trong lòng đất, trên vùng trời (Luật biên
giới quốc gia 2003) được hiểu ntn?

- Chế độ pháp lý của biên giới quốc gia: quyền, nghĩa vụ của các chủ thể đối với biên
giới quốc gia ntn?

1. Nội thủy và lãnh hải là 2 vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển.
- Đúng
- Lãnh thổ thuộc chủ quyền của 1 quốc gia được giới hạn bởi biên giới quốc gia và bao
gồm 4 bộ phận hợp thành: vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất. Nội thủy và
lãnh hải là 2 vùng biển nằm ở trong bộ phận cấu thành quốc gia đó là vùng nước
- Vùng nước thuộc chủ quyền lãnh thổ của 1 quốc gia gồm các vùng nước: vùng nước
nội địa, vùng nước biên giới,
- Với những quốc gia ven biển thì theo UNCLOS 1982, quốc gia ven biển sẽ có chủ
quyền lãnh thổ đối với các vùng biển:
 Theo Công ước luật biển 1982 của LHQ, biển được chia thành nhìu vùng, mỗi
vùng có bề rộng, pvi giới hạn khác nhau, có chế độ pháp lý khác nhau.
 Theo Công ước này biển được phân định thành các vùng sau đây, tính từ đất liền
của quốc gia ven biển trở ra, trước tiên là nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh
hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng biển quốc tế, thềm lục địa, vùng (đáy đại
dương)
- Nội thủy là toàn bộ vùng biển nằm bên trong đường cơ sở và tiếp giáp với quốc gia ven
biển. Lãnh hải là vùng biển nằm tiếp liền và nằm phía ngoài nội thủy và có bề rộng do
ven biển xđ, ko được vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở.
- Nội thủy và lãnh hải thuộc chủ quyền quốc gia ven biển được ghi nhận ở UNCLOS
1982
- CSPL: Điều 2 UNCLOS 1982
- Các quốc gia đồng thuận và công nhận vê việc quốc gia ven biển sẽ có quyền làm chủ
đối với nội thủy và lãnh hải. Tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong 2 vùng biển
này thuộc quyền làm chủ của quốc gia ven biển. Quốc gia ven biển là chủ thể duy nhất
có quyền thăm dò, khai thác nguồn lợi đó cũng như thi hành hđ bảo vệ, quản lý các
nguồn lợi đó, cũng như tất cả các hđ trong vùng nội thủy, lãnh hải (nghiên cứu khoa
học, bảo vệ gìn giữ môi trường biển, hđ xây dựng, các hvi vi phạm của cá nhân, tổ
chức, phương tiện…) thuộc quyền tái phán của quốc gia ven biển
 Quốc gia nào là quốc gia ven biển sẽ có chủ quyền đối với vùng nội thủy và lãnh hải,
bao gồm chủ quyền đối với vùng trời trên nó và đáy biển, lòng đất dưới nó.
VD: VN là quốc gia ven biển, là thành viên của UNCLOS 1982, pvi lãnh thổ thuộc chủ
quyền của VN ngoài đất liền, các đảo, vùng nước (nội địa, biên giới), VN còn có chủ
quyền đối với cả vùng nội thủy và lãnh hải. Trong Luật biển VN 2012, Điều 10 về chế
độ pháp lý của nội thủy, Điều 12 khoản 1 về chế độ pháp lý của lãnh hải
2. Biên giới quốc gia trên biển chính là đường cơ sở (baseline) do quốc gia ven biển xđ
phù hợp với UNCOS 1982.
- Sai
- Biên giới: ranh giới giới hạn lãnh thổ thuộc chủ quyền của một quốc gia
- Biên giới quốc gia trên biển là ranh giới giới hạn pvi các vùng biển thuộc chủ quyền
của quốc gia ven biển ở trên biển
- Biên giới quốc gia trên biển nằm ở ranh giới ngoài của vùng lãnh hải, đường giới hạn
lãnh hải, là bề rộng, giới hạn pvi của vùng lãnh hải.
- Điều 3 UNCLOS 1982 quy định bề rộng lãnh hải ko được vượt quá 12 hải lý tính từ
đường cơ sở. Cho nên đường biên giới quốc gia trên biển sẽ chạy song song và cách
đều khoảng cách tối đa ko quá 12 hải lý.
- Luật biển VN 2012 Điều 11 quy định về lãnh hải VN => hoàn toàn phù hợp với
UNCLOS 1982, Điều 2 UNCLOS
- Còn đường cơ sở ko phải là biên giới quốc gia trên biển vì đường cơ sở là hệ thộng tọa
độ trên biển là do quốc gia trên biển xác lập theo các quy định của UNCLOS (Điều 7,
Điều 5), xđ đường cơ sở để giới hạn vùng nội thủy, theo Điều 8 khoản 1 của UNCLOS
thì nội thủy là vùng biển nằm bên trong đường cơ sở, tiếp giáp với bờ biển của vùng
quốc gia ven biển => đường cơ sở được hoạch định để xđ pvi bề rộng của vùng nội
thủy, làm cơ sở xđ các vùng biển khác nằm phía ngoài nội thủy bao gồm lãnh hải, tiếp
giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa
 Đường cơ sở ko phải biên giới quốc gia trên biển.
3. Vùng trời trên đất liền và trên các vùng biển từ bờ biển đến hết vùng đặc quyền kinh
tế thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển.
