You are on page 1of 6

Công pháp quốc tế

Những khẳng định sau đây đúng hay sai, có giải thích ngắn gọn:
1) Các tổ chức quốc tế liên chính phủ như WTO, Liên hợp
quốc….được coi là các cơ quan siêu quyền lực đứng lên trên các
quốc gia và được các quốc gia tuân theo.
.=> SAI. vì đây là các tổ chức được các quốc gia lập ra dựa trên sự
tự nguyện, bình đẳng nhằm bảo vệ các quyền bình đẳng, tự do của
chính các quốc gia đó.
2) Công pháp quốc tế chỉ điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia
với nhau.
=> sai. Công pháp quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc
gia hoặc các chủ thể khác của công pháp quốc tế. Các chủ thể khác
đó là: các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập và các tổ chức có
tính chất chính phủ (vd: liên hợp quốc)
3) Công pháp quốc tế có trước luật quốc gia.
=> SAI. vì khi một quốc gia tham gia vào việc xây dựng công
pháp quốc tế thì các quốc gia đó phải xuất phát từ cơ sở luật pháp
trong nước mình.
4) Các quy phạm, điều ước, tập quán quốc tế có nội dung trái với
những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế đều không có giá trị
pháp lý. Đúng
5) Trong mọi trường hợp, các chủ thể của công pháp quốc tế đều
không được can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
=> sai. nếu trường hợp đó, công việc nội bộ có liên quan, ảnh
hưởng đến các nước khác. Ví dụ như xây dựng lò phản ứng hạt
nhân ko phải để chế tạo điện mà là để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Hoặc các vấn đề về môi trường, vấn đề nhân đạo, quyền con
người,
6) Trong mọi trường hợp các quốc gia đều phải có nghĩa vụ tự
nguyện thực hiện 1 cách thiện chí cam kết của mình trong các điều
ước quốc tế có liên quan.
=> sai vì nguyên tắc phải tôn trọng nghĩa vụ quốc tế (Pacta sunt
servanda) không được áp dụng trong 5 trường hợp (SGK)
7) Mọi hành vi dùng vũ lực của chủ thể luật quốc tế đều vi phạm
nguyên tắc cấm chiến tranh xâm lược là nguyên tắc cơ bản của
công pháp quốc tế. Sai (Công pháp qt hiện đại chống chiến tranh
xâm lược chứ không cấm chiến tranh nói chung)
8) Trong mọi quan hệ pháp luật, quốc gia luôn là chủ thể đặc biệt.
=> sai. trong công pháp quốc tế, quốc gia là chủ thể cơ bản. Nhưng
đúng trong luật dân sự Việt nam và trong tư pháp quốc tế.
9) Mọi điều ước quốc tế sau khi ký kết đều phát sinh hiệu lực pháp lý.
=> sai. trong công pháp quốc tế, quốc gia là chủ thể cơ bản. Nhưng
đúng trong luật dân sự Việt nam và trong tư pháp quốc tế.
10) Công nhận chủ thể mới trong công pháp quốc tế có nghĩa là tạo
ra chủ thể mới đó.
=> Sai. công nhận chủ thể mới chỉ là hành vi công nhận địa vị
pháp lý của một quốc gia mới xuất hiện nhằm thiết lập quan hệ
bình thường với quốc gia mới xuất hiện này.
11) Cưỡng chế trong công pháp quốc tế là sự cưỡng chế tuyệt đôí.
Sai
12) Luật quốc gia được coi là nguồn quan trọng nhất trông công
pháp quốc tế. Sai nguồn hỗ trợ
13) Luật quốc tế thì có giá trị pháp lý cao hơn so với luật quốc gia.
Sai mqh biện chứng
14) Công pháp quốc tế chỉ điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc
gia khác nhau với nhau. Sai
15) Trong mọi trường hợp công nhân quốc gia là công nhận chính
phủ mới thành lập của quốc gia đó. Sai. Công nhận địa vị pháp lý
để thiết lập mqh
16) Các thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao đều có thân
phận ngoại giao. Sai chỉ có viên chức ngoại giao có
17) Các tổ chức quốc tế phi chính phủ cũng được coi là chủ thể của
công pháp quốc tế. Sai
18) Một thỏa thuận quốc tế giữa hai chủ thể luật quốc tế nếu
được điều chỉnh bằng luật quốc gia cũng được coi là điều ước
quốc tế.
19) Những nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế hiện nay có từ
thời kỳ công pháp quốc tế cổ đại. Sai
20) Nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia là nguyên tắc mang
tính chất tuyệt đối. Đúng
21) Nguyên tắc tự do biển khơi không áp dụng cho các quốc gia
không có biển. Sai (biển khơi tức là biển quốc tế là tài sản chung
của mọi quốc gia)
22) Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc cũng là chủ thể của công pháp
quốc tế. Sai ( điều kiện 1 qg trở thành chủ thể công pháp quốc tế là
qg phải có chủ quyền)
Đài Loan ko có chủ quyền nhưng tự trị có nhà nước pháp luật bộ
máy riêng -> là chủ thể công pháp QT (Hongkong cũng thế)
23) Tổ chức quốc tế liên chính phủ được coi là chủ thể đặc biệt của
công pháp quốc tế. sai (chủ thẻ hạn chế)
24) Quá trình hình thành của công pháp quốc tế là do một cơ quan
siêu quyền lực quốc gia đưa ra các quy tắc công pháp quốc tế. sai
(do như cầu tất yếu của lich sử)
25) Công nhận thực tế (de-facto) là hình thức công nhận ngoại
giao. Sai công nhận quốc tế
26) Những quốc gia mới thành lập là chủ thể mới của công pháp
quốc tế kể từ thời điểm các quốc gia khác công nhận. Sai
Từ khi thành lập đã là 1 chủ thể mới. công nhận là để thiết lập
mqh, có quyền đc chọn công nhận hay không nhưng không
công nhận không ảnh hưởng đến quốc gia kia.
27) Chức năng của cơ quan lãnh sự bao gồm mọi lĩnh vực trong
quan hệ giữa nước mình với nước sở tại. Sai

