You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ


---  ---

Môn: Tư pháp quốc tế


THẢO LUẬN BÀI 2

Lớp: DS46B1 Nhóm 2


DANH SÁCH CÁC SINH VIÊN THỰC HIỆN

1 Nguyễn Ngọc Diễm Quỳnh (Nhóm trưởng) 2153801012185

2 Hồ Thị Thúy Ngọc 2153801012146

3 Nguyễn Thị Thảo Nguyên 2153801012151

4 Bạch Thị Hà Phương 2153801012173

5 Trần Nam Phương 2153801012177

6 Đặng Tú Quyên 2153801012180

7 Nguyễn Ngọc Phương Quỳnh 2153801012186

8 Quách Nguyễn Phương Quỳnh 2153801012188

9 Trịnh Thị Thúy Quỳnh 2153801012191

Niên khóa: 2023 – 2024


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................3
I. TỰ LUẬN ........................................................................................................................3
9. Tại sao xung đột pháp luật chỉ xuất hiện khi các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
phát sinh? ..........................................................................................................................3
11. Phương pháp giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật có làm vô hiệu hoá tác động
của nguyên nhân làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật hay không? ...................3
II. TRẮC NGHIỆM ...........................................................................................................4
25. Chỉ khi nào quy phạm xung đột được áp dụng thì mới có xung đột pháp luật phát
sinh....................................................................................................................................4
27. Tòa án Việt Nam chỉ áp dụng pháp luật nước ngoài khi có ít nhất một trong các đương
sự là người nước ngoài. ....................................................................................................4
28. Tòa án luôn luôn có nghĩa vụ xác định nội dung pháp luật nước ngoài cần áp dụng.
..........................................................................................................................................4
32. Trong trường hợp không thể xác định được nội dung của pháp luật nước ngoài cần
áp dụng, Tòa án Việt Nam sẽ áp dụng luật quốc tịch của đương sự. ...............................5
III. BÀI TẬP .......................................................................................................................5
Bài tập 9. ...........................................................................................................................5

2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS Bộ luật Dân sự


BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự

I. TỰ LUẬN
9. Tại sao xung đột pháp luật chỉ xuất hiện khi các quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài phát sinh?
Xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, bình đẳng về chủ
thể khi tham gia quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nên khi quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài phát sinh thì dẫn đến khả năng nhiều hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia
khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ này. Mà khi điều chỉnh một
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì hệ thống pháp luật của các quốc gia có liên quan
được áp dụng sẽ có các quy định về nội dung khác nhau, từ đó dẫn đến việc hệ quả pháp
lý cũng khác nhau, từ đó làm phát sinh xung đột pháp luật. Việc giải quyết xung đột pháp
luật nhằm mục đích lựa chọn ra một trong hai hay nhiều hệ thống pháp luật được áp dụng
để giải quyết quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.

11. Phương pháp giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật có làm vô hiệu hoá
tác động của nguyên nhân làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật hay không?
Phương pháp giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật làm vô hiệu hoá tác động
của nguyên nhân làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật.
Bởi nguyên nhân làm phát sinh hiện tượng xung đột gồm hai nguyên nhân: thứ nhất,
có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh; thứ hai, pháp luật của các nước quy định
khác nhau khi điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Nguyên nhân thứ nhất làm phát sinh khả năng áp dụng nhiều hệ thống pháp luật
nước ngoài để giải quyết quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh mà khi áp dụng
phương pháp giải quyết hiện tượng xung đột sẽ loại bỏ khả năng nhiều hệ thống pháp luật
được áp dụng. Còn nguyên nhân thứ hai thì việc các nước có hệ thống pháp luật quy định
khác nhau cũng sẽ vô hiệu hoá tác động vì khi áp dụng phương pháp giải quyết hiện tượng
xung đột pháp luật tức đã chọn được một hệ thống pháp luật áp dụng rồi.
Do đó, phương pháp giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật làm vô hiệu hoá tác
động của nguyên nhân làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật.

3
II. TRẮC NGHIỆM
25. Chỉ khi nào quy phạm xung đột được áp dụng thì mới có xung đột pháp
luật phát sinh.
Nhận định sai.
Xung đột pháp luật phát sinh trong các quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố
nước ngoài, có thể áp dụng pháp luật của hai hay nhiều quốc gia khác nhau để điều chỉnh
cho quan hệ pháp luật đó, ở đây phát sinh vấn đề xung đột pháp luật.
Để giải quyết, cần phải chọn được hệ thống pháp luật nào trong các hệ thống pháp
luật có liên quan cần được áp dụng để điều chỉnh quan hệ pháp luật đó. Người ta áp dụng
các quy phạm xung đột để lựa chọn ra hệ thống pháp luật thích hợp.

