You are on page 1of 13

Khoa Luật Thương Mại

Lớp Thương mại 44A2_Nhóm 01

BUỔI THẢO LUẬN LẦN 1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Bộ môn: TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Giảng viên: Nguyễn Thị Kim Duyên

TP. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 9 năm 2021.


MỤC LỤC

I. CÂU HỎI TỰ LUẬN...........................................................................................1


Câu 9. Có quan điểm cho rằng “Tư pháp quốc tế và công pháp quốc tế là hai bộ phận
của ngành luật quốc tế”. Quan điểm của anh chị về nhận định trên...............................1
Câu 10. Phân biệt phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế với các ngành Luật Dân sự,
Luật Thương mại, Luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình.......................................1
Câu 11. Trình bày mối quan hệ giữa Tư pháp quốc tế với các ngành luật khác như Luật
Dân sự, Luật Thương mại, Luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình..........................2
Câu 12. Ngoài tên gọi Tư pháp quốc tế, các quốc gia trên thế giới còn sử dụng tên gọi
nào khác để chỉ ngành luật này? Nêu ý nghĩa của các tên gọi đó....................................3
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG, SAI VÀ GIẢI THÍCH TẠI SAO........3
Câu 2. Theo pháp luật Việt Nam, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân
sự có các bên khác quốc tịch...........................................................................................4
Câu 3. Khi đối tượng của quan hệ dân sự ở nước ngoài thì quan hệ đó được xem là
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài..............................................................................4
Câu 5. Nếu căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ dân sự xảy ra ở nước ngoài thì
quan hệ dân sự đó được xem là có yếu tố nước ngoài.....................................................4
Câu 7. Phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế về quan hệ dân sự tương đương với
phạm vi điều chỉnh của các ngành luật dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân, gia
đình................................................................................................................................. 5
Câu 13. Khi giải quyết các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, điều ước quốc tế luôn
được ưu tiên áp dụng......................................................................................................5
Câu 14. Pháp luật quốc gia là nguồn chủ yếu của Tư pháp quốc tế................................6
Câu 15. Nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT) là cam kết của một quốc gia dành sự đối xử
không kém thuận lợi hơn giữa công dân, pháp nhân của các nước với nhau trên lãnh thổ
của quốc gia mình...........................................................................................................6
Câu 16. Quy định hạn chế quyền sở hữu bất động sản của người nước ngoài tại Việt
Nam là vi phạm nguyên tắc Đối xử quốc gia..................................................................6
Câu 28. Quốc gia được hưởng quyền miễn trừ khi tham gia vào tất cả các quan hệ của
Tư pháp quốc tế..............................................................................................................8
Câu 29. Tư pháp quốc tế thực chất là ngành luật dân sự có yếu tố nước ngoài...............8
III. BÀI TẬP............................................................................................................9
1. Những quan hệ nào trong tình huống trên thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp
quốc tế?........................................................................................................................... 9
2. Để xác định điều kiện kết hôn của Xuân Hoa và David, Điều 126 Luật Hôn nhân gia
đình 2014 quy định: “Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc
kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người
nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn”. Hãy
xác định phương pháp điều chỉnh nào của Tư pháp quốc tế được vận dụng? Giải thích
vì sao?............................................................................................................................. 9
I. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 9. Có quan điểm cho rằng “Tư pháp quốc tế và công pháp quốc tế là hai bộ phận
của ngành luật quốc tế”. Quan điểm của anh chị về nhận định trên.
Về định nghĩa, Tư pháp quốc tế (TPQT) là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp
luật quốc gia, điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài và
điều chỉnh các vấn đề về TTDS có yếu tố nước ngoài. Còn Công (CPQT) pháp quốc tế là
một hệ thống pháp luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt giữa các chủ thể của
luật quốc tế với nhau. Một bên là ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc gia, một bên
là cả một hệ thống pháp luật, nói cách khác công pháp quốc tế là cả một hệ thống rộng
hơn, bao quát hơn tư pháp quốc tế.
Về đối tượng điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là những quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài và các vấn đề về TTDS có yếu tố nước ngoài; đối tượng điều
chỉnh của công pháp quốc tế là các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống quốc tế giữa
các chủ thể (đặc biệt là giữa các quốc gia với nhau) của công pháp quốc tế. Hai bên có
đối tượng điều chỉnh hoàn toàn khác nhau, và không có đối tượng điều chỉnh nào chung
lớn nhất.
Về phương pháp điều chỉnh, TPQT điều chỉnh theo hai phương pháp điều thực chất và
xung đột; Công pháp quốc tế sử dụng phương pháp bình đẳng, thỏa thuận và tự do ý chí
của các chủ thể. Vì TPQT còn bị chi phối bởi pháp luật quốc gia nên phải sử dụng một số
phương pháp nhất định, còn CPQT là một hệ thông độc lập giữa các chủ thể là quốc gia
nên không thể sử dụng áp đặt một phương pháp nào mà phải dựa vào sự tự do tự nguyện
của các bên.
Về nguồn, TPQT có ba nguồn chính là Điều ước quốc tế, Tập quán Quốc tế và Pháp luật
quốc gia; nguồn của CPQT bao gồm: những điều ước quốc tế; tập quán quốc tế; các
nguyên tắc pháp luật chung được các dân tộc văn minh thừa nhận; quyết định của Toà án;
học thuyết của các luật gia có trình độ cao của các nước khác nhau. Ngoài ra, nghị quyết
của các tổ chức quốc tế cũng là một trong các nguồn của pháp luật quốc tế.
Qua các yếu tố được phân tích ở trên có thể thấy rằng TPQT và CPQT thuộc hai phạm vi
khác nhau, chúng không cùng là một bộ phận của ngành luật quốc tế. TPQT là một ngành
của pháp luật quốc gia, CPQT là cả một hệ thống pháp luật quốc tế. Quan điểm “Tư pháp
quốc tế và công pháp quốc tế là hai bộ phận của ngành luật quốc tế” là hoàn toàn không
có căn cứ pháp luật.

