You are on page 1of 239

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH

KỶ YẾU HỘI THẢO CẤP KHOA

PHÒNG, CHỐNG THAM


NHŨNG Ở VIỆT NAM –
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ

TP. HỒ CHÍ MINH – 14/10/2022


CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO CẤP KHOA
“PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM
– NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ”
Thời gian: Buổi sáng thứ sáu, ngày 14/10/2022.
Trực tiếp: Tại Hội trường A1002, 02 Nguyễn Tất Thành, phường 13, Quận 4,
TP. Hồ Chí Minh.

7:30 – 8:00 Tiếp đón đại biểu


8:00 – 8:10 Khai mạc hội thảo:
TS. Nguyễn Mạnh Hùng – Trưởng Khoa Luật Hành Chính Nhà nước - Trường
Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
Chủ tọa:
- PGS. TS. Vũ Văn Nhiêm - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường,
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
- TS. Nguyễn Mạnh Hùng – Trưởng Khoa Luật Hành Chính - Nhà nước,
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh;
- ThS. NCS. Nguyễn Văn Trí – Phó Trưởng Khoa Luật Hành chính - Nhà
nước, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

Hành vi tham nhũng và các giải pháp phòng, chống tham


nhũng
8:10 – 8:20
Phiên 1 Trình bày: ThS. Nguyễn Thanh Quyên – Giảng Viên Khoa Luật
Hành chính – Nhà nước, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

Quy định “hồi tỵ” trong pháp luật phong kiến Việt Nam và
những giá trị trong phòng, chống tham nhũng
8:25 – 8:35
Trình bày: ThS. Nguyễn Phương Thảo – Giảng viên Khoa Luật
Hành chính – Nhà nước, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

Pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức
vụ, quyền hạn – bất cập và kiến nghị
8:40 – 8:50
Trình bày: ThS. Võ Tấn Đào – Giảng viên Khoa Luật Hành
chính – Nhà nước, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

8:50 – 9:50 Thảo luận


Chủ tọa:
- PGS. TS. Nguyễn Cảnh Hợp – Nguyên Trưởng Khoa Luật Hành chính –
Nhà nước, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Trường Đại học
Luật TP. Hồ Chí Minh.
- TS. Đặng Tất Dũng - Phó Trưởng Khoa Luật Hành chính - Nhà nước,
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh;
- TS. Lê Việt Sơn – Phó trưởng bộ môn phụ trách Bộ môn Luật Tố tụng
hành chính – Khoa Luật Hành chính – Nhà nước, Trường Đại học Luật
TP. Hồ Chí Minh.

Một số vấn đề pháp lý về các biện pháp phát hiện tham


nhũng ở Việt Nam
9:50 – 10:00 Trình bày: NCS. Nguyễn Văn Trí – Phó Trưởng Khoa Luật
Phiên 2 Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí
Minh

10:05 – 10:15 Một số vấn đề về truy cứu trách nhiệm hình sự người có
hành vi tham nhũng theo luật hình sự Việt Nam
Trình bày: TS. Nguyễn Thị Ánh Hồng - Giảng viên Khoa
Luật Hình sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

10:20 – 10:30 Kinh nghiệm của Singapore về phòng, chống tham nhũng –
Giá trị gợi mở cho Việt Nam
Trình bày: ThS. Huỳnh Thị Hồng Nhiên - Giảng viên Khoa
Luật Hành chính – Nhà nước, Trường Đại học Luật TP. Hồ
Chí Minh.

10:30 – 11:30 Thảo luận

11:30 – 11:40 Bế mạc hội thảo


MỤC LỤC

1. HÀNH VI THAM NHŨNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG THAM 01


NHŨNG
ThS. Nguyễn Thanh Quyên
2. CÁC HÀNH VI THAM NHŨNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT 18
VIỆT NAM
ThS. Dũng Thị Mỹ Thẩm
3. NHẬN DIỆN THAM NHŨNG VẶT VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG 27
NGỪA THAM NHŨNG VẶT
ThS. Phạm Thị Phương Thảo B
4. ĐẢM BẢO LIÊM CHÍNH – MỘT TRỤ CỘT QUAN TRỌNG TRONG 34
PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
TS. Nguyễn Thị Ngọc Mai
5. QUY ĐỊNH “HỒI TỴ” TRONG PHÁP LUẬT PHONG KIẾN VIỆT NAM 44
VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
ThS. Nguyễn Phương Thảo
6. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA ĐỐI VỚI VIỆC PHÒNG, 55
CHỐNG THAM NHŨNG
TS. Lê Việt Sơn
7. HOẠT ĐỘNG THANH TRA TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở 66
VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh
8. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG TRONG QUẢN LÝ NHÀ 73
NƯỚC
ThS. Nguyễn Việt Anh Lân
9. HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH ĐỐI VỚI 90
QUYẾT ĐỊNH, HÀNH VI TRONG VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, CÔNG
VỤ ĐƯỢC GIAO CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN CÓ
THẨM QUYỀN TRONG PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
ThS. Hồ Quang Chánh
10. PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT TÀI SẢN, THU NHẬP CỦA NGƯỜI CÓ 99
CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN – BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ
ThS. Võ Tấn Đào

1
11. NGHĨA VỤ KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP TRONG PHÁP LUẬT 113
PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
ThS, NCS. Phạm Thị Phương Thảo
12. CĂN CỨ XÁC MINH TÀI SẢN, THU NHẬP THEO QUY ĐỊNH CỦA 122
PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
ThS, NCS. Nguyễn Hoàng Yến
13. BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH XỬ LÝ TÀI SẢN 133
THAM NHŨNG THEO LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG 2018
TS. Nguyễn Thái Cường
ThS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Đặng Quang Huy
14. TRÁCH NHIỆM NÊU GƯƠNG CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TRONG 141
PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
ThS. Đặng Thị Thu Trang
15. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÁT HIỆN THAM 150
NHŨNG Ở VIỆT NAM
ThS, NCS. Nguyễn Văn Trí
16. PHÁT HIỆN THAM NHŨNG TRONG CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ 164
KHU VỰC NHÀ NƯỚC THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ MỘT SỐ
VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐẶT RA
ThS. Trương Thị Minh Thuỳ
17. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NGƯỜI CÓ 169
HÀNH VI THAM NHŨNG THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TS. Nguyễn Thị Ánh Hồng
18. KINH NGHIỆM PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG Ở SINGAPORE VÀ 183
MỘT VÀI KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM
TS. Nguyễn Mạnh Hùng
ThS. Nguyễn Mai Anh
19. KINH NGHIỆM CỦA SINGAPORE VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM 196
NHŨNG – GIÁ TRỊ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM
ThS. Huỳnh Thị Hồng Nhiên
20. THAM NHŨNG TỪ GÓC NHÌN VÀ QUY ĐỊNH CỦA QUỐC TẾ (LIÊN 221
HỢP QUỐC VÀ ÚC), MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Đức Hiếu

2
HÀNH VI THAM NHŨNG
VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Nguyễn Thanh Quyên


Đặt vấn đề
Tham nhũng và đấu tranh phòng, chống tham nhũng luôn nhận được sự quan
tâm đặc biệt của các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, tham nhũng được nhận
diện là quốc nạn, một trong bốn nguy cơ làm suy giảm niềm tin của Nhân dân vào
Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, công tác phòng, chống tham
nhũng được xác định là cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn và phức tạp. Tiếp thu kinh
nghiệm quốc tế trong việc phòng, chống tham nhũng chính là một trong biện pháp
hợp tác quốc tế hiệu quả thể hiện sự hội nhập của Việt Nam với quốc tế trong chiến
lược phòng, chống tham nhũng. Bài viết tập trung phân tích những nội dung như
sau: (1) Những vấn đề chung về tham nhũng; (2) Các kinh nghiệm quốc tế và đề
xuất các kinh nghiệm phù hợp cho chiến lược phòng, chống tham nhũng ở Việt
Nam; (3) Quan niệm về xử lý tham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật về phòng,
chống tham nhũng của Nhà nước ta cũng như cơ sở xử lý tham nhũng và hành vi vi
phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng; (4) Một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới.
1. Những vấn đề chung về tham nhũng
1.1 Khái niệm hành vi tham nhũng
Tham nhũng là hiện tượng kinh tế - xã hội gắn liền với sự ra đời và phát triển
của Nhà nước. Hiện nay, do sự phát triển của kinh tế xã hội trên thế giới, khái niệm
tham nhũng được hiểu theo nhiều cách rộng rãi hơn với những cách tiếp cận khác
nhau. Từ điển The Oxford Unabriged Dictionary định nghĩa "tham nhũng là sự bóp
méo hoặc phá hoại tính riêng chính trong thực hiện công vụ bởi hối lộ hay thiên vị".
Từ điển Webste's Collegiate Dictionary định nghĩa tham nhũng là "sự khích lệ làm
điều sai trái bởi những phương tiện không đúng đắn hoặc bất hợp pháp như hối lộ".
Định nghĩa ngắn gọn của Ngân hàng thế giới sử dụng là "sự lạm dụng chức vụ công
để tư lợi". Cơ quan hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cũng định nghĩa tham
nhũng là "sự lạm dụng chức vụ, vai trò và nguồn lực công để trục lợi cá nhân". Tài
liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế chống tham nhũng
(năm 1969) định nghĩa tham nhũng trong một phạm vi hẹp, đó là “sự lợi dụng


Ths. Giảng viên Khoa Luật Hành chính – Nhà nước, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

1
quyền lực nhà nước để trục lợi riêng”. Những định nghĩa vừa nêu cũng tương tự
như những định nghĩa mà Tổ chức minh bạch quốc tế (Transparency International
viết tắt là TI) - một tổ chức phi chính phủ đi đầu trong nỗ lực chống tham nhũng
toàn cầu sử dụng. Theo đó "tham nhũng là bao gồm hành vi vi phạm của công chức
trong khu vực công, dù là chính trị hay công chức dân sự, trong đó họ làm sao một
cách không đúng đắn hoặc bất hợp pháp cho bản thân hay cho người thân của
mình bằng cách làm dụng quyền lực công đã giao cho họ". Có thể thấy, những định
nghĩa này không bao gồm vấn đề tham nhũng trong khu vực tư hoặc chỉ đề cập đến
một vài khía cạnh nhỏ về vai trò của khu vực tư cho việc làm tăng tham nhũng
trong chính phủ.
Các quốc gia có các điều kiện về xã hội, văn hóa, chính trị, kinh tế khác nhau
quan niệm về tham nhũng cũng khác nhau. Ở Đức, theo từ điển bách khoa thì "tham
nhũng là hiện tượng mất phẩm chất, hối lộ, đút lót, thường xảy ra đối với công chức
có quyền hành". Ở Áo thì "tham nhũng là hiện tượng lừa đảo, hối lộ, bóc lột". Theo
từ điển bách khoa của Thụy Sĩ thì "tham nhũng là hậu quả nghiêm trọng của sự vô
tổ chức của tầng lớp có trách nhiệm trong bộ máy nhà nước. Đó là hành vi phạm
pháp để phục vụ lợi ích cá nhân". Với Pháp, nói đến tham nhũng, người ta nghĩ
ngay đến mối quan hệ giữa hai khái niệm “quyền lực và tiền bạc”. Như vậy, khái
niệm tham nhũng hiểu theo nghĩa chung nhất ở các quốc gia đều bao gồm những
hành vi lạm dụng quyền hạn để thu vén lợi ích vật chất.
Theo Từ điển Tiếng Việt, tham nhũng là “lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu
nhân dân lấy của”. Như vậy, ở Việt Nam, tham nhũng nếu được hiểu theo nghĩa
rộng thì đó là hành vi của bất kỳ người nào có chức vụ; quyền hạn hoặc được giao
nhiệm vụ; quyền hạn và lợi dụng chức vụ; quyền hạn; hoặc nhiệm vụ được giao để
vụ lợi. Theo nghĩa hẹp và là khái niệm được pháp luật Việt Nam quy định tại Khoản
1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 thì “tham nhũng là hành vi của
người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Trong
đó:
+ Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển
dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng
lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định
trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó1.

1
Theo đó, Luật Phòng, chống tham nhũng quy định bốn nhóm người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: Cán
bộ, công chức, viên chức; Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội Nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ, sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn - kỹ thuật trong

2
+ Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn
nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.
Như vậy, để được xem là hành vi tham nhũng phải bao gồm đồng thời ba dấu
hiệu đặc trưng sau: Một là, tham nhũng phải được thực hiện bởi người có chức vụ,
quyền hạn; Hai là, người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng, lạm dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao2; Ba là, người thực hiện
hành vi tham nhũng phải có mục đích, động cơ vụ lợi (vụ lợi là lợi ích vật chất, tinh
thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành
vi tham nhũng). Đây là những dấu hiệu bắt buộc phải có để phân biệt hành vi tham
nhũng với những hành vi vi phạm pháp luật khác do người có chức vụ, quyền hạn
thực hiện. Nếu thiếu một trong ba dấu hiệu đặc trưng trên thì không bị coi là hành vi
tham nhũng mà bị coi là hành vi vi phạm pháp luật khác.
Trên cơ sở phân tích những khái niệm trên có thể thấy, tham nhũng thường
biểu hiện dưới các dạng sau:
(1) Tham nhũng vật chất, là dạng tham nhũng nhằm thỏa mãn những nhu cầu
vật chất của cá nhân như tiền bạc, tài sản;
(2) Tham nhũng quyền lực, là dạng tham nhũng mà người tham nhũng lợi
dụng quyền lực cá nhân để đưa những người thân tín vào bộ máy công quyền cũng
như vào các tổ chức chính trị, xã hội, đơn vị kinh tế, tài chính... vì động cơ vụ lợi;
(3) Tham nhũng chính trị, là dạng tham nhũng được hình thành do sự câu kết
giữa những người có ảnh hưởng trong hệ thống chính trị, chủ yếu là những quan
chức cấp cao trong bộ máy cầm quyền, nhằm tạo ra những quyết định, hay tìm cách
tác động thiên lệch vào những quyết sách của Nhà nước có lợi cho một cá nhân,
doanh nghiệp hoặc những nhóm lợi ích nào đó;
(4) Tham nhũng hành chính, là dạng tham nhũng xảy ra phổ biến trong các
hoạt động quản lý hành chính của đội ngũ công chức hành chính. Ở đó những người
được giao quyền đã sử dụng quyền lực hành chính, trình tự thủ tục hành chính để
gây khó khăn cho công dân hoặc tổ chức nhằm trục lợi cho bản thân;

cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước, cán bộ
lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; Người được giao thực hiện
nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó; Ngoài ra, theo Bộ luật Hình sự
năm 2015, chủ thể của các hành vi tham ô tài sản, nhận hối lộ còn có thể là người có chức vụ, quyền hạn
trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước.
2
Sự lợi dụng, lạm dụng thông qua: (1) hoặc là chức năng chính quyền; (2) hoặc là chức năng tổ chức, lãnh
đạo; (3) hoặc là chức năng hành chính, kinh tế theo nhiệm vụ, công vụ được giao; (4) hoặc theo thẩm quyền
chuyên môn mà người đó đảm nhận

