You are on page 1of 18

Khoa Quản Trị

Lớp Quản trị - Luật 44B2

BÀI TẬP THÁNG THỨ NHẤT


Bộ môn: Những quy định chung về Luật dân sự

Giảng viên: ThS. Nguyễn Tấn Hoàng Hải

Nhóm: 02

Thành viên

1 Ngô Huỳnh Ngọc Trâm 1953401020242


2 Bùi Thị Đoan Trang 1953401020250
3 Trần Thị Thanh Trang 1953401020255
4 Nguyễn Võ Nhã Trúc 1953401020267
5 Nguyễn Doãn Thanh Uyên 1953401020283
6 Trần Ngọc Thu Uyên 1953401020285
7 Đỗ Thị Kiều Vương 1953401020288
8 Nguyễn Lê Thanh Xuân 1953401020296
9 Nguyễn Thị Như Ý 1953401020299
10 Võ Thị Bạch Yến 1953401020303

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 3 năm 2020


MỤC LỤC
VẤN ĐỀ 1:

ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ.......................1


1.1. Những quan hệ nào thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự?...........1
1.2. Quan hệ giữa A và B trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS 2005 và
BLDS 2015 không? Vì sao?...................................................................................2

VẤN ĐỀ 2: QUAN HỆ DÂN SỰ VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ. 3


2.1. Quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú liên quan đến con trâu đực có thuộc đối
tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự không?.......................................................3
2.2. Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự có những
đặc điểm gì?...........................................................................................................3
2.3. Cho biết những thành phần của một quan hệ pháp luật dân sự. Những thành
phần này được thể hiện như thế nào trong quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú về
con trâu cái?...........................................................................................................3
2.4. Cho biết quan hệ pháp luật dân sự có những đặc điểm nào?...........................5
2.5. Cho biết những căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự. Quan hệ giữa
anh Giáp và anh Phú về con trâu cái được phát sinh trên căn cứ nào?...................6

VẤN ĐỀ 3: TUYÊN BỐ CÁ NHÂN ĐÃ CHẾT...........................................7


Tóm tắt Quyết định số 272/2018/QĐST-DS ngày 27/4/2018 của Tòa án nhân dân
Quận 9 TP. Hồ Chí Minh.......................................................................................7
Tóm tắt Quyết định số 04/2018/QĐST-DS ngày 19/11/2018 của Tòa án nhân dân
huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa...........................................................................7
3.1. Những điểm giống và khác nhau giữa tuyên bố một người mất tích và tuyên
bố một người là đã chết..........................................................................................7
3.2. Một người biệt tích và không có tin tức xác thực là còn sống trong thời hạn
bao lâu thì có thể bị Tòa án tuyên bố là đã chết?....................................................9
3.3. Trong các vụ việc trên, cá nhân bị tuyên bố chết biệt tích từ thời điểm nào?
Vì sao?.................................................................................................................10
3.4. Tòa án xác định ngày chết của các cá nhân bị tuyên bố chết là ngày nào?
Đoạn nào của hai Quyết định trên cho câu trả lời?...............................................11
3.5. Đối với hoàn cảnh như trong hai Quyết định trên, pháp luật nước ngoài xác
định ngày chết là ngày nào?.................................................................................11
3.6. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định ngày chết trong hai Quyết định
trên....................................................................................................................... 12

VẤN ĐỀ 4: TỔ HỢP TÁC...........................................................................13


4.1. Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổ hợp tác và suy
nghĩ của anh/ chị về những điêm mới này............................................................13
1