1
Câu 10. Phân biệt phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế với các ngành Luật Dân
sự, Luật Thương mại, Luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình.
Tư pháp quốc tế điều chỉnh những vấn đề như: Thẩm quyền của Tòa án quốc gia; Pháp
luật áp dụng; Ủy thác tư pháp, công nhận và cho thi hành. Các ngành luật khác như Luật
Dân sự, Luật Thương mại, Luật Lao động, Luật hôn nhân và gia đình không điều chỉnh
các vấn đề này mà chỉ có Tư pháp quốc tế điều chỉnh.
Xét về đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế với Luật dân sự thì sự khác nhau là khá
rõ ràng đó là Tư pháp quốc tế điều chỉnh các quan hệ pháp luật “Tư”. Nó bao gồm các
quan hệ trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động… hay
nói một cách khác là các quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài tham gia,
còn đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự là những nhóm “…Quan hệ tài sản, quan hệ
nhân thân trong giao lưu dân sự”.
Xét về đối tượng điều chỉnh của TPQT với Luật Thương mại thì TPQT điều chỉnh các
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài hay các vấn đề về tố tụng dân sự có yếu tố nước
ngoài, còn về Luật Thương Mại đối tượng điều chỉnh thường liên quan đến việc mua bán
hàng hóa, kinh doanh thương mại. Một bên phần lớn bảo vệ con người, một bên có bảo
vệ thêm về hàng hóa. Có thể thấy Luật Thương mại không thể nào điều chỉnh được các
vấn đề của TPQT.
Xét về đối tượng điều chỉnh của TPQT và Luật Lao động thì TPQT như đã phân tích ở
trên, về Luật Lao động đối tượng điều chỉnh của luật lao động là mối quan hệ xã hội phát
sinh giữa một bên là người lao động làm công ăn lương với một bên là cá nhân hoặc tổ
chức sử dụng, thuê mướn có trả công cho người lao động và các quan hệ khác có liên
quan phát sinh trong quá trình sử dụng lao động. Thuộc hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau,
một bên là nhân thân và tài sản của con người, một bên là giá trị về sức lao động của con
người làm ra. Cả hai đều hướng tới bảo vệ quyền vè lợi ích của con người.
Xét về đối tượng điều chỉnh của TPQT và Luật hôn nhân và gia đình. TPQT điều chỉnh
các vấn đề về hôn nhân gia đình đối với một bên là người VN và bên còn lại là người
nước ngoài, việc đăng ký kết hôn xảy ra tại nước ngoài, nói tóm lại phải có yếu tố nước
ngoài; còn Luật Hôn nhân và gia đình điều chỉnh những quan hệ xã hội trong lĩnh vực
hôn nhân và gia đình, cụ thể là quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha
mẹ và con và giữa những người thân thích ruột thịt khác nhưng phát sinh giữa hai người
mang quốc tịch Việt Nam. Về đối tượng con người là hoàn toàn khác nhau.
Câu 11. Trình bày mối quan hệ giữa Tư pháp quốc tế với các ngành luật khác như
Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình.
Tư pháp quốc tế là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan
hệ dân sự theo nghĩa rộng và có yếu tố nước ngoài.