3
(5) Tham nhũng kinh tế, là dạng tham nhũng xảy ra trong hoạt động quản lý
kinh tế, như sản xuất kinh doanh, dịch vụ, mua sắm tài sản công, quản lý tài
sản…được thực hiện bởi những người có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về
kinh tế, những người có thẩm quyền trong doanh nghiệp nhà nước.
1.2 Các hành vi tham nhũng
Thứ nhất, nhóm hành vi tham nhũng trong khu vực Nhà nước.
+ Tham ô tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức hoặc công
dân của người có chức vụ, quyền hạn thành tài sản riêng của mình. Là hành vi lợi
dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản do mình quản lý thành tài sản riêng.
+ Nhận hối lộ là hành vi của người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn
của mình để thực hiện, không thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ một việc vì
lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản đây là hành vi của người
có chức vụ, quyền hạn đã vượt ra ngoài phạm vi quyền hạn của mình chiếm đoạt tài
sản.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
đây là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, công vụ và đã sử dụng chức vụ,
quyền hạn, công vụ đó một cách trái phép nhằm mục đích vụ lợi. Hành vị đó gây
thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và có liên quan trực tiếp đến
chức vụ, quyền hạn của người phạm tội, nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì
họ khó có thể thực hiện được hành vi gây thiệt hại.
+ Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi là hành vi của
người có chức vụ, quyền hạn, công vụ vượt quá quyền hạn được giao làm trái công
vụ vì vụ lợi.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn dùng ảnh hưởng của mình gây ảnh
hưởng đến người khác để trục lợi.
+ Giả mạo trong công tác vì vụ lợi là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn sửa
chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; làm, cấp giấy tờ giả; giả mạo chữ kí
của người có chức vụ, quyền hạn khác hoặc vì vụ lợi.
+ Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn
vị hoặc địa phương vì vụ lợi đây là hành vi của người có chức vụ quyền hạn thực

4
hiện việc đưa hối lộ, môi giới hối lộ với mục đích giải quyết công việc của cơ quan,
đơn vị, địa phương để trục lợi.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi đây là
hành vi của người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để
sử dụng trài phép tài sản công nhưng không phải mục đích chiếm đoạt mà vì mục
đích vụ lợi.
+ Nhũng nhiễu vì vụ lợi đây là hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn,
phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhằm mục đích vụ lợi.
+ Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công
vụ vì vụ lợi đây là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao
thực hiện công vụ nhung không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ
nhiệm vụ, công vụ vì mục đích vụ lợi3.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp
luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra,
kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi. Trong đó, lợi dụng chức
vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi, đây là
hành vi sử dụng chức vụ quyền hạn của mình cố ý bao che cho hành vi vi phạm
pháp luật của người khác vì vụ lợi. Còn cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc
giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đây là
hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình cản trở, can thiệp trái pháp luật vào
việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Thứ hai, nhóm hành vi tham nhũng ngoài khu vực Nhà nước.
Đó là hành vi tham ô tài sản; nhận hối lộ; đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải
quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi. Nhóm hành vi này trong
những năm gần đây xuất hiện nhiều theo đó có tình trạng tham ô tài sản, đưa, nhận
hối lộ, môi giới hối lộ để móc nối giữa tư nhân với cán bộ, công chức, để giành lợi
thế trong sản xuất, kinh doanh hoặc chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp
“sân sau” được sự nâng đỡ của những người có chức vụ, quyền hạn đang là những
vấn đề nóng, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lành mạnh của môi trường đầu tư,
kinh doanh, gây bức xúc dư luận xã hội.

3
Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 chỉ quy định hành vi “không thực hiện” là quy định trong phạm
vi hẹp, không đầy đủ nên dễ bị “lách”. Việc Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 bổ sung thêm các
hành vi “thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ” là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn công tác đấu tranh
phòng, chống tham nhũng hiện nay.

5
Như vậy, hành vi tham nhũng cũng như chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng
trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước là khác nhau. Nếu như khu vực
Nhà nước, Luật Phòng, chống tham nhũng quy định 12 hành vi tham nhũng do
người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực
hiện thì đối với khu vực ngoài nhà nước, Luật Phòng, chống tham nhũng chỉ quy
định 03 hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ,
quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
(1) Tham ô tài sản; (2) Nhận hối lộ và (3) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết
công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
2. Phòng, chống tham nhũng ở môt số quốc gia trên thế giới và các bài
học kinh nghiệm
2.1 Phòng, chống tham nhũng ở môt số quốc gia
Thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nhiều quốc gia trên
thế giới cho thấy việc kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa và trừng trị nghiêm khắc
những kẻ tham nhũng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Cụ thể:
Thứ nhất, Trung Quốc. Điều then chốt trong công tác đấu tranh phòng chống
tham nhũng của Trung Quốc là phải tăng cường kiềm soát và giám sát sự vận hành
của quyền lực, kiện toàn hệ thống kiểm soát và giám sát quyền lực, để nhân dân
giám sát quyền lực. Tập trung thực hiện các chiến lược để không dám tham nhũng4;
chiến lược để không thể tham nhũng, không dễ tham nhũng5 và chiến lược để không
muốn tham nhũng, không cần tham nhũng6.
Thứ hai, Phần Lan. Phần Lan là một trong những quốc gia được đánh giá là
trong sạch nhất trên thế giới, quốc gia này xếp thứ nhất trong bảng xếp hạng chỉ số
cảm nhận tham nhũng quốc tế (CPI)7. Đặc trưng trong chiến lược của Phần Lan là

4
i) xây dựng ý chí chính trị kiên định từ lãnh đạo cấp cao nhất; ii) xây dựng văn hóa liêm chính, không
khoan nhượng tham nhũng bằng xử phạt nghiêm minh; iii) tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng chống
tham nhũng, chống hành vi lẩn trốn pháp luật, chuyển tài sản tham nhũng ra nước ngoài; iv) phát huy vai trò
giám sát của người dân và xã hội nhất là vai trò giám sát của phương tiện truyền thông.
5
Tập trung vào hoạt động: i) Phân chia quyền lực một cách hợp lý, phân bổ quyền lực một cách khoa học, để
các cơ quan tự giám sát, chế ước lẫn nhau; ii) nhốt quyền lực vào chiếc lồng pháp luật; iii) công khai minh
bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước là nguyên tắc, không công khai là ngoại lệ; iv) kiểm soát tài sản
và thu nhập của công chức, cán bộ; v) kiểm soát xung đột lợi ích và giải pháp phòng trách xung đột lợi ích.
6
Tập trung vào hoạt động: i) tăng cường giáo dục pháp luật từ nhà trường cho đến công sở; ii) hoàn thiện chế
độ đạo đức công vụ; iii) đề cao sự liêm sỉ, khuyến khích tu dưỡng đạo đức cá nhân của công chức; iv) cải
cách chế độ tiền lương cho công chức theo hướng đảm bảo mức sống trung bình trong xã hội.
7
Trong chiến lược quốc gia về phòng chống tham nhũng của mình, Phần Lan tập trung vào sáu mục tiêu
chiến lược là: i) tăng cường năng lực của các thiết chế phòng, chống tham nhũng và cải thiện hợp tác giữa
các bên liên quan; ii) nâng cao nhận thức về tham nhũng; iii) tăng tính minh bạch, iv) thúc đẩy tố cáo, phát
hiện hành vi tham nhũng, iv) đánh giá sự đáp ứng các yêu cầu của pháp luật và quy trình lập pháp trong hoạt

6
thúc đẩy sự công khai, minh bạch ở cấp độ cao. Nâng cao nhận thức của mọi người
dân về tham nhũng và trao quyền tham gia phòng, chống tham nhũng cho mọi
người dân để tiến đến xây dựng một xã hội liêm chính, không có nhu cầu tham
nhũng từ gốc rễ.
Thứ ba, Hoa Kỳ. Với Hoa Kỳ thì công tác phòng, chống tham nhũng tập trung
vào việc xây dựng chiến lược riêng về phòng, chống tham nhũng. Chiến lược
phòng, chống tham nhũng mới của Hoa Kỳ được xây dựng dựa trên 5 trụ cột và 19
mục tiêu chiến lược8. Điểm đáng chú ý trong chiến lược phòng chống tham nhũng
của Hoa Kỳ là tập trung vào kiểm soát các hoạt động tài chính bất hợp pháp, nâng
cao năng lực giám sát của các cơ quan và cung cấp đầy đủ nguồn lực cho việc thi
hành để phòng tránh việc các quốc gia khác sử dụng tham nhũng như một vũ khí để
làm suy yếu thể chế chính trị quốc gia.
Thứ tư, Hồng Kông. Mô hình phòng chống tham nhũng của Hồng Kông là một
ví dụ điển hình cho cả thế giới về sự thành công trong việc chuyển hóa xã hội từ
tham nhũng tới trong sạch. Chiến lược phòng, chống tham nhũng của Hồng Kông
bắt đầu từ việc xây dựng một cơ quan phòng, chống tham nhũng tập trung, được
trao quyền lực, nguồn lực để thực thi chính sách và độc lập khỏi các can thiệp chính
trị9. Các hoạt khiếu nại, tố cáo về hành vi tham nhũng dù là nhỏ nhất cũng được xử
lý nghiêm túc. Các lĩnh vực có rủi ro cao phát sinh hành vi tham nhũng như đấu
thầu, cấp phép, giải quyết thủ tục hành chính, thuế khóa đều được rà soát, kiểm soát
chặt chẽ. Trong hoạt động giáo dục, phòng, chống tham nhũng được lồng ghép vào
chương trình dạy học từ cấp mẫu giáo đến đại học. Các hoạt động giáo dục nhận
thức về tham nhũng được truyền tải qua các nền tảng phương tiện truyền thông đại
chúng. Hoạt động phòng, chống tham nhũng được chú trọng cả trong khối công lẫn
khối tư, cơ quan phóng chống tham nhũng quốc gia huy động nguồn lực và sự hỗ
trợ của toàn xã hội bao gồm các tổ chức quốc tế, tổ chức dân sự xã hội trong quá
trình hoạt động của mình.

động phòng chống tham nhũng vi) thúc đẩy các nghiên cứu liên quan đến tham nhũng và phòng ngừa tham
nhũng.
8
Các trụ cột chính trong chiến lược phòng chống tham nhũng của Hoa Kỳ bao gồm: i) Hiện đại hóa, điều
phối và cung cấp nguồn lực cho các nỗ lực chống tham nhũng của Chính phủ, ii) Kiểm soát các hoạt động tài
chính bất hợp pháp, iii) Buộc các chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm, iv) Duy trì và
củng cố các thiết chế phòng chống tham nhũng đa phương, v) Hợp tác với cộng đồng quốc tế và tận dụng sự
hỗ trợ quốc tế để thực hiện các mục tiêu chính sách.
9
Cơ quan được thiết kế và hoạt động trong ba lĩnh vực: i) Ngăn chặn tham nhũng; ii) Phòng ngừa tham
nhũng; iii) Giáo dục về tham nhũng. Trong quá trình hoạt động cơ quan này tập trung nguồn lực cho việc
ngăn chặn và phòng ngừa tham nhũng.

7
Thứ năm, Thái Lan. Chiến lược phòng chống tham nhũng của Thái Lan có
một số điểm rất đáng học hỏi cho Việt Nam. Chiến lược phòng chống tham nhũng
giai đoạn 2017 -2021 của Thái Lan được hoạch định rõ tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu
chiến lược và các giải pháp hành động cụ thể. Với khẩu hiểu “Không dung thứ tham
nhũng – Vì một Thái Lan trong sạch”, Thái Lan đặt mục tiêu cải thiện điểm trong
bảng xếp hạng Chỉ số cảm nhận tham nhũng toàn cầu cao hơn 50% bằng các giải
pháp chiến lược trọng điểm10.
2.2 Các bài học kinh nghiệm
Sự thành công trong công tác phòng chống tham nhũng ở các quốc gia trên thế
giới thường dựa vào những công thức chung như sau:
Thứ nhất, công khai minh bạch trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Đối với nhiều nước trên thế giới hiện nay, những lĩnh vực, nội dung cần công
khai tới người dân gồm: công khai chi tiết thu chi ngân sách; công khai trong mua
sắm tài sản công; công khai trong lĩnh vực xây dựng; công khai việc kê khai tài sản,
thu nhập của cán bộ, công chức; công khai quá trình tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ
cũng như việc cấp các bằng cấp… bởi đây là những lĩnh vực có khả năng dễ nảy
sinh tiêu cực và tham nhũng. Tất cả các tài liệu của Chính phủ và các cơ quan nhà
nước từ trung ương đến địa phương (trừ tài liệu thuộc bí mật quốc gia) đều phải
được đăng tải công khai trên báo chí và trên mạng Internet, kể cả mức lương của
Thủ tướng và các Bộ trưởng. Mọi công chức nhà nước đều có quyền và trách nhiệm
cung cấp các thông tin về tổ chức và hoạt động của cơ quan mình cho phóng viên
báo chí và không ai được phép điều tra, tìm hiểu để xác định nguồn của các thông
tin đã được đăng tải trên báo chí. Đây là sự kết hợp có hiệu quả giữa văn hóa chống
tham nhũng của công dân với thể chế chính trị có mô hình quản trị tốt.
Thứ hai, thành lập tổ chức chống tham nhũng độc lập với các cơ quan nhà
nước.
Cuộc chiến chống tham nhũng không giống như các cuộc chiến chống tội
phạm thông thường. Do đó, để đạt hiệu quả không nên chỉ chú trọng giao nhiệm vụ
chống tham nhũng cho các cơ quan bảo vệ pháp luật mà phải thành lập tổ chức
chống tham nhũng độc lập với các cơ quan nhà nước, trực thuộc người đứng đầu
Chính phủ. Ngoài ra, để cho công cuộc phòng chống tham nhũng thành công thì

10
Cụ thể: i) Xây dựng một xã hội không dung thứ tham nhũng từ nhận thức đến hành động; ii) cải thiện
quyết tâm chính trị trong phòng chống tham nhũng; iii) ngăn ngừa tham nhũng chính sách; iv) xây dựng hệ
thống phòng ngừa tham nhũng chủ động; v) cải cách các thiết chế, quy trình chống tham nhũng.

