You are on page 1of 8

TƯ PHÁP QUỐC TẾ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ


1. Đối tượng điều chỉnh
- Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
VD: Bà Đài mua nhà của bà Trang và ký kết hợp đồng ở Ý, đoàn ngoại giao
Pháp sang VN thuê nhà của cô Nga để ở (nhu cầu dân sự)
Quan hệ dân sự: Điều 1 BLDS (Quan hệ mang bản chất dân sự)
Yếu tố nước ngoài: Điều 663 BLDS
Người nước ngoài: Điều 3 Luật Quốc tịch
Pháp nhân: Điều 80 BLDS 2015
Quốc gia: Điều 97 – 100 BLDS 2015
- Quan hệ TTDS có yếu tố nước ngoài
2. Phương pháp điều chỉnh
- Trực tiếp/Thực chất: Quy phạm thực chất nhằm trực tiếp điều chỉnh các QH
dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định trong pháp luật quốc gia hoặc điều
ước quốc tế, nội dung thường quy định quyền và nghĩa vụ của các bên, các biện
pháp, hình thức chế tài nếu có…
VD: “Thời điểm chuyển dịch rủi ro từ người bán sang người mua là thời điểm
hàng hoá được giao cho người vận chuyển đầu tiên”
- Gián tiếp/Xung đột: Trong pháp luật quốc gia hoặc điều ước quốc tế, là quy
phạm đặc thù, không trực tiếp giải quyết vấn đề, quyền, nghĩa vụ, chế tài, chỉ
hướng dẫn chọn ra một hệ thống pháp luật, nội dung của quan hệ phụ thuộc vào
hệ thống pháp luật mà quy phạm xung đột dẫn chiếu đến
Dựa vào các quy phạm xung đột, cơ quan có thẩm quyền chọn hệ thống pháp
luật thích hợp, để giải quyết quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
3. Phạm vi điều chỉnh
- Chương 2
- Chương 3
- Chương 4
- TPQT giải quyết xung đột pháp luật và áp dụng pháp luật nước ngoài (xác định
luật nước nào được áp dụng), xác định thẩm quyền của Toà án quốc gia, công
nhận và cho thi hành các bản án/quyết định của toà án nước ngoài và phán
quyết của trọng tài nước ngoài
4. Chủ thể
- Cá nhân
+ Cá nhân nước ngoài: Mang quốc tịch nước ngoài/ Không quốc tịch
+ Khoản 1 Điều 672: Cá nhân là người không quốc tịch
+ Khoản 2 Điều 672: Cá nhân là người nhiều quốc tịch
- Tổ chức
+ Pháp nhân nước ngoài: Pháp nhân được thành lập tại nước ngoài, theo pháp
luật nước ngoài (nơi thành lập, nơi pháp nhân đặt trụ sở, nơi pháp nhân tiến
hành hoạt động sản xuất, kinh doanh) - Khoản 2, khoản 3 Điều 676 BLDS
2015
- Quốc gia: Chủ thể đặc biệt
+ Hưởng quyền miễn trừ
o Miễn trừ xét xử: Nếu không được sự đồng ý của quốc gia thì không toà
án của nước nào được quyền thụ lý và giải quyết một vụ việc quốc gia là
bị đơn; ngay cả trong trường hợp quốc gia đồng ý để một quốc gia khá
xem xét vụ việc liên quan đến quốc gia là bị đơn sẽ không đồng nghĩa
với việc quốc gia bị đơn phải chấp nhận phán quyết của Toà án đối với
vụ việc đó
o Miễn trừ biện pháp đảm bảo sơ bộ cho vụ kiện: Trường hợp nếu quốc
gia đồng ý để toà án nước ngoài thụ lý giải quyết một vụ tranh chấp mà
quốc gia là một bên tham gia thì toà án nước ngoài đó được quyền xét
xử nhưng toà án không được áp dụng bất cứ một biện pháp cưỡng chế
nào như bắt giữ, tịch thu tài sản của quốc gia để phục vụ cho việc xét
xử. Toà án chỉ được áp dụng các biện pháp này nếu quốc gia cho phép.
o Miễn trừ cưỡng chế thi hành án: Trong trường hợp quốc gia đồng ý cho
một toà án giải quyết tranh chấp mà quốc gia là một bên tham gia và nếu
quốc gia là bên thua kiện thì bản án của toà án nước ngoài đó cũng phải
được quốc gia tự nguyện thi hành. Toà án không thể thi hành các biện
pháp cưỡng chế quốc gia thi hành bản án đó.
o Miễn trừ tài sản thuộc sở hữu của quốc gia: Tài sản của quốc gia là bất
khả xâm phạm dù tài sản đó đang ở đâu hoặc trong điều kiện nào. Nếu
không có sự đồng ý của quốc gia thì không có ai có quyền thi hành bất
cứ biện pháp cưỡng chế nào như chiếm giữ, tịch thu, bán đấu giá…đối
với tài sản của quốc gia.
+ Có chủ quyền quốc gia (cá nhân, pháp nhân không có), các quốc gia có chủ
quyền ngang hàng nhau, không có quốc gia nào đứng trên quốc gia nào, xuất
phát từ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và bình đẳng chủ quyền giữa
các quốc gia
+ Khi quốc gia là nguyên đơn của một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài,
quốc gia đã từ bỏ quyền miễn trừ xét xử
+ Khoản 1 Điều 100 BLDS 2015
5. Nguồn
5.1. Điều ước quốc tế: Điều 665 BLDS 2015
- Trường hợp 1: Là thành viên (Áp dụng đương nhiên)
- Trường hợp 2: Chưa là thành viên (Các bên có quyền lựa chọn nhưng phải đảm
bảo điều kiện chọn luật) – Khoản 2 Điều 664 BLDS 2015
5.2. Pháp luật quốc gia: Là nguồn chủ yếu của TPQT
- Phần V BLDS 2015
- Trường hợp 1: Khi có sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột trong điều ước
quốc tế
- Trường hợp 2: Khi áp dụng quy phạm xung đột trong pháp luật quốc gia dẫn
đến việc áp dụng pháp luật quốc gia
- Trường hợp 3: Khi các bên thoả thuận lựa chọn hệ thống pháp luật của một
quốc gia nhất định (Các bên phải thoả mãn điều kiện chọn luật)
5.3. Tập quán quốc tế: Điều 666 BLDS 2015
- Khi các bên thoả thuận lựa chọn
6. Đặc điểm của quan hệ TPQT
- Chủ thể
- Khách thể:
+ Tài sản ở nước ngoài
+ Thực hiện dịch vụ ở nước ngoài
- Sự kiện pháp lý:
+ CDVN, PNVN
+ Xảy a ở nước ngoài (xác lập/thực hiện/thay đổi/chấm dứt)
7. Phạm vi điều chỉnh
- Thẩm quyền của Toà án quốc gia
- Xác định luật áp dụng
- Vấn đề công nhận và cho thi hành

CHƯƠNG 2: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VÀ


ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI
1. Xung đột pháp luật
1.1. Khái niệm: Xung đột pháp luật là hiện tượng mà hai hay nhiều hệ thống
pháp luật khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài; là kết quả của việc hội tụ các nguyên nhân,
điều kiện
1.2. Nguyên nhân:
- Thứ nhất, phát từ tính chất đặc thù của các quan hệ xã hội do TPQT điều chỉnh
những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (chỉ xảy ra trong ngành luật tư
pháp quốc tế)
Q: Tại sao trong ngành luật tư pháp quốc tế, chỉ giải quyết xung đột pháp luật
của những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mà không có quan hệ TTDS có
yếu tố nước ngoài?
A: Vì quan hệ TTDS thuộc mảng luật công, liên quan đến quy trình hoạt động
của CQNN thuộc quốc gia, ảnh hưởng đến vấn đề bảo vệ quy trình xét xử của
Toà án…
- Thứ hai, có sự khác nhau trong các hệ thống pháp luật khi giải quyết các vấn đề
cụ thể (xung đột giữa các nước hoặc xung đột giữa các tiểu bang trong nhà
nước liên bang)
1.3. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật
- Xây dựng các quy phạm thực chất
- Xây dựng các quy phạm xung đột
o Đặc thù của TQPT
o Không trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia
quan hệ
o Đưa ra các nguyên tắc để xác định hệ thống pháp luật phù hợp để điều
chỉnh quan hệ đó
o Có chức năng dẫn chiếu đến toàn bộ hệ thống pháp luật của các quốc gia
chứ không phải một quy phạm đơn thuần, không bao giờ dẫn chiếu đến
điều ước quốc tế và tập quán quốc tế
o Phân loại:
+ Dựa vào nguồn: QPXĐ trong nước – QPXĐ thống nhất (ĐƯQT)
+ Dựa vào hình thức:
 QPXĐ một chiều: Là quy phạm xác định pháp luật áp dụng là
pháp luật của chính quốc gia ban hành ra quy phạm đó (VD:
Khoản 2 Điều 673, khoản 2 Điều 674 BLDS 2015)
 QPXĐ hai chiều: Là quy phạm xung đột chỉ đưa ra nguyên tắc
xác định hệ thống pháp luật cần áp dụng nhưng không xác định
một hệ thống pháp luật cụ thể nào, nguyên tắc này có thể dẫn đến
nhiều hệ thống pháp luật khác nhau
+ Dựa vào tính chất:
 QPXĐ mệnh lệnh: Là quy phạm xung đột chỉ đưa ra 1 nguyên tắc
duy nhất để xác định hệ thống pháp luật cần áp dụng, không cho
phép các chủ thể có quyền lựa chọn, cũng không cho phép cơ
quan xét xử có quyền áp dụng hệ thống pháp luật khác (VD:
Khoản 1 Điều 673, Khoản 1 Điều 674 BLDS 2015)
 QPXĐ tuỳ nghi: Là quy phạm xung đột đưa ra nhiều hơn 1
nguyên tắc để xác định hệ thống pháp luật cần áp dụng, các bên
chủ thể trong quan hệ hoặc cơ quan xét xử có khả năng lựa chọn
một trong các nguyên tắc này để áp dụng (VD: Điều 683, Điều
686, Điều 687 BLDS 2015)
*QUY PHẠM XUNG ĐỘT: PHẠM VI - HỆ THUỘC
1. Phạm vi: Chứa đựng các QHXH
2. Hệ thuộc: Chứa đựng các nguyên tắc xác định luật áp dụng (Các kiểu hệ
thuộc luật)
- Hệ thuộc luật nhân thân (Lex personalis)
o Nguyên tắc áp dụng pháp luật hoặc nguyên tắc xác định luật áp dụng
dựa vào dấu hiệu nhân thân (nơi có quốc tịch, nơi cư trú) của chủ thể
tham gia quan hệ
o Giải quyết các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản: Điều 673, 674,
675, 680 BLDS 2015
o Căn cứ xác định pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch, người
có nhiều quốc tịch: Điều 672 BLDS 2015
- Hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân
o Nguyên tắc xác định luật áp dụng dựa vào pháp luật của nước pháp nhân
mang quốc tịch
o Xác định tư cách chủ thể; điều kiện thành lập, tổ chức lại, chấm dứt sự
tồn tại; các vấn đề tài sản của pháp nhân
o Điều 676 BLDS 2015
o Xung đột về tư cách chủ thể: Dựa vào pháp luật của nước nơi pháp nhân
có quốc tịch
o Xung đột về điều kiện hoạt động: Dựa vào pháp luật của nước nơi pháp
nhân tiến hành hoạt động trên thực tế
- Hệ thuộc luật nơi có tài sản
o Nguyên tắc xác định luật áp dụng dựa vào nơi có sự tồn tại của tài sản,
tài sản có ở nước nào thì áp dụng pháp luật nước đó để điều chỉnh quan
hệ
o Quyền sở hữu đối với tài sản hữu hình, quyền thừa kế BĐS, định danh
TS (động sản hay bất động sản?)
o Điều 677, 678, 680 BLDS 2015
o Các trường hợp ngoại lệ: Những quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu)
sau đây không áp dụng được nguyên tắc luật nơi có tài sản

1. Đối với quan hệ tài sản mà tài sản là tài sản vô hình (Sở hữu trí tuệ)
2. Đối với quan hệ tài sản mà tài sản là tài sản thuộc quyền sở hữu của
quốc gia (vì được hưởng quyền miễn trừ)
3. Đối với quan hệ tài sản mà tài sản là động sản đang trên đường vận
chuyển (khó xác định nơi có động sản)
4. Đối với quan hệ tài sản mà tài sản là tàu bay, tàu biển
5. Đối với quan hệ tài sản mà tài sản bị chia tách thành nhiều phần làm
mất đi giá trị thật của tài sản

- Luật do các bên lựa chọn


o Nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng dựa vào sự lựa chọn của các bên.
Tuy nhiên việc chọn luật này phải đáp ứng được điều kiện chọn luật
o Điều kiện chọn luật (ĐƯQT/PLQG/TQQT)
1. Phải có sự thoả thuận của các bên tham gia quan hệ về việc chọn luật
2. Việc chọn luật phải được cho phép bởi ĐƯQT mà VN là thành viên
hoặc bởi pháp luật VN (Khoản 2 Điều 664)
3. Hậu quả của việc áp dụng pháp luật được chọn không được trái với
nguyên tắc cơ bản của pháp luật VN (điểm a khoản 1 Điều 670
BLDS 2015)
4. Pháp luật được chọn phải là luật thực chất (không bao gồm các quy
phạm xung đột)
5. Việc chọn luật không nhằm lẩn tránh pháp luật

- Hệ thuộc luật toà án


o Là nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng dựa vào dấu hiệu: Toà án
nào đang xét xử vụ việc thì luật của nước có Toà án sẽ được áp dụng
để điều chỉnh nội dung của vụ việc đó
o Khi Toà án VN thụ lý vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài về các
vấn đề tố tụng, Toà án VN chỉ áp dụng các quy định của pháp luật tố
tụng VN và các ĐƯQT mà VN là thành viên
o Về luật hình thức, Toà án của quốc gia chỉ có quyền áp dụng pháp
luật của nước mình để điều chỉnh nội dung vụ việc trong trường hợp
có hệ thuộc luật toà án dẫn chiếu đến trừ một số trường hợp ngoại lệ
o Về luật nội dung: Có 03 trường hợp
+ Toà án của quốc gia áp dụng pháp luật nước mình để giải quyết nội
dung vụ việc trong trường hợp pháp luật nước ngoài do các bên lựa
chọn hoặc do các QPXĐ khác dẫn chiếu đến không thể được áp dụng
thì lúc đó Toà án đang xét xử sẽ áp dụng pháp luật nước mình như
một nguyên tắc thay thế
+ Trùng lắp về dấu hiệu
+ Có hệ thuộc luật toà án
*ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI
- Áp dụng pháp luật nước ngoài là việc Toà án áp dụng pháp luật của một
quốc gia khác
- Trong các trường hợp:
o QPXĐ trong ĐƯQT mà VN là thành viên dẫn chiếu
o QPXĐ trong PLVN dẫn chiếu
o Các bên thoả thuận lựa chọn

You might also like