You are on page 1of 6

Tư pháp quốc tế

I, Đối tượng điều chỉnh

Các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài bao gồm:

-Các quan hệ nội dung mang “tính chất dân sự” có yếu tố nc ngoài như: quan hệ
dân sự, thương mại, lao động,..

-Các quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài như: xác định thẩm quyền xét
xử dân sự quốc tế của tòa án quốc gia,...

II, Phương pháp điều chỉnh

Phương pháp thực chất: Là phương pháp trực tiếp giải quyết ngay quan hệ pháp
lý phát sinh bằng cách xác đingj trực tiếp quyền và nghĩa vụ của các bên tham
gia quan hệ

-Quy phạm thực chất tồn tại trong điều ước quốc tế và tập quán quốc tế, theo
quy ước, được gọi là quy phạm pháp luật thực chất thống nhất

-Quy phạm thực chất nội địa(thông thường) là quy phạm luật thực chất được
xây dựng trong pháp luật quốc gia

Phương pháp xung đột: Là phương pháp điều chỉnh quan hệ một cách gián tiếp.
Phương pháp này không đưa ra phương án giải quyết trực tiếp ngay quan hệ mà
điều chỉnh quan hệ bằng cách lựa chọn một hệ thống pháp luật cụ thể trong số
những hệ thống pháp luật có liên quan, rồi dùng hệ thống pháp luật được chọn
ra ấy để giải quyết quan hệ

III, Nguồn

3.1 Pháp luật quốc gia

3.2 Điều ước quốc tế

3.3 Tập quán quốc tế

3.4 Án lệ và các nguồn khác

IV, Các nguyên tắc cơ bản của tư pháp quốc tế Việt Nam

1, Nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chế độ sở hữu của các
quốc gia khác nhau
Nội dung cơ bản là Nhà nước Việt Nam không phân biệt đối xử giữa các chế độ
sở hữu của các quốc gia khác nhau trên thế giới.

2, Nguyên tắc quyền miễn trừ của quốc gia

3, Nguyên tắc không phân biệt đối xử trong quan hệ giữa công dân Việt
Nam với người nước ngoài và giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam

4, Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên

5, Nguyên tắc có đi có lại

Cơ cấu bài giảng


1, Khái quát về xung đột pháp luật

1.1 Định nghĩa

-Xung đột pháp luật là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống của các nước khác nhau cùng có thể
được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài(quan
hệ tư pháp quốc tế)

1.2 Bản chất của xung đột pháp luật

Tính chất của quan hệ Tư pháp quốc tế

Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia

 Pháp luật của các nước bình đẳng với nhau, có giá trị pháp lý như nhau và đều có thể
được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ Tư pháp quốc tế

Nguyên nhân:

-Nguyên nhân khách quan: Tính chất đặc thù của quan hệ tư pháp quốc tế+có sự khác nhau
của pháp luật các nước

-Nguyên nhân chủ quan: Có sự thừa nhận khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài của Nhà
nước

Nguyên nhân phát sinh xung đột pháp luật: Tính chất đặc thù của quan hệ Tư pháp quốc tế

-Các quan hệ Tư pháp quốc tế luôn có một hay một vài yếu tố nước ngoài nên luôn liên quan
tới hai hay nhiều hệ thống pháp luật

Sự khác nhau của pháp luật các nước:


-Pháp luật các nước có quy định khác nhau khi điều chỉnh về cùng một vấn đề

-Cách giải thích và áp dụng pháp luật ở các nước có sự khác nhau

Nguyên nhân chủ quan: Khi nhà nước thừa nhận, cho

1.2 Phạm vi của xung đột pháp luật


- Có các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài
- Không quan hệ pháp luật hành chính hình sự có yếu tố nước ngoài
- Quan hệ tố tụng dân sự quốc tế
- Quan hệ về quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài
1.3 Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật

A, Phương pháp thực chất

Phương pháp thực chất là phương pháp dùng quy phạm thực chất, trực tiếp điều chỉnhquan hệ
mà không cần qua bất kì một khâu trung gian nào

