You are on page 1of 5

BÀI 2

Câu 1: Có nhận định: “Xung đột pháp luật là hiện tượng đặc thù của Tư pháp quốc
tế”. Anh/chị hãy chứng minh nhận định này là đúng.
- Vì xung đột pháp luật là hiện tượng mà 2 hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau
cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Mà chỉ TPQT mới điều chỉnh các quan hệ xã hội đặc thù là những quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài và do có sự khác nhau trong hệ thống pháp luật khi giải
quyết vấn đề cụ thể nên nội dung trong pháp luật các nước khi điều chỉnh về cùng
1 vấn đề thì khác nhau nên xuất hiện hiện tượng xung đột pháp luật trong TPQT.
Câu 2: Xung đột pháp luật có xảy ra trong hệ thống pháp luật của một quốc gia hay
không?
- Xung đột pháp luật có thể xảy ra giữa các tiểu bang trong 1 nhà nước liên bang,
hoặc xảy ra đối với những vùng lãnh thổ đặc biệt trong nhà nước không phải liên
bang.
Câu 3: Chứng minh phương pháp xung đột là phương pháp giải quyết xung đột
pháp luật hiệu quả.
- Vì phương pháp xung đột là một phương pháp đặc thù của TPQT. Phương pháp
này sẽ sử dụng các quy phạm xung đột không trực tiếp điều chỉnh quyền và nghĩa
vụ của các chủ thể tham gia quan hệ mà đưa ra các nguyên tắc để xác định hệ
thống pháp luật phù hợp, bên cạnh đó quy phạm xung đột còn có chức năng dẫn
chiếu đến pháp luật của các quốc gia nhất định.
Câu 4: Xung đột pháp luật có xảy ra trong tất cả các quan hệ của Tư pháp quốc tế
hay không?
- Xung đột pháp luật chỉ xảy ra trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, còn
quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài sẽ không phát sinh hiện tượng xung
đột pháp luật. Vì quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc lĩnh vực công
nên quốc gia từ chối áp dụng hệ thống pháp luật nước ngoài.
Câu 5: Anh/chị hãy trình bày chế tài của hiện tượng lẩn tránh pháp luật.
Câu 6: Vì sao có hiện tượng xung đột pháp luật trong Tư pháp quốc tế.
- Do xuất phát từ tính chất đặc thù của các quan hệ xã hội do TPQT điều chỉnh là
những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Do có sự khác nhau trong hệ thống pháp luật khi giải quyết vấn đề cụ thể vì nội
dung trong pháp luật của các nước khi điều chỉnh về cùng một vấn đề thì khác
nhau.
Câu 7: Chứng minh quy phạm xung đột là quy phạm đặc thù của Tư pháp quốc tế.
- Vì ngoài TPQT ra, không còn một ngành luật khác sử dụng quy phạm xung đột.
Do TPQT là ngành luật trung gian, nếu quy định điều chỉnh một cách trực tiếp như
quy phạm thực chất thì sẽ không phù hợp với nhiều trường hợp.
Câu 8: Khi các hệ thống pháp luật quy định khác nhau thì sẽ có phát sinh xung đột
pháp luật hay không? Vì sao?
- Khi các pháp luật quy định khác nhau nhưng các quy định đó phải được áp dụng
để điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì mới phát sinh hiện
tượng xung đột pháp luật. Còn nếu các quy định khác nhau đó nhưng được áp
dụng để điều chỉnh quan hệ hình sự hay hành chính có yếu tố nước ngoài thì
không phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật.
Câu 16: Khi pháp luật dẫn chiếu có nhiều hơn một hệ thống pháp luật thì áp dụng
pháp luật như thế nào?
- Theo Điều 669 BLDS 2015, trường hợp pháp luật của nước có nhiều hệ thống
pháp luật được dẫn chiếu đến thì pháp luật áp dụng được xác định theo nguyên tắc
do pháp luật nước đó quy định.
Câu 17: Phân tích vai trò của Lex Fori trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự
có yếu tố nước ngoài
- Được áp dụng như một nguyên tắc đương nhiên để điều chỉnh các quan hệ tố
tụng liên quan vụ việc
- Đối với quan hệ nội dung
+ Có hệ thuộc luật Toà án dẫn chiếu đến
+ Có hệ thuộc luật khác dẫn chiếu đến nhưng dẫn đến cùng một hệ quả với hệ
thuộc luật Toà án
+ Trong những trường hợp pháp luật nước ngoài không được áp dụng thì
luật toà án được áp dụng như một nguyên tắc thay thế
Câu 18: Tại sao phải giải quyết xung đột pháp luật?
Câu 19: Hệ thuộc luật là gì?
- Hệ thuộc luật là một bộ phận của các quy phạm xung đột. Phần hệ thuộc luật chứa
đựng các nguyên tắc xác định pháp luật (chứa đựng các kiểu hệ thuộc luật).
Câu 20: Phân tích phạm vi áp dụng của hệ thuộc luật nhân thân.
- Giải quyết các quan hệ nhân thân (đa số) và quan hệ tài sản. Vì kiểu hệ thuộc luật
nhân thân là nguyên tắc áp dụng pháp luật dựa vào dấu hiệu nhân thân của đương
sự, và dấu hiệu nhân thân gồm: nơi có quốc tịch và nơi cư trú. Do đó, các dấu hiệu
nhân thân này để giải quyết các quan hệ nhân thân và một số quan hệ tài sản
nhưng có liên quan đến nhân thân.