8
không thể chỉ dựa vào nỗ lực của các cơ quan nhà nước mà cần phải có được sự
tham gia, ủng hộ tích cực của toàn xã hội. Cần tạo ra cơ chế dân chủ để nhân dân tố
giác, phát hiện tham nhũng. Có quy định và biện pháp bảo vệ người tố cáo về hành
vi tham nhũng, có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời thích đáng đối với những
người có công trong việc phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng. Có rất nhiều
quốc gia đã tranh thủ sự tham gia của cộng đồng, từ đó công tác thực thi giám sát
các chương trình dự án phòng, chống tham nhũng có kết quả tốt. Điển hình nhất là
tại Trung Quốc, có tới 80% vụ án tham nhũng khám phá được là do nhân dân, báo
chí tố giác và hơn 90% là do nhân dân, báo chí cung cấp đầu mối. Nếu tội tham
nhũng được phát hiện và xử lý thì người tố giác, tố cáo tội phạm được hưởng một tỷ
lệ phần trăm nhất định trên tổng số giá trị tài sản mà cơ quan đấu tranh chống tham
nhũng thu giữ được.
Thứ ba, xem truyền thông như nhánh quyền lực thứ tư quan trọng trong công
tác phòng, chống tham nhũng.
Báo chí có quyền lực rất lớn, giám sát cả ba nhánh quyền lực là lập pháp, hành
pháp, tư pháp. Đây là lực lượng xung kích trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
Báo chí không chỉ có vai trò to lớn trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương
của Nhà nước về chống tham nhũng mà còn giữ vai trò là tác nhân, thúc đẩy cuộc
chiến chống tham nhũng phát triển sâu, rộng, tạo thành một cuộc tiến công tổng lực
trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, bên cạnh đó, thực tế cũng cho thấy báo chí cũng
có những việc làm sai, nhất là phản ánh thiếu khách quan, trung thực, thậm chí là
phản ánh sai, thái quá một số vụ án tham nhũng, gây định hướng xấu trong dư luận.
Vì vậy, trong một giới hạn nhất định, Nhà nước phải kiểm soát hoạt động của báo
chí.
3. Một số quan điểm và các giải pháp phòng chống tham nhũng ở Việt
Nam
3.1 Quan niệm về xử lý tham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật về phòng,
chống tham nhũng
Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà ở đó công dân sống và làm việc theo
pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luật cần phải được phát hiện và xử lý mà
không có sự phân biệt giữa người dân, cán bộ, công chức. Việc xử lý hành vi vi
phạm cần phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình
tự, thủ tục xử lý vi phạm. Hiện nay, pháp luật Việt Nam có hai hệ thống cơ quan
chủ yếu thực hiện việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đó là các cơ quan tư

9
pháp với các thủ tục tư pháp; các cơ quan hành chính nhà nước với các thủ tục hành
chính.
+ Với các vi phạm pháp luật được xử lý bởi các cơ quan tư pháp với thủ tục tư
pháp thì đây là các hành vi vi phạm pháp luật với tính chất, mức độ nguy hiểm cao
cho xã hội và phải xử lý hình sự.
+ Với các vi phạm pháp luật được xử lý bởi các cơ quan hành chính nhà nước
theo thủ tục hành chính là hành vi vi phạm các quy tắc quản lý của Nhà nước nhưng
không phải là tội phạm. Tuy nhiên, có những hành vi vi phạm về quy tắc quản lý
nhà nước nhưng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng thì vẫn phải được xử lý hình
sự để đảm bảo tính răn đe.
Theo đó, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định người có hành vi
tham nhũng, người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng thì
tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử lý kỷ
luật, bị xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí nếu gây thiệt hại thì phải có trách
nhiệm bồi thường.
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản rằng xử lý tham nhũng và hành vi vi
phạm pháp luật về tham nhũng là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định để xác định các hành vi vi phạm, tính chất,
mức độ của hành vi vi phạm pháp luật nhằm áp dụng các chế tài xử lý đối với hành
vi vi phạm đó.
3.2 Cơ sở xử lý tham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống
tham nhũng
Mọi hành vi vi phạm pháp luật phải được phát hiện và xử lý kịp thời, đây là
một trong những yêu cầu cơ bản của một hệ thống pháp luật hoàn thiện và có được
đầy đủ sự tôn trọng, thực hiện pháp luật một cách chính xác, thường xuyên, thống
nhất bởi Nhà nước và xã hội, nhằm xây dựng một trật tự xã hội có kỷ cương, đảm
bảo cho hoạt động của toàn xã hội thống nhất, đồng bộ, vì một xã hội công bằng
văn minh. Vì vậy, có thể thấy rằng mọi hành vi tham nhũng, hành vi vi phạm pháp
luật về tham nhũng cần phải được phát hiện và xử lý. Do đó, để xử lý tham nhũng
và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng phải dựa trên các căn cứ
pháp lý như sau:
Thứ nhất, phải dựa trên các quy định của pháp luật phòng, chống tham nhũng.
Có thể thấy, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 đã quy định cụ thể về các
hành vi tham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, do

10
đó căn cứ đầu tiên phải xác định để xử lý các hành vi vi phạm đó là các quy định
của pháp luật phòng, chống tham nhũng
Thứ hai, phải dựa trên các quy định của pháp luật về xử lý hình sự; xử lý kỷ
luật đối với cán bộ, công chức; xử phạt vi phạm hành chính. Pháp luật về phòng,
chống tham nhũng chỉ quy định các hành vi vi phạm và việc xử lý các hành vi phạm
pháp luật. Do đó, việc xử lý hình sự, xử lý kỷ luật hay xử phạt vi phạm hành chính
cần phải căn cứ vào các quy định của pháp luật chuyên ngành, qua đó đảm bảo mọi
hành vi tham nhũng, hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng phải
được xử lý.
Thứ ba, phải dựa trên tính chất, mức độ của hành vi vi phạm. Mọi hành vi
tham nhũng, hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng đều phải được
xử lý. Tuy nhiên, việc xử lý các hành vi vi phạm này phải căn cứ vào tính chất, mức
độ nguy hiểm của hành vi vi phạm, nó gắn liền với các hậu quả xảy ra trong thực
tiễn để cơ quan có thẩm quyền có cơ sở để xác định hướng xử lý đối với các hành vi
vi phạm này. Dựa trên tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm, các cơ
quan có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử lý về hình sự, xử lý kỷ luật, xử phạt
vi phạm hành chính hay phải thực hiện trách nhiệm bồi thường.
Tóm lại, chủ thể có hành vi vi tham nhũng, hành vi vi phạm pháp luật về
phòng, chống tham nhũng chủ yếu là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà
nước, trong đó, có cả những người giữ chức vụ, quyền hạn. Do đó, việc xử lý vi
phạm cần phải có quyết tâm chính trị cao, tránh sự nể nang e dè trong việc xử lý cán
bộ. Đồng thời, phải tăng cường trách nhiệm của người người đứng đầu trong việc
chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kỷ cương, kỷ luật hành chính nói chung và việc
thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng nói riêng, qua đó đảm bảo kỷ
cương, kỷ luật hành chính, các hành vi vi phạm phải được xử lý nghiêm.
3.3 Phương hướng chung phòng, chống và xử lý tham nhũng
Thứ nhất, một trong những yếu tố quan trọng nhất mà các quốc gia trên thế
giới đều ủng hộ đó là quyết tâm chính trị của các cấp lãnh đạo và sự hậu thuẫn của
toàn thể xã hội. Việc duy trì một quyết tâm chính trị cao độ là cơ sở đầu tiên và
quan trọng nhất. Khuyến khích toàn thể xã hội tham gia vào phòng chống tham
nhũng, xây dựng các cơ chế để các lãnh đạo có thể thể hiện quyết tâm và duy trì nỗ
lực phòng chống tham nhũng của cả quốc gia mà không phụ thuộc hoàn toàn vào nỗ
lực cá nhân. Khuyến khích tư nhân có các sáng kiến, giải pháp, nguồn lực cho việc
phòng chống tham nhũng. Đánh giá nguồn lực và duy trì nguồn lực đầy đủ để hoạt

11
động phòng chống tham nhũng không bị “dập tắt” vì thiếu nguồn lực và sự cản trở
từ các tác nhân tham nhũng.
Thứ hai, xây dựng chiến lược phòng chống tham nhũng có trọng tâm. Các lĩnh
vực có nguy cơ cao bị tham nhũng như đấu thầu, đấu giá, xã hội hóa dịch vụ công,
cấp phép cần được phân loại riêng để đánh giá, kiểm soát. Nhưng hoạt động rủi ro
cao cần sự quan tâm đặc biệt trong hoạt động kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý
vi phạm. Việc dàn trải nguồn lực và thiếu trọng tâm dễ dẫn đến tình trạng bỏ lọt vi
phạm, thiếu kịp thời trong việc phát hiện và xử lí vi phạm dẫn đến việc tội phạm
tham nhũng có nguồn lực để cản trở quá trình phát hiện vi phạm hoặc có thời gian
tẩy rửa, chuyển tài sản phạm tội ra nước ngoài.
Thứ ba, ngoài hình sự hóa và xử lý phạt thật nặng hành vi tham nhũng cần tập
trung vào các công việc phòng ngừa tham nhũng, thu hồi tài sản và hợp tác quốc tế.
Bởi lẽ tham nhũng là tội phạm mang tính chất kinh tế, việc triệt tiêu khả năng phạm
tội và lợi ích thu được sau khi phạm tội sẽ hiệu quả hơn xử phạt nặng người vi
phạm nhưng cả xã hội bị tổn thất tài sản, niềm tin. Tội phạm tham nhũng thường có
xu hướng chuyển tài sản ra nước ngoài để tẩy rửa nhằm duy trì quyền lực, danh
tiếng ở trong nước và dự phòng cho tương lai ở nước ngoài vì để tài sản trong nước
phải đối mặt rủi ro bị phát hiện.
Thứ tư, cơ quan phòng chống tham nhũng cần được trao quyền và nguồn lực
về tài chính và sự hậu thuẫn về chính trị để có thể nhất quán, công minh trong hoạt
động điều tra, xử lý tham nhũng. Cơ quan phòng chống tham nhũng cần độc lập với
các cơ quan hành pháp trong nội các, làm việc dưới chế độ tập thể và chịu trách
nhiệm báo cáo với thống đốc đặc khu hành chính. Trong cách thức tổ chức hoạt
động của cơ quan phòng chống tham nhũng tập trung cần thiết kế để có sự kiểm
soát nội bộ, tránh tình trạng tham nhũng xảy ra trong cơ quan chống tham nhũng.
Thứ năm, đề cao giáo dục nhận thức về tham nhũng cho toàn thể xã hội từ bậc
thấp nhất, việc xây dựng một xã hội liêm chính, trong sạch là đích đến cuối cùng
của mọi chiến lược tham nhũng. Công khai, minh bạch trong tiến trình, thu hút sự
tham gia của học giả, tổ chức nghiên cứu, người dân là một trong những cơ sở để
chiến lược giáo dục về tham nhũng có thể đi vào cuộc sống. Thực tế cho thấy, các
nỗ lực phòng chống tham nhũng không chỉ và không nên nằm trong khối công.
Khuyến khích các chủ thể trong khối ngoài nhà nước tham gia vào việc xây dựng và
thực hiện chiến lược sẽ tạo ra nhiều hơn hiệu ứng lan tỏa tích cực trong phòng
chống tham nhũng.

12
Thứ sáu, giữ vững nền tảng tư tưởng, thường xuyên giáo dục chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra đối với cán bộ, đảng viên trong từng
giai đoạn cách mạng. Chỉ có nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và đường lối cách mạng của Đảng mới bảo đảm cho cán bộ, đảng viên xác
định đúng mục tiêu, lý tưởng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và Nhân
dân. Thực hiện giáo dục liêm chính, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về
phòng, chống tham nhũng.
3.4 Các giải pháp cụ thể
Hiện nay, tham nhũng là vấn đề mang tính toàn cầu nhưng đồng thời nó cũng
chứa đựng những yếu tố đặc thù gắn với từng quốc gia. Về cơ bản mỗi quốc gia có
những nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng riêng. Cụ thể: tham nhũng là
hệ quả tất yếu của của nền kinh tế kém phát triển, quản lý kinh tế, xã hội lỏng lẻo,
yếu kém; Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và đồng bộ hoặc thực thi pháp luật
yếu kém cũng là một nguyên nhân và điều kiện của tham nhũng; Phẩm chất chính
trị đạo đức của đội ngũ có chức, có quyền bị suy thoái đặc biệt là suy thoái tư tưởng
chính trị; Trình độ dân trí thấp, ý thức pháp luật của người dân chưa cao tạo điều
kiện cho những người có chức quyền có thể nhũng nhiễu, hạch sách dân chúng; Bộ
máy hành chính nhà nước cồng kềnh, với nhiều thủ tục hành chính phiền hà, nặng
nề, bất hợp lý tạo điều kiện cho một số cán bộ, công chức nhà nước sách nhiễu,
nhận hối lộ của người dân, doanh nghiệp; Chế độ, chính sách đãi ngộ, nhất là vấn
đề tiền lương cho cán bộ, công chức chưa thỏa đáng… Do đó, giải pháp cụ thể dể
phòng, chống tham nhũng ở mỗi quốc gia cũng sẽ có những đặc thù riêng.
Thứ nhất, phải kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện
và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi tham nhũng, bao
che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng
theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Trong tình hình hiện nay,
phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài, phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách. Xử
lý nghiêm các hành vi tham nhũng, hành vi vi phạm pháp luật về tham nhũng để
đảm bảo tính răn đe.
Thứ hai, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công
tác phòng, chống tham tham nhũng. Hiện nay, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của
công tác phòng, chống tham nhũng càng lớn, tham nhũng ngày càng tinh vi, phức
tạp, liên quan đến người có chức vụ, quyền hạn, điều này đòi hỏi người cán bộ,