Quy phạm thực chất là quy phạm quy định sẵn quyền, nghĩa vụ, biện pháp chế tài đối với các
chủ thể tham gia quan hẹ Tư pháp quốc tế

Quy phạm thực chất thống nhất

Quy phạm thực chất thông thường

Ưu điểm của phương pháp thực chất

- Giải quyết trực tiếp xung đột pháp luật


- Tránh được tình trạng dẫn chiếu ngược
- Tránh khó khăn khi tìm hiểu luật nước ngoài

Nhược điểm của phương pháp thực chất

-Khó xây dựng quy phạm thực chất thống nhất

-Quy phạm thực chất thông thường giải quyết xdpl khó khách quan

b. Phương pháp xung đột: là phương pháp sử dụng quy phạm xung đột nhằm giải quyết
hiện tượng xung đột pháp luật

Ưu điểm:

-Giải quyết xung đột pháp luật khách quan

-Dễ xây dựng quy phạm xung đột

-Điều chỉnh hấu hết các lĩnh vực

Nhược điểm

-Việc giải quyết xung đột pháp luật mất nhiều thời gian
-Có thể dẫn đến hiện tượng dẫn chiếu ngược hoặc dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba

-Việc tìm hiểu và áp dụng pháp luật nước ngoài gặp nhiều khó khăn

c. Áp dụng tập quán quốc tế

2, quy phạm xung đột

2.1 Khái niệm quy phạm xung đột: Là quy phạm ấn định luật pháp nước nào cần phải tập
trung để điều chỉnh quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố ngước ngoài trong
một tình huống cụ thể

Đặc trưng của quy phạm xung đột:

-Mang tính chất”dẫn chiếu”

-Có quan hệ chặt chẽ với quy phạm thực chất

2.2 Cơ cấu của quy phạm xung đột

Phạm vi: Là phần quy định quy phạm xung đột này được áp dụng cho loại quan hệ dấn ự có
yếu tố nước ngoài nào

Hệ thuộc: Là phần quy định chỉ ra luật pháp nước nào được áp dụng để giải quyết quan hệ
pháp luật đã gi rõ ở phần phạm vi

2.3 Phân loại quy phạm xung đột

Căn cứ kỹ thuật xây dựng quy phạm

Quy phạm xung đột một: Là quy phạm chỉ ra loại quan hệ dân sự được nêu ở phần phạm vi
chỉ áp dụng luật pháp của 1 nước cụ thể

Quy phạm xung đột 2 chiều: Là quy phạm đề ra nguyên tắc chung để cơ quan có thẩm quyền
lựa chọn luật của 1 nước nào đó để điều chỉnh đối với quan hệ tương ứng

B, Căn cứ vào tính chất

-Quy phạm xung đột bắt buộc

-Quy phạm xung đột tùy nghi

C Căn cứ vào hình thức

-Quy phạm xung đột thống nhất

-Quy xung đột trong nước

2.4 các kiểu hệ thuộc cơ bản

Luật nhân thân


Luật quốc tịch của pháp nhân

Luật nơi có tài sản

Luật do các bên ký kết hợp đồng lựa chọn

Luật tòa án

3, Áp dụng pháp luật nước ngoài

Thảo luận

Bảo lưu trật tự công cộng trong tư pháp quốc tế là không áp dụng pháp luật nước ngoài nếu
hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật việt
nam

Vd: pháp luật Vn quy định mỗi người công dân chỉ có một vợ hoặc 1 chồng nên nếu pháp
luật nước nào trái với nguyên tắc ý thì Việt nam không công nhận