VẤN ĐỀ 1:
ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
1.1. Những quan hệ nào thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự?
Căn cứ pháp lý tại Điều 1 BLDS 2005 và Điều 1 BLDS 2015 về phạm vi điều
chỉnh của pháp luật dân sự quy định:
Điều 1 BLDS 2005: “Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý,
chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể
khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các
quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động
(sau đây gọi chung là quan hệ dân sự)”.
Điều 1 BLDS 2015 quy định: “Bộ luật này quy định địa vị pháp
lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền,
nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan
hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản
và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự)”.
Từ quy định này, chúng ta thấy quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân thuộc đối
tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự. Nhưng có ý kiến cho rằng: “Tuy nhiên, phải
thừa nhận rằng không phải quan hệ nào cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp
luật dân sự. Thực tế, “BLDS không điều chỉnh mọi quan hệ tài sản cũng như không
điều chỉnh mọi quan hệ nhân thân” như không điều chỉnh quan hệ tình bạn, tình
yêu, tình thương”.1
 Quan hệ tài sản: là quan hệ giữa các chủ thể gắn liền với tài sản, tức là
quan hệ giữa các chủ thể gắn liền với “vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tại sản”
(khoản 1 Điều 105 BLDS 2015).2
Các quan hệ tài sản chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự:
+ Quan hệ về quyền đối với tài sản;
+ Quan hệ về dịch chuyển tài sản của người chết sang chủ thể khác;
+ Quan hệ hợp đồng;
+ Quan hệ nghĩa vụ ngoài hợp đồng.

1
Đỗ Văn Đại, Giáo trình Những vấn đề chung về Luật dân sự của ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng
Đức 2018, Chương I, tr.6.
2
Đỗ Văn Đại, Giáo trình Những vấn đề chung về Luật dân sự của ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng
Đức 2018, Chương I, tr.6.
2

 Quan hệ nhân thân: là quan hệ giữa các chủ thể gắn liền với yếu tố nhân
thân của chủ thể.3
Quan hệ nhân thân bao gồm:
+ Quan hệ nhân thân không liên quan tới tài sản;
+ Quan hệ nhân thân liên quan tới tài sản.

1.2. Quan hệ giữa A và B trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS
2005 và BLDS 2015 không? Vì sao?
Quan hệ giữa A và B trên thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS 2005 và BLDS
2015. Vì việc A đe dọa để ép B xác lập một quan hệ dân sự đã vi phạm cả quan hệ
tài sản. Mà quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự nên
quan hệ giữa A và B cần được can thiệp bởi pháp luật dân sự.

VẤN ĐỀ 2:
3
Đỗ Văn Đại, Giáo trình Những vấn đề chung về Luật dân sự của ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng
Đức 2018, Chương I, tr.7.
3

QUAN HỆ DÂN SỰ VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ


2.1. Quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú liên quan đến con trâu đực có
thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự không?
Quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú liên quan đến con trâu đực thuộc đối tượng
điều chỉnh của pháp luật dân sự.
Vì giữa anh Giáp và anh Phú tồn tại một quan hệ sở hữu về tài sản và tài sản
này là con trâu đực.

2.2. Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự có
những đặc điểm gì?
Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự có các đặc
điểm:
- Đa dạng, phong phú về các yếu tố cấu thành: chủ thể tham gia, khách thể
được tác động và nội dung của các quan hệ đó.
- Quan hệ tài sản có thể phát sinh trong mọi lĩnh vực.
- Quan hệ tài sản trong pháp luật dân sự mang tính ý chí, điều này thể hiện qua
ý chí của các chủ thể trong việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt về mối quan hệ này.
Bên cạnh đó, quan hệ tài sản còn bị chi phối bởi ý chí của nhà nước, thể hiện qua sự
điều chỉnh của các quy định trong pháp luật về dân sự.
- Quan hệ tài sản mang tính giá trị và có thể xác định bằng tiền. Theo đó, giá
trị của tài sản được xác định thông qua sự trao đổi và phụ thuộc vào ý chí của nhà
nước thông qua những quy định riêng với những loại tài sản đặc thù (như quyền sử
dụng đất,...).