13
công chức làm công tác này cần phải có ý chí kiên định, lập trường chính trị vững
vàng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Thứ ba, hoàn thiện chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ để từng bước nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần và lợi ích thiết thân của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Bảo đảm thu nhập, tiền lương tương xứng với sự đóng góp, phù hợp với công sức,
trí tuệ của mỗi người đã cống hiến. Cải cách mạnh mẽ chế độ tiền lương, làm cho
người lao động đủ trang trải cho những nhu cầu cần thiết của cuộc sống bình
thường và có phần dành cho tích lũy, mà không cần tham nhũng. Cần sớm nghiên
cứu một cách khoa học về các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao thu nhập của người
lao động, góp phần thu hẹp khoảng cách giàu, nghèo trong xã hội.
Thứ tư, xây dựng cơ chế bảo vệ người chống tiêu cực, tham nhũng. Những
người bị tố giác về tham nhũng mà có hành vi đe dọa, trả thù, trù dập dưới bất kỳ
hình thức nào đối với người tích cực đấu tranh chống tham nhũng, người tố giác,
cung cấp thông tin về tham nhũng, phải được trừng trị thích đáng và công khai trên
các phương tiện thông tin đại chúng. Có hình thức cụ thể, thiết thực, bằng vật chất
và tinh thần để biểu dương, khen thưởng kịp thời, thích đáng đối với những tập thể,
cá nhân gương mẫu, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng.
Thứ năm, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan báo chí, truyền thông
trong đấu tranh với các luận điệu thù địch, sai trái. Các cơ quan báo chí, truyền
thông phải phản ánh trung thực, kịp thời, góp phần đưa chính sách pháp luật của
Đảng và Nhà nước vào cuộc sống và là kênh thông tin quan trọng phát hiện những
mặt tiêu cực trong xã hội, những biểu hiện suy thoái của cán bộ, đảng viên, công
chức, viên chức. Bên cạnh đó, báo chí, truyền thông đóng vai trò giám sát và phản
biện xã hội; nâng cao hiệu quả tuyên truyền, nêu gương người tốt, việc tốt, lấy nhân
tố tích cực để đẩy lùi tiêu cực, chú trọng việc giáo dục đạo đức bằng cách nêu
gương của cán bộ, đảng viên.
Thứ sáu, xây dựng cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng độc lập để
điều tra, xử lý các hành vi tham nhũng. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng là đấu
tranh phòng, chống những hành vi trái pháp luật của những người có chức vụ,
quyền hạn trong bộ máy nhà nước. Vì vậy đây là cuộc đấu tranh rất khó khăn, phức
tạp. Muốn đấu tranh có hiệu quả cần nghiên cứu xây dựng mô hình cơ quan chống
tham nhũng thích hợp. Học tập kinh nghiệm của Singapore, Mỹ và một số nước trên
thế giới, ở Việt Nam, để đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu quả, cần xây
dựng cơ quan phòng, chống tham nhũng riêng. Theo chúng tôi, cần thành lập một
cơ quan phòng, chống tham nhũng chuyên trách trực thuộc Tổng Bí thư hoặc Chủ

14
tịch nước. Ban hành cơ chế, tổ chức hoạt động để cơ quan này có quyền thanh tra,
kiểm tra, giám sát vụ việc có dấu hiệu tham nhũng đối với tất cả các cơ quan, tổ
chức, các cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị từ Trung
ương đến địa phương. Có như vậy mới xử lý kịp thời, trên diện rộng hành vi tham
nhũng, hạn chế sự bao che, tẩu tán tài sản hoặc trốn ra nước ngoài của những người
tham nhũng.
Thứ bảy, hoàn thiện Luật phòng, chống tham nhũng
Một là, Luật phòng, chống tham nhũng cần tiếp tục sửa đổi để quy định một
cách toàn diện, bao quát, nhất là quy định cụ thể các biện pháp để bảo đảm thực
hiện việc công khai, minh bạch đầy đủ, kịp thời các hoạt động của cơ quan, tổ chức,
đơn vị để mọi người biết. Cần quy định rõ các nguyên tắc, hình thức, nội dung, thời
gian, trách nhiệm thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ
chức, đơn vị, để từ đó hạn chế sự tham nhũng.
Hai là, Luật Phòng, chống tham nhũng cần quy định các biện pháp hữu hiệu
để quản lý, xác minh các tài sản, thu nhập của những người có chức vụ, quyền hạn;
cần có các cơ quan, tổ chức chuyên trách quản lý, xác minh các bản kê khai tài sản,
thu nhập xem có đúng không, có trung thực, chính xác không. Đặc biệt, cần quy
định một cơ chế hữu hiệu theo dõi sự biến động tài sản, thu nhập của người có chức
vụ, quyền hạn và trách nhiệm giải trình, làm rõ tài sản, thu nhập gia tăng không hợp
lý, không rõ ràng.
Ba là, hoàn thiện các quy định tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng.
Thực tế cho thấy, những người tham nhũng chủ yếu là những người có chức vụ,
quyền hạn, nên những người dưới quyền hoặc người dân phát hiện họ có hành vi
tham nhũng, muốn tố cáo, nhưng rất e ngại, sợ bị trả thù. Vì vậy, cần ban hành quy
định xem xét đơn thư tố cáo tham nhũng nặc danh thì sẽ phát huy hiệu quả, tạo điều
kiện cho người dưới quyền, người dân dám nói lên sự thật, dám tố cáo người có
hành vi tham nhũng.
Kết luận
Vấn đề tham nhũng là một vấn đề quan trọng và đáng báo động ở mọi quốc
gia, bởi lẽ những hậu quả của nó đem lại là vô cùng nặng nề, đe dọa đến sự phát
triển của một quốc gia. Chính vì vậy, hiện nay các quốc gia đang không ngừng thực
hiện nhiều chương trình và biện pháp hướng đến giảm thiểu, chấm dứt nạn tham
nhũng diễn ra. Phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý những hành vi tham nhũng nhằm
bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và công dân, góp phần

15
quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị - xã hội, bảo vệ chế độ và bảo đảm
cho kinh tế - xã hội đất nước phát triển bền vững. Thời gian qua, công tác phòng,
chống tham nhũng đã có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, toàn
diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã
hội. Tham nhũng đang từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi và có chiều
hướng thuyên giảm, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh
tế - xã hội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Mạnh Cường, Pháp Luật về phòng, chống tham nhũng và xử lý các
hành vi phạm tội, NXB Lao động.
2. Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Chu Hồng Thanh, Vũ Công Giao,
Giáo trình Lý luận và Pháp luật về phòng chống tham nhũng, NXB ĐH Quốc gia
Hà Nội.
3. Phạm Ngọc Hiền, Phạm Anh Tuấn, Hỏi - Đáp về phòng, chống tham nhũng,
NXB Chính trị quốc gia.
4. Hồ Chí Minh, Về phòng chống tham nhũng, NXB Chính trị quốc gia.
5. Đinh Văn Minh, Một số vấn đề về tham nhũng và những nội dung cơ bản
của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018, NXB Lao động.
6. Thanh tra chính phủ, Tài liệu tham khảo về phòng chống tham nhũng, NXB
Chính trị quốc gia.
7. Lưu Hoàng Vân, Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh tra, kiểm
tra và phòng chống tham nhũng trong tình hình mới, NXB Lý luận chính trị.
8. https://thanhtratinh.camau.gov.vn
9. https://vietnamnet.vn/thoi-su/chong-tham-nhung
10.https://vnexpress.net/vi-sao-kho-chong-tham-nhung-4489016.html
11. https://thanhtra.gov.vn/phong-chong-tham-nhung
12.https://www.qdnd.vn/chinh-tri/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc-song/y-
kien-tam-huyet-voi-dang/bai-4-phong-chong-tham-nhung-kinh-nghiem-quoc-te-va-
goi-mo-cho-viet-nam-tiep-theo-va-het-663130
13.https://thanhtra.com.vn/phong-chong-tham-nhung/hop-tac-quoc-te/-Chong-
tham-nhung-Kinh-nghiem-cua-cac-nuoc-tren-the-gioi-140540.html

16
14.https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/thong-tin-ly-luan/-
/2018/12887/kinh-nghiem-phong%2C-chong-tham-nhung-tren-the-gioi.aspx
15.http://www.issi.gov.vn/kinh-nghiem-quoc-te-ve-phong-chong-tham-nhung-
tu-mot-so-hoi-thao-trong-khuon-kho-sang-kien-chong-tham-nhung-khu-vuc-chau-
athai-binh-duong_t104c2717n3349tn.aspx
16.http://tapchimattran.vn/the-gioi/kinh-nghiem-phong-chong-tham-nhung-o-
mot-so-nuoc-tren-the-gioi-5857.html

17
CÁC HÀNH VI THAM NHŨNG
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Dũng Thị Mỹ Thẩm1


1. Dẫn nhập
Tham nhũng là một vấn nạn đáng báo động của xã hội, chính tham nhũng sẽ
“bóp chết” sự phát triển bền vững của đất nước, của xã hội. Có thể nói, tham nhũng
xuất hiện ở hầu hết các nước với các mức độ khác nhau và Việt Nam cũng không là
ngoại lệ.
Thực tế thời gian qua, nước ta đã phát hiện và xử lý rất nhiều vụ việc tham
nhũng, từ nhỏ đến lớn và có cả những lãnh đạo cấp cao. Điều này là một thực tế
đáng buồn, đã để lại nhiều hệ lụy cho đất nước, cho xã hội mà nghiêm trọng nhất là
đánh mất niềm tin của nhân dân vào nhà nước và pháp luật.
2. Quy định của pháp luật về các hành vi tham nhũng
Dưới góc độ pháp lý, tham nhũng là “hành vi của người có chức vụ, quyền
hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”2. Trong đó, người có chức vụ,
quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do
một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện
nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm
vụ, công vụ đó, bao gồm: a) Cán bộ, công chức, viên chức; b) Sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân
đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ
thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; c) Người
đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; d) Người giữ chức danh, chức vụ
quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức; đ) Những người khác được giao thực hiện
nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó3.
Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 liệt kê cụ thể các hành vi
tham nhũng, theo đó có hai nhóm là nhóm các hành vi tham nhũng trong khu vực
nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực
nhà nước thực hiện và nhóm các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước
do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà
nước thực hiện.


Ths. Giảng viên Khoa Luật Hành chính – Nhà nước, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
2
Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.
3
Khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

18
(i) Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ,
quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
- Tham ô tài sản;
- Nhận hối lộ;
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ
lợi;
- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục
lợi;
- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức,
đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
- Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
- Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ,
công vụ vì vụ lợi;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm
pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra,
thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước bao gồm cơ quan nhà nước, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp
công lập, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập,
đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà
nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ nhu cầu phát triển
chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội (khoản 9 Điều 3 Luật Phòng, chống tham
nhũng năm 2018).
Như vậy, nếu người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
khu vực nhà nước thực hiện các hành vi tham nhũng, nói cách khác nếu họ lợi dụng
chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi thì đã vi phạm pháp luật phòng, chống tham
nhũng. Trong đó, “vụ lợi” là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ,

19
quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính
đáng (khoản 7 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018). Lợi ích (vật chất
hoặc phi vật chất) đạt được phải là “không chính đáng” thì mới gọi là “vụ lợi”.
(ii) Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có
chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện
bao gồm:
- Tham ô tài sản;
- Nhận hối lộ;
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ
chức mình vì vụ lợi.
Theo khoản 10 Điều 3 Phòng, chống tham nhũng năm 2018, doanh nghiệp,
tổ chức khu vực ngoài nhà nước là doanh nghiệp, tổ chức không thuộc trường hợp
quy định tại khoản 9 Điều này. Có nghĩa là, doanh nghiệp, tổ chức không thuộc
những trường hợp được nêu ở trên thì được gọi là Doanh nghiệp, tổ chức khu vực
ngoài nhà nước. Song, người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức
khu vực ngoài nhà nước này tham ô tài sản; nhận hối lộ; đưa hối lộ, môi giới hối lộ
để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi thì được coi là
tham nhũng, tức đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Trên thực
tế, có thể có sự móc nối giữa khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước để thực
hiện hành vi tham nhũng nhằm hưởng lợi, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường,
đúng đắn của các cơ quan nhà nước. Chính vì vậy, việc quy định phòng, chống
tham nhũng ở khu vực ngoài nhà nước là một vấn đề cấp thiết, phù hợp với sự phát
triển chung của xã hội, bảo đảm mọi chủ thể trong xã hội đều phải thượng tôn pháp
luật. Từ đó, làm lành mạnh môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo sự bình đẳng giữa
các chủ thể trong xã hội.
Bởi lẽ, tham nhũng trong khu vực tư không chỉ xâm phạm hoạt động đúng
đắn của các tổ chức, doanh nghiệp trong khu vực tư mà còn ảnh hưởng đến khu vực
công. Trong một số trường hợp, khu vực tư chính là nơi “rửa tiền”, “sân sau” của
những hành vi tham nhũng trong khu vực công. Do đó, công tác phòng, chống tham
nhũng sẽ không hiệu quả nếu bỏ qua khu vực này. Tham nhũng trong khu vực tư
ảnh hưởng đến nền kinh tế, đến người tiêu dùng sản phẩm và làm do dự các nhà đầu
tư nước ngoài, bởi các nhà đầu tư nước ngoài không thể dự đoán được trước những

20
chi phí không chính thức có thể phát sinh trong quá trình kinh doanh, gián tiếp làm
chậm sự phát triển của nền kinh tế4.
3. Tình hình tham nhũng tại Việt Nam, nguyên nhân và giải pháp hoàn
thiện
3.1. Một số vụ án điển hình về tham nhũng
Thời gian qua ở nước ta, các cơ quan có thẩm quyền đã khởi tố, điều tra nhiều
vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Các vụ án điển hình được đưa ra xét xử trong năm 20185:
- Vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái quy định
của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài
sản” xảy ra tại Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam - PVC và Công
ty Cổ phần Bất động sản Điện lực dầu khí Việt Nam - PVP Land.
- Vụ án Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa, Nguyễn Văn Dương và đồng
phạm phạm tội “Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”, “Tổ
chức đánh bạc”,“Đánh bạc”, “Mua bán trái phép hóa đơn”, “Rửa tiền”, “Đưa hối lộ”
và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Phú
Thọ và một số địa phương.
- Vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái quy định của
Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Vi phạm quy định về cho
vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn
chiếm đoạt tài sản” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần
Đại Dương - Ocean Bank.
Những vụ đại án tham nhũng trong năm 20226:
- Vụ án “tham ô tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công
vụ và vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại học viện
Quân y, Bộ Quốc Phòng.
- Vụ án “tham ô tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công
vụ” xảy ra tại Bộ tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam.