2
Tư pháp quốc tế có mối quan hệ rất chặt chẽ, không thể tách rời với các ngành luật khác
như Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, được
xây trên nền tảng chung là pháp luật quốc gia.
Chủ thể của tư pháp quốc tế trước hết là các chủ thể của các ngành luật trong nước, chỉ có
thêm yếu tố nước ngoài.
Tư pháp quốc tế điều chỉnh những vấn đề như: Thẩm quyền của Tòa án quốc gia; Pháp
luật áp dụng; Ủy thác tư pháp, công nhận và cho thi hành. Các ngành luật khác như Luật
Dân sự, Luật Thương mại, Luật Lao động, Luật hôn nhân và gia đình không điều chỉnh
các vấn đề này mà chỉ có Tư pháp quốc tế điều chỉnh.
Tư pháp quốc tế Việt Nam không thể hiện ở một văn bản pháp quy như Bộ luật dân sự,
bộ luật hình sự hay các bộ luật, luật khác. Tư pháp quốc tế Việt Nam nằm trong nhiều
văn bản khác nhau như trong Bộ luật Dân sự năm 2015; Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015; Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; Bộ luật lao động năm 2019; Luật Đầu tư; ....
 Hầu như trong văn bản nào cũng xuất hiện các quy phạm pháp luật của tư pháp quốc
tế.
Câu 12. Ngoài tên gọi Tư pháp quốc tế, các quốc gia trên thế giới còn sử dụng tên
gọi nào khác để chỉ ngành luật này? Nêu ý nghĩa của các tên gọi đó.
Ngoài tên gọi Tư pháp quốc tế, các quốc gia trên thế giới còn sử dụng các thuật ngữ: “Tư
quốc tế pháp”, “Quốc tế tư pháp” để chỉ ngành luật này.
Thuật ngữ “tư quốc tế pháp” (private international law) được pháp quan toà án tối cao
Hoa Kỳ sử dụng lần đầu tiên từ năm 1834 trong cuốn sách “Giải thích xung đột luật”: “về
vấn đề xung đột luật thì còn có thể gọi nó một cách thích đáng là tư quốc tế pháp”. Các
quốc gia như: Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh đều gọi là “Tư quốc tế pháp”. 
* Ý nghĩa:
Sự khác nhau trong tên Tư pháp quốc tế đa phần là do thói quen sử dụng và do sự phiên
dịch từ tiếng này sang tiếng khác. 
Trong các ngôn ngữ Đức, Nga, Trung Quốc đều dùng “Quốc tế tư pháp”; trong tiếng Việt
thì “Tư pháp quốc tế” và “Quốc tế tư pháp” là một, cả cụm từ “Quốc tế tư pháp” là từ
Hán Việt, còn “Tư pháp quốc tế” được Việt hoá bằng cách đưa tính từ “quốc tế” ra sau
danh từ “pháp” cho thuận, còn cụm từ “tư pháp” không thay đổi.
 Nhìn chung, “Tư quốc tế pháp” và “Tư pháp quốc tế” mặc dù tên gọi rất giống nhau,
nhưng chúng phản ánh cách nhìn khác nhau của các học giả đối với bộ môn luật Tư pháp
quốc tế.