2.3. Cho biết những thành phần của một quan hệ pháp luật dân sự 4.
Những thành phần này được thể hiện như thế nào trong quan hệ giữa anh
Giáp và anh Phú về con trâu cái?
Quan hệ pháp luật dân sự là một dạng của quan hệ pháp luật nên cũng được
cấu thành bởi các yếu tố nhất định, bao gồm chủ thể, khách thể và nội dung.
 Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự, là những người tham gia vào quan hệ
pháp luật dân sự, có các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự
mà họ tham gia.
4
Tham khảo trong Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Những vấn đề chung về Luật dân sự của ĐH Luật TP. Hồ
Chí Minh, Nxb. Hồng Đức 2018, Chương II, tr.47 đến tr.68.
4

 Khách thể quan hệ pháp luật dân sự, là một trong những yếu tố cấu thành
quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ pháp luật dân sự nói riêng. Có nhiều quan
điểm khác nhau về khái niệm khách thế của quan hệ pháp luật dân sự.
+ Có ý kiến cho rằng khách thể của quan hệ pháp luật dân sự là: “cái” mà vì
nó mà quan hệ pháp luật dân sự được hình thành. Theo quan điểm này,
chính nguyên nhân dẫn đến sự phát sinh quan hệ pháp luật dân sự được xác
định là khách thể của quan hệ pháp luật dân sự.
+ Có ý kiến khác cho rằng, khách thể quan hệ pháp luật dân sự là “cái” mà
các chủ thể hướng tới, tác động vào, mong muốn đạt được khi tham gia vào
quan hệ đó.
Vì sự đa dạng của khách thể quan hệ pháp luật dân sự, do đó, khách thể sẽ
được xác định tương ứng đối với từng loại quan hệ pháp luật dân sự. Khách thể
quan hệ pháp luật dân sự bao gồm:
- Tài sản là khách thể trong quan hệ pháp luật về quyền sở hữu.
- Hành vi của các chủ thể là khách thể trong quan hệ nghĩa vụ và hợp đồng.
- Các giá trị nhân thân là khách thể trong quan hệ nhân thân.
- Kết quả của quá trình hoạt động sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ là khách thể
của quan hệ pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ.
 Nội dung quan hệ pháp luật dân sự, là tổng hợp các quyền dân sự và nghĩa
vụ dân sự của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự cụ thể.

Những thành phần được thể hiện trong quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú về
con trâu cái:
- Về chủ thể tham gia vào quan hệ: chủ thể là anh Giáp và anh Phú.
- Về khách thể: nguyên nhân gây ra phát sinh quan hệ giữa anh Giáp và anh
Phú là quyền sở hữu con trâu cái.
- Về nội dung: vì con trâu cái là của anh Phú đi lạc và anh Giáp là người nuôi
giữ nó cho đến khi anh Phúc tìm thấy (trong vòng 10 ngày) nên trong quan hệ này
đã phát sinh một quyền và nghĩa vụ như sau, căn cứ vào Điều 242 BLDS 2005:
Quyền và nghĩa vụ của anh Giáp:
+ Anh Giáp có nghĩa vụ nuôi dưỡng và báo cho UBND xã, phường, thị trấn
nơi cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Khi chủ nhân
của nó đến nhận lại thì có nghĩa vụ giao trả.
5

+ Anh Giáp có quyền sở hữu con trâu cái nếu sau 1 năm chủ nhân của nó
không đến nhận (vì đây là gia súc thả rông). Nếu con trâu cái này có sinh con thì
anh Giáp có quyền hưởng một nửa số gia súc sinh ra.
Quyền và nghĩa vụ của anh Phú:
+ Anh Phú có quyền nhận lại con trâu cái trong thời hạn là 1 năm kể từ khi
anh Giáp nuôi dưỡng và có thông báo công khai. Nếu có tranh chấp, anh có quyền
yêu cầu Tòa án buộc anh Giáp trả lại con trâu.
+ Anh Phú có nghĩa vụ chi tra lại tiền công nuôi dưỡng và các chi phí khác
cho anh Giáp.