- Sai
- Vùng trời thuộc chủ quyền quốc gia bao gồm vùng trời trên đất liền, trên nội thủy và
trên lãnh hải (Điều 2 UNCLOS), nhưng ko bao gồm vùng trời trên các vùng biển nằm
bên ngoài lãnh hải. Vùng trời nằm trên vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng trời trên vùng đặc
quyền kinh tế ko thuộc chủ quyền của quốc gia nào cả, kể cả quốc gia ven biển, thuộc
chủ quyền chung của mọi quốc gia (theo Công ước Luật biển 1982). Vì vùng trời trên
vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng trời trên vùng đặc quyền kinh tế thì các quốc gia có quyền
tự do hàng ko (Điều 58 UNCLOS 1982), quốc gia ven biển chỉ có các quyền và quyền
tài phán đối với vùng nước biển ở vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, còn
vùng trời bên trên ko thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển cũng như ko thuộc chủ
quyền của quốc gia nào cả
 Vùng trời của các vùng biển nằm bên ngoài lãnh hải trở ra vùng biển quốc tế (thuộc pvi
của vùng trời quốc tế) có 1 sự khác biệt ko hề nhẹ với chế độ pháp lý vùng trời trên lãnh
hải và trên nội thủy.

Liên hệ: Xđ pvi vùng trời thuộc chủ quyền lãnh thổ của VN

 Vùng trời thuộc chủ quyền lãnh thổ VN bao gồm vùng trời trên đất liền, trên các đảo
thuộc chủ quyền của VN, vùng trời trên nội thủy, trên lãnh hải.
4. Bất khả xâm phạm lãnh thổ và biên giới quốc gia là chế độ pháp lý đặc trưng của
lãnh thổ và biên giới quốc gia.
- Đúng
- Lãnh thổ và biên giới quốc gia là bất khả xâm phạm trong Hiến chương LHQ, Hiệp
định về biên giới, Hiệp định về hợp tác và thân thiện ĐNA 1976, Hiến chương ASEAN
2007… tôn trong toàn vẹn lãnh thổ, bất khả xâm phạm biên giới lãnh thổ quốc gia lặp
đi lặp lại rất phổ biến. Cho nên những cá nhân, tổ chức nào mà xâm phạm lãnh thổ, biên
giới VN thì gắn liền với trách nhiệm hành chính, hoặc hình sự tùy tính chất, hậu quả
của hvi vi phạm (BLHS 2015, Luật biên giới quốc gia 2003…)
 Vấn đề bất khả xâm phạm lãnh thổ biên giới quốc gia là vấn đề đã được cả hệ thống
luật pháp quốc tế, hệ thông pl quốc gia bảo vệ => đặc trưng

Chương 4: Dân cư trong LQT

- KN và đặc điểm của quốc tịch


- Tình trạng về người nhiều quốc tịch và người ko quốc tịch
- Bảo hộ công dân ở nước ngoài
- Xđ và phân tích chế độ pháp lý của người nước ngoài
- Tị nạn chính trị về người nước ngoài theo luật pháp quốc tế
1. Công dân sẽ bị mất quốc tịch gốc khi định cư ở nước ngoài.
- Sai
- Công dân sẽ ko bị mất quốc tịch gốc khi định cư ở nước ngoài. Trong các đặc điểm của
quan hệ quốc tịch, quốc tịch là MQH ổn định và bền vững về mặt ko gian và mặt thời
gian. Trong nhận định này lq đến đặc điểm về sự ổn định bền vững của qh quốc tịch về
mặt ko gian. Việc một người có quốc tịch của quốc gia nào đó cho dù họ cư trú trên
lãnh thổ mình có quốc tịch hay cư trú ở nước khác thì quốc tịch ko vì vậy mà mất đi. Sự
kiện cư trú ở trong hay ngoài nước mà mình có quốc tịch ko phải sự kiện đương nhiên
chấm dứt qh quốc tịch. Việc cá nhân ko còn quốc tịch của 1 quốc gia có thể phát sinh
trong một số sự kiện pháp lý: cá nhân đó xin thôi quốc tịch gốc để nhập quốc tịch của 1
nước khác và được nhà nước chấp nhận (thỏa mãn các điều kiện thôi quốc tịch theo
Luật quốc tịch VN 2008), việc một cá nhân mất quốc tịch (chết, bị nhà nước tước quyết
định)
2. Theo quyết định của pl VN, tước quốc tịch là một hình phạt áp dụng đối với người
phạm tội.
- Sai
- Tước quốc tịch ko phải là một hình phạt áp dụng đối với người phạm tội. Theo Điều 32
BLHS 2015, trong hệ thống hình phạt ko có hình phạt đó là tước quốc tịch đối với
người phạm tội => ko phải chế tài hình sự, ko phải hình phạt
- Tước quốc tịch là một chế tài hành chính đặc biệt, chủ thể có thẩm quyền tước quốc tịch
(theo quy định Luật Quốc tịch VN 2008) là CTN CHXHCNVN, quy trình để CTN ra
quyết định tước quốc tịch được thực hiện theo thủ tục hành chính
- Tước quốc tịch là vấn đề được áp dụng hạn chế trên thực tiễn, đây là vấn đề QCN, theo
LQT về QCN (Tuyên bố QCN 1948 của LHQ, Công ước về quyền dân sự, chính trị
1966) thì quyền có quốc tịch là một trong những quyền cơ bản của con người, nhà nước
VN là thành viên của các ĐUQT về QCN nên nhà nước VN có nghĩa vụ bảo đảm thực
hiện nhân quyền này, những ai bị tước quốc tịch VN là những đối tượng được nêu trong
pvi Điều 31 của Luật quốc tịch VN 2008
 Tước quốc tịch ko phải là một hình phạt được đối với người phạm tội
3. Công dân VN chỉ có một quốc tịch là quốc tịch VN.
- Sai
- CSPL: Điều 4 Luật Quốc tịch VN 2008
- Sẽ có một số trường hợp quy định trong Luật Quốc tịch VN 2008, một cá nhân có thể
có đồng thời quốc tịch VN và có quốc tịch của nước ngoài: Điều 13, Điều 19 khoản 3,
Điều 23, Điều 37.