4
https://laodong.vn/thoi-su/phong-chong-tham-nhung-ra-khu-vuc-ngoai-nha-nuoc-la-noi-dung-quan-trong-
1034095.ldo, truy cập ngày 19/09/2022.
5
https://tapchitoaan.vn/10-vu-an-lon-ve-kinh-te-tham-nhung-va-cac-vu-an-dien-hinh-duoc-dua-ra-xet-xu-
trong-nam-2018, truy cập ngày 19/09/2022.
6
https://laodong.vn/infographic/nhung-vu-dai-an-tham-nhung-se-duoc-xu-ly-trong-nam-2022-1038957.ldo,
truy cập ngày 19/09/2022.

21
- Vụ án “đưa hối lộ; nhận hối lộ” xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và
một số cơ quan có liên quan.
- Vụ án “thao túng thị trường chứng khoán” xảy ra tại công ty cổ phần tập
đoàn FLC.
Hay vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra
tại Bệnh viện Bạch Mai; Vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Buôn bán hàng giả là thuốc
chữa bệnh” xảy ra tại Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương, tại Cục Quản
lý Dược (Bộ Y tế); Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Sản xuất, Xuất nhập khẩu Bình
Dương7...
3.2. Nguyên nhân
Tham nhũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau cả khách quan lẫn chủ
quan, trong đó điển hình là:
- Một số quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng chưa hoàn thiện,
còn mang tính hình thức.
- Xuất phát từ lòng tham của con người:
Nhiều quan điểm cho rằng trong thời buổi ngày nay “có tiền là có tất cả” nên
con người tranh thủ mọi cơ hội, thủ đoạn để gom góp thật nhiều tiền phục vụ cho
nhu cầu của mình và để thể hiện với xã hội. Từ đó vấn nạn tham nhũng xuất phát và
điều này cũng kéo theo một thực tế khác là để có được nhiều tiền thì phải có nhiều
quyền nên kéo theo tình trạng “chạy chức”, “chạy quyền”. Như Tổng Bí thư, Chủ
tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định “còn tiền, còn chức, còn quyền, nếu
người ta không tu dưỡng, rèn luyện thì còn xảy ra tham nhũng”8.
Thực tế cho thấy, lâu nay quan chức nhà nước tham nhũng được thường do
“móc nối” với các doanh nghiệp tư nhân, chưa kể nhiều doanh nghiệp là “sân sau”
của các “ông to”. Điều cực kỳ nguy hại, đáng lo hơn là các “sân sau” khi đã kiếm
được lợi ích sẽ quay lại “tài trợ” cho các quan chức để “chạy” lên các chức vụ cao
hơn hoặc dùng tiền để tác động vào các chính sách nhằm tiếp tục trục lợi9.

7
https://baobinhduong.vn/chong-tham-nhung-tieu-cuc-cuoc-chien-khong-ngung-nghi-a278019...html, truy
cập ngày 19/09/2022.
8
https://www.qdnd.vn/chinh-tri/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc-song/y-kien-tam-huyet-voi-dang/bai-3-
chong-tham-nhung-chi-la-mot-ve-phai-chong-ca-tieu-cuc-663064, truy cập ngày 19/09/2022.
9
https://tuoitre.vn/phong-chong-tham-nhung-khu-vuc-ngoai-nha-nuoc-chat-voi-bach-tuoc-san-sau-
20220415180525812.htm, truy cập ngày 19/09/2022.

22
- Sự phối hợp giữa các chủ thể có thẩm quyền trong công cuộc phòng, chống
tham nhũng chưa tốt:
Các cơ quan, đơn vị chưa tích cực tự kiểm tra, thanh tra trong nội bộ; công tác
thanh tra, kiểm tra chuyên đề về phòng, chống tham nhũng ở một số nơi chưa được
chú trọng. Công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng của tỉnh với cơ
quan thanh tra, kiểm toán còn hạn chế, nhất là việc chuyển các vụ việc có dấu hiệu
tham nhũng sang cơ quan điều tra để xem xét xử lý hình sự theo quy định của pháp
luật. Công tác thu hồi tài sản tham nhũng, lãng phí chưa triệt để10.
- Xuất phát từ sự hạn chế về trình độ dân trí, ý thức pháp luật của người dân.
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện
* Về mặt pháp lý:
- Quyền yêu cầu cung cấp thông tin.
Hiện nay, nhằm công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan,
tổ chức, đơn vị thì Điều 14 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 ghi nhận
quyền yêu cầu cung cấp thông tin, theo đó:
“1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan
báo chí, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có quyền yêu cầu cơ quan, tổ
chức, đơn vị có trách nhiệm cung cấp thông tin về tổ chức và hoạt động của cơ
quan, tổ chức, đơn vị đó theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan, tổ chức, đơn
vị được yêu cầu phải cung cấp thông tin, trừ trường hợp nội dung thông tin đã được
công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, được phát hành ấn phẩm hoặc được
niêm yết công khai; trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp được thì
phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức đã yêu cầu và nêu rõ lý do.
2. Công dân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin theo
quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin.
3. Việc cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị cho cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang công tác, làm
việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về
thực hiện dân chủ ở cơ sở và quy định của pháp luật có liên quan”.

10
http://baobackan.com.vn/xay-dung-dang/202111/phong-chong-tham-nhung-chu-dong-phong-ngua-xu-ly-
nghiem-minh-bai-1-thuc-trang-cong-tac-phong-chong-tham-nhung-cua-tinh-bac-kan-3880887/, truy cập
ngày 19/09/2022.

23
Như vậy, về nguyên tắc trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu,
cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu phải cung cấp thông tin; trường hợp không
cung cấp hoặc chưa cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ
chức đã yêu cầu và nêu rõ lý do. Song, lý do được nêu ra có bắt buộc là lý do chính
đáng hay không. Rõ ràng, theo câu từ như trên là “lý do” nói chung. Bên cạnh đó,
trường hợp “chưa cung cấp được” thì pháp luật cũng không quy định rõ khi nào
“mới cung cấp được” và thời gian của lần hẹn này là bao lâu. Điều này dễ dẫn đến
sự tùy tiện của cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu bởi họ có thể dựa vào quy
định này để trốn tránh việc cung cấp thông tin.
Một vấn đề khác là, theo khoản 2 Điều trên thì công dân có quyền yêu cầu cơ
quan nhà nước cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin.
Tuy nhiên, hiện nay các quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin cũng rất chung
chung và thực tế đã cho thấy yêu cầu cung cấp thông tin của người dân chưa đáp
ứng tốt.
Chính những quy định chung chung như vậy sẽ dẫn đến công khai, minh bạch
về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa hiệu quả và đó cũng là
nguồn gốc của những hành vi tham nhũng. Do đó, các chủ thể có thẩm quyền cần
hướng dẫn rõ hơn về Điều khoản này.
- Xử lý tham nhũng:
Đối với tài sản tham nhũng, Điều 93 Luật Phòng, chống tham nhũng năm
2018 quy định cách xử lý như sau:
“Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý
hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật. Thiệt hại do hành vi tham
nhũng gây ra phải được khắc phục; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại phải
bồi thường theo quy định của pháp luật”.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc xử lý tài sản chưa đạt được hiệu quả như
mong đợi bởi các đối tượng tham nhũng đã che dấu, tẩu tán tài sản. Chính vì vậy,
pháp luật cần đưa ra nhiều cách thức xử lý tài sản tham nhũng hiệu quả hơn để đảm
bảo mọi tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý
hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật và mọi thiệt hại do hành vi tham
nhũng gây ra phải được khắc phục. Từ đó mới đảm bảo tính răn đe, trừng trị của
pháp luật.
- Bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng.

24
Hiện nay cơ chế bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng chưa thật sự toàn
diện, chặt chẽ, còn mang tính hình thức, khẩu hiệu.
Khoản 2 Điều 8 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định: “Đe dọa,
trả thù, trù dập, tiết lộ thông tin về người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin,
cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng” là một trong những hành vi bị nghiêm
cấm.
Luật Tố cáo năm 2018 đã quy định chung về việc bảo vệ người tố cáo. Tuy
nhiên, đối với việc tố cáo hành vi tham nhũng thì thực tế hiện nay Bộ Công an đã
ban hành Thông tư 145/2020/TT-BCA ngày 29/12/2020 quy định thẩm quyền, trình
tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của
người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí. Theo đó, cả Luật Tố cáo năm 2018
và Thông tư 145/2020/TT-BCA ngày 29/12/2020 đều quy định những người được
bảo vệ gồm người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí; vợ, chồng, cha đẻ, mẹ
đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo về hành vi tham nhũng.
Các đối tượng được bảo vệ còn hẹp so với thực tế, bởi pháp luật không đề cập các
đối tượng khác cũng cần được bảo vệ như anh, chị, em ruột của người tố cáo hoặc
người làm chứng...
Cũng theo Thông tư 145/2020/TT-BCA ngày 29/12/2020, tài sản được bảo vệ
là tài sản thuộc quyền sở hữu của người được bảo vệ. Như vậy, nếu tài sản không
thuộc quyền sở hữu của người được bảo vệ thì sẽ không được bảo vệ theo Thông tư
này. Mặt khác, khoản 3 Điều 3 Thông tư 145/2020/TT-BCA ngày 29/12/2020 còn
quy định: “căn cứ áp dụng biện pháp bảo vệ: Khi có căn cứ về việc tính mạng, sức
khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người quy định tại khoản 1 Điều này đang bị
xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc do việc tố cáo về hành vi tham
nhũng, lãng phí”. Việc đánh giá tình trạng “đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm
hại ngay tức khắc” không phải lúc nào cũng dễ dàng, phụ thuộc rất lớn vào ý chí
của chủ thể có thẩm quyền.
Điều này dẫn đến tình trạng là người dân không dám lên tiếng vì sẽ dẫn đến
nhiều hệ lụy cho chính mình và gia đình như mất thời gian, bị trả thù, trù dập mà
đôi khi cũng không hiệu quả bởi không đủ chứng cứ để xử lý theo pháp luật hoặc
bởi sự “bao che”, “lấp liếm” của những người có chức vụ, quyền hạn.
* Về mặt thực tiễn:
- Tăng cường tuyên truyền phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách, pháp
luật về phòng, chống tham nhũng.

25
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để nâng cao hiệu quả công
tác phòng, chống tham nhũng.
- Cần thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm của người đứng đầu;
nâng cao vai trò, trách nhiệm, giám sát của tổ chức Đảng, trách nhiệm nêu gương
từng cán bộ, đảng viên và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của người đứng đầu.
- Tăng cường chuyển đổi số, chuyển đổi các dịch vụ công từ trực tiếp sang
trực tuyến.
- Cải cách tiền lương, thu nhập, và các chính sách chăm lo cuộc sống cho cán
bộ, công chức, viên chức.
- Khen thưởng, vinh danh kịp thời những người dũng cảm, tích cực đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
- Đẩy mạnh phương thức thanh toán không dùng tiền mặt./.

26
NHẬN DIỆN THAM NHŨNG VẶT
VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG VẶT

Phạm Thị Phương Thảo B


Tóm tắt: Trong thời gian qua, nhờ những nỗ lực to lớn của Đảng, Nhà nước và
toàn thể xã hội, công cuộc phòng, chống tham nhũng đã thu được những kết quả
đáng khích lệ. Tuy nhiên, có thể thấy, thắng lợi đạt được chủ yếu là trong phòng,
chống tham nhũng lớn – cụ thể là qua việc phát hiện và đưa ra xét xử nhiều vụ tham
nhũng của các quan chức cấp cao; kết quả đạt được trong phòng, chống tham nhũng
vặt còn hạn chế. Tình trạng tham nhũng vặt vẫn rất phổ biến, diễn biến phức tạp,
tiếp tục gây ra nhiều bức xúc trong nhân dân. Bài viết nêu lên một số đặc điểm cơ
bản nhận diện tham nhũng vặt, qua đó, đề xuất các biện pháp phòng ngừa tham
nhũng vặt trên thực tế.
Từ khoá: Tham nhũng, tham nhũng vặt, biện pháp phòng ngừa tham nhũng
vặt
1. Nhận diện tham nhũng vặt
1.1. Tham nhũng vặt là gì?
Khái niệm tham nhũng vặt (petty corruption - có thể dịch là tham nhũng nhỏ
hay tham nhũng vặt) thường được sử dụng để so sánh với một khái niệm tham
nhũng lớn (grand corruption)1. Về bản chất, “tham nhũng lớn” hay “tham nhũng
vặt” đều là sự lạm dụng quyền lực được giao để thu lợi riêng, đều là hành vi vi
phạm pháp luật, đều là tệ nạn xã hội, và vì thế đều phải đấu tranh để xoá bỏ. Tuy
nhiên, trong quản trị nhà nước, cần phân loại các hành vi tham nhũng theo các tiêu
chí khác nhau, để có thể phòng, chống tham nhũng hiệu quả2.
Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu nêu ra những đặc điểm có tính
chất so sánh để phân biệt giữa tham nhũng lớn và tham nhũng nhỏ3. Những điểm
khác biệt rõ ràng nhất giữa tham nhũng lớn và tham nhũng nhỏ là (1)về chủ thể


Ths. Giảng viên Khoa Luật Hành chính – Nhà nước, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
1
TI, What is grand corruption and how can we stop it?
https://www.transparency.org/news/feature/what_is_grand_corruption_and_how_can_we_stop_it.
2
Vũ Công Giao, “Tham nhũng vặt và phòng chống tham nhũng vặt”;Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 14
(414), tháng 7/2020.
http://www.lapphap.vn/Pages/TinTuc/210624/Tham-nhung-vat-va-phong--chong-tham-nhung-vat.html
3
Bohorquez E và Devrim D 2012 Cracking the myth of petty bribery (Khám phá bí ẩn hối lộ và tham nhũng
vặt);
https://www.cidob.org/publicaciones/serie_de_publicacion/notes_internacionals/n1_51/cracking_the_myth_
of_petty_bribery.

