You are on page 1of 15

CÂU HỎI

MÔN LUẬT NGÂN HÀNG


Số tín chỉ: 02 ( 30 tiết)

CHƯƠNG 1: Những vấn đề lý luận chung về ngân hàng và pháp luật ngân hàng
I. CÂU HỎI TỰ LUẬN:

1. Phân tích các tiền đề xuất hiện hoạt động ngân hàng? Nhận xét các hoạt động ngân hàng
hiện nay so với hoạt động ngân hàng sơ khai.
2. So sánh quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng trên thế giới và Việt Nam?
Nhận xét.
3. Thế nào là hệ thống ngân hàng hai cấp? Đặc điểm của hệ thống ngân hàng hai cấp.
4. So sánh hệ thống ngân hàng một cấp và hệ thống ngân hàng hai cấp. Rút ra ưu và nhược
điểm.
5. Hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 1951 đến năm 1988 là hệ thống ngân hàng mấy
cấp? Tại sao mô hình này lại hoạt động hiệu quả trong giai đoạn này?
6. Khái niệm hoạt động ngân hàng? Phân tích các đặc điểm của hoạt động ngân hàng?
7. Chủ thể thực hiện hoạt động ngân hàng? NHNNVN có kinh doanh tiền tệ hay không?
8. Tại sao nói hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện?
9. Điểm khác nhau cơ bản giữa hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác là
gì? Nhận xét về điểm khác nhau này?
10. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng xuất phát từ đâu? Pháp luật ngân hàng Việt Nam hiện
nay quy định như thế nào để hạn chế rủi ro này?
11. Theo anh (chị), trong các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng thì loại rủi ro nào là
thường xuyên hay gặp nhất? Anh (chị) có kiến nghị gì về vấn đề này đối với pháp luật
ngân hàng Việt Nam hiện nay?
12. Có nhận xét: “ Hầu hết các cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội, chính trị đều xuất phát từ
tâm điểm là cuộc khủng hoảng tài chính”. Anh ( chị) có bình luận gì về nhận xét trên?
Cho ví dụ thực tiễn.
13. Khái niệm luật ngân hàng? Khái niệm, phân loại đối tượng điều chỉnh luật ngân hàng?
Anh ( chị) có nhận xét gì về đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng?
14. Nguồn điều chỉnh của luật ngân hàng là gì? Nhận xét về nguồn điều chỉnh của luật ngân
hàng hiện nay ở Việt Nam?
15. Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật ngân hàng phải thoả mãn điều kiện gì?
Nhận xét về các chủ thể này (phân loại, điều kiện).
II. CÂU NHẬN ĐỊNH:

1) Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng ở Việt Nam là kết quả tất yếu của sự phát
triển kinh tế.
Đúng. Dưới chế độ phong kiến, nhu cầu và điều kiện để hoạt động ngân hàng không tồn
tại. Giai đoạn Pháp thuộc, sau khi xâm chiếm Việt Nam thì chính phủ pháp đã thành lập
ngân hàng Đông Dương. Sau cách mạng tháng tám đứng trước tình hình tài chính kiệt
quệ và lạm pháp do ngân hàng đông dương gây ra, chính phủ Việt nam dân chủ công hòa
đã chủ trương phát hành tiền việt nam xây dựng một nền tài chính tiền tệ độc lập. Đảng
và chính phủ đã nhận thấy vài trò uqan trọng của hệ thống tài chính ngân hàng trong quá
trình đổi mới và phát triển hệ thống nền kinh tế nên đã đổi mới hệ thống ngân hàng qua
các giiai đoạn.
2) Tiền đề cho sự xuất hiện hoạt động ngân hàng là hoạt động gửi giữ tiền.
Sai.
3) Hệ thống ngân hàng một cấp là hệ thống ngân hàng trong đó các ngân hàng vừa phát
hành tiền vừa thực hiện hoạt động kinh doanh.
Đúng. Hệ thống ngân hàng này thuộc sở hữu tư nhân tức do các gia đình cá nhân nhóm
các thương nhân tự bỏ vốn thành lập và quản lí. Lĩnh vực kinh doanh trong giai đoạn này
không hạn chế phụ thuộc vào khả năng của mình, mỗi ngân hàng có thể thực hiện một
hoặc toàn bộ các hoạt động ngân hàng như huy động vốn cho vay kinh doanh ngoại tệ
vàng kim loại quý kể cả hoạt độngg phát hành các chứng thư dung thanh toán thay tiền.
Chưa có sự can thiệp của nhà nước trong quản lí của nhà nước và pháp luật.
4) NHNNVN chỉ tham gia vào pháp luật ngân hàng với tư cách là chủ thể mang quyền lực
nhà nước
CSPL: Khoản 3 Điều 2 LNHNNVN 2010
Sai. NHNNVN chỉ tham gia vào quan hệ pháp luật ngân hàng với tư cách là chủ thể
mang quyền lực nhà nước.thực hiện chức năng quản lí nhà nước về tiền tệ, hoạt động
ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương về phát hành
tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho chính phủ.
5) Nguồn của Luật ngân hàng là các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành.