4. Bảo hộ công dân ở nước ngoài là trách nhiệm của nhà nước đối với công dân.
- Đúng
- Nhà nước CHXHCNVN có trách nhiệm bảo hộ công dân ở nước ngoài vì nó phát sinh
từ qh quốc tịch, quốc tịch là căn cứ làm phát sinh các quyền nghĩa vụ trách nhiệm của
công dân với nhà nước và ngược lại, ai có quốc tịch nước nào sẽ được hưởng các quyền
và thi hành các nghĩa vụ trách nhiệm theo nước mình có quốc tịch và ngược lại => đây
cũng là trách nhiệm của nhà nước phải tiến hành những hđ cần thiết và phù hợp dể bảo
hộ công dân của mình ở nước ngoài, là bổn phận trách nhiệm của nhà nước trước công
dân của mình.
- Trong các quy định của pl VN về bảo hộ công dân, chẳng hạn Điều 17 khoản 3 Hp
2013, KĐ nhà nước sẽ bảo hộ công dân VN ở nước ngoài, Điều 6 Luật Quốc tịch VN
2008
5. Chỉ có các cq đại diện nhà nước ở nước ngoài mới có thẩm quyền tiến hành bảo hộ
công dân.
- Sai
- Trong hđ công dân ở nước ngoài, các cq đại diện nhà nước ở nước ngoài là những cq
chủ yếu thực hiện hđ này, chỉ có các cq đại diện nhà nước ở nước ngoài mới có thẩm
quyền tiến hành bảo hộ công dân thì thíu sót, ngay cả những cq nhà nước ở trong nước
cũng có thẩm quyền tiến hành các hđ bảo hộ công dân ở nước ngoài thông qua hình
thức và các biện pháp phù hợp (Bộ ngoại giao, Cục quản lý lđ nước ngoài của Bộ
thương binh xh, Bộ giao thông vận tải
- CSPL: Điều 6 Luật quốc tịch VN 2008
6. Bảo hộ công dân ở nước ngoài là hđ của nhà nước nhằm giúp cho công dân của mình
ko bị xét xử ở nước ngoài.
- Sai
- Pvi mà nhà nước thực hiện hđ bảo hộ công dân ở nước ngoài trong giới hạn nhà nước
bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của công dân mình và phù hợp với pl
của nước sở tại, pl quốc tế, vì nó lq tới vấn đề chủ quyền tối cao của quốc gia đối với
lãnh thổ, bất kì cá nhân nào cư trú ở trên lãnh thổ nước đó đều phải chịu sự tuân thủ,
chịu sự điều chỉnh của pl quốc gia mà họ đang cư trú
 Mọi cá nhân bao gồm người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ của quốc gia sở tại thì phải
tuân thủ pl của nước sở tại, chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pl nước sở tại, và vppl trên
lãnh thổ của quốc gia sở tại phải chịu trách nhiệm pháp lý về sự vi phạm đó
 Ko thể KĐ rằng bảo hộ công dân ở nước ngoài là hđ của nhà nước nhằm giúp cho công
dân của mình ko bị xét xử ở nước ngoài. Bất kì tổ chức nào cư trú hđ trên lãnh thổ nước
đó đều phải chịu sự điều chỉnh của pl nước đó
- CSPL: Điều 6 Luật Quốc tịch VN 2008
7. Quyền tị nạn chính trị ở nước ngoài thuộc về những cá nhân bị truy nã vì hành động
phạm tội của họ tại nước mà họ là công dân.
- Sai
- Những người xin tị nạn chính trị ở nước ngoài thường là các chính trị gia
- Nếu quốc gia đó cho các cá nhân phạm tội tị nạn chính trị trên lãnh thổ nước mình phải
tham chiếu đến luật pháp luật quốc tế, còn những người phạm tội thông thường (cướp
của, giết người) bị truy nã ở quốc gia họ là công dân xin tị nạn chính trị ở nước ngoài
mà quốc gia ở nước đó chấp nhận thì thực chất đó là hành động tiếp tay, giúp cho cá
nhân đó tránh trách nhiệm pháp lý trước hành động của mình. Đó là hành động thiếu
thân thiện, thiếu hợp tác trong qh quốc tế giữa các quốc gia
VD: A phạm tội trên lãnh thổ VN lẫn trốn qua TQ, cq chức năng của TQ đồng ý cho A
cư trú trên lãnh thổ của mình, bảo vệ an ninh an toàn cho A => hành động tiếp tay cho
A, giúp A có cơ hội, điều kiện tránh trách nhiệm pháp lý hình sự của mình tại VN.
Chính phủ TQ đã hành sự ko phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của LQT đó là
nguyên tắc hợp tác, các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau để đấu tranh phòng
chống tội phạm
- CSPL: Điều 15 Tuyên ngôn nhân quyền toàn cầu 1948, Tuyên ngôn của LHQ về quyền
tị nạn chính trị 1967

Chương 5: Luật ngoại giao và lãnh sự

- Thành lập, tổ chức, hđ, chức năng, các loại cq đại diện của nhà nước và nước ngoài theo