2.4. Cho biết quan hệ pháp luật dân sự có những đặc điểm nào?5
Quan hệ pháp luật dân sự nổi bật với những đặc điểm sau đây:
- Thứ nhất, quan hệ pháp luật dân sự tồn tại ngay cả trong trường hợp chưa có
quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh.
Đây là đặc điểm nổi trội của quan hệ pháp luật dân sự, giúp phân biệt quan hệ
pháp luật dân sự với các quan hệ pháp luật khác. Về phương diện lý luận, quan hệ
pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh. Tuy nhiên, đời
sống dân sự hết sức đa dạng, phức tạp, thay đổi không ngừng nên có những trường
hợp quan hệ dân sự phát sinh liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể
nhưng lại chưa có quy phạm pháp luật dân sự nào trực tiếp điều chỉnh. Để giải
quyết vấn đề này, Điều 5 và Điều 6 BLDS 2015 cho phép áp dụng tập quán, áp
dụng phép tương tự thậm chí có thể áp dụng cả án lệ hoặc lẽ công bằng là những
quy định vô cùng đặc biệt của ngành luật dân sự so với các ngành luật khác.
- Thứ hai, địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự
đều bình đẳng.
Pháp luật dân sự quy định mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được
lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về khả
năng được hưởng các quyền nhân thân và tài sản. Đây là đặc điểm quan trọng nhất
của quan hệ pháp luật dân sự khi so sánh với các quan hệ pháp luật của các ngành
“luật công”.

5
Tham khảo trong Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Những vấn đề chung về Luật dân sự của ĐH Luật TP. Hồ
Chí Minh, Nxb. Hồng Đức 2018, Chương II, tr.42 đến tr.47.
6

- Thứ ba, quan hệ pháp luật dân sự rất đa dạng về chủ thể, khách thể, biện
pháp và phương pháp bảo vệ.
+ Sự đa dạng về chủ thể tham gia quan hệ dân sự.
+ Sự đa dạng về khách thể quan hệ pháp luật dân sự.
+ Sự đa dạng về biện pháp và phương pháp bảo vệ các quyền dân sự.

2.5. Cho biết những căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự. Quan
hệ giữa anh Giáp và anh Phú về con trâu cái được phát sinh trên căn cứ nào?
Những căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự đó là quy phạm pháp
luật, chủ thể và sự kiện pháp lý.
Quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú về con trâu cái phát sinh trên các căn cứ:
- Về chủ thể: là anh Giáp và anh Phú, anh Phú là chủ sở hữu con trâu cái, anh
Giáp là người đã nuôi dưỡng con trâu cái trong thời gian nó bị lạc đàn.
- Sự kiện pháp lý: anh Phú thả 9 con trâu trong rừng, 07/05/2004 anh kiểm tra
thấy mất 2 con và sau đó anh tìm thấy trâu của mình trong trang trại nhà anh Giáp.
Tuy nhiên, anh Giáp chỉ trả lại con trâu đực còn con trâu cái thì không. Từ đó làm
phát sinh quan hệ giữa anh Phú và anh Giap liên quan đến con trâu cái đó là “Tranh
chấp quyền sở hữu con trâu cái”.
- Quy phạm pháp luật được áp dụng: Điều 242 BLDS 2005 xác lập quyền sở
hữu đối với gia súc bị thất lạc.

VẤN ĐỀ 3:
7

TUYÊN BỐ CÁ NHÂN ĐÃ CHẾT


Tóm tắt Quyết định số 272/2018/QĐST-DS ngày 27/4/2018 của Tòa án
nhân dân Quận 9 TP. Hồ Chí Minh.

Người yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự là bà Bùi Thị T, bà yêu cầu Tòa án
tuyên bố ông Trần Văn C là đã chết.

Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có liên quan, Tòa án nhận thấy từ
năm 1985, ông C đã bỏ nhà đi biệt tích và đã xóa hộ khẩu quản lý tại địa phương.
Đến ngày 23/8/2017, mặc dù Tòa án đã ban hành Thông báo tìm kiếm trên các
phương tiện nhưng vẫn không có tin tức. Nên Tòa án đã chấp nhận yêu cầu cảu bà T
là tuyên bố ông C là đã chết.

Do không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng của ông C. Do đó
ngày chết của ông C được tính là ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức
cuối cùng.