3
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG, SAI VÀ GIẢI THÍCH TẠI SAO
Câu 2. Theo pháp luật Việt Nam, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ
dân sự có các bên khác quốc tịch.
Nhận định sai.
Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham
gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài. Bên cạnh đó còn có hai trường hợp khác: Thứ
nhất, các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân VN nhưng việc xác lập,
thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; Thứ hai, các bên
tham gia đều là công dân VN, pháp nhân VN nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở
nước ngoài. Do đó quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có các bên
khác quốc tịch là chưa chính xác vì một trong các bên phải mang quốc tịch Việt Nam,
nếu hai cá nhân khác quốc tịch là Mỹ và Anh thì không được xem là quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài theo pháp luật VN. CSPL: Điều 663 BLDS 2015.
Câu 3. Khi đối tượng của quan hệ dân sự ở nước ngoài thì quan hệ đó được xem là
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Nhận định sai.
Cơ sở pháp lý: Điểm c khoản 2 Điều 663 BLDS 2015.
Giải thích: Không phải khi đối tượng của quan hệ dân sự ở nước ngoài thì quan hệ đó
được xem là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Đối với trường hợp đối tượng của
quan hệ dân sự ở nước ngoài thì quan hệ đó được xem là quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài khi các bên tham gia đều là công dân Việt Nam hoặc đều là pháp nhân Việt Nam.
VD: Ông A (công dân Việt Nam) để lại di sản thừa kế tại Mỹ cho con. Trong trường hợp
này, đối tượng điều chỉnh của quan hệ dân sự là di sản thừa kế tại Mỹ, các bên tham gia
là công dân Việt Nam.  Đây là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Câu 5. Nếu căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ dân sự xảy ra ở nước ngoài
thì quan hệ dân sự đó được xem là có yếu tố nước ngoài.
Nhận định sai.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 663 BLDS 2015 về các điều kiện để được xem là một
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì tại điểm b quy định rằng: “Các bên tham gia đều
là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc
chấm dứt quan hệ dân sự đó xảy ra ở nước ngoài” thì là quan hệ dân sự nước ngoài.
Nghĩa là điều kiện đầu tiên để trở thành quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tại điểm b
là: các bên tham gia đều phải là công dân Việt Nam. Nếu một trong các bên tham gia là

4
không phải công dân Việt Nam hoặc pháp nhân Việt Nam thì quan hệ dân sự đó không
được xem là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Câu 7. Phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế về quan hệ dân sự tương đương với
phạm vi điều chỉnh của các ngành luật dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân, gia
đình.
Nhận định sai.
Tư pháp quốc tế là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc gia, điều chỉnh các
quan hệ pháp luật Dân sự, Thương mại, Hôn nhân gia đình, Lao động,... Hoặc còn gọi là
các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài và điều chỉnh các vấn đề Tố
tụng dân sự có yếu tố nước ngoài. Phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế về quan hệ
dân sự không tương đương với phạm vi điều chỉnh của các ngành luật dân sự, thương
mại, lao động, hôn nhân, gia đình. Mà phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế bao hàm
một phần phạm vi điều chỉnh của ngành luật dân sự, thương mại, hôn nhân, gia đình.
Câu 12. Khi các bên thỏa thuận chọn tập quán quốc tế để điều chỉnh quan hệ của
mình thì tập quán quốc tế đương nhiên được áp dụng.
Nhận định sai.
Tập quán quốc tế là hình thức biểu hiện các nguyên tắc ứng xử sự hình thành trong thực
tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể của luật quốc tế thừa nhận giá trị pháp lý ràng
buộc với mình.
Căn cứ theo Điều 666 BLDS 2015, các bên thỏa thuận chọn tập quán quốc tế để điều
chỉnh quan hệ của mình chỉ được áp dụng khi thuộc những trường hợp tại khoản 2 Điều
664 BLDS 2015. Đó là “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì
pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa
chọn của các bên”.
Đồng thời cũng căn cứ Điều 666 BLDS 2015, “nếu hậu quả áp dụng tập quán quốc tế đó
trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” thì tập quán quốc tế đó cũng
không đương nhiên được áp dụng mà thay vào đó sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam.
Do đó, không phải khi các bên thỏa thuận chọn tập quán quốc tế để điều chỉnh quan hệ
của mình thì tập quán quốc tế đó sẽ đương nhiên được áp dụng.
Câu 13. Khi giải quyết các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, điều ước quốc tế
luôn được ưu tiên áp dụng.
Nhận định sai.