LQT
- Quyền ưu đãi và miễn trừ về ngoại giao và lãnh sự
1. Các cq đại diện nhà nước ở nước ngoài gọi là đại sự quán.
- Sai
- Các cq đại diện theo nghĩa chung là các cq nhà nước lập ra và trao cho nó chức bnanwg
đại diện cho nhà nước trong qh các nước tiếp nhận
- Nhận định này sai ở chỗ nó đã đồng nhất 2 điều, đó là KN các cq đại diện với đại sứ
quán
- Các cq đại diện nhà nước ở nước ngoài có nhiều loại cq, trước tiên là các cq đại diện
ngoại giao được thành lập hđ thực thi các chức năng theo Công ước viên 1961 về qh
ngoại giao. Theo Công ước này, cq đại diện ngoại giao có nhiều cq có các tên gọi khác
nhau như đại sứ quán, công sứ quán. Việc đặt cq đại diện ngoại giao tên gì sẽ do nước
cử đại diện và nước tiếp nhận thỏa thuận với nhau
- Các cq đại diện ngoại giao ở nước ngoài thứ 2 là các cq đại diện lãnh sự được thành lập,
hđ, thực hiện các chức năng theo Công ước viên 1963 về qh lãnh sự. Theo Công ước
này cq đại diện lãnh sự cũng có nhiều cq với các tên gọi khác nhau như tổng lãnh sự
quán, lãnh sự quán, phó lãnh sự quán, đại lý lãnh sự quán. Việc đặt cq đại diện lãnh sự
của nước cử lãnh sự trên lãnh thổ của nước nhận lãnh sự là cq gì thì cũng theo nguyên
tắc thỏa thuận giữa 2 quốc gia
- CSPL: Điều 4 Luật cq đại diện nước CHXHCNVN ở nước ngoài. Theo Luật này cq đại
diện ngoại diện ngoại giao của VN lập ra ở nước ngoài là đại sứ quán. Theo Luật này cq
đại diện lãnh sự VN lập ra ở nước ngoài thì có tổng lãnh sự quán và lãnh sự quán.
2. Khi người đứng đầu cq đại diện của nước ngoài bị nước tiếp nhận tuyên bố là “người
ko được hoan nghênh (Persona non grata) thì cq đại diện đó bị chấm dứt hđ.
- Sai
- Theo Điều 9 Công ước viên 1961 và Điều 23 Công ước viên 1963, khi 1 người đứng
đầu cq đại diện của nước ngoài bị tuyên bố là người ko được hoan nghênh thì tùy vào
những trường hợp mà nước đặt cq đại diện ngoại giao ở nước ngoài sẽ triệu tập người
đó về hoặc cắt chức vụ của người đó tại cq đại diện ngoại giao hoặc là cq đại diện lãnh
sự chứ ko phải cq đại diện đó sẽ chấm dứt hđ, nó chỉ làm chấm dứt chức vụ, tư cách
thành viên của cá nhân đó, chứ ko có nghĩa kéo theo hệ quả pháp lý là làm chấm dứt
luôn hđ của cq đại diện đó.
3. Cq đại diện ngoại giao có chức năng tương tự nhưng đầy đủ hơn so với chức năng của
cq đại diện lãnh sự.
- Đúng
- Hai cq đại diện ngoại giao và lãnh sự về cơ bản chức năng tương tự nhau. Những việc
nào cq đại diện ngoại giao được làm thì cq đại diện lãnh sự cũng được làm việc đó. Một
chức năng của cả 2 cq này đều có đó là chức năng đại diện, thay mặt cho nhà nước của
mình để giải quyết các qh phát sinh giữa 2 nước, công dân, tổ chức của 2 nước
- CSPL: Điều 3 Công ước viên 1961, Điều 5 Công ước viên 1963
- Chức năng của cq đại diện lãnh sự thì còn được thực hiện bởi cq đại diện ngoại giao
(tìm CSPL). Cq dại diện ngoại giao pvi chức năng thực hiện rộng hơn cq đại diện lãnh
sự, vì cq đại diện lãnh sự có đặc điểm là pvi ko gian thực hiện các chức năng hđ của nó
bị giới hạn bởi khu vực lãnh sự (một bộ phận lãnh thổ bao gồm đơn vị hành chính nào
đó của nước tiếp nhận, trong pvi đó cq đại diện lãnh sự của nước cử lãnh sự thực hiện
chức năng nhiệm vụ của mình).
 Cq đại diện ngoại giao có những chức năng riêng có của nó, ko thuộc về cq đại diện
lãnh sự
VD: Chức năng đại diện cho Chính phủ của nước cử đại diện để đàm phán, kí kết các
ĐƯQT với nước tiếp nhận, chức năng này chỉ thuộc về cq đại diện ngoại giao, ko
đương nhiên thuộc về cq đại diện lãnh sự.
4. Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho các thành viên của một cq đại diện nước ngoài tại
nước tiếp nhận là ngang bằng nhau.
- Sai
- Trong Công ước viên 1961 và Công ước viên 1963, thuật ngữ thành viên của 2 cq đại
diện đã được giải thích, cq đại diện ngoại giao hay cq đại diện lãnh sự được hiểu theo
nghĩa rộng, bao gồm tất cả các cá nhân làm việc trong các cq đại diện. Theo quy định
của 2 Công ước này, thành viên của 1 cq đại diện ngoại, cq đại diện lãnh sự được phân
thành 3 loại thành viên:
 Cq đại diện ngoại giao gồm: viên chức ngoại giao, nhân viên hành chính kĩ
thuật, nhân viên phục vụ.
 Cq đại diện lãnh sự: các viên chức lãnh sự, các nhân viên lãnh sự, các nhân viên
phục vụ.
 Tất cả các thành viên làm việc trong 2 cq đại diện này thì quyền ưu đãi và miễn trừ của
họ được bảo đảm thực hiện ở mức độ ngang bằng nhau là sai. Thành viên có nhiều loại
thành viên phân thành nhiều loại thành viên. Việc phân loại thành viên của các cq đại
diện ngoại giao, lãnh sự thành 3 loại như vậy mục đích cũng là để phân hóa mức độ thụ
hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ, làm sao mà các quyền ưu đãi, miễn trừ của các thành
viên này khi họ được hưởng thì phải phù hợp với cương vị công tác, tính chất công việc
mà họ đảm nhiệm trong hđ của các cq đại diện này.
5. Viên chức ngoại giao và viên chức lãnh sự được hưởng ngang bằng nhau các quyền
ưu đãi và miễn trừ tại nước tiếp nhận.