27
(hành vi tham nhũng nhỏ thường là của quan chức cấp thấp và cấp trung, tham
nhũng lớn thường là của quan chức cấp cao), (2)về bối cảnh, tính chất (tham nhỏ
thường diễn ra ở cấp độ cơ sở, có tính chất thường xuyên, tham nhũng lớn thường
diễn ra ở cấp độ cao - tức là trong việc xây dựng và quản lý việc thực thi chính
sách, mức độ xảy ra ít hơn) và (3) về biểu hiện (tham nhũng nhỏ thường thể hiện
dưới dạng những khoản hối lộ có giá trị nhỏ, bằng tiền mà người dân và doanh
nghiệp phải trực tiếp trả cho cán bộ, công chức để đẩy nhanh việc cung cấp các dịch
vụ công, còn tham nhũng lớn gắn với khoản hối lộ có giá trị lớn và rất lớn, thường
được thực hiện một cách tinh vi, liên quan đến việc xây dựng và điều hành, giám sát
thực thi chính sách). Từ góc nhìn của quản trị nhà nước, tham nhũng vặt thường chỉ
“làm trái”, “vi phạm” chính sách một cách đơn thuần, trong khi tham nhũng lớn
thường gắn với việc“lợi dụng” hay “lèo lái”, “định hướng” chính sách để thu lợi
riêng.
Hiện nay “tham nhũng vặt” đang diễn ra khắp nơi, thậm chí nhiều đến mức
chúng ta đã thấy “quen mắt” và gần như không còn bức xúc, phẫn nộ nữa. Ví dụ
như: Cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông phục bắt những lỗi nhỏ của người
tham gia giao thông rồi xí xóa cho qua khi được “thông cảm” bằng vài trăm nghìn
đồng đến vài triệu đồng. Việc xin học cho con là quyền của cha mẹ được pháp luật
bảo hộ nhưng phải có quà cáp hoặc có quan hệ mới xong. “Lót tay” ở bệnh viện đã
thành “chuyện thường ngày”. “Tham nhũng vặt” tồn tại ở cấp cơ sở nếu xét dưới
góc độ lãnh thổ hành chính; ở các cơ quan, ban, ngành trong hệ thống chính trị (chủ
yếu trong các cơ quan hành chính) cấp quận, huyện, tập trung ở những cá nhân trực
tiếp quan hệ với công dân. “Tham nhũng vặt” biểu hiện phổ biến nhất ở hành vi của
cá nhân nhưng có sự ngầm đồng ý, cho phép của người lãnh đạo trực tiếp, thông
qua việc gây khó dễ cho những công dân đến làm việc để gợi ý “bồi dưỡng” cho
công việc thuận lợi, nếu không muốn đi lại bổ sung giấy tờ, thủ tục nhiều lần; hoặc
biểu hiện ở nhóm nhỏ khi đề ra những phí thu, các khoản phạt trái quy định pháp
luật… Nếu tái diễn như vậy, dần dần chúng ta chấp nhận tham nhũng vặt, và hậu
quả là thế hệ lớn lên cũng coi nạn tham nhũng, hối lộ vặt đó là đương nhiên, do đó
lại nảy sinh ra những công bộc phục vụ dân hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu… rất
nguy hiểm. Chưa kể đến nạn “tham nhũng vặt” từ manh quần, tấm áo, cân gạo, gói
mì của các nhà hảo tâm ủng hộ đồng bào bị lũ lụt còn bào mòn niềm tin của người
dân đối với các cơ quan thực thi nhiệm vụ4.

4
https://mt.gov.vn/thanhtra/tin-tuc/1157/60797/nhan-dien-“tham-nhung-vat”-trong-cong-tac-dau-tranh-pctn-
o-viet-nam-hien-nay.aspx

28
Biểu hiện nổi bật của “tham nhũng vặt” chính là “văn hóa phong bì” và nét
văn hoá này đã len vào những ngõ ngách của cuộc sống. Với tư duy “đồng tiền đi
trước là đồng tiền khôn”, người ta lặng lẽ công nhận thứ văn hóa này. Thậm chí với
nhiều người nó là biểu hiện của ứng xử khôn ngoan. Do đó, “tham nhũng vặt” đang
diễn ra từng ngày, từng giờ, không chỉ làm băng hoại đạo đức truyền thống mà nguy
hiểm hơn là nó làm mất lòng tin của người dân với những giá trị xã hội, vào chính
quyền. Tệ nạn này hủy hoại phẩm chất cán bộ, công chức và làm méo mó hình ảnh
của một đất nước đang nỗ lực hội nhập với thế giới.
Như vậy, có thể hiểu “Tham nhũng vặt là tham nhũng nhỏ, giá trị vật chất,
của hối lộ không lớn, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.
“Tham nhũng vặt” đang tồn tại bởi nhiều một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, là do tư tưởng của một số cấp lãnh đạo những nơi xảy ra hành vi
này coi nhẹ ảnh hưởng của nó với những vấn đề quan trọng như đã nói ở trên, cho
rằng bồi dưỡng ít tiền để anh em làm việc thuận lợi hơn…;
Thứ hai, do ý thức đạo đức công vụ, đạo đức đảng viên còn hạn chế, khi
những người có hành vi “tham nhũng vặt” không đếm xỉa đến những quy định đạo
đức này, hoặc có hiểu, có biết nhưng cố tình không tuân thủ;
Thứ ba, do cơ chế quản lý, đánh giá cán bộ còn nhiều hạn chế, khi “chưa có cơ
chế đánh giá phù hợp và thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức
không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ”, về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của
hệ thống chính trị, đã chỉ ra và đó cũng là một điều kiện để tình trạng “tham nhũng
vặt” tồn tại, bởi những cán bộ, công chức yếu kém về năng lực, suy thoái về đạo
đức nhưng không bị thay thế, lại đảm nhận những vị trí liên quan đến những lĩnh
vực nhạy cảm sẽ rất dễ phạm phải sai lầm dẫn đến nhũng nhiễu…;
Thứ tư, do việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát không nghiêm, mang
tính hình thức nên không ngăn ngừa, hạn chế được tệ “tham nhũng vặt”. Và những
lỗi lầm khi bị phát hiện chỉ nhận hình thức kỷ luật không mang tính răn đe, do đó
không ngăn ngừa, hạn chế được vi phạm…
Thứ năm, đó là biểu hiện dễ dãi, được chăng hay chớ, do ảnh hưởng rơi rớt lại
của tâm lý tiểu nông, phụ thuộc thiên nhiên - mà biểu hiện rõ trong đội ngũ cán bộ,
đảng viên là tình trạng trung bình chủ nghĩa. Một số cán bộ, đảng viên, từ trong suy
nghĩ cho rằng, thời này giỏi, có đạo đức chưa chắc đã được để ý, đánh giá đúng nếu
không có quan hệ, không biết “luồn, cúi”; kém về năng lực, vi phạm quy định, đạo

29
đức chưa chắc đã bị xử lý kỷ luật, thậm chí vẫn thăng tiến đều, nếu có “ô dù” che
chắn, nâng đỡ.
1.2. Sự cần thiết phòng ngừa tham nhũng vặt
Có thể khẳng định, tham nhũng vặt nhưng hậu quả do nó gây ra không hề vặt.
Vì khái niệm tham nhũng vặt chủ yếu chỉ hàm ý tính chất của hành vi (diễn ra một
cách phổ biến trong đời sống nhưng các khoản hối lộ thường có giá trị nhỏ hơn so
với tham nhũng lớn) chứ không hàm ý về hậu quả của nó. Trong thực tế, tham
nhũng vặt hay tham nhũng lớn đều gây hậu quả nghiêm trọng, kể cả về kinh tế và xã
hội5.
Một là: Tham nhũng vặt làm suy giảm chất lượng cuộc sống người dân6
Tham nhũng vặt gắn với việc cung cấp các dịch vụ công phổ biến, như giáo
dục, y tế, thủ tục hành chính,… thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, gắn với cuộc
sống của người dân, nhất là người nghèo. Có thể khi chạy cho con vô lớp chọn, khi
cấp “sổ đỏ” nhanh hơn, khi được xếp hộ nghèo, khi vi phạm an toàn giao thông,... ai
có thêm khoản “bôi trơn” thì sẽ được việc - thiên hình vạn trạng, kể cả ngày không
hết. Người nghèo là nạn nhân của tham nhũng vặt. Đã nghèo, lại phải chi ra một
khoản để tiếp cận với những dịch vụ này sẽ tác động trực tiếp và đáng kể đến chất
lượng cuộc sống của người dân, đã nghèo lại nghèo thêm
Hai là: Tham nhũng vặt làm giảm hiệu quả của pháp luật và chất lượng quản
trị nhà nước7
Tham nhũng vặt có tác động tiêu cực, lâu dài đến chất lượng quản trị nhà nước
và môi trường pháp lý của một quốc gia, phá mất kỷ cương, phép tắc của địa
phương, đơn vị. Vì muốn tham nhũng vặt nên họ nặn ra các “giấy phép con”, các
quy định dưới luật và thủ tục rườm rà để tăng cơ hội bòn rút tiền của từ người dân
và doanh nghiệp. Ăn quen bén mùi - cũng từ đây mà tệ nạn “cò” (có đủ loại cò) ký
sinh vào từng loại dịch vụ, từng cơ quan, đơn vị, vừa hành dân, vừa làm hư hỏng
đội ngũ công chức.

5
Vũ Công Giao, “Tham nhũng vặt và phòng chống tham nhũng vặt”;Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 14
(414), tháng 7/2020.
http://www.lapphap.vn/Pages/TinTuc/210624/Tham-nhung-vat-va-phong--chong-tham-nhung-vat.html
6
https://baonghean.vn/tham-nhung-vat-tac-hai-lon-post243221.html
7
Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Thuỳ Dương, “Phòng chống tham nhũng vặt trên thế giới và những kinh
nghiệm gởi mở cho Việt Nam” ,Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 08 (408), tháng 4/2020
http://www.lapphap.vn/Pages/TinTuc/210543/Phong--chong-tham-nhung-vat-tren-the-gioi-va-nhung-kinh-
nghiem-goi-mo-cho-Viet-Nam.html

30
Ba là: Tham nhũng vặt là suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, nhà
nước và chế độ chính trị
Hậu quả lớn nhất, nặng nề nhất, nguy hại nhất, chua xót nhất của tệ tham
nhũng vặt là Nhân dân mất niềm tin với Đảng, Nhà nước, vào chế độ. Người dân,
nhất là dân nghèo mỗi khi tiếp cận với các dịch vụ công là phải nghĩ đến “phí bôi
trơn”, “phí lót tay”, “phí qua cửa”, “tiền boa, bồi dưỡng”,... những công chức tham
nhũng vặt trở thành những kẻ “cướp cạn, cướp ngày” ký sinh trên người dân lương
thiện. Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước bị họ làm méo mó đi dưới
nhiều phương diện
2. Một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng vặt
2.1. Nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân về phòng chống tham
nhũng vặt
Phát huy vai trò của nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng trong
cuộc đấu tranh phòng, chống tệ tham nhũng nói chung, tệ “tham nhũng vặt” nói
riêng. Nhân dân là đối tượng đầu tiên và trực tiếp nhất chịu tệ “tham nhũng vặt”, do
đó họ có đủ khả năng nhận ra, phát hiện và đấu tranh chống tệ nạn này.
2.2. Thiết kế quy trình giải trình trách nhiệm, minh bạch thông tin, thủ tục
hành chính
Trong mối tương quan bất cân xứng về thông tin và quyền lực giữa công chức
nhà nước và công dân, việc để người dân tham gia vào hoạt động kiểm tra, giám sát
quá trình thực thi công vụ là khá khó khăn. Cách thức hiệu quả và hợp pháp nhất để
nhân dân giám sát các hành vi chính trị chính là dựa vào thể chế bảo đảm tính chất
dân chủ; Xây dựng các cơ chế ràng buộc trách nhiệm giải trình, cung cấp thông tin
một cách công khai, chi tiết bằng nhiều hình thức để người dân có thể tiếp cận một
cách dễ dàng. Như vậy, công dân sẽ có động lực, điều kiện tham gia tích cực vào
hoạt động phòng, chống tham nhũng; từ đó mới phát huy được sức mạnh công dân,
sức mạnh tập thể và đẩy lùi nạn tham nhũng
2.3. Tăng lương cho cán bộ công chức và tinh giản bộ máy nhà nước cồng
kềnh
Để chống tham nhũng vặt, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, trước tiên cần
phải đảm bảo được mức thu nhập tương xứng cho đội ngũ cán bộ, làm sao để họ
sống được với nghề, từ đó tận tâm cống hiến một cách trong sáng, minh bạch8.