Nhận định: Sai


Nguồn của Luật ngân hàng gồm: Hiến pháp, luật, bộ luật, điều ước quốc tế, các văn bản
dưới luật, tập quán quốc tế, thông lệ quốc tế. Vậy nên nguồn của luật ngân hàng không
chỉ là các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành mà còn còn có các điều ước
quốc tế, tập quán quốc tế và thông lệ quốc tế
CSPL: Khoản 4 điều 3 Luật các tổ chức tín dụng
6) Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện.
Nhận định: Đúng
Hoạt động ngân hàng là hoạt động mang tính rủi ro cao, có thể đến từ người gửi khi người
thanh toán dịch vụ đặt ra ra để điều kiện để đảm bảo hoạt động của ngân hàng.
Ví dụ: Điều kiện về vốn, người lãnh đạo điều hành,...
CSPL: Luật các tổ chức tín dụng Điều 20
7) Cá nhân muốn tham gia QHPL ngân hàng phải từ đủ 18 tuổi.
Sai. Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN  thì ngân hàng được xem xét, quyết
định cho vay khi khách hàng là cá nhân có đủ các điều kiện sau đây:

- Từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;

Hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo
quy định của pháp luật.

- Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.

- Có phương án sử dụng vốn khả thi.

- Có khả năng tài chính để trả nợ.

- Trường hợp khách hàng vay vốn của ngân hàng theo lãi suất cho vay do các bên tự thỏa thuận,
thì khách hàng được ngân hàng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.

Ngoài ra, việc vay vốn còn phải tuân thủ các quy định, quy chế cho vay nôi bộ của các ngân
hàng (các quy định, quy chế này không trái với quy định của pháp luật).

Mặt khác,  theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 thì người từ đủ 15 tuổi đến
chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến
bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được
người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì người từ đủ 15 tuổi trở lên năng lực hành
vi dân sự đầy đủ thuộc đối tượng được vay vốn tại các ngân hàng khi đáp ứng đủ các điều kiện
vay vốn còn lại (kể trên). Đối với giao dịch vay vốn giữa người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
mà có liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký thì phải được người đại diện theo pháp
luật đồng ý.

8) NHNNVN được phép kinh doanh tiền tệ.


Sai. Trong quy định của Luật NHNNVN không có quy định rằng NHNNVN được phép
kinh doanh tiền tệ. NHNNVN có chức năng thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
NHNNVN mang 2 chức nang cơ bản là quản lí và là ngân hàng trung ương mà không có
hoạt động nào mang tính chất kinh doanh. Hoạt động nghiệp vụ của NHNNVN nếu có
mang lại nguồn thu cũng không vì mục đích kinh doanh mà đứng trên lợi ích của cả nền
kinh tế.
9) Đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng có thể là đối tượng điều chỉnh của các luật khác.
Sai. Các quan hệ xã hội do mỗi ngành luật điều chỉnh không tồn tại một cách riêng lẻ độc
lập mà luôn có sự đan xen tương tác lẫn nhau. Các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh
vực ngân hàng và hoạt động ngân hàng là đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng trong
một số trường hợp chúng còn là đối tượng điều chỉnh của các ngành luật khác như luật
dân sự, ,luật thương mại, luật hành chính và đặc biệt là luật tài chính.

CHƯƠNG 2: Địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam I.
CÂU HỎI TỰ LUẬN:
1) Anh (chị) hãy lý giải tại sao Việt Nam lại chọn mô hình NHTƯ là cơ quan ngang bộ của
Chính phủ.(không thuộc Quốc hội hay Bộ Tài chính).

2) Tại sao pháp luật ngân hàng Việt Nam lại quy định: “NHNNVN là một pháp nhân”. Hãy
chứng minh?

3) Tại sao ngoài việc quản lý tổ chức và hoạt động của các TCTD, NHNNVN còn quản lý việc
vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp khác?

4) Chứng minh NHNNVN là ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.

5) Trình bày cơ cấu tổ chức, lãnh đạo, điều hành NHNNVN. Hội đồng chính sách tiền tệ quốc
gia có phải là một bộ phận thuộc NHNN hay không? Chức năng của cơ quan này?

6) Có ý kiến cho rằng: Việc quy định thành lập chi nhánh NHNNVN ở mỗi tỉnh, thành phố như
hiện nay là không cần thiết, làm cho bộ máy quản lý hành chính cồng kềnh, hoạt động kém hiệu
quả. Anh (chị) có đồng ý với quan điểm trên hay không? Giải thích?

7) Anh (chị) có nhận xét gì về vị trí pháp lý và vai trò của NHNNVN hiện nay? Có ý kiến cho
rằng nên nâng cao hơn nữa vị thế và tính độc lập của NHNN trong bộ máy nhà nướC ta hiện nay
để NHNN có thể phát huy tích cực hiệu quả hoạt động của mình. Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ
của mình?