- Sai
- VD: Viên chức ngoại giao được hưởng quyền xét xử về hình sự ở mức độ rất cao. Viên
chức ngoại giao ko bị điều tra, truy tố, xét xử về các hành động phạm tội của họ tại
nước tiếp nhận. Nhưng viên chức lãnh sự có thể bị xét xử về mặt hình sự, chịu trách
nhiệm hình sự về các hành động phạm tội của họ tại nước tiếp nhận, nếu hvi của họ
thực hiện tại nước tiếp nhận là 1 hành động phạm tội có tính chất nghiêm trọng (Điều
31 của công ước viên)
- Quyền bất khả xâm phạm về tự do thân thể, viên chức ngoại giao cũng được hưởng cao
hơn so với viên chức lãnh sự. Viên chức ngoại giao ko thể bị bắt, bị tạm giữ, bị tạm
giam, bị hạn chế quyền tự do thân thể dưới bất kì hình thức nào. Cq chức năng của
nước tiếp nhận ko thể ra các quyết định tư pháp hành chính nào ảnh hưởng tới quyền tự
do thân thể của viên chức ngoại giao (Điều 29 Công ước viên 1961. Nhưng với viên
chức lãnh sự vẫn có thể bị tạm giữ tạm giam, bị bắt giữ, bị hạn chế quyền tự do thân thể
theo các quyết định của các cq tư pháp hay hành chính của nước tiếp nhận, đặc biệt nếu
hvi mà họ thực hiện trên thực tế là hvi phạm tội có tính nghiêm trọng và thực hiện hvi
phạm tội ngoài chức năng ko lq gì đến chức năng, công vụ của viên chức lãnh sự (Điều
41-43 Công ước viên 1963)

Chương 6: Giải quyết tranh chấp quốc tế

- Nguyên tắc cơ bản của LQT được áp dụng để giải quyết các tranh chấp quốc tế:
nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
- Các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp quốc tế: đàm phán, thương lượng,
thông qua bên thứ 3 (trung gian, hòa giải, ủy ban điều tra, các tổ chức quốc tế, TÁ quốc
tế, trọng tài quốc tế…) => thương lượng: có tính chất biện pháp ngoại giao
- TÁ công lý quốc tế: thẩm quyền là giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia
1. Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình là nghĩa vụ bắt buộc đối với
mọi quốc gia.
- Đúng
- Việc mà các quốc gia phải thực hiện, phải tuân thủ, chỉ chỉ use biện pháp hòa bình để
giải quyết tranh chấp phát sinh thôi => nghĩa vụ bắt buộc
- Vì có nguyên tắc cơ bản đó là giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa
bình, đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của LQT hiện đại, đã là nguyên tắc cơ
bản thì có nghĩa là nó đã được sự đồng thuận rộng rãi, có giá trị ràng buộc, có tính
mệnh lệnh chung, có tính bắt buộc chung đối với tất cả các quốc gia mà ko phân biệt sự
khác biệt giữa các quốc gia về các yếu tố cụ thể, cái đặc điểm của các nguyên tắc cơ
bản của LQT là như thế => ko có 1 quy định nào cho phép các quốc gia use vũ lực để
giải quyết tranh chấp quốc tế
 Chỉ có thể giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, chứ ko có 1 quy định nfo
cho phép các bên tranh cháp use sức mạnh của vật chất, thể chất, vũ trang vũ khí để giải
quyết tranh chấp
2. Thương lượng là biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế được áp dụng phổ biến nhất
trong thực tiễn.
- Đúng
- Ko bao giờ các bên use biện pháp mà biện pháp đó ko có các ưu thế, ưu điểm, biện
pháp được lựa chọn bao giờ cũng là biện pháp có nhìu ưu điểm nhất, nhìu ưu thế nhất
trong các biện pháp => thương lượng đạt được các ưu thế đó => được áp dụng phổ biến
nhất trong thực tiễn
- Về thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế của VN, những tranh chấp quốc tế mà VN lq
thì tuyệt đại đa số đều được xử lý bằng biện pháp đàm phán thương lượng, mang đến sự
thành công. VD tranh chấp về việc phân định biên giới trên dất liền giữa VN và TQ,
đây là vấn đề hàng nghìn năm nay trong qh cả 2 nước, ta cũng xử lý bằng biện pháp
thương lượng đàm phán (1951-1999), 2 nước thương lượng đàm phán xong và nhất trí
kí hiệp ước phân định biên giới trên đất liền giữa CHXHCNVN và CH nhân dân Trung
Hoa
 Luôn luôn là giải pháp thương lượng
3. Sau khi áp dụng biện pháp thương lượng mà ko giải quyết được tranh chấp thì tranh
chấp đó sẽ do Tòa án Công lý Quốc tế (ACJ) giải quyết.
- Sai
- Vì thẩm quyền của ACJ ko phải là thẩm quyền đương nhiên, một vụ tranh chấp nào đó
có thuộc thẩm quyền giải quyết của ACJ ko cần phải xét nhìu khía cạnh, chủ thể trong
tranh chấp đó là ai với ai, tranh chấp lq đến vấn đề gì, các bên tranh chấp có nhất trí đưa
tranh chấp ra để ACJ giải quyết hay ko, có sự đồng thuận ko => phải thỏa mãn nhìu yếu
tố thì ACJ mới có thẩm quyền xử lý vụ tranh chấp đó, căn cứ vào quy chế TÁ công lý
quốc tế 1945
4. Tòa án Công lý (ACJ) có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể của
LQT.
- Sai
- CSPL: Điều 34, 35 của quy chế TÁ công lý quốc tế 1945
- Theo điều 34, 35, TÁ này chỉ có thẩm quyền thụ lý giải quyết các tranh chấp phát sinh
giữa các quốc gia, những tranh chấp nào phát sinh giữa các quốc gia mới có thể nằm
trong pvi xem xét thụ lý của ACJ thôi. Còn nhận định cho rằng tranh chấp giữa các chủ
thể quốc tế do ACJ giải quyết là sai, trái với qđ tại Điều 34, 35 của quy chế TÁ công lý
quốc tế 1945. Chỉ tranh chấp nào mà phát sinh giữa các quốc gia với nhau, còn tranh
chấp giữa 1 quốc gia với 1 tổ chức quốc tế liên chính phủ, tranh chấp giữa tổ chức quốc
tế liên chính phủ với nhau, tranh chấp giữa quốc gia với vùng lãnh thổ với quy chế đặc
biệt nào đó, hay tranh chấp giữa cá nhân, pháp nhân giữa các nước với nhau… => đều
ko nằm trong pvi xem xét thụ lý giải quyết bởi ACJ
5. Điều kiện cần để Tòa án Công lý Quốc tế (ACJ) thụ lý một vụ tranh chấp là phải
được các bên tranh chấp chấp thuận thẩm quyền của TÁ này.