8
https://theleader.vn/giai-phap-nao-cho-tham-nhung-vat-1658679957135.htm truy cập ngày 23/9/2022

31
Lương thấp, nhiều y bác sĩ vẫn nỗ lực trụ lại với nghề, dù công tác trong
ngành đặc thù, yêu cầu trách nhiệm đặc biệt cao. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm đại dịch
Covid-19, áp lực công việc đè nặng lên đôi vai của lực lượng “tuyến đầu chống
dịch”, như một “giọt nước tràn ly”. Trong ngành giáo dục, một dịch vụ thiết yếu
khác, tình hình cũng không khả quan hơn. Tình trạng lương thấp xảy ra không chỉ
trong y tế, giáo dục mà còn với nhiều ngành nghề trong khu vực công. Với mức
lương này, nhiều cán bộ, viên chức nhà nước trở nên tha hóa, biến chất, sẵn sàng
hạch sách, nhũng nhiễu, tham nhũng vặt nhằm gia tăng thu nhập. Thực tế, điều
tưởng chừng là nghịch lý này lại rất “hợp lý” khi nhìn vào bộ máy hành chính công
tương đối cồng kềnh, đồ sộ tại Việt Nam, với hàng loạt những đơn vị, cơ quan,
hàng loạt cán bộ, công nhân viên chức đang nhập nhằng về chức năng, nhiệm vụ và
vai trò.Tiêu tốn nhiều chi phí để vận hành một bộ máy hành chính cồng kềnh, rắc
rối nhưng hiệu quả đem lại không cao sẽ làm gia tăng hiện tượng tiêu cực tham
nhũng vặt hiện nay. Nếu vẫn để bộ máy cồng kềnh, qua nhiều khâu trung gian thì
đây chính là nguyên nhân phát sinh tiêu cực, nhũng nhiễu, kể cả tham nhũng vặt,
tồn tại cơ chế xin - cho, tình trạng chạy dự án, cò dự án, gây khó khăn cho người
dân, doanh nghiệp.
2.4. Xây dựng giải pháp sử dụng công nghệ thông tin để phòng, chống tham
nhũng vặt
Trong thời đại 4.0, công nghệ thông tin trở thành công cụ hữu hiệu trong đời
sống hành chính của mỗi quốc gia trên nhiều lĩnh vực, trong đó có phòng, chống
tham nhũng. Những công cụ như dịch vụ công kỹ thuật số, nền tảng đám đông, các
công cụ báo hiệu, cổng thông tin minh bạch, cơ sở dữ liệu lớn có thể góp phần đẩy
lùi tham nhũng vặt9 thông qua việc thúc đẩy sự giám sát của công chúng, đảm bảo
tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, tạo điều kiện cho sự tham gia của người
dân, thúc đẩy tương tác giữa người dân và Chính phủ. Những công cụ được đánh
giá là có hiệu quả bao gồm:

 Chính phủ điện tử: việc số hóa các dịch vụ công có thể góp phần chống tham
nhũng thông qua việc giảm bớt sự tùy tiện của các công chức nhà nước, tăng tính
minh bạch và đơn giản hóa các quy trình hành chính. Bên cạnh đó, việc hạn tiếp xúc

9
Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Thuỳ Dương, “Phòng chống tham nhũng vặt trên thế giới và những kinh
nghiệm gởi mở cho Việt Nam” ,Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 08 (408), tháng 4/2020
http://www.lapphap.vn/Pages/TinTuc/210543/Phong--chong-tham-nhung-vat-tren-the-gioi-va-nhung-kinh-
nghiem-goi-mo-cho-Viet-Nam.html

32
trực diện giữa người sử dụng dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ cũng có thể góp phần
giảm cơ hội đưa và nhận hối lộ.
 Ứng dụng phòng, chống tham nhũng trên điện thoại thông minh:
Chính quyền Mexico từng giới thiệu một ứng dụng cho điện thoại thông minh
nhằm giảm tỷ lệ tham nhũng ở cảnh sát giao thông bằng cách cung cấp hướng dẫn
cho người lái xe khi đối mặt với các hành vi nhũng nhiễu từ cảnh sát thành phố
Mexico. Ứng dụng này cho phép người sử dụng tiếp cận các thông tin cần thiết, bao
gồm dữ liệu từ máy xử phạt vi phạm giao thông (traffic fine calculator) đến danh
sách tất cả các quy định giao thông, các biện pháp chế tài và số điện thoại đường
dây nóng. Trong ba tháng sau khi ra mắt, ứng dụng đã được tải xuống hơn 11.000
lần.

 Thanh toán điện tử: các thanh toán thông qua các phương tiện kỹ thuật số,
trong đó có điện thoại di động có thể dễ dàng truy suất, do đó tăng tính minh bạch
của các dữ liệu thanh toán trong việc chi trả các chi phí đối với dịch vụ công như
phí điện, nước…
 Công cụ thống kê trực tuyến về các tội phạm tham nhũng: bên cạnh các chế
tài pháp luật, dư luận xã hội cũng có thể là một công cụ mạnh mẽ để ngăn chặn
tham nhũng. Trang điện tử Korupedia.org tại Indonesia là một ví dụ. Trang này
cung cấp một danh sách trực tuyến các quan chức bị kết án, bao gồm tên của họ, số
tiền tham ô và phán quyết cuối cùng của phiên tòa.
Kết luận: “Tuy là tham nhũng vặt nhưng hậu quả không hề vặt như con đê cao
to có thể bị vỡ bất cứ lúc nào do những tổ mối rất nhỏ”; đó là nhận định của Chủ
tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Với mức độ phổ biến như hiện nay, tham nhũng
vặt có thể gây ra những hậu quả ngày càng trở nên trầm trọng và làm mất niềm tin
của người dân đối với chính quyền cũng như hệ thống pháp luật quốc gia. Do vậy,
tham nhũng- dù là tham nhũng lớn hay tham nhũng vặt-cần tìm mọi biện pháp hữu
hiệu để ngăn chặn một cách triệt để, lấy lại niềm tin đang dần đánh mất của nhân
dân vào Đảng và Nhà nước, cũng như toàn bộ hệ thống chính trị.

33
ĐẢM BẢO LIÊM CHÍNH – MỘT TRỤ CỘT QUAN TRỌNG TRONG
PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG1

Nguyễn Thị Ngọc Mai


1. Đặt vấn đề
Trên thế giới, tham nhũng đã và đang trở thành một thách thức mang tính toàn
cầu, hiện diện ở hầu hết các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, là trở ngại
phổ biến nhất và lớn nhất đối với sự phát triển của một quốc gia.
Nước ta chính thức trở thành thành viên của Công ước của Liên hợp quốc về
chống tham nhũng kể từ ngày 19/8/2009. Mặc dù, đã được Đảng và Nhà nước ta
quan tâm nhưng vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau2, tình
trạng tham nhũng ở nước ta vẫn diễn biến rất phức tạp và ngày càng tinh vi, tác
động tiêu cực đến đời sống xã hội3. Nếu không chủ động thực hiện các biện pháp
phòng ngừa tham nhũng4 sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của đất nước.
Trước bối cảnh đó, Luật phòng, chống tham nhũng (PCTN) đã được Quốc hội
khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20/11/2018 và có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 01/07/20195. Đạo luật này có nhiều điểm mới hơn so với Luật PCTN năm

1
Bài viết trong khuôn khổ Hội thảo cấp Khoa: Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam - Những vấn đề pháp
lý” do Khoa Luật Hành chính tổ chức ngày 12/10/2022

TS. Giảng viên Khoa Luật Hành chính – Nhà nước, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
2
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi tham nhũng như hiệu quả quản lý nhà nước còn yếu kém, mức sống
của người dân và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn thấp, hệ thống pháp luật về phòng, chống tham
nhũng chưa hoàn thiện, văn hoá truyền thống của nước ta chứa đựng khá nhiều phong tục tập quán dễ bị lợi
dụng để biện minh và ủng hộ cho hành vi tham nhũng; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng,
chống tham nhũng còn chưa được quan tâm đúng mức, do ảnh hưởng những mặt trái của nền kinh tế thị
trường, …
3
Trong giai đoạn 2012-2022, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 2.740 tổ chức đảng, hơn
167.700 cán bộ, đảng viên; trong đó có 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng; đã kỷ luật 170 cán bộ
thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 4 Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; 29 Ủy
viên Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương; 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang ... Trong 10
năm qua, các cơ quan tố tụng trong cả nước đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm gần 16.000 vụ án
tham nhũng, chức vụ, kinh tế với hơn 30.300 bị cáo. (nguồn: Trích dẫn theo Bài phát biểu của Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng về “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Nhìn lại 10 năm qua; định ra phương
hướng nhiệm vụ cho thời gian tới.”, https://www.qdnd.vn/chinh-tri/tin-tuc/dau-tranh-phong-chong-tham-
nhung-tieu-cuc-nhin-lai-10-nam-qua-dinh-ra-phuong-huong-nhiem-vu-cho-thoi-gian-toi-698616, truy cập
ngày 10/9/2022))
4
Phòng, chống tham nhũng là các biện pháp mà nhà nước áp dụng để phòng ngừa, ngăn chặn sự phát sinh
hành vi tham nhũng, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng.
5
Luật PCTN năm 2018 thay thế Luật PCTN số 55/2005/QH11 (được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật
số 01/2007/QH12 và Luật số 27/2012/QH13); Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN. Trong lịch sử, Việt Nam đã có Pháp lệnh phòng, chống tham
nhũng năm 1998 và các Luật Phòng, chống tham nhũng đã ban hành, sửa đổi, bổ sung các năm 2005, năm
2007, năm 2012). Từ năm 2012 đến nay, Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan tham mưu của
Đảng đã ban hành hơn 250 văn bản về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phòng, chống tham nhũng; Quốc hội
ban hành hơn 300 luật, pháp lệnh, nghị quyết; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hơn 2.600 nghị
định, quyết định, chỉ thị; cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương ban hành hơn 45.000 văn bản; các bộ,

34
2005, trong đó thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn là một
trong những biện pháp quan trọng trong phòng, chống tham nhũng. Khi ứng xử
người có chức vụ, quyền hạn phải đảm bảo liêm chính - giá trị cốt lõi hàng đầu mà
các nền công vụ đều hướng đến và là một trong các trụ cột trong phòng chống tham
nhũng, tiêu cực6.
2. Nội dung của đảm bảo liêm chính trong phòng chống tham nhũng
2.1. Liêm chính là gì?
Từ điển tiếng Việt giải thích “liêm chính” nghĩa là “ngay thẳng và trong
sạch”7. Còn Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) định nghĩa “Liêm chính là những
hành vi và hành động phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức, được các
cá nhân và tổ chức chấp nhận, tạo nên rào cản đối với tham nhũng”
Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích liêm “là trong sạch, không tham lam”, là
“không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham
người tâng bốc mình”8 . “Chính nghĩa là không tà, là thẳng thắn, là đứng đắn. Điều
gì không đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà”9
Như vậy, liêm chính trước hết là biểu hiện của đạo đức, phản ánh giá trị bên
trong của mỗi con người, gắn liền với phẩm chất trong sạch, thẳng thắn, nhất quán,
trước sau như một trong mọi hành động. Người có liêm chính là người luôn có hành
vi ứng xử phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức tốt đẹp được cộng đồng
xã hội thừa nhận. Các hành vi liêm chính không gây tổn hại đến cộng đồng, đồng
thời có khả năng phòng ngừa, ngăn chặn những biểu hiện tha hóa về đạo đức của
con người, trong đó có hành vi tham nhũng. Vì vậy, liêm chính là một trong những
giá trị cơ bản luôn được các nhà đạo đức từ cổ đại đến hiện đại đề cao.
Xét về phương diện lịch sử, các nước phương Đông trong đó có Việt Nam rất
coi trọng liêm, chính bên cạnh cần và kiệm.Về liêm, Khổng Tử cho rằng: “người
mà không liêm, không phải là người”; Mạnh Tử cũng cho rằng liêm là quan trọng:

ngành, địa phương ban hành gần 100.000 văn bản để cụ thể hoá, hướng dẫn thi hành, tổ chức thực hiện công
tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Trích dẫn theo Bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về
“Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Nhìn lại 10 năm qua; định ra phương hướng nhiệm vụ cho
thời gian tới.”)
6
Luật PCTN năm 2018 đã dành toàn bộ Chương II, gồm 46 điều trong tổng số 96 điều để quy định 6 nhóm
biện pháp cơ bản để phòng ngừa tham nhũng, đó là: (1) Công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ
quan, đơn vị, tổ chức; (2) xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; (3) thực hiện quy tắc ứng xử
trong cơ quan, đơn vị, tổ chức; (4) việc chuyển đổi vị trí công tác, cải cách hành chính, ứng dụng khoa học
công nghệ trong quản lý và (5) thanh toán không dùng tiền mặt và (6) kiểm soát tài sản, thu nhập.
7
Hoàng Phê (chủ biên). Từ điển Tiếng Việt. NXB Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học, 2000, tr. 567
8
Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.292
9
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 10. H. Nxb Chính trị quốc gia, 2000, tr. 640,

35
“Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy”6. Về chính, Khổng Tử đề xướng học
thuyết Chính danh, cho rằng mọi cư xử, hành động và lời nói của người quân tử
(chân chính) đều phải phù hợp với danh nghĩa và cương vị của mình.
Ở nước ta, dưới thời vua Lê – chúa Trịnh, chứng kiến hiện tượng tham nhũng
và những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với đời sống xã hội đương thời, nhà bác
học Lê Quý Đôn đã tổng kết và dâng tờ trình lên vua chỉ ra năm nguy cơ dẫn đến
mất nước gồm: Một, trẻ không kính già (đạo đức suy đồi); hai, trò không trọng thầy
(giáo dục suy đồi); ba, binh kiêu tướng thoái (quân đội suy đồi); bốn, tham nhũng
tràn lan (thể chế suy đồi); năm, sĩ phu ngoảnh mặt (niềm tin suy đồi).
Ngày nay, liêm chính là một trong những giá trị cốt lõi đặc biệt quan trọng đối
với hoạt động công vụ, sự vô tư, tính hợp pháp và liêm chính là những giá trị trụ cột
không thay đổi trong lĩnh vực dịch vụ công. Duy trì cho được lòng tin của người
dân vào sự liêm chính của hệ thống chính quyền là đặc biệt quan trọng. Chính vì
thế, pháp luật của rất nhiều nước ghi nhận liêm chính là giá trị đạo đức mang tính
bắt buộc đối với những người làm việc trong bộ máy nhà nước.
2.2. Lý do để đảm bảo liêm chính là một biện pháp phòng ngừa tham nhũng
Ở Việt Nam, xây dựng và thực hiện liêm chính trong hoạt động của các cơ
quan, tổ chức, đơn vị (cả trong lĩnh vực công và lĩnh vực tư) ngày càng trở thành
một đòi hỏi cấp thiết, đặc biệt khi nó được đặt trong bối cảnh nền công vụ ở Việt
Nam với những mảng tối về tham nhũng vẫn chưa có dấu hiệu sáng sủa hơn sau rất
nhiều nỗ lực thực hiện các giải pháp phòng, chống tham nhũng của cả hệ thống
chính trị. Việc xây dựng và thực hiện liêm chính cần được tiếp cận như một giải
pháp mang tính chủ động hơn, tạo dựng nền tảng đạo đức công vụ chắc chắn hơn
như thể xây dựng một hệ thống miễn dịch cho nền công vụ trước sức tàn phá âm
thầm nhưng gây ra tác hại rất lớn của tham nhũng.
Sở dĩ đảm bảo liêm chính trong ứng xử được coi là giải pháp quan trọng trong
phòng chống, giảm thiểu tham nhũng ở nước ta hiện nay xuất phát từ những lý do
sau:
Một là, liêm chính là bản chất của nhà nước pháp quyền, dân chủ.
Bản chất của một nhà nước dân chủ là phải giữ gìn sự liêm chính, phải phục
vụ nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, vì vậy, tất cả những
người làm việc trong bộ máy nhà nước là “công bộc của dân” nên phải liêm chính.
Một trong những rào cản đối với sự phát triển kinh tế, xã hội hiện nay chính là tệ
nạn tham nhũng, biểu hiện của sự xuống cấp cả đạo đức công vụ lẫn đạo đức cá