Tóm tắt Quyết định số 04/2018/QĐST-DS ngày 19/11/2018 của Tòa án


nhân dân huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa.

Người yêu cầu giải quyết việc dân sự: anh Quản Bá Đ, nay yêu cầu Tòa án
tuyên bố chị Quản Thị K (chị gái anh Đ) là đã chết.

Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có liên quan, Tòa án nhận thấy chị
K đã bỏ nhà đi khỏi địa phương từ năm 1992 và không có tin tức gì. Mặc dù gia
đình anh Đ đã tìm kiếm và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng nhiều lần
nhưng cũng không có tin tức. Đồng thời, sau khi Tòa án thụ lý, cũng đã quyết định
thông báo tìm kiếm trên nhiều phương tiện nhưng vẫn ko có tin tức. Nên Tòa án đã
chấp nhận yêu cầu của anh Đ về việc tuyên bố chị K là đã chết.

Tòa án lấy ngày mà quyết định của Tòa án tuyên bố người đó là đã chết có
hiệu lực pháp luật là ngày chị K chết.
8

3.1. Những điểm giống và khác nhau giữa tuyên bố một người mất tích và
tuyên bố một người là đã chết.6
Căn cứ pháp lý: Điều 68 và Điều 71 BLDS 2015.
 Giống nhau:
- Đối tượng có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích hoặc tuyên
bố một người là đã chết: là người có quyền, lợi ích liên quan
- Đối tượng có quyền tuyên bố một người mất tích hoặc tuyên bố một người là
đã chết: Tòa án.
- Về mặt thủ tục: Người yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc tuyên bố
một người là đã chết phải thông báo tìm kiếm công khai trên các phương tiện thông
tin đại chúng theo đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
 Khác nhau:
- Điều kiện về mặt thời gian:
+ Về tuyên bố một người mất tích: Được quy định tại Điều 68 BLDS 2015.
Đó là trường hợp cá nhân biệt tích hai năm liền trở lên không có tin tức xác thực là
còn sống hay đã chết. Thời gian hai năm được tính từ ngày viết được tin tức cuối
cùng của người đó. Nếu không xác định được ngày biết tin cuối cùng thì thời hạn
hai năm được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng biết tin tức cuối cùng.
Nếu không xác định được được ngày tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn hai năm
được tính từ ngày đầu tiên của tháng đầu tiên của năm tiếp theo năm biết tin tức
cuối cùng.
+ Về tuyên bố một người là đã chết: Được quy định tại Điều 71 BLDS 2015,
cụ thể người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên
bố một người là đã chết trong các trường hợp sau đây:
Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực
pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống.
Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ khi chiến tranh kết thúc mà vẫn
không có tin tức xác thực là còn sống.
Bị tai nạn hoặc thảm họa thiên tai mà sau một năm kể từ ngày tai nạn hoặc
thảm họa thiên tai chấm dứt vẫn không có tin tức là còn sống.
Trường hợp cuối cùng có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố cá nhân chết là cá
nhân biệt tích năm năm liền trở lên, không có tin tức xác thực là còn sống. Việc tính
6
Tham khảo trong Nguyễn Xuân Quang, Giáo trình Những quy định chung về Luật dân sự của ĐH Luật TP.
Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức 2018, Chương III, tr.121 đến tr.129.
9

thời hạn trong các trường hợp trên cũng như cách tính thời hạn trong trường hợp
tuyên bố cá nhân mất tích.
- Về mặt nhân thân:
+ Về tuyên bố một người mất tích: Nếu người vợ hoặc chồng của người bị
tuyên bố mất tích muốn kết hôn với người khác thì phải phải làm thủ tục ly hôn với
người bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.
+ Về tuyên bố một người là đã chết: Được giải quyết như đối với một người
đã chết. Người vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố chết có thể kết hôn với người
khác mà không phải làm thủ tục ly hôn như tuyên bố cá nhân mất tích.
- Về mặt tài sản:
+ Về tuyên bố một người mất tích: Tài sản của cá nhân mất tích được giao cho
cá nhân, tổ chức quan lý theo quy định của pháp luật, vấn đề này được quy định tại
Điều 69 BLDS 2015. Cụ thể: nếu trước khi vắng mặt người này đã ủy quyền cho
một chủ thể quản lý thì chủ thể được ủy quyền này tiếp tục quản lý theo quy định
của pháp luật về ủy quyền.
Nếu là tài sản chung đồng sở hữu, thì người đồng sở hữu tiếp tục quản lý.
Nếu là tài sản chung của vợ hoặc chồng thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý.
Nếu người mất tích không có vợ hoặc chồng thì sẽ giao lại cho người thân của
người bị tuyên mất tích quản lý.
Nếu không có người thân thì Tòa án sẽ chỉ định một chủ thể quản lý tài sản
người vắng mặt.
Nếu trong trường hợp người vợ hoặc chồng bị tuyên mất tích muốn ly hôn thì
tài sản được giao cho con đã thành niên hoặc cha, mẹ của người bị tuyên bố mất
tích quản lý. Nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của
người bị tuyên bố mất tích quản lý. Nếu không có Tòa án sẽ chỉ định một chủ thể
quản lý tài sản người vắng mặt.
+ Về tuyên bố một người là đã chết: Tài sản được chia cho những người thừa
kế của người này theo quy định của pháp luật thừa kế. Cụ thể, nếu trước khi bị
tuyên bố chết người này có lập di chúc hợp pháp thì chia tài sản theo di chúc, nếu
không có di chúc thì chia tài sản theo quy định của pháp luật về người thừa kế và
hạng thừa kế.

3.2. Một người biệt tích và không có tin tức xác thực là còn sống trong
thời hạn bao lâu thì có thể bị Tòa án tuyên bố là đã chết?
10

Thời hạn một người biệt tích và không có tin tức xác thức thì có thể bị Tòa án
tuyên bố là đã chết: Được quy định tại Điều 71 BLDS 2015, cụ thể người có quyền,
lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết
trong các trường hợp sau đây:
Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực
pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống.
Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ khi chiến tranh kết thúc mà vẫn
không có tin tức xác thực là còn sống.
Bị tai nạn hoặc thảm họa thiên tai mà sau một năm kể từ ngày tai nạn hoặc
thảm họa thiên tai chấm dứt vẫn không có tin tức là còn sống.
Trường hợp cuối cùng có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố cá nhân chết là cá
nhân biệt tích năm năm liền trở lên, không có tin tức xác thực là còn sống. Việc tính
thời hạn trong các trường hợp trên cũng như cách tính thời hạn trong trường hợp
tuyên bố cá nhân mất tích.

3.3. Trong các vụ việc trên, cá nhân bị tuyên bố chết biệt tích từ thời điểm
nào? Vì sao?
- Tại quyết định số 272, ông C bị tuyên bố chết biệt tích từ thời điểm ngày đầu
tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. Vì căn cứ tại điểm d khoản 1 Điều
71 BLDS 2015, thì ông C bỏ nhà đi biệt tích từ cuối năm 1985, gia đình đã tổ chức
tìm kiếm, nhưng vẫn không có tin tức gì của ông C. Đến năm 2017 Tòa án nhân dân
Quận 9 ban hành Thông báo tìm kiếm thông tin ông C trên 3 số liên tiếp trên Báo
Công lý và nhắn tin trên Đài tiếng nói Việt Nam cũng 3 ngày liên tiếp, nhưng vẫn
không có tin tức của ông C. Do đó, có thể xác định ông C đã biệt tích 32 năm liên
tiếp (đủ điều kiện về thời gian để tuyên bố một người đã chết). Nhưng do không xác
định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng; nên ông C bị tuyên bố chết biệt tích từ
ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng là đúng theo quy định của
pháp luật.
- Tại Quyết định số 04 , chị Quản Thị K bị tuyên bố chết biệt tích từ thời điểm
là ngày mà quyết định của Tòa án tuyên bố người đó là đã chết có hiệu lực pháp luật
được coi là ngày người đó chết. Vì năm 1992 chị K bỏ nhà đi khỏi địa phương, gia
đình đã tìm kiếm và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng nhiều lần
nhưng cũng không có kết quả. Đến năm 2018 sau khi thụ lý vụ việc, Tòa án đã ra
Quyế định thông báo trên công thông tin điện tử Tòa án nhân dân Tối Cao, Báo
11