Áp dụng k2 điều 670 blds 2015

Thảo luận

Ngày 25/10/2019 ông lý sam công dân mỹ đến clb P tại khách sạn X tp HCM để chơi trò chơi
tại máy số 13 của công ty toàn cầu là DN VN có chi nhánh tại mỹ sau nhiều lần chơi trên
máy trò chơi hiển thị số tiền trúng thưởng tương đương 55,5 triệu $ ông ngừng chơi nhưng
nhân viên clb P không thanh toán mà chỉ cho ông sao chụp kết quả và lập biên bản có chữ kí
của 1 số người làm chứng công ty toàn cầu đã không thanh toán số tiền trên cho Lý Sam vì
công ty cho rằng máy số 13 bị lỗi bởi số tiền cược tối đa của máy chỉ là 46,6200 $ sau nhiều
lần thg lượng ko thành ông lý sam muốn khởi kiện để yêu cẩu tòa án buộc toàn cầu phải
thanh toán số tiền thắng cược là 55,5 triệu $ dựa vào kiến thức đã học cho biết

A, đây có phải là vụ việc dân sự có yếu tố nc ngoài hay ko vì sao?

B, ông Lý sam có thể gửi đơn kiện cty toàn cầu đến tòa án của những quốc gia nào tại sao?

Giả sử ông Lý Sam gửi đơn kiện ra trước tòa án mỹ và đơn kiện của ông Lý Sam đc tòa án
Mỹ thụ lý trong tg tòa án mỹ đag giải quyết vụ tranh chấp ông Lý sam tiếp tục lm đơn khở
kiện cty toàn cầu và gửi đến tòa án VN hỏi tòa án VN có thụ lý đc đơn và giải quyết vụ vc ko
tại sao

D, Giả sử, ông Lý Sam khởi kiện ra trc tòa án Mỹ nhưng tòa án bác đơn khởi kiện của ông Lý
sam để bảo vệ quyền lợi của mk ông lý sam gửi đơn kiện cty toàn cầu đến tòa án nhân dân
quận 1 tp HCM hãy cho biết liệu tòa án nhân dân HCM có thẩm quyền giải quyết vụ vc trên
ko tại sao?

E, Nếu tòa án nhân dân tpHCM giải quyết vụ vc hãy xác định luật áp dụng đối với thủ tục tố
tụng để giải quyết vụ vc trên
F, Nếu tòa án nhân dân quận 1 tHCM có thẩm quyền hãy xd luật áp dụng để giải quyết nd
tranh chấp trên

Thảo luận (2)

1, Pháp luật VN trực tiếp cấm tòa án nước ngoài giải quyết các vụ việc thẩm
quyền riêng biệt của tòa án VN

2, Quốc gia nước ngoài luôn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp, trừ trường
hợp quốc gia đó tham gia tố tụng

3, Về nguyên tắc bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài không có yêu
cầu thi hành tại Vn và ko có đơn yêu cầu ko công nhận tại VN đc quy định tại
DUQT mà VN là thành viên sẽ đg nhiên đc công nhận tại VN

Nội dung lý thuyết

-Trình bày các nd pháp lý cơ bản của ủy thác tư pháp quốc tế do cơ quan có
thẩm quyền của VN yêu cầu nc ngoài thực hiện

Bài tập

Công ty X(VN) ký hợp đồng xuất khẩu thanh long sang thị trg Nhật bản vs công
ty Y(Nhật Bản). Trong hợp đồng hai bên có điều khoản thỏa thuận:”Mọi tranh
chấp liên quan đến hợp đồng này sẽ đc giải quyết tại Tòa án Việt Nam”. Sau đó,
do chất lượng thanh long không đáp ứng yêu cầu nên công ty X và Y đã xảy ra
tranh chấp

1, Hãy xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp?

2, Nếu là công ty Y, các em có thể làm gì để có thể khởi kiện tòa án nhật bản để
yêu cầu giải quyết tranh chấp?

3, Giả sử Tòa án Nhật Bản đã thụ lý giải quyết và xử cho công ty Y thắng kiện.
Công ty Y muốn đem bản án đó thi hành tại VN nên đã yêu cầu Tòa án VN
công nhận và cho thi hành bản án đó. Anh(chị) cho biết Tòa án VN có thể công
nhận và cho thi hành bản án của Tòa án Nhật bản đó ko? Tại sao

You might also like