36
nhân trong chính những con người đang vận hành bộ máy công quyền và hệ thống
pháp luật, “tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều
cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều
mặt, làm giảm sút lòng tin của Nhân dân”10
Hai là, liêm chính chính là một giá trị đạo đức
Đối với bản thân mỗi con người trong xã hội, giữ gìn được sự liêm chính giúp
chúng ta sống thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của người khác.
Sự thanh liêm, ngay thẳng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là một
trong những điều kiện có tính nền tảng để xây dựng một bộ máy nhà nước đáng tin
cậy và hiệu quả. Sự không liêm chính của một bộ phận cán bộ, công chức ở Việt
Nam hiện nay vẫn là vấn đề nhức nhối, với nhiều biểu hiện khác nhau. Đó là việc
tham ô, tham nhũng, thiếu trách nhiệm, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, chạy chức,
chạy quyền, chạy tội, dùng thời gian công để làm việc tư còn khá phổ biến. Sự bất
liêm, bất chính trong nền công vụ sẽ làm suy yếu bộ máy nhà nước, ngăn cản sự
phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh quốc gia
trên trường quốc tế, làm mất niềm tin của người dân vào chính quyền. Vì vậy, liêm
chính cần được ghi nhận là một trong những yêu cầu đạo đức căn bản đối với cán
bộ, công chức: Cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư trong hoạt động công vụ11.
Ba là, đảm bảo liêm chính trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị là
một trong những trụ cột quan trọng trong phòng, chống tham nhũng
Để có thể xóa bỏ triệt để, tận gốc hành vi tham nhũng, bên cạnh các giải pháp
về huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia
phòng, chống tham nhũng; hoàn thiện thể chế, kịp thời khắc phục những bất cập, bịt
kín những “khoảng trống”, “kẽ hở” để “không muốn, không dám và không thể tham
nhũng”... thì việc xây dựng văn hóa liêm chính, chú trọng giáo dục đạo đức, lương
tâm và danh dự là những giải pháp căn cơ và lâu dài.
Trong các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, đảm bảo liêm chính trong các
cơ quan, tổ chức, đơn vị là biện pháp mang tính nền tảng tạo nên hiệu quả lâu dài và
bền vững nhất.
2.3. Đảm bảo liêm chính trong Luật PCTN năm 2018

10
Chỉ số cảm nhận tham nhũng CPI 2017: Việt Nam có tín hiệu tích cực, https://vov.vn, ngày 22/2/2018
11
Điều 15 Luật cán bộ, công chức năm 2008

37
Tại cuộc họp báo quốc tế bế mạc Đại hội XIII của Đảng, ngày 01/02/2021,
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khi trả lời câu hỏi của báo chí về
công tác phòng chống tham nhũng đã cho rằng tham nhũng là vấn đề rất lớn không
chỉ nước ta mà nước nào cũng có, không chỉ thời nay mà thời nào cũng có, chỉ
nhiều hay ít, rộng hay hẹp thôi. Đây là bệnh của những người có quyền, có chức và
nắm trong tay tiền, của, rất dễ tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm12. Chính vì vậy
đảm bảo liêm chính là một trong những biện pháp quan trọng để phòng. chống tham
nhũng.
Đảm bảo liêm chính trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị là quy định
mới trong Luật PCTN năm 2018 trên cơ sở tập hợp và hệ thống hóa một số nhóm
quy định của Luật PCTN năm 2005 trước đó bao gồm: thực hiện quy tắc ứng xử
của người có chức vụ, quyền hạn; những việc mà người có chức vụ, quyền hạn
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm13; các quy định về tặng quà và nhận
quà tặng14, ....
Luật PCTN năm 2018 quy định người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị bao gồm cả khu vực công và tư phải thực hiện quy tắc ứng xử, bao
gồm các chuẩn mực xử sự là những việc phải làm hoặc không được làm phù hợp
với pháp luật và đặc thù nghề nghiệp nhằm bảo đảm liêm chính, trách nhiệm, đạo
đức công vụ. Bên cạnh đó, không được nhũng nhiễu trong giải quyết công việc,
không được sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị….
Nhằm tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ cán bộ, đảng viên; thực hiện
12
Nhóm phóng viên báo QĐND, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp báo quốc tế thông báo kết quả
Đại hội XIII, [https://www.qdnd.vn/chinh-tri/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc-song/tin-tuc/tong-bi-thu-
nguyen-phu-trong-chu-tri-hop-bao-quoc-te-thong-bao-ket-qua-dai-hoi-xiii-650749], (truy cập ngày
30/8/2022)
13
Khoản 2 Điều 20 Luật PCTN năm 2018: Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
không được làm những việc sau đây:
a) Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;
b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
c) Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến
bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
d) Thành lập, giữa chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần, cong ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý
trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;
đ) Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
e) Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công
chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.
14
Điều 22 Luật PCTN năm 2018: 1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được sử
dụng tài chính công, tài sản công làm quà tặng, trừ trường hợp tặng quà vì mục đích từ thiện, đối ngoại và
trong trường hợp cần thiết khác theo quy định của pháp luật. 2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ,
quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn
vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.

38
nghiêm các quy định về công tác tổ chức, cán bộ làm công tác phòng, chống tham
nhũng, lãng phí, Luật PCTN năm 2018 đã quy định tại Điều 20 về việc người có
chức vụ, quyền hạn không bố trí những người có quan hệ gia đình cùng làm một số
công việc dễ xảy ra tham nhũng, quy định cụ thể những việc mà cán bộ, công chức,
viên chức không được làm; những việc mà người đứng đầu, cấp phó của người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm.
Điều 22 Luật PCTN năm 2018 quy định cơ quan, tổ chức, đơn vị không được
sử dụng ngân sách, tài sản của nhà nước làm quà tặng, cán bộ, công chức, viên chức
không được nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của cơ quan, tổ chức, đơn
vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý
của mình, nghiêm cấm việc lợi dụng việc tặng quà, nhận quà tặng để hối lộ hoặc
thực hiện các hành vi khác từ vụ lợi.
Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tuân thủ các
quy tắc đạo đức nghề nghiệp – đây chính là những chuẩn mực xử sự phù hợp với
đặc thù của từng nghề bảo đảm sự liêm chính. Quy định này áp dụng với một số
nghề đặc thù, hoạt động có tính chất độc lập như luật sư, kiểm toán viên… Mặc dù
đây không phải là những người thuộc đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm
việc trong cơ quan nhà nước nhưng việc tuân thủ những quy định về chuẩn mực đạo
đức trong quá trình hành nghề giúp hướng tới một nền văn hóa phi tham nhũng
trong toàn xã hội.
So với Luật PCTN năm 2005, Luật PCTN năm 2018 đã bổ sung quy định mới
về trách nhiệm của các cơ quan quản lý giáo dục và một số bộ, ngành có liên quan
trong việc thực hiện giáo dục liêm chính và coi đây là nền tảng quan trọng trong
việc hình thành, giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ và đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức, qua đó nhằm phòng ngừa tham nhũng trong xã hội: “Cơ sở giáo dục, đào
tạo, bồi dưỡng có trách nhiệm đưa nội dung giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống
nhằm phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng đối
với học sinh trung học phổ thông, sinh viên và cán bộ, công chức, viên chức theo
quy định của pháp luật” (Khoản 2 Điều 6).
3. Một số giải pháp nhằm đảm bảo liêm chính trong phòng, chống tham
nhũng
Thực tiễn chỉ ra rằng, xây dựng một chính phủ liêm chính, một nền công vụ
liêm chính, một xã hội liêm chính không hề đơn giản vì vẫn sẽ có một bộ phận cán
bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước và trong doanh nghiệp suy thoái

39
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham ô, hối lộ, ... Vì vậy, để chế độ liêm
chính thực sự là một trụ cột quan trọng trong phòng chống tham nhũng, giảm thiểu
tiêu cực cần thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp sau đây từ tổ chức bộ máy,
pháp luật, cán bộ, công chức, tiền lương, cũng như sự nêu gương của người đứng
đầu:
3.1. Thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng văn hóa liêm chính
Bản chất của con người là đam mê quyền lực và xu hướng tha hóa quyền lực
là tất yếu nên việc kiểm soát chặt chẽ quyền lực bằng chính sách, cơ chế phải được
thực hiện nghiêm chỉnh và chặt chẽ để những người có chức vụ, quyền hạn không
muốn, không thể, không dám và không cần tham nhũng. Điều này đòi hỏi nhà nước
phải xây dựng được hàng rào luật pháp chặt chẽ để không ai muốn tham nhũng vì
phải trả giá rất đắt cả về cuộc sống, sinh mệnh và danh dự của mình.
Cần học tập kinh nghiệm tổ chức nhà nước của các triều đại trước và từ kinh
nghiệm quốc tế như không bố trí làm quan ở quê hương, không bố trí lãnh đạo,
quản lý ở một chức vụ quá hai nhiệm kỳ, tịch thu triệt để tài sản do tham nhũng mà
có, …
Trong một xã hội dân chủ và pháp quyền, thượng tôn pháp luật là một trong
những yêu cầu quan trọng. Không một cá nhân nào (dù trong hay ngoài) bộ máy
nhà nước nằm ngoài vòng “cương tỏa” của pháp luật. Bộ máy nhà nước phải được
tổ chức, vận hành bằng pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về liêm chính
trong phòng chống tham nhũng đều phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm
minh, triệt để.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, giáo
dục liêm chính, giáo dục đạo đức công vụ trong cán bộ, nhân dân, tạo cơ sở, nền
tảng thực hiện liêm chính trong mọi công việc, từ đó nhằm hình thành nhân cách
thượng tôn pháp luật, tôn trọng, yêu mến người liêm chính.
3.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức liêm chính.
Giáo dục liêm chính về bản chất chính là giáo dục nhân sinh quan và đạo đức
tốt đẹp cho con người. Giáo dục liêm chính là một trong những cách thức phòng
ngừa tham nhũng hiệu quả bởi sẽ giúp mỗi người tự phòng ngừa bên trong, ngăn
chặn những hành vi do ham muốn cá nhân có thể làm tổn hại đến công đồng.
Một chính quyền dân chủ với đội ngũ cán bộ, công chức liêm chính, có năng
lực chuyên môn cao, có đạo đức tốt sẽ không thể có tham nhũng hoặc hạn chế được

40
tham nhũng. Vì vậy, cần phải có những cán bộ, công chức có tài, có tâm, có tầm để
phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cần,
kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư sẽ trở thành nòng cốt, bảo đảm cho hệ thống
chính trị liêm chính. Để làm được điều này phải có giải pháp chiến lược lâu dài về
công tác cán bộ, trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Bên cạnh việc tăng cường giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công
chức thì song song với đó phải tạo ra môi trường xã hội lành mạnh, ủng hộ cái tích
cực và vạch trần những điều xấu xa để bảo vệ những điều thiện lương.
Giáo dục liêm chính, đạo đức công vụ cho công chức từ lâu đã được nhiều
nước trên thế giới xem như một trụ cột trong chính sách phòng, chống tham nhũng.
Qua đó, giúp công chức thấy được tham nhũng là hành vi vi phạm đạo đức, trách
nhiệm và nghĩa vụ của người công chức trong quá trình thực thi công vụ15.
3.3. Cải cách chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức, người lao
động
Một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tham nhũng ở nước ta hiện
nay là bởi mức thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động còn thấp,
chưa hợp lý, mang tính cào bằng, chưa đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống mà
điều này lại có mối quan hệ mật thiết với việc giữ gìn sự liêm chính của họ. Vì vậy,
nếu tiền lương thấp và vấn đề “cơm áo gạo tiền” luôn là gánh nặng với cán bộ, công
chức thì việc giữ gìn sự liêm chính sẽ là một thách thức rất lớn. Lạm quyền, thu vén
lợi ích cá nhân là một xu hướng tất yếu bởi vì khi không có quyền lợi, thiếu quyền
lợi thì người ta sẽ dùng quyền hạn để trục lợi.16
Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, cải cách chế độ tiền
lương, nâng cao thu nhập cho cán bộ, công chức là một biện pháp căn cơ để tránh
những hệ lụy như: vòi vĩnh, nhận hối lộ, tham ô, tham nhũng… Vì vậy, công việc

15
Việc giáo dục liêm chính ở một số quốc gia được thực hiện hằng năm và mang tính bắt buộc cho toàn thể
cán bộ, công chức. Tất cả các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đều có chương
trình đào tạo liêm chính bắt buộc cho cán bộ, viên chức của họ. Một số nước như Thụy Điển, Malaysia, Đức,
Trung Quốc ban hành văn bản pháp luật riêng về đạo đức công chức, thậm chí thành lập những cơ quan
chuyên phụ trách về đạo đức công chức. Hàn Quốc thành lập Ủy ban đặc biệt về đạo đức công chức, có trách
nhiệm chính trong việc giáo dục đạo đức công chức, theo dõi quá trình thực hiện của công chức. Singapore
ban hành Sổ tay hướng dẫn của Chính phủ đối với công chức, giáo dục công chức lòng tự trọng, xem tham
nhũng như sự sỉ nhục danh dự và họ sợ bị áp dụng chế tài pháp luật, coi đây là hành vi nhiều rủi ro, từ đó có
thái độ nói không với tham nhũng trong quá trình thực thi nhiệm vụ15. Các nước như Thái Lan, Indonexia,
Philippines, Trung Quốc đều đưa môn học về phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục ở các nhà
trường ở các cấp độ và mức độ khác nhau trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trung Quốc đã triển khai chính
thức chương trình giáo dục liêm chính trong các nhà trường từ năm 2008,...
16
Bùi Thị Ngọc Mai. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước. Luận án tiến sĩ Quản
lý Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, 2015, tr. 139

41
hiện nay mà nhà nước cần phải làm là tiếp tục tinh giản biên chế, trả lương theo vị
trí việc làm để có chế độ tiền lương hợp lý hơn17.
3.4. Sự nêu gương của những người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “một tấm gương sống còn có giá trị hơn
trăm bài diễn văn tuyên truyền”18. Sự nêu gương về liêm chính của những người
đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đặc biệt là của những lãnh đạo cấp cao trong
bộ máy nhà nước có ý nghĩa vô cùng lớn đối với việc giữ gìn sự liêm chính, từ đó
nâng cao đạo đức công vụ. