You are on page 1of 4

CHƯƠNG 2:

I. CÂU HỎI TỰ LUẬN

4. Anh (chị) hãy trình bày chế tài của hiện tượng lẩn tránh pháp luật

Lẩn tránh pháp luật là thủ đoạn của đương sự để lẩn tránh khỏi sự chi phối của hệ
thống pháp luật lẽ ra phải được áp dụng và lường sự dẫn chiếu của quy phạm pháp
luật xung đột đến hệ thống pháp luật khác có lợi cho mình.

Hầu hết các nước trên thế giới đều xem đây là hiện tượng không bình thường và đều
hạn chế hoặc ngăn cấm. Biện pháp để ngăn cấm, hạn chế ở các nước cũng khác nhau.

- Ở Pháp: Tòa án không chấp nhận việc “lẩn tránh pháp luật”và ở Pháp đã hình
thành nguyên tắc pháp luật là mọi hành vi, mọi hợp đồng ký kết mà “lẩn tránh
pháp luật” đều bị coi là bất hợp pháp.
- Ở Anh - Mỹ: nếu các hợp đồng giữa các bên ký kết mà “lẩn tránh pháp luật” của
các nước này, sẽ bị Tòa án hủy bỏ.
- Ở Nga: Điều 48 BLDS Cộng hòa liên bang Nga quy định: “Các hợp đồng ký kết
nhằm lẩn tránh pháp luật bị coi là vô hiệu”.
- Ở Bồ Đào Nha: Điều 21 BLDS Bồ Đào Nha quy định: “Trong quá trình áp dụng
quy phạm xung đột pháp luật, coi như không có giá trị pháp lý những hoàn cảnh
pháp lý được thiết lập với mục đích tránh áp dụng pháp luật thông thường được
chỉ định để điều chỉnh”.
- Ở Rumani: Điểm b Điều 8 Luật Rumani ngày 22/9/1992 về quan hệ có yếu tố
nước ngoài, “áp dụng pháp luật nước ngoài bị gạt bỏ khi nó được chỉ dẫn do lẩn
tránh pháp luật. Khi pháp luật nước ngoài bị gạt bỏ, pháp luật Rumani được áp
dụng”.
- Ở Tuynidi: Điều 30 Bộ luật Tư pháp quốc tế Tuy-ni-di (1998), “lẩn tránh pháp
luật được hình thành bởi thay đổi giả tạo bộ phận của quy phạm xung đột pháp
luật liên quan đến hoàn cảnh pháp lý thực tiễn với mục đích tránh pháp luật Tuy-
ni-di hoặc pháp luật nước ngoài được chỉ định điều chỉnh bởi quy phạm xung đột
thông thường được áp dụng. Khi điều kiện của lẩn tránh pháp luật được thỏa mãn,
sự thay đổi thành phần của quy phạm xung đột không được sử dụng”

Ở nước ta, hiện tượng “lẩn tránh pháp luật” trong tư pháp quốc tế hầu như chưa có,
nhưng trong các văn bản pháp luật đã ban hành từng có những quy định cấm các
trường hợp lẩn tránh. Ví dụ: Theo khoản 4 Điều 6 Pháp lệnh về Hôn nhân và gia đình
giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài năm 1993, thì “Việc kết hôn của công
dân Việt Nam với người nước ngoài được tiến hành ở nước ngoài và tuân theo pháp
luật nước đó về nghi thức kết hôn thì được công nhận tại Việt Nam, trừ trường hợp
việc kết hôn đó có ý định rõ ràng là để lẩn tránh các quy định của pháp luật Việt Nam
về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn”. Phân tích quy định này chúng ta thấy, Nhà
nước Việt Nam thừa nhận giá trị pháp lý của việc kết hôn tiến hành ở nước ngoài, nếu
như việc kết hôn đó tiến hành đúng theo các quy định của pháp luật, không lẩn tránh
pháp luật Việt Nam để hướng đến một hệ thống pháp luật khác có lợi hơn. Như vậy,
pháp luật Việt Nam cũng đã thể hiện rõ quan điểm không chấp nhận hiện tượng lẩn
tránh pháp luật.