nhân dân và Đài tiếng nói Việt Nam 3 kỳ liên tiếp; nhưng vẫn không có tin tức chị
K. Do đó, có thể xác định chị K đã biệt tích 26 năm liên tiếp (đủ điều kiện về thời
gian để tuyên bố một người đã chết). Nhưng do Tòa án không xác định được ngày
có tin tức cuối cùng của chị K nên lấy ngày mà quyết định của tòa án tuyên bố
người đó là đã chết có hiệu lực pháp luật được coi là ngày người đó chết.

3.4. Tòa án xác định ngày chết của các cá nhân bị tuyên bố chết là ngày
nào? Đoạn nào của hai Quyết định trên cho câu trả lời?
- Theo Quyết định số 272/2018/QĐST-DS Tòa án xác định ngày chết của ông
C là ngày 01/01/1986. Đoạn của Quyết định cho câu trả lời:
Chấp nhận yêu cầu của bà Bùi Thị T.
Tuyên bố ông Trần Văn C; nơi cư trú cuối cùng: phường Phước
Bình, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh là đã chết. Ngày chết của ông
Trần Văn C là ngày 01/01/1986.
- Theo Quyết định số 04/2018/QĐST-DS Tòa án xác định ngày chết của chị
Quản Thị K là ngày 19/11/2018. Đoạn của Quyết định cho câu trả lời:
Tuyên bố chị Quản Thị K – sinh năm 1969 đã chết ngày
19/11/2018.
Ngày 19/11/2018 là ngày làm căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt
các quan hệ về nhân thân, về tài sản, về hôn nhân gia đình, về thừa kế
của chị Quản Thị K.

3.5. Đối với hoàn cảnh như trong hai Quyết định trên, pháp luật nước
ngoài xác định ngày chết là ngày nào?
Đối với hoàn cảnh như trong hai Quyết định trên, pháp luật nước ngoài cụ thể
là pháp luật Campuchia xác định ngày chết là ngày kể từ khi người đó vắng mặt tại
nơi cư trú trong 5 năm.
Căn cứ Điều 43 BLDS Campuchia:
Người mất tích được coi như đã chết trong các quan hệ pháp luật,
cụ thể là về địa chỉ hoặc nơi cư trú vốn có, kể từ khi hết thời hạn theo
quy định tuyên bố mất tích được tiến hành theo các quy định tại Khoản 1
Điều 41 (Điều kiện tuyên bố mất tích), khi ra tuyên bố mất tích theo quy
định tại Khoản 2 Điều 41 kể từ khi người đó gặp tai nạn.
Điều 41 BLDS Campuchia về Điều kiện tuyên bố mất tích:
12

1. Trường hợp không xác định được người vắng mặt còn sống hay
không còn sống trong 5 năm, Tòa án có thể ra tuyên bố người đó đã mất
tích theo đơn đề nghị của vợ hoặc chồng người đó, người thừa kế dự
kiến, người tiếp nhận di chúc, người nhận bảo hiểm, người có quyền cha
mẹ, người giám hộ hoặc người có quan hệ chia sẻ lợi ích quan trọng
trước pháp luật khi công bố việc mất tích như cha mẹ hoặc người khác.
2. Người tham gia chiến tranh, người ở trong tàu thuyền khi tàu
thuyền bị đắm, người gặp những tai nạn khác gây chết người, sau một
năm kể từ khi kết thúc chiến tranh, tàu thuyền bị đắm hoặc tai nạn xảy
ra, nếu không xác định được người đó còn sống hay đã chết thì áp dụng
Khoản 1 điều này”.