8) NHNNVN có được phép tiến hành hoạt động ngân hàng không? Tại sao? Lợi nhuận có
được xử lí như thế nào?

9) Chính sách tiền tệ quốc gia là gì? Việc thực hiện chính sách tiền tệ này như thế nào? Bằng
hiểu biết của mình, anh (chị) hãy cho ví dụ thực tiễn.

10) Tái cấp vốn là gì? Cách thức vận hành công cụ này thế nào ? Thực tế việc sử dụng công cụ
này hiện nay ?

12) Khái niệm lãi suất ? Hiện nay NHNN sử dụng công cụ lãi suất để điều tiết nền kinh tế như
thế nào ?

13) Lãi suất cơ bản là gì ? Ý nghĩa của lãi suất cơ bản ? Có ý kiến cho rằng nên bỏ quy định về
lãi suất cơ bản vì nó hạn chế quyền tự do kinh doanh của các TCTD. Anh (chị) có suy nghĩ gì về
vấn đề này ?

14) Dự trữ bắt buộc là gì ? Tại sao NHNN lại quy định các TCTD phải dự trữ bắt buộc ? Việc
quy định dự trữ bắt buộc như thế nào ? Cách thức vận hành công cụ này ? Thực tế việc sử dụng
công cụ này ?

15) Hiểu thế nào là tỷ giá hối đoái ? Tỷ giá được hình thành như thế nào ? NHNN sử dụng công
cụ tỷ giá như thế nào, nhằm mục đích gì ?
16) Theo anh(chị), tỷ giá hiện nay ở nước ta đã phản ánh đúng thực tế giá trị đồng tiền Việt
Nam hay chưa ? Nếu chưa thì tại sao ?

17) Khái niệm nghiệp vụ thị trường mở (theo luật NHNNVN đã sửa đổi, bổ sung)? So sánh với
khái niệm cũ(luật chưa sửa đổi). Rút ra nhận xét và lý giải tại sao quy định này lại được sửa đổi.

18) Cách thức vận hành công cụ nghiệp vụ thị trường mở như thế nào ? Ưu và nhược điểm của
công cụ này, từ đó rút ra nhận xét về công cụ này so với các công cụ thực hiện CSTT khác.

19) Trình bày hoạt động phát hành tiền của NHNNVN. Khi nào NHNN phát hành tiền ? Nguyên
tắc phát hành tiền ?

20) NHNNVN phát hành tiền qua những phương thức nào ? Ưu và nhược điểm từng phương
thức phát hành ?
21) Hoạt động tín dụng của NHNN khác gì với hoạt động tín dụng của các TCTD ? Lý do dẫn
đến sự khác biệt đó ?

22) Trình bày các phương thức hoạt động tín dụng của NHNN ? So sánh phương thức tái cấp
vốn với phương thức cho vay cứu cánh ( cho vay nhằm phục hồi khả năng thanh toán).

24) Tại sao NHNN lại không bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân thông thường vay vốn trừ trường
hợp bảo lãnh cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ
?

25)Việc quy định NHNN chỉ bảo lãnh cho các tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo chỉ định
của Thủ tướng Chính phủ nhưng lại không bảo lãnh cho các tổ chức thông thường vay vốn nước
ngoài phải chăng đã tạo nên sự phân biệt đối xử giữa các tổ chức này ? (đều là doanh nghiệp).

26) Tại sao NHNN lại phải quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối ? Việc quản lý được thực
hiện như thế nào ?

II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH:

1) NHNNVN là cơ quan duy nhất được quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng
cho các TCTD.
Đúng. Khoản 9 Điều 4 quy định nhiệm vụ quyền hạn của NHNNVN
2) Chủ tịch Hiệp hội ngân hàng có thẩm quyền quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền
tệ ngân hàng.
Sai. Theo Điều 53, 54 NĐ 88/2019 thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
tiền tệ ngân hàng không có Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng.
3) Mọi TCTD đều được phép vay vốn từ NHNN dưới hình thức tái cấp vốn
Sai. Không phải mọi TCTD đều được vay Tái cấp vốn của NHNN mà chỉ những TCTD nào
rơi vào tình trạng tạm thời thiếu hụt vốn và phải không được rơi vào tình trạng bị kiểm soát
đặc biệt. Mục đích NHNN cho vay tái cấp vốn là để các TCTD phục hồi khả năng chi trả và
hổ trợ phát triển kinh tế.
Điều 11 Luật NHNNVN
4) NHNN là cơ quan quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ.
Sai. NHNNVN là cơ quan quản lí hoạt động vay trả nợ nước ngoài đối với những khoản nơ
của daonh nghiệp TCTD hoạt động ngoại hối điều hòa cán cân thanh toán quốc tế.
Khoản 19 Điều 4 Luật NHNNVN
5) NHNN phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần chênh lệch thu chi tài chính của
mình.
Sai. NHNNVN không là doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp.
6) Bộ tài chính là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty tài
chính, công ty cho thuê tài chính.
Sai. Công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được
quy định tại khaonr 4 điều 4 Luật CTCTD.
Và theo khoản 9 Điều 4 luật NHNNVN thì NHNNVN là chủ thể cấp giấy phép thành lập cho các
TCTD.
Điều 18 Luật CTCTD
7) NHNNVN là cơ quan trực thuộc Quốc Hội.
Sai. NHNNVN là cơ quan ngang bộ của Chính phủ.
CSPL: khoản 1 Điều 2 Luật NHNNVN
8) Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một pháp nhân.
Sai. Chi nhánh NHNN&PTNT ko phải là một pháp nhân mà phải là NHNN&PTNT.
CSPL: Điều 92 BLDS 2015

“3. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần
chức năng của pháp nhân, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền.

4. Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân. Người đứng đầu văn phòng đại diện,
chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được uỷ
quyền”.

9) Thống đốc ngân hàng là thành viên của Chính phủ.


Đúng. Trên cơ sở đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Quốc hội sẽ phê chuẩn chức danh Thông
đốc NHNN chủ tịch nước tiến hành bổ nhiệm miễn nhiệm cắt chức. Như vậy NHNNVN tổ chức
theo chế độ một thủ trưởng.
CSPL: Khoản 1 Điều 8 Luật NHNNVN
10) NHNNVN chỉ cho TCTD là ngân hàng vay vốn.
Sai. NHNNVN còn tạm ứng cho ngân sách trung ương để xử lí thiếu hụt tạm thời của quỷ
ngân sách nhà nước
CSPL: Điều 26
11) NHNNVN bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn khi có chỉ định của Thủ tướng Chính
phủ.
Sai. NHNNVN không bảo lãnh cho các tổ chức cá nhân vay vốn trừ trường hợp bảo lãnh cho tổ
chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
CSPL: Điều 25
12) NHNN cho NSNN vay khi ngân sách bị thiếu hụt do bội chi.
Sai. NHNN chỉ tạm ứng cho ngân sách nhà nước để xử lí thiếu hụt tạm thời quỹ NSNN . Khoản
tạm ứng này phải được hoàn trả trong năm ngân sách.
Còn thiếu hụt do bội chi là sau khi tổng kết năm ngân sách thì các khoản NSNN chi ra nhiều hơn
NSNN thu vào, mà bản chất của hoạt động tín dụng của NHNN là việc NHNN sử dụng các
nguồn vốn để thỏa thuận cho TCTD Chính phủ sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn
trả nếu trong trường hợp này mà NHNN cho NSNN vay thì đã tổng kết năm sẽ không có tiền để
hoàn trả lại cho NHNN nữa.
Điều 26
13) Mọi tổ chức thực hiện hoạt động ngân hàng đều phải thực hiện dự trữ bắt buộc.
Sai. Dự trữ bắt buộc là số tiền mà TCTD phải gửi tại NHNN để thực hiện chính sách tiền tệ quốc
gia. NHNN quy định tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình TCTD và từng loại tiền gửi tại
mỗi TCTD.
Dự trữ bắt buộc đối với NH chính sách là 0%
Thông tư 30/2019/TT-NHNN dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài
14) Hội đồng chính sách tiền tệ quốc gia là đơn vị trực thuộc NHNNVN.
Sai. Hội đồng chính sách tiền tệ quốc gia là cơ quan thuộc Chính phủ.
15) Mọi TCTD đều được phép thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Sai. Chỉ những TCTD được cấp phép kinh doanh ngoại tệ mới được quyền kinh doanh ngoại tệ
gồm ngân hàng, TCTD phi ngân hàng (khoản 1 Điều 2 TT 15/2015/TT-NHNN)
CHƯƠNG III : Địa vị pháp lý của các tổ chức tín dụng
I. CÂU HỎI TỰ LUẬN :