Tuy nhiên, quy định này chỉ giới hạn ở lĩnh vực kết hôn có yếu tố nước ngoài. Thêm
vào đó, nó cũng chưa nói rõ hậu quả của việc “lẩn tránh” sẽ như thế nào và việc xử lý
sẽ tiến hành theo pháp luật nước nào. Đến nay, điều khoản cũng không còn hiệu lực
(Pháp lệnh này đã bị thay thế bởi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, có hiệu lực từ
ngày 01/01/2001). Vì vậy, có thể kết luận đến thời điểm này, chúng ta chưa có một cơ
sở pháp lý chung để xử lý hiện tượng “lẩn tránh pháp luật” trong quan hệ có yếu tố
nước ngoài.

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG, SAI VÀ GIẢI THÍCH TẠI SAO

10. Phương pháp xung đột là phương pháp giải quyết xung đột pháp luật một
cách trực tiếp.

Nhận định sai.

Phương pháp xung đột được hình thành và xây dựng trên nền tảng hệ thống các quy
phạm xung đột của quốc gia (kể cả các quy phạm xung đột trong các điều ước quốc tế
mà quốc gia đó là thành viên). Điều này có nghĩa là cơ quan có thẩm quyển giải quyết
phải chọn pháp luật của nước này hay nước kia có liên đới tới các yếu tố nước ngoài
để xác định quyền và nghĩa vụ giữa các bên đương sự. Phương pháp xung đột chỉ đưa
ra các nguyên tắc để xác định hệ thống pháp luật cần áp dụng để giải quyết các quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, nó không giải quyết nội dung, quyền nghĩa vụ của
quan hệ mà chỉ ra hệ thống pháp luật cần áp dụng. Còn việc giải quyết quan hệ sẽ căn
cứ vào hệ thống pháp luật mà nó dẫn chiếu đến.

Do đó, phương pháp xung đột sẽ không giải quyết xung đột pháp luật một cách trực
tiếp.

11. Chỉ khi nào quy phạm xung đột được áp dụng thì mới có xung đột pháp luật
phát sinh.

Nhận định này sai.


Như vậy, quy phạm xung đột là quy phạm ấn định luật pháp nước nào cần phải áp
dụng để giải quyết quan hê pháp luật dân sự có yếu tô nước ngoài trong một tình
huống thực tế.

Xung đột pháp luật là hiện tượng pháp lý trong đó hai hay nhiều hệ thống pháp luật
cùng tham gia vào điều chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế mà nội dung điều chỉnh
trong mỗi hệ thống pháp luật sự khác nhau.

Xung đột pháp luật phát sinh khi có đủ 2 điều kiện sau:

- Phải có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh trên thực tế cần điều chỉnh.
- Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan.

Do đó, chỉ cần đáp ứng đủ 2 điều kiện trên, xung đột pháp luật chính thức phát sinh
chứ không phải chỉ khi quy phạm xung đột được áp dụng (nghĩa là ấn định được pháp
luật nước nào dùng để giải quyết xung đột trên) thì mới có xung đột pháp luật phát
sinh.

12. Tòa án Việt Nam chỉ áp dụng pháp luật nước ngoài khi có ít nhất một trong
các đương sự là người nước ngoài.

Nhận định sai.

Theo điểm a khoản 2 Điều 464 BLTTDS 2015, có ít nhất một trong các bên tham gia
là cá nhân nước ngoài trong một vụ việc dân sự thì vụ việc đó được xem là vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài.

Căn cứ Điều 469 BLTTDS 2015, nếu vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc quy
định tại khoản 1 Điều này sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam và sẽ
được dẫn chiếu đến chương III của Bộ luật này để xác định thẩm quyền cụ thể. Hay
theo khoản 1 Điều 470 BLTTDS 2015, các trường hợp quy định tại điều khoản này sẽ
thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam.

Lúc này, Tòa án có thể áp dụng BLTTDS Việt Nam 2015 để giải quyết vụ việc dân sự
có yếu tố nước ngoài, cụ thể trong trường hợp này là giải quyết vụ việc khi có ít nhất
một trong các đương sự là người nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 2
BLTTDS 2015.

Như vậy, Tòa án Việt Nam không phải chỉ được áp dụng pháp luật nước ngoài khi có
ít nhất một trong các đương sự là người nước ngoài mà vẫn có thể áp dụng pháp luật
Việt Nam trong một số trường hợp được quy định cụ thể như trên.

You might also like