3.6. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định ngày chết trong hai
Quyết định trên.
- Theo Quyết định số 272/2018/QĐST-DS thì ngày chết của ông C được tính
là ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. Điều này chưa thỏa
đoán vì việc xác định ngày chết là ngày biệt tích sẽ gây ra nhiều xáo trộn trong xã
hội. Chẳng hạn ông C ủy quyền cho người thân nhận lương hưu. Sau đó ông bị biệt
tích từ cuối năm 1985. Căn cứ vào giấy ủy quyền còn hiệu lực, cơ quan bảo hiểm xã
hội vẫn trả lương hưu cho ông qua người được ủy quyền. Năm 2018, khi giải quyết
yêu cầu tuyên bố ông C đã chết, nếu tòa tuyên ông chết ngày 01/01/1986 (do không
xác định ngày tháng có tin tức cuối cùng của ông C) thì sẽ phải truy thu lại lương
hưu, gây phiền toái, xáo trộn không cần thiết…
- Theo Quyết định số 04/2018/QĐST-DS thì ngày chết của chị Quản Thị K là
ngày mà quyết định tuyên bố một người đã chết của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Tuy nhiên, quyết định này không phù hợp với khoản 2 Điều 71 BLDS 2015. Bởi lẽ
khoản 2 đã quy định: “Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này,
Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết”. Điều đó thể hiện việc
xác định ngày chết trong từng trường hợp là khác nhau.
13

VẤN ĐỀ 4:
TỔ HỢP TÁC
4.1. Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổ hợp tác 7 và
suy nghĩ của anh/ chị về những điểm mới này.
Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổ hợp tác:
- BLDS 2005 quy định tổ hợp tác là chủ thể hạn chế của quan hệ pháp luật
dân sự tại các Điều 111 – 120. BLDS 2015 đã bãi bỏ các quy định này nên hiện nay,
tổ hợp tác không còn được coi là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.
- BLDS 2015 có quy định thêm một thực thể xã hội nữa là các tổ chức khác
không có tư cách pháp nhân. Cũng theo BLDS 2015 thì tổ hợp tác không có tư cách
pháp nhân đều không phải là chủ thể độc lập của quan hệ pháp luạt dân sự.
Suy nghĩ của tôi về những điểm mới này:
Những điểm mới về tổ hợp tác trong BLDS 2015 đã thể hiện được sự tiến bộ
và khắc phục được những hạn chế, tiêu cực ở BLDS 2005.
- Thứ nhất, loại bỏ tư cách chủ thể của tổ hợp tác, điều này đã giảm được
nhiều bất cập trong thực tiễn xét xử vì tổ hợp tác là một tập hợp các cá nhân có quan
hệ với nhau về tài sản, số lượng cá thể không phải dừng lại mà là bất biến, có thể
xảy ra thêm bớt thành viên, ý chí có thể không đồng nhất.
- Thứ hai, khi tham gia giao dịch dân sự nếu coi tổ hợp tác là chủ thể có tư
cách pháp nhân thì sẽ gây khó khăn cho việc chủ thể tham gia vào giao dịch với tư
cách cá nhân, như vậy vấn đề tài sản chung hay riêng cũng dễ xảy ra tranh chấp.
- Thứ ba, trên thực tế xét xử chưa có vụ kiện nào có nguyên đơn hoặc bị đơn
là tổ hợp tác. Hơn nữa, khoản 1 Điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự 2005 chỉ quy định,
đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị
đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (tổ hợp tác không được xác định là
đương sự trong vụ án dân sự). Vì vậy việc loại bỏ tư cách là chủ thể của tổ hợp tác
là hợp lý.

7
Tham khảo trong Lê Minh Hùng, Giáo trình Những vấn đề chung về Luật dân sự của ĐH Luật TP. Hồ Chí
Minh, Nxb. Hồng Đức 2018, tr.232 đến tr.236.
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT:


1. Bộ luật Dân sự số: 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội.
2. Bộ luật Dân sự số: 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội.

B. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT:


 Giáo trinh:
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình
Những quy định chung về Luật dân sự, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt
Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.

You might also like