27. Tòa án Việt Nam chỉ áp dụng pháp luật nước ngoài khi có ít nhất một trong
các đương sự là người nước ngoài.
Nhận định sai.
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 664 BLDS hiện hành thì việc xác định pháp
luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phải được xác minh theo điều
ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên hoặc theo luật Việt Nam hoặc theo sự thỏa
thuận lựa chọn của các bên nếu trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên hoặc luật Việt Nam có quy định. Nghĩa là việc áp dụng pháp luật nước ngoài chỉ được
thực hiện trong trường hợp các văn bản pháp luật của Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc trong trường
hợp các bên có thỏa thuận trong hợp đồng nếu sự thỏa thuận đó không trái với quy định
của pháp luật Việt Nam. Vậy nên nhận định trên là sai.

28. Tòa án luôn luôn có nghĩa vụ xác định nội dung pháp luật nước ngoài cần
áp dụng.
Nhận định sai.
Căn cứ theo Điều 481 BLTTDS 2015 quy định về việc xác định và cung cấp pháp
luật nước ngoài để Tòa án áp dụng trong việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài. Qua điều luật này chúng ta có thể thấy nghĩa vụ xác định nội dung pháp luật nước
ngoài cần áp dụng thuộc về các đương sự, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan đại diện ở nước
ngoài chứ không phải Tòa án.

4
32. Trong trường hợp không thể xác định được nội dung của pháp luật nước
ngoài cần áp dụng, Tòa án Việt Nam sẽ áp dụng luật quốc tịch của đương sự.
Nhận định sai.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 481 BLTTDS 2015 thì Tòa án yêu cầu đương sự
hoặc cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xác định và cung cấp pháp luật nước ngoài
cần áp dụng. Trong trường hợp hết thời hạn 6 tháng kể từ ngày Tòa án yêu cầu mà không
thể xác định được nội dung của pháp luật nước ngoài cần áp dụng thì Tòa án áp dụng pháp
luật Việt Nam để giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

III. BÀI TẬP


Bài tập 9.
Vào đầu tháng 7/2016, ông B - Giám đốc Công ty TNHH Phân phối và Thương mại
T (quốc tịch Việt Nam, sau đây gọi tắt là Công ty T) ký hợp đồng dịch vụ Logistics số
127/2016-UTNK ngày 12/7/2016 liên quan đến việc thực hiện dịch vụ logistics nhằm nhập
khẩu lô hàng đậu nành từ Công ty S (quốc tịch Thái Lan) với Công ty TNHH Xuất nhập
khẩu thực phẩm C (sau đây gọi tắt là Công ty C). Khi phát sinh tranh chấp về hợp đồng,
Công ty T đã khởi kiện Công ty C tại tòa án nhân dân quận Tân Bình. Theo Bản án
108/2017/KDTM-ST ngày 11/8/2017 về tranh chấp hợp đồng dịch vụ logistics thì toà án
đã áp dụng pháp luật Việt Nam. Hãy xác định hệ thuộc luật nào có thể được tòa án Việt
Nam áp dụng trong tình huống trên.
Trả lời:
Hệ thuộc luật có thể được Tòa án Việt Nam áp dụng trong tình huống trên là hệ
thuộc luật Tòa án.
Sau khi phát sinh tranh chấp về hợp đồng, Công ty T đã khởi kiện Công ty C tại tòa
án nhân dân quận Tân Bình. Toà án nhân dân quận Tân Bình có thẩm quyền thụ lý vụ án
và ra Bản án 108/2017/KDTM-ST ngày 11/8/2017 về tranh chấp hợp đồng dịch vụ logistics.
Do vậy căn cứ vào khoản 3 Điều 2 BLTTDS trong tình huống này Toà án nhân dân quận
Tân Bình có thể áp dụng hệ thuộc luật Tòa án để áp dụng pháp luật tố tụng của Việt Nam
để giải quyết tranh chấp trên. Về pháp luật nội dung toà án có thể áp dụng pháp luật Việt
Nam hoặc pháp luật nước ngoài hoặc điều ước quốc tế, tập quán quốc tế tuỳ vào từng
trường hợp cụ thể.

You might also like