1. Thế nào là kiểm soát đặc biệt. Việc đặt các TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt có ý
nghĩa gì?
2. Bằng những quy định của pháp luật ngân hàng Việt Nam, hãy chứng minh một trong các
mục tiêu của pháp luật ngân hàng là bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền.
3. Hiểu thế nào là TCTD ? So sánh TCTD với các tổ chức kinh doanh khác. Tại sao TCTD
lại thường được thành lập dưới hình thức là công ty cổ phần ?
4. Hiểu thế nào là TCTD nước ngoài ? TCTD nước ngoài muốn thực hiện hoạt động ngân
hàng tại Việt Nam có thể được thành lập dưới hình thức nào ?
5. So sánh TCTD ngân hàng và TCTD phi ngân hàng ? Lý giải sự khác biệt đó.
6. Đối tượng nào bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt ? TCTD nước ngoài khi lâm vào
tình trạng kiểm soát đặc biệt có được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt hay không ?
7. Trình bày trình tự tiến hành kiểm soát đặc biệt. Kết thúc thời hạn kiểm soát đặc biệt mà
TCTD được áp dụng thủ tục không khôi phục lại tình trạng hoạt động bình thường thì
TCTD sẽ được xử lý như thế nào ?
8. Khi nào thì TCTD được coi là lâm vào tình trạng phá sản ? So sánh dấu hiệu lâm vào tình
trạng phá sản của TCTD với doanh nghiệp. Giải thích vì sao lại có sự khác biệt đó ?
9. Trình bày cơ cấu tổ chức, quản lý điều hành của một TCTD.
10. TCTD có thể huy động vốn thông qua những cách thức nào ? Trình bày từng cách thức
đó.
11. Vì sao TCTD phi ngân hàng lại không được huy động tiền gửi của cá nhân ?
12. Sự khác nhau giữa tiền gửi có kì hạn, không kì hạn và tiền gửi tiết kiệm là gì ? Vì sao
phải phân ra làm nhiều loại tiền gửi như vậy ?
13. Bảo hiểm tiền gửi là gì ? Pháp luật ngân hàng quy định ra sao về vấn đề này.(đối tượng
phải tham gia bảo hiểm, đối tượng được hưởng bảo hiểm, điều kiện hưởng bảo hiểm,
mức hưởng…)
14. So sánh hai phương thức huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có
giá. Theo anh(chị) phương thức huy động vốn nào hiệu quả hơn ? Vì sao ?
15. Thế nào là hoạt động cấp tín dụng của TCTD ? Trình bày các phương thức cấp tín dụng ?
16. Tại sao pháp luật ngân hàng lại quy định TCTD không được kinh doanh bất động sản ?
17. Tại sao TCTD chỉ được phép sử dụng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần
mà không được sử dụng vốn huy động ?

II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH:

1) Công ty cho thuê tài chính không được cho Giám đốc của chính công ty ấy thuê tài sản
dưới hình thức cho thuê tài chính.
Đúng. Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 126 Luật CTCTD
2) TCTD nước ngoài muốn hoạt động ngân hàng tại Việt nam chỉ được thành lập dưới hình
thức chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 89 Luật CTCTD
3) Chủ tịch HĐQT của TCTD này có thể tham gia điều hành TCTD khác.
Đúng. Khoản 1 Điều 34 LCTCTD Chủ tịch HĐQT của Qũy tín dụng nhân dân được đồng
thời là thành viên HĐQT của Ngân hàng hợp tác xã
4) Người gửi tiền phải là chủ thể đóng phí bảo hiểm tiền gửi.
Nhận định sai
Phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho
tổ chức bảo hiểm tiền gửi để bảo hiểm cho tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi tại
tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mà tổ chức tham gia BHTG là TCTD, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân phải tham gia BHTG trừ ngân
hàng chính sách. Người gửi tiền là khách hàng có tiền gửi tại các tổ chức tham gia
BHTG. Nên người gửi tiền không phải là chủ thể đóng phí BHTG
CSPL: Điều 6 và Khoản 2,5 Điều 4 Luật BHTG 2012
Tổ chức tham gia bhtg chứ ko phải người gửi tiền
5) Kiểm soát đặc biệt áp dụng đối với tổ chức khi mất khả năng thanh toán.
Sai. Khoản 1 Điều 145 Luật CTCTD
Điều 4, 5 TT11/2019
6) Người gửi tiền là thành viên HĐQT không được bảo hiểm theo chế độ tiền gửi.
sai
7) Bảo hiểm tiền gửi chỉ áp dụng cho TCTD có nhận tiền gửi.
8) TCTD không được kinh doanh bất động sản.
Đúng. Điều 132

9) Mọi tổ chức tín dụng đều được nhận tiền gửi không kì hạn của các cá nhân, hộ gia
đình.
Sai. Chỉ những TCTD nào được Luật cho quyền nhận tiền gửi không kì hạn của cá nhân
hộ gia đình mới được. Còn những TCTD được nhận tiền gửi dưới các hình thức khác
không phải là không kì hạn thì không được.
Khoản 13 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: “Nhận tiền gửi là hoạt
động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ
hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức
nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền
theo thỏa thuận.”
Điều 108 Luật CTCTD
10) TCTD chỉ được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần.
Sai. Điều 6 Luật TCTD thì TCTD được thành lập dưới CTCP, CTTNHH, HTX, …
11) Chỉ có Thống đốc NHNNVN mới có quyền ra quyết định đặt TCTD vào tình trạng kiểm
soát đặc biệt
Sai. Khoản 1 Điều 145 a Luât CTCTD: NHNNVN
Điều 6 TT11/2019 ngoài Thống Đốc NHNNVN còn có giám đốc ngân hàng chí nhánh
tỉnh thành phố trực thuộc trung ương
12) Ban kiểm soát đặc biệt được quyền yêu cầu NHNN cho tổ chức tín dụng vay khoản vay
đặc biệt
Khoản 6 Ddiều 146b, Điều 15 TT11/2019
13) Công ty tài chính không được mở tài khoản và cung cấp các dịch vụ thanh toán cho
khách hàng
Đúng. Điều 109 Luật CTCTD
14) Công ty cho thuê tài chính được quyền phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn.