5
Vì việc áp dụng phải dựa trên sự thỏa thuận và lựa chọn giữa các bên trong quan hệ dân
sự đó, nếu các bên lựa chọn áp dụng điều ước quốc tế thì điều ước quốc tế sẽ được ưu
tiên áp dụng. Theo khoản 2-Điều 663-BLDS 2015 quy định trường hợp điều ước quốc tế
mà nước CHXHCNVN là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền
lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hện dân sự có yếu tố nước ngoài được xác
định theo lựa chọn giữa các bên.
Câu 14. Pháp luật quốc gia là nguồn chủ yếu của Tư pháp quốc tế.
Nhận định đúng.
Mỗi quốc gia đều có những điều kiện hoàn cảnh về kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau
nên việc các quốc gia ban hành các quy phạm của tư pháp quốc tế trong hệ thống pháp
luật nước mình là điều cần thiết để có thể điều chỉnh các qua hệ một cách hiệu quả.
Câu 15. Nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT) là cam kết của một quốc gia dành sự đối
xử không kém thuận lợi hơn giữa công dân, pháp nhân của các nước với nhau trên
lãnh thổ của quốc gia mình.
Nhận định sai.
Nội dung cơ bản của nguyên tắc “Đối xử quốc gia” (NT) là việc một nước (nước sở tại)
dành cho công dân, pháp nhân nước ngoài được hưởng các quyền dân sự và lao động
cũng như thực hiện các nghĩa vụ ngang hoặc tương đương với những quyền và nghĩa vụ
mà công dân, pháp nhân nước sở tại đang và sẽ được hưởng trong tương lai.
Ví dụ: trong WTO, nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia được quy định tại điều III GATT (Hiệp
định chung về thuế quan và thương mại), điều XVII GATS và điều III TRIPs. Theo đó thì
hàng hoá, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài sau khi đã qua thủ tục hải quan (đã
trả các khoản thuế được luật định) hay được đăng ký bảo hộ thì phải được đối xử bình
đẳng như hàng hoá, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ trong nước
Câu 16. Quy định hạn chế quyền sở hữu bất động sản của người nước ngoài tại Việt
Nam là vi phạm nguyên tắc Đối xử quốc gia.
Nhận định sai
Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Kinh doanh bất động sản 2020:
Điều 14. Đối tượng được mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản của
doanh nghiệp kinh doanh bất động sản
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài được thuê các
loại bất động sản để sử dụng; được mua, thuê, thuê mua nhà ở theo quy định của pháp
luật về nhà ở.

6
Thì hình thức sở hữu bất động sản được quy định cụ thể tại đểm b khoản 2 Điều 159 Luật
Nhà ở 2020:
Điều 159. Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ
chức, cá nhân nước ngoài
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức
sau đây:
b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung
cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc
phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Mặc dù hình thức sỡ hữu bất động sản của người nước ngoài và công dân Việt Nam khác
nhau về căn cứ xác lập quyền sở hữu, khác về cách thức tạo lập nhà ở, nhưng quyền sở
hữu nhà ở của người nước ngoài cũng được pháp luật bảo hộ như công dân Việt Nam.
Quyền sở hữu nhà ở của cá nhân nước ngoài được nhà nước bảo hộ một cách toàn vẹn,
không chủ thể nào có quyền xâm phạm đến. Về bản chất, quyền sở hữu nhà ở của người
nước ngoài chính là quyền của chủ sở hữu trong việc thực hiện các quyền sử dụng, quyền
chiếm hữu và quyền định đoạt nhà ở thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cũng giống như chủ sở hữu các tài sản khác, chủ sở hữu tài sản là nhà ở vẫn có
đầy đủ ba quyền năng: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Cho nên, quy định hạn chế
quyền sở hữu bất động sản của người nước ngoài tại Việt Nam là không vi phạm nguyên
tắc “Đối xử quốc gia”.
Câu 17. Ý nghĩa của nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) là nhằm không phân biệt đối
xử giữa công nhân, pháp nhân nước ngoài với công nhân, pháp nhân của nước
mình.
Nhận định sai.
Chế độ đãi ngộ Tối huệ quốc (MFN – Most Favoured Nation) là chế độ mà theo đó một
nước dành cho công dân và pháp nhân của nước kia những quyền và ưu đãi đã, đang hoặc
sẽ dành cho công dân và pháp nhân của một nước thứ ba. Do đó, ý nghĩa của nguyên tắc
này là nhằm bảo đảm rằng quốc gia đối tác thương mại của mình sẽ không dành cho quốc
gia khác chế độ thương mại ưu đãi hơn, qua đó triệt tiêu lợi thế cạnh tranh tự nhiên của
họ đối với sản phẩm hàng hoá dịch vụ cụ thể trong cạnh tranh với các quốc gia liên quan
đó. Hay nói cách khác, ý nghĩa của nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) là nhằm không phân
biệt đối xử giữa công nhân và pháp nhân các nước đối tác của một quốc gia nhất định.
Còn chế độ đãi ngộ quốc gia (NT – National Treament) là chế độ cho phép người nước
ngoài có các quyền và nghĩa vụ tương ứng như công dân nước sở tại trong những quan hệ
xã hội nhất định; mới mang ý nghĩa là nhằm không phân biệt đối xử giữa công nhân,
pháp nhân nước ngoài với công nhân, pháp nhân của nước mình.