- Đúng
- Căn cứ vào Điều 36 khoản 2 của quy chế TÁ công lý quốc tế 1945, điều kiện để xác lập
thẩm quyền của ACJ trong việc thụ lý giải quyết một vụ tranh chấp và phải được các
bên trong tranh chấp chấp thuận thẩm quyền của Tòa thông qua các cách thức như chấp
nhận trước thẩm quyền của Tòa thông qua các ĐƯQT nào đó, hoặc thông qua phương
thức chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa thông qua quyền đơn phương, hoặc có thể
thông qua các thỏa thuận đề nghị ACJ giải quyết tranh chấp này
 Thẩm quyền của ACJ ko phải thẩm quyền đương nhiên, việc nó có được giải quyết
bằng một vụ tranh chấp quốc tế nào đó hay ko phải được các bên trong tranh chấp đồng
ý nhất trí

PHẦN B: TÌNH HUỐNG PHÁP LÝ

1. Trong các bộ luật, đạo luật của Việt Nam thường quy định: Nếu bộ luật, đạo luật này
có những quy định trái với điều ước mà Việt Nam là thành viên thì áp dụng quy định
của điều ước quốc tế đó. Anh, chị hãy phân tích cơ sở của quy định trên.
- Cơ sở của qđ này trong các bộ luật, đọa luật VN thì thực chất bắt nguồn từ nguyên tắc
Pacta sunt servanda, nguyên tắc tôn trọng và tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế,
là một trong các nguyên tắc cơ bản của LQT hiện đại (Điều 26 và Điều 27 Công ước
viên 1969 về Luật ĐƯQT), qđ đại ý là các quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng và tự nguyện
thực hiện các ĐƯQT mà mình là thành viên một cách thiện chí, một cách đầy đủ và
phải thực hiện tốt các ĐƯQTdo mình là thành viên => hệ quả pháp lý: trong trường hợp
mà quốc gia thành viên của ĐƯQT nào đó nhưng mà chưa kịp thời để sửa đổi, bổ sung
pl quốc gia của mình phù hợp với ĐƯQT đó, thì một nguyên tắc áp dụng đặt ra ở đây
là, khi có một vấn đề cụ thể giữa pl quốc gia của mình (hiện hành pl quốc gia của mình)
có quy định trái ngược với ĐƯQT mà quốc gia mình là thành viên thì trong trường hợp
này phải áp dụng ĐƯQT đó, các quốc gia sẽ phải tiếp tục thực hiện hđ luật pháp, phải
rà soát hệ thống luật pháp quốc gia hiện hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các qppl quốc
gia cho phù hợp, cho hài hòa, tương thích với qđ trong ĐƯQT
- Trên cơ sở qđ Pacta sunt servanda, về phía pl VN, nguyên tắc áp dụng này đã được ghi
nhận trong ĐƯQT (Điều 6 khoản 1 Luật ĐƯQT 2016 của VN). Trong trường hợp
VBQPPL của VN mà nó trái với ĐƯQT mà VN là thành viên về cùng một ván đề thì
trong trường hợp này áp dụng ĐƯQT đó, mà VBQPPL của VN theo luật ban hành thì
chia thành (xét giá trị hiệu lực) VB luật và VB dưới luật. VB luật bao gồm các yếu tố
luật, các bộ luật, các đạo luật. VB dưới luật thì rất nhiều như NĐ, thông tư, quyết định,
pháp lệnh… Nhưng trừ hiến pháp, giả sử các quy định trong hiến pháp VN có qđ khác
nhau về cùng một vấn đề so với qđ nào đó trong ĐƯQT mà nước ta là thành viên, trong
trường hợp này thì áp dụng hiến pháp.
2. Cho tình huống sau đây: Năm 2017 đại diện của Việt Nam đăng ký Hiệp định X,
trong Hiệp định X có quy định Hiệp Định này cần được các quốc gia đã ký với phê
chuẩn. Anh chị hãy cho biết:
a) Phê chuẩn trong trường hợp này nghĩa là gì? Giả định, Việt Nam không thể phê
chuẩn Hiệp định này thì có bị coi là vi phạm luật quốc tế không? Vì sao?
- Phê chuẩn là (Luật ĐƯQT 2016, Công ước viên 1969) việc các quốc gia phê chuẩn
hiệp định này bày tỏ sự công nhận chính thức hiệu lực ràng buộc của Hiệp định X
đối với quốc gia đó. Quốc gia nào thực hiện phê chuẩn có nghĩa là quyết định công
nhận, chấp nhận sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ của Hiệp định X này đối với
quốc gia đó
- Giả định, Việt Nam không thể phê chuẩn Hiệp định này thì ko bị coi là vi phạm luật
quốc tế.