Đúng. Khoản 2 Điều 112 luật ctctd,


15) TCTD được dùng vốn huy động được để góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp và của
tổ chức tín dụng khác theo quy định.
Sai. Phải dung vốn tự có
Chương 5: Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng
I. CÂU HỎI TỰ LUẬN
1) Hiểu thế nào là tín dụng? Quan hệ mua bán, bảo lãnh ngân hàng có phải là quan hệ tín
dụng không?Vì sao?
2) Tại sao trong các loại hình tín dụng thì TDNH là hình thức phổ biến và quan trọng nhất
hiện nay?
3) Chứng minh tín dụng ngân hang là một kênh truyền tải tác động của nhà nước đến các
mục tiêu kinh tế vĩ mô(giá cả, tạo công ăn việc làm và tăng trưởng kinh tế)
4) Tại sao nói hoạt động cho vay là một trong các hình thức cấp tín dụng? So sánh hoạt
động cho vay với các hình thức cấp tín dụng khác. Nêu rõ ưu điểm của phương thức cấp
tín dụng này.
5) Chứng minh bảo lãnh ngân hang là một hình thức cấp tín dụng có điều kiện.
6) Tại sao phải đề ra nguyên tắc cho vay? Phân tích các nguyên tắc này. Theo anh/chị
nguyên tắc nào quan trọng nhất? vì sao?
7) Lý giải tại sao khi bên đi vay trả tiền vay trước hạn thì thường bị phạt.
8) Vì sao pháp luật lại quy định giới hạn cho vay? Trường hợp nhu cầu vay vượt quá quy
định cho phép thì giải quyết thế nào?
9) Lý giải tại sao giới hạn cho vay của ngân hàng lại cao hơn phi ngân hang? Giới hạn
cho vay lại thấp giới hạn cho thuế tài chính?
10) Tại sao các đối tượng quy định tại điều 126 Luật các TCTD thì không được cấp tín dụng
mà các đối tượng quy định tại điều 127 chỉ bị hạn chế cấp tín dụng?
11) Vì sao tổ chức tín dụng không được cho vay trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu
của chính TCTD hoặc công ty con của tổ chức tín dụng.
12) Tại sao pháp luật quy định hợp đồng tín dụng là hợp đồng mẫu. Theo anh(chị) vấn đề này
có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên đi vay không? Giải thích?
13) Phân tích các điều kiện vay vốn? Dưới góc độ ngân hàng, theo anh/chị khi thẩm
định các điều kiện vay vốn nên chú ý điều kiện nào nhất? Vì sao?
14) Hình thức pháp lý của hợp đồng tín dụng? Tại sao pháp luật lại quy định như vậy?
15) Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng là loại tranh chấp gì?. Xác định thẩm quyền
của Tòa án giải quyết loại tranh chấp này.
16) Biện pháp bảo đảm tiền vay là gì? Ý nghĩa của biện pháp bảo đảm tiền vay? Trình bày
các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hoạt động ngân hàng.
17) So sánh biện pháp bảo lãnh trong bộ luật dân sự và “bảo lãnh” trong hoạt động cho vay
ngân hàng. Nhận xét về bản chất của “bảo lãnh” trong hoạt động cho vay ngân hang.
18) Thế nào là tài sản hình thành trong tương lai? Tài sản này có dùng để bảo đảm tiền vay
được không? Tại sao? Nhận xét gì về điều kiện của loại tài sản này so với các điều kiện
của một tài sản bảo đảm nói chung.
19) Một tài sản có thể dùng để đảm bảo cho nhiều khoản vay được không? Phải thoả mãn
những điều kiện nào?
20) Lý giải quy định về giá trị tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự tại
điều 5 NĐ 163. Quy định như vậy có mâu thuẫn với điều kiện về giá trị tài sản bảo đảm
nói chung hay không?
21) Các bên cùng nhận bảo đảm bằng một tài sản có thể thỏa thuận thứ tự ưu tiên thanh toán
hay không? Nhận xét gì về phạm vi bảo đảm được thỏa thuận?
22) Đăng kí GDBĐ là gì? Có phải trong mọi trường hợp GDBĐ phải đăng kí không? Cơ
quan nào có thẩm quyền đăng kí?
23) Ý nghĩa của đăng ký GDBĐ? Phân biệt với đăng ký GDBĐ với hoạt động công chứng,
chứng thực GDBĐ.
24) Giao dịch bảo đảm có hiệu lực tại thời điểm nào? Tại thời điểm phát sinh hiệu lực giao
dịch bảo đảm có ý nghĩa như thế nào? Phân biệt với thời điểm phát sinh hiệu lực “(giá trị
pháp lý) với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký GDBĐ.
25) Khi nào tài sản bảo đảm được xử lí? Nguyên tắc xử lý? Phương thức xử lý? Khi không có
thoả thuận thì tài sản được xử lí như thế nào?
26) Trường hợp 1 tài sản dùng để đảm bảo cho nhiều khoản vay tại nhiều tổ chức tín dụng
khác nhau. Giả sử 1 khoản vay đến hạn và tài sản bảo đảm được đem ra xử lý thì các
khoản vay khác sẽ xử lý như thế nào? Thứ tự xử lý như thế nào?
27) Trường hợp 1 khoản vay được bảo đảm bằng nhiều giao dịch bảo đảm. Khi khoản vay
đến hạn các giao dịch bảo đảm sẽ được xử lý như thế nào?
28) Trường hợp sau khi xử lý tài sản bảo đảm mà vẫn không đủ để thu hồi nợ thì ngân hàng
có được quyền đòi tiếp bên vay và bên bảo đảm không?
29) Nếu 1 bên thứ ba dùng tài sản của mình để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của bên đi vay đối
với tổ chức tín dụng thì hợp đồng này là gì? Giải thích?
30) Trong trường hợp, khách hàng vay chậm trả vốn gốc lẫn lãi do lý do khách quan, khách
hàng có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
31) Điểm khác biệt giữa thế chấp và cầm cố là gì?
32) Anh(chị ) hiểu quy định: “GDBĐ có giá trị pháp lý đối với người thứ ba kể từ thời
điểm đăng ký” như thế nào?
33) Hợp đồng tín dụng vô hiệu có làm cho giao dịch bảo đảm vô hiệu theo hay không?
Tại sao?