7
Câu 21. Theo pháp luật Việt Nam, pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch
luôn là pháp luật nước mà người đó cư trú.
Nhận định sai.
Không quốc tịch là tình trạng pháp lí một người không có quốc tịch của một quốc gia
nào. Theo quy định tại Điều 672 BLDS 2015, căn cứ để áp dụng pháp luật đối với người
không quốc tịch là pháp luật nước người đó cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài chứ không phải pháp luật bất cứ nơi cư trú nào cũng có thể được
chọn áp dụng. Việc quy định nơi cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài thể hiện được sự gắn kết giữa mối quan hệ dân sự được thiết lập với nơi cư
trú của người không quốc tịch và thuận lợi hơn đối với công tác chọn luật áp dụng dành
cho đối tượng này khi có việc thay đổi nhiều nơi cư trú.
Câu 22. Theo pháp luật Việt Nam, pháp luật áp dụng đối với người nhiều quốc tịch
luôn là pháp luật mà người đó mang quốc tịch và đồng thời cư trú vào thời điểm xác
lập quan hệ đó.
Nhận định đúng.
Theo khoản 2 Điều 672 BLDS 2015 quy định trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là
pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc
tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có quốc tịch và cư trú vào
thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nếu người đó có nhiều nơi cư
trú hoặc không xác định được nơi cư trú và nơi có quốc tịch khác nhau vào thời điểm
phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của
nước mà người đó có quốc tịch và có mối liên hệ gắn bó nhất.
Câu 28. Quốc gia được hưởng quyền miễn trừ khi tham gia vào tất cả các quan hệ
của Tư pháp quốc tế.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 100 BLDS 2015
Quốc gia sẽ không được hưởng quyền miễn trừ khi tham gia vào tất cả các quan hệ tư
pháp quốc tế nếu rơi vào một trong các trường hợp: quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ, điều
ước quốc tế mà quốc gia ký kết có quy định về việc từ bỏ quyền miễn trừ, các bên trong
quan hệ dân sự có thỏa thuận về việc từ bỏ quyền miễn trừ.
Câu 29. Tư pháp quốc tế thực chất là ngành luật dân sự có yếu tố nước ngoài.
Nhận định sai.
Tư pháp quốc tế là một ngành luật mà đối tượng điều chỉnh của nó bao gồm các quan hệ
nội dung có tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài và các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực

8
tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.

9
III. BÀI TẬP
Bài tập 3: Xuân Hoa (công dân Việt Nam) ký kết hợp đồng lao động với Công ty
Blue (quốc tịch Anh). Tại đây Xuân Hoa gặp gỡ và yêu David (quốc tịch Anh). Năm
2015 Xuân Hoa và David đăng ký kết hôn trước cơ quan có thẩm quyền của Việt
Nam.
1. Những quan hệ nào trong tình huống trên thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư
pháp quốc tế?
Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế trong tình huống trên là: hợp đồng lao động
mà Hoa ký với công ty Blue (quốc tịch Anh) và quan hệ hôn nhân, gia đình giữa Hoa và
David (quốc tịch Anh).
2. Để xác định điều kiện kết hôn của Xuân Hoa và David, Điều 126 Luật Hôn nhân
gia đình 2014 quy định: “Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc
kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người
nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn”. Hãy
xác định phương pháp điều chỉnh nào của Tư pháp quốc tế được vận dụng? Giải
thích vì sao?
Trong trường hợp này, phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế được vận dụng là
phương pháp thực chất.
Có thể thấy, trong tình huống này, phương pháp này điều chỉnh quan hệ hôn nhân bằng
cách áp dụng các quy phạm pháp luật thực chất được xây dựng trong pháp luật quốc gia,
điều ước quốc tế và tập quán quốc tế có liên quan.
Nhìn vào quy phạm này, ta thấy nó trực tiếp điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài (quan hệ hôn nhân giữa Xuân Hoa và David), nhờ đó ta có thể xác định nhanh luật
được áp dụng trong vấn đề về điều kiện kết hôn của Xuân Hoa và David.

_Hết_

10

You might also like