Tư pháp quốc tế
1) Tư pháp quốc tế chỉ điều chỉnh mối quan hệ giữa công dân và pháp
nhân của các quốc gia khác nhau với nhau. Sai. Pháp nhân cùng
nước nhưng ở các nước khác nhau.
2) Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là những quan hệ dân sự
theo nghĩa hẹp có yếu tố nước ngoài. Sai. Đối tượng điều chỉnh của
tư pháp quốc tế rất rộng: quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, tố
tụng dân sự… có yếu tố nước ngoài. Nếu là quan hệ dân sự theo
nghĩa rộng thì đúng.
3) Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài có thể là những quan hệ phát
sinh giữa các công dân Việt Nam với nhau. Đúng
4) Sự phân định giới hạn giữa công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế
mang tính chất tuyệt đối. Sai
5) Tư pháp quốc tế là nền tảng cho công pháp quốc tế phát triển. Sai.
Ngược lại vì các nguyên tắc cơ bản của tư pháp quốc tế đều xuất
phát từ các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế.
6) Ở Việt Nam đã có luật tư pháp quốc tế. Sai
7) Trong các loại nguồn của tư pháp quốc tế thì điều ước quốc tế
được coi là nguồn cơ bản và quan trọng nhất. Sai. Luật quốc gia.
8) Khi sống ở nước sở tại, người nước ngoài chỉ phải tuân theo pháp
luật của nước sở tại. Sai
9) Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo nơi thành lập pháp
nhân đó. Sai. Tùy luật từng nước.
10) Xung đột pháp luật không xảy ra nếu giữa các nước có quy
phạm pháp luật thống nhất. Đúng
Quy phạm pháp luật thống nhất. Điều ước chung sẽ giải quyết
vấn đề-> không cần dùng đến luật quốc gia-> ko xung đột
11) Xung đột pháp luật không xảy ra nếu ;;ơ;pháp luật của các nước
có nội dung và cách áp dụng giống nhau. Đúng
Luật hôn nhân giữa VN và 1 số nước hồi giáo: đa thê
Bỉ và Pháp cùng chung bộ luật TPQT nhưng cách áp dụng
khác nhau vẫn có xung đột.
12) Một quy phạm xung đột gồm có hai phần là phần giả định và
phần phạm vi. Sai ( phần phạm vi và phần hệ thuộc)
13) Xu hướng phát triển trong tương lai của tư pháp quốc tế là áp
dụng phương pháp dùng quy phạm xung đột. Sai. Xu hướng là áp
dụng quy phạm thực chất thống nhất. Còn hiện nay dùng chủ yếu
quy phạm xung đột.
Hướng tới có điều ước QT chung giữa các nước thành viên.
14) Áp dụng pháp luật nước ngoài ở các nước xã hội chủ nghĩa thì
khắt khe hơn so với các nước tư bản chủ nghĩa. Sai. Ngược lại.
Tòa án tư sản chỉ coi luật nước ngoài là sự kiện nên các bên đương
sự có nghĩa vụ chứng minh các sự kiện đó
15) Dẫn chiếu ngược là dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba.
Sai. Dẫn chiếu ngược là dẫn chiếu quay về luật qg thứ nhất. VN
dẫn chiếu đến luật của Pháp, luật pháp lại dẫn chiếu lại luật VN.
Dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ 3 là dẫn chiếu đến luật của
nước thứ 3.
Công dân Vn – Anh: kết hôn ở Trung Quốc. Luật Anh: theo luật
nước người đó thường xuyên sinh sống.
16) Vấn đề bảo lưu trật tự công cộng ở các nước áp dụng như nhau.
Sai. Vì mỗi nước áp dụng bảo lưu trật tự công cộng ở một mức
khác nhau.

You might also like