II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH :


1. Tài sản đang cho thuê không được dùng để đảm bảo tiền vay.
Sai. Nhận định trên là sai
Tài sản đang cho thuê nhưng vẫn là thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ nên vẫn có thể đem
ra bảo đảm
Theo Điều 4 NĐ 163/2006 NĐ-CP quy định về tài sản đảm bảo
Tài sản bảo đảm do các bên thoả thuận và thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc thuộc
sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản đó để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện
có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch.
CSPL: Điều 24 NĐ 163/2006 NĐ-CP quy định về tài sản đảm bảo
Điều 24 nđ 163. Phải thông báo cho bên nhận thế chấp
2. Tài sản đăng kí giao dịch bảo đảm phải thuộc sở hữu của người đăng kí giao dịch bảo
đảm.
Sai. Tài sản bảm đảm có thể thuộc sở hữu của bên thứ ba tức bên bảo lãnh dùng tài sản
của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ mà mình cam kết với bên nhận bảo lãnh (Điều
336 BLDS 2015)
Điều 24 nghị định 163/2006 quy định: Trong trường hợp thế chấp tài sản đang cho thuê
thì bên thế chấp thông báo về việc cho thuê tài sản cho bên nhận thế chấp; nếu tài sản đó
bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ thì bên thuê được tiếp tục thuê cho đến khi hết thời hạn
thuê theo hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Khoản 1 Điều 3 NDD163: 1. Bên bảo đảm là bên có nghĩa vụ hoặc người thứ ba cam kết
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên
ký cược, bên ký quỹ, bên bảo lãnh và tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở trong trường hợp
tín chấp.
3. TCTD không được cho vay trên cơ sở cầm cố bằng cổ phiếu của chính TCTD cho vay.
Đúng.
4. Công ty cho thuê tài chính được quyền phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn.
Đúng
5. Tài sản trong biện pháp thế chấp luôn phải là bất động sản

Sai.
6. Giao dịch đảm bảo chỉ có hiệu lực pháp lý khi được đăng kí
Sai.
7. Bảo lãnh ngân hàng là một trong các hình thức cấp tín dụng
Đúng.
8. Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết.
9. Hợp đồng tín dụng phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực mới có
hiệu lực pháp luật.
10. Tín dụng ngân hàng là một hình thức của hoạt động cho vay.
11. Ngân hàng phải có nghĩa vụ cho vay nếu bên vay có tài sản thế chấp.
12. Công chứng , chứng thực và đăng kí giao dịch bảo đảm có ý nghĩa pháp lý như nhau và
có thể thay thế cho nhau.
Sai.
13. Tổ chức tín dụng không được cho Giám đốc của chính tổ chức tín dụng vay vốn.

Sai. Qũy tín dụng nhân dân


14. Mọi tổ chức tín dụng khi thực hiện hoạt động cấp tín dụng đều phải tuân theo hạn mức
cấp tín dụng.
15. Một khách hàng không được vay vượt quá 15% vốn tự có tại một ngân hàng.
16. Tổ chức tín dụng được quyền dùng vốn huy động để đầu tư vào trái phiếu.

17. Con của giám đốc ngân hàng có thể vay tại chính ngân hàng đó nếu như có tài sản bảo
đảm.
Sai. Điều 126
18. Chủ thể cho vay trong quan hệ cấp tín dụng cho vay là mọi tổ chức tín dụng.
Sai. Điều 2 TT39/2016
19. Hợp đồng tín dụng vô hiệu thì hợp đồng bảo đảm cho nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng
đó đương nhiên chấp dứt hiệu lực pháp lý.
20. Tổ chức tín dụng chỉ cho vay trên cơ sở nhu cầu vốn của khách hàng và vốn tự có của tổ
chức tín dụng đó.
21. Chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng này không được tham gia điều hành tổ
chức tín dụng khác.