 Lập luận góc độ từ nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia tự
nguyện trong việc tham gia các qh quốc tế. QH quốc tế rộng bao gồm qh giữa
các quốc gia trong khuôn khổ kí kết và gia nhập các ĐƯQT. Việc phê chuẩn
hay ko phê chuẩn để công nhận hiệu lực ràng buộc chính thức của ĐƯQT
nào đó đối với quốc gia đó là do quốc gia đó quyết định, và nó phù hợp với
nguyên tắc này, bình đẳng và tự nguyện quyết định các qh quốc tế bao gồm
qh kí kết, gia nhập, phê chuẩn các ĐƯQT
 Lập luận từ góc độ các qđ về việc kí kết, gia nhập, phê chuẩn, phê duyệt
trong công ước viên 1969. Trong công ước này qđ việc kí kết các ĐƯQT để
một ĐƯQT phát sinh hiệu lực thì phải được các bên kí kết trên tinh thần tự
nguyện, ko thể có chuyện cưỡng ép hay bắt buộc quốc gia phải kí kết hay gia
nhập vào một ĐƯQT nào đó. Một ĐƯQT nào đó được kí kết ko trên cơ sở tự
nguyện, bình đẳng, ko do các quốc gia tự quyết thì đó là một trong các
ĐƯQT vô hiệu
 Việc quốc gia có phê chuẩn hay ko thì đó là do quốc gia đó quyết định
- … (1:30:00)
b) Trong quá trình ký kết Hiệp định X, Việt Nam có thể bảo lưu một số điều khoản
trong Hiệp định này không? Tại sao?
- VN có quyền bảo lưu nếu Hiệp định X ko phải là Hiệp định song phương. Các
ĐƯQT song đặt ra quyền bảo lưu cho các bên do tính chất của điều ước song
phương là sự đối lưu quyền và nghĩa vụ giữa 2 bên giao kết, trong khi đó bảo lưu là
việc loại trừ hay thay đổi việc áp dụng một hay một số điều khoản trong ĐƯQT đó.
Nếu bảo lưu trong một ĐƯQT song phương thì nó phá vỡ tính chất của một ĐƯQT
song phương. Một ĐƯQT song phương chỉ được kí khi 2 bên đã nhất trí về tất cả
các điều khoản, bảo lưu nó phá vỡ tính thống nhất, cân bằng về quyền và nghĩa vụ
giữa 2 bên giao kết
- Nếu Hiệp định X là hiệp định đa phương thì VN có thể bảo lưu ĐƯQT đó, bảo lưu
một số điều khoản trong Hiệp định X, nếu Hiệp định X đó cho phép bảo lưu. Vì ko
phải tất cả các ĐƯQT đa phương đều cho các bên bảo lưu các điều khoản, có nhìu
điều trong quốc tế đa phương cấm bảo lưu. VD trong hiệp định tương trợ tư pháp
hình sự giữa các nước ASEAN 2004, qđ rõ trong hiệp định: “Các quốc gia ko được
phép bảo lưu các điều khoản trong hiệp định này”.
- Mặc dù đây là quyền của các quốc gia trong quá trình kí kết, gia nhập, phê chuẩn
các ĐƯQT, nhưng đây là quyền có giới hạn
c) Việt Nam có thể áp dụng Hiệp định X này bằng cách nào khi nó có hiệu lực? Giải
thích và nêu căn cứ pháp luật?
- Điều 6 khoản 2 của Luật ĐƯQT 2016
- VN có thể áp dụng Hiệp định X bằng cách áp dụng trực tiếp
- Nếu Hiệp định X này chưa rõ, chưa đủ độ chi tiết thì VN có thể áp dụng Hiệp định
X này bằng cách gián tiếp. VN phải rà soát pl VN hiện hành để sđ, bs, bãi bỏ các
quy phạm cho phù hợp với Hiệp định X này, hoặc các cq chức năng sẽ ban hành
mới các vbqppl nhằm cụ thể hóa, chi tiết hóa các nội dụng của Hiệp định X ra để
thực hiện trên lãnh thổ VN đối với cq, tổ chức cá nhân của VN
 Áp dụng trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào tính chất và nội dung của Hiệp ước này
3. Tình huống sau: Bà X, là công dân Việt Nam phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, sau đó
trốn sang Pháp. Hỏi:
a) Bà X có thuộc đối tượng được hưởng quyền tị nạn chính trị tại Pháp theo pháp
luật quốc tế không? Giải thích?
- Bà X ko phải là cá nhân nằm trong pvi các đối tượng được thực hiện xin quyền tị
nạn chính trị ở nước ngoài. Vì xét ở góc độ các hđ của bà X tại VN, hđ thực thi công
vụ, sai phạm trong thực thi công vụ, phạm tội này là phạm tội theo quy định của
BLHS VN. Và trong BLHS VN ko có phân hóa tội phạm, thực hiện tội phạm chính
trị, tội phạm kinh tế… trong pl VN, chỉ có phân hóa theo khách thể và tội phạm xâm
phạm quyền sở hữu, xâm phạm về sk, danh dự và nhân phẩm, tính mạng, tội phạm
xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, chức vụ. Bà X có dấu hiệu của tội phạm chức vụ,
có sai phạm trong quá trình thực thi chức vụ của mình, ko phải là một tội phạm hình
sự thông thường. Trong khi đó, đối tượng được thực hiện có thể được thực hiện có
thể thực hiện quyền tị nạn chính trị nước ngoài theo LQT phải là những người bất
đồng chính kiến, các hđ chính trị của họ bị các truy bức, đàn áp, xử lý ko theo quy
định của pl, thiếu khách quan và xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
 Ta xét ở góc độ LQT thì bà X ko phải là đối tượng được thực thi quyền tị nạn chính trị
b) Để bắt giữ bà X tại Pháp Việt Nam cần thực hiện phù hợp với những nguyên tắc
cơ bản nào của luật quốc tế? Giải thích?