Câu 21: Nêu các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài và các trường hợp
không áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam
- Đối với các vấn đề dân sự có yếu tố nước ngoài về vấn đề tố tụng, Tòa án VN chỉ
áp dụng các quy định pháp luật tố tụng VN.
- Đối với các vấn đề dân sự có yếu tố nước ngoài về vấn đề nội dung, Tòa án VN
chỉ có quyền áp dụng pháp luật VN để điều chỉnh nội dung vụ việc trong trường
hợp có hệ thuộc luật TA dẫn chiếu đến (trừ một số trường hợp ngoại lệ). Ngoài ra,
Tòa án VN có quyền áp dụng pháp luật VN khi có hệ thuộc luật khác nhưng vẫn
dẫn chiếu đến pháp luật VN và trong trường hợp không còn pháp luật nước ngoài
nào được áp dụng nên Tòa án áp dụng pháp luật VN như là một biện pháp thay
thế.
Áp dụng PLNN trong trường hợp:
- Quy phạm xung đột trong ĐƯQT mà VN là thành viên dẫn chiếu
- Quy phạm xung đột trong pháp luật VN dẫn chiếu
- Các bên thoả thuận lựa chọn và thoả mãn điều kiện chọn luật
Không áp dụng PLNN trong trường hợp: Điều 670 BLDS 2015
Câu 22: Hãy cho biết trong những trường hợp nào Tòa án VN cần phải áp dụng
pháp luật nước ngoài khi giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Các trường hợp Tòa án VN cần phải áp dụng pháp luật nước ngoài khi giải quyết
các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài:
+ Quy phạm xung đột trong Điều ước quốc tế mà VN là thành viên dẫn chiếu
+ Quy phạm xung đột trong pháp luật VN dẫn chiếu
+ Các bên thỏa thuận lựa chọn và thỏa mãn điều kiện chọn luật
Câu 23: Hãy trình bày điều kiện để pháp luật nước ngoài được áp dụng tại VN và
hãy đánh giá về những quy định này.
- Điều kiện để pháp luật nước ngoài được áp dụng tại VN:
+ Trong trường hợp:
 Quy phạm xung đột trong Điều ước quốc tế mà VN là thành viên dẫn chiếu
 Quy phạm xung đột trong pháp luật VN dẫn chiếu
 Các bên thỏa thuận lựa chọn và thỏa mãn điều kiện chọn luật
+ Và hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài không trái với nguyên tắc cơ
bản của pháp luật VN (Điều 670)
- Các điều kiện trên được quy định hợp lý, vì
Câu 24: Khi áp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài, TA cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc nào? Vì sao?
SLIDE
Câu 25: Theo pháp luật VN, ai là chủ thể có nghĩa vụ phải xác định nội dung pháp
luật nước ngoài? Theo anh/chị quy định này phù hợp hay không?
- Theo Điều 667, trường hợp pháp luật nước ngoài được áp dụng nhưng có cách
hiểu khác nhau thì việc áp dụng phải theo sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền
tại nước đó.
- Vậy chủ thể có nghĩa vụ xác định nội dung pháp luật nước ngoài là cơ quan có
thẩm quyền tại nước đó. Quy định này là phù hợp vì cơ quan có thẩm quyền tại
nước đó là chủ thể theo dõi vụ việc và cũng có thẩm quyền cũng như chuyên môn
nên việc áp dụng sẽ dễ dàng và hợp lý hơn.
Câu 26: Khi TA VN áp dụng pháp luật nước ngoài, những vấn đề pháp lý nào có thể
phát sinh?
- Khi TA VN áp dụng pháp luật nước ngoài, những vấn đề pháp lý có thể phát sinh:
+ Bảo lưu trật tự công cộng
+ Dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba.
Câu 27: Anh chị hiểu thế nào về “trật tự công cộng”? Mục đích của việc bảo lưu trật
tự công cộng là gì?
- Trật tự công cộng là hệ thống các quan hệ xã hội được hình thành và điều chỉnh
bởi các quy định của pháp luật và nội quy, quy tắc về trật tự chung, an toàn chung
mà đòi hỏi mọi thành viên của xã hội phải tuân theo những quy định đó nhằm đảm
bảo cho cuộc sống, lao động, sinh hoạt bình thường của mọi người trong xã hội.
- Mục đích của việc bảo lưu trật tự công cộng là để bảo vệ các nguyên tắc cơ bản
của pháp luật Việt Nam.
Câu 28: Pháp luật VN quy định như thế nào về hiện tượng dẫn chiếu ngược trở lại
và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba?
- Trường hợp dẫn chiếu ngược trở lại: trong khoản 3 Điều 759 BLDS 2005 có quy
định về hiện tượng dẫn chiếu ngược trở lại nhưng hiện nay trong BLDS 2015
không còn quy định về hiện tượng này.
- Theo khoản 3 Điều 668 BLDS 2015, trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật của nước
thứ ba thì quy định của pháp luật nước thứ ba về quyền, nghĩa vụ của các bên tham
gia quan hệ dân sự được áp dụng.
Câu 29: Theo anh/chị, có nên thừa nhận hiện tượng dẫn chiếu ngược trở lại và dẫn
chiếu đến pháp luật của nước thứ ba hay không? Vì sao?
- Theo nhóm, không nên thừa nhận hiện tượng dẫn chiếu ngược trở lại và dẫn chiếu
đến pháp luật của nước thứ ba.
- Vì hai hiện tượng này có thể dẫn đến việc tốn thời gian trong giải quyết các quan
hệ, bên cạnh đó

You might also like