Sai. CTHDDQT của Qũy rín dụng nhân dân được là thành viên HĐQT của NHHTX
22. Giá trị tài sản bảo đảm phải lớn nghĩa vụ được bảo đảm.
Nhận định trên là sai
Theo Khoản 1 Điều 12 Thông tư 21/2012/TT-NHNN quy định về Bảo đảm tiền vay, cụ
thể:
“Các bên thoả thuận việc áp dụng hoặc không áp dụng hình thức bảo đảm đối với khoản
vay trong từng trường hợp cụ thể. Việc áp dụng hình thức bảo đảm và xử lý tài sản bảo
đảm tiền vay được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về giao dịch bảo
đảm.”
Và căn cứ theo Khoản 4 Điều 295 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định: “Giá trị của tài
sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.”
CSPL: Khoản 1 Điều 12 Thông tư 21/2012/TT-NHNN
Khoản 4 Điều 295 Bộ Luật dân sự năm 2015
Điều 5 vbhn 8019/2013

23. Tài sản bảo đảm phải thuộc sở hữu của bên vay.
24. Một tài sản được dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ trả nợ tại nhiều ngân hàng khác
nhau nếu giá trị tài sản lớn hơn tổng các nghĩa vụ trả nợ.

Sai.
25. Tổ chức tín dụng không được đòi bên bảo đảm tiếp tục trả nợ nếu giá trị tài sản bảo
đảm sau khi xử lý không đủ thu hồi vốn.

CHƯƠNG 6 : PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN
QUA TỔ CHỨC CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN

I. Câu hỏi tự luận :


1. So sánh hoạt động thanh toán và hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán.
2. So sánh dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch thanh toán và dịch vụ tranh gian
thanh toán. Từ đó đưa ra nhận xét về chủ thể thực hiện hoạt động này.
3. So sánh phương thức thanh bằng tiền mặt và thanh toán không bằng tiền mặt. Nhận xét
về các phương thức thanh toán này ở nước ta hiện nay.
4. Theo anh/chị, hợp đồng sử dụng thẻ ngân hàng là loại hợp đồng gì ? Hiện nay có những
loại thẻ ngân hàng nào ?
5. Tại sao nói sec là lệnh chi tiền của chủ tài khoản? Chứng minh tính bắt buộc trả tiền của
sec?
6. Lý giải vì sao sec được coi là giấy tờ có giá.
7. Người ký phát hành sec có quyền đình chỉ thanh toán tờ sec hay không ? Vì sao pháp luật
lại quy định như vậy?
8. Nếu người ký phát hành sec vượt quá số tiền trên tài khoản của người ký phát thì có bị
chế tài không ? Tại sao ?
9. So sánh sự khác nhau giữa sec và giấy uỷ nhiệm chi
10. Quá 30 ngày kể từ ngày phát hành sec nếu người thụ hưởng sec không xuất trình sec để
thanh toán thì đương nhiên bị mất quyền yêu cầu người bị kí phát thanh toán.
11. Trường hợp người thụ hưởng xuất trình sec để thanh toán tại ngân hàng mà bị từ chối thì
người thụ hưởng có những cách nào để bảo vệ quyền lợi của mình ?
12. Phân biệt sec bảo chi và sec bảo lãnh.
13. Phân biệt thư tín dụng với cam kết bảo lãnh ngân hàng.
14. Tại sao nói hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng độc lập với quan hệ mua bán hang
hóa phát sinh nghĩa vụ cần thanh toán.

II.Nhận định

1. Mọi tổ chức tín dụng đều được cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản
2. Người bị ký phát hành sec có trách nhiệm thanh toán nếu tờ sec được xuất trình.
3. Người thụ hưởng dược quyền truy đòi bất kỳ chủ thể nào liên quan đến việc ký phát hành
sec.
4. Người ký phát hành sec phải đảm bảo khả năng thanh toán để chi trả toàn bộ số tiền ghi
trên sec cho người thụ hưởng tại thời điểm ký phát hành sec.
5. Tờ sec nếu không đảm bảo tính liên tục của dãy chữ ký chuyển nhượng thì không có giá
trị thanh toán.
6. Người bị ký phát phải bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng do chậm thanh toán sec.
7. Trong phương thức thanh toán bằng thư tín dụng, ngân hàng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ
nêu trong thư tín dụng.
8. Sec bảo lãnh là cam kết trả tiền của ngân hàng đối với người thụ hưởng.
9. Thư tín dụng là cam kết bảo lãnh ngân hàng.
10. Hợp đồng thanh toán bằng thư tín dụng vô hiệu nếu hợp đồng mua bán hàng hóa phát
sinh nghĩa vụ thanh toán vô hiệu.

https://www.wattpad.com/2848991-gi%C3%A1o-tr%C3%ACnh-lu%E1%BA%ADt-
nh/page/18

You might also like