- Bà X (Thoa) cư trú ở Pháp, người có dấu hiệu phạm tội trong QT thực thi chức vụ ở
VN lẫn trốn sang đó. Việc bắt giữ bà Thoa đưa về xử lý cần được thực hiện phù hợp
với những nguyên tắc của luật pháp quốc tế, các cq chức năng ko thể đương nhiên
vào lãnh thổ Pháp bắt giữ bà Thoa, cần phải tôn trọng một trong các nguyên tắc của
LQT đó là tôn trọng chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ, trong pvi lãnh thổ nước
nào thì nước đó có quyền làm chủ một cách tối cao và trọn vẹn tuyệt đối về mọi
phương diện và các quốc gia khác phải tôn trọng điều này, đó là nghĩa vụ của các
quốc gia trong qh quốc tế
 Muốn bắt giữ bà Thoa thì về phía VN cần phải thực hiện trên cơ sở nguyên tắc tôn
trọng chủ quyền quốc gia trong qh quốc tế. Thứ hai nữa là việc bắt giữ bà Thoa này cần
phải phù hợp với nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau (cũng là nguyên
tắc của LQT hiện đại). Trong trường hợp này nước Pháp phải hợp tác với VN để phối
hợp bắt giữ bà Thoa để có thể chuyển giao về VN để VN có cơ sở điều tra, truy tố, xét
xử các hành động phạm tội của bà Thoa. Vì nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp
tác với nhau đặt ra nghĩa vụ các quốc gia phải hợp tác với nhau ở các qh quốc tế bao
gồm việc hợp tác bên phòng chống tội phạm, tạo điều kiện. Nếu nước Pháp thực thi
đúng nghĩa vụ của mình theo nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau thì
họ sẽ tạo điều kiện thực tế để bắt giữ bà Thoa và họ có thể thông qua cq chức năng của
họ để truy nã thực hiện việc bắt giữ sau đó chuyển giao bà Thoa về VN cho cq chức
năng VN xử lý
- Nếu như chưa có ĐƯQT về hợp tác phòng chống tội phạm, hợp tác tương trợ tư
pháp về hình sự giữa VN và Pháp thì Pháp có thể chủ động thực hiện hđ bắt giữ bà
Thoa và chuyển giao bà Thoa về cho VN theo nguyên tắc có đi có lại (là một
nguyên tắc cơ bản trong hợp tác giữa các quốc gia ở lĩnh vực đấu tranh phòng chống
tội phạm)
4. Quốc gia A và B thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1990. Cả hai quốc gia đều là thành
viên công ước viên 1961 về quan hệ ngoại giao. Năm 1995, nguyên thủ quốc gia nước
ta bổ nhiệm ông T vào chức vụ đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại cơ quan đại diện ngoại
giao của nước ta đóng tại nước B. Trong thời gian công tác tại nước B:
a) Giả sử ông T thực hiện một hành vi phạm tội thì các cơ quan có thẩm quyền của
nước B sẽ xử lý ông T như thế nào?
- Giả sử ông T (viên chức ngoại giao) là đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước A tại
nước B. Trong QT thực thi công vụ của mình tại nước B thì ông T có các hành động
phạm tội
- Căn cứ vào Điều 31 Công ước viên 1961, nếu ông T có phạm tội trên lãnh thổ nước
B trong thời gian thực thi nhiệm vụ của mình là người đứng đầu trong cq đại diện
ngoại giao của nước A tại nước B thì ông T sẽ ko bị xử lý hình sự cũng như xét xử
ra trước TÁ của nước tiếp nhận để truy cứu hành động phạm tội của ông B
- Giả thiết ở đây nước sở tại là VN, theo quy định ở pháp lệnh 1993, pháp lệnh về
quyền ưu đãi miễn trừ dành cho cq đại diện ngoại giao, cq đại diện lãnh sự, cq đại
diện của tổ chức quốc tế tại VN (Điều 12) => ông T ko bị xét xử về hình sự tại VN
- Tuy nhiên, theo Điều 32 Công ước viên 1961 thì ông T có thể bị xét xử tại nước tiếp
nhận của nước B để truy cứu trách nhiệm hình sự về hành động phạm tội của ông T
nếu nước cử đại diện (nước A) tuyên bố tước bỏ quyền ưu đãi miễn trừ của viên
chức ngoại giao của ông T => nước sở tại (nước B) có thể tiến hành hoạt động xét
xử truy tố, xử lý hành động phạm tội của ông T như bình thường
b) Giả sử ông T bị 1 công dân nước B kiện ra tòa do liên quan đến tranh chấp về việc
mua bán BĐS thuộc sở hữu riêng của ông T nhưng ông T viện dẫn rằng ông ta
được hưởng quyền miễn trừ xét xử nên đã từ chối tham gia vào vụ án này. Hỏi:
Việc ông ta từ chối tham gia vào vụ kiện với lý do trên có phù hợp với quy định
của luật pháp quốc tế không?
- Việc viện dẫn theo hướng trên đây ko phù hợp, ông T bắt buộc phải tham gia vào vụ
kiện này với tư cách là đương sự
- Căn cứ vào Điều 31 Công ước viên 1961 quy định viên chức ngoại giao ko được
hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự và hành chính trong 3 vụ kiện, trong đó có
vụ kiện lq đến BĐS mà thuộc sở hữu riêng của viên chức ngoại giao
 Ông T phải tham gia vào vụ án dân sự với tư cách là đương sự, với tư cách chỉ là một
người nước ngoài bình thường
c) Giả sử Trong thời gian công tác tại nước B, ông T đã kết hôn với chị X là công dân
của nước B thì chị X có được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao như
ông T không?
- Chị X ko được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao như ông T
- Căn cứ vào Điều 37 khoản 2 Công ước viên 1961, điều kiện để thành viên gia đình
của viên chức ngoại giao hưởng quyền ưu đãi miễn trừ như viên chức ngoại giao thì
thành viên gia đình của viên chức ngoại giao phải sống chung theo 1 hộ với viên
chức ngoại giao đó, và bản thân gia đình viên chức ngoại giao đó ko phải là người
có quốc tịch của nước tiếp nhận
- Trong tình huống nêu ra chị X là công dân VN, kết hôn với một viên chức ngoại
giao của nước ngoài đang công tác tại VN => chị X ko thỏa mãn các điều kiện để có
các điều kiện hưởng quyền ưu đãi miễn trừ như chồng của mình (ông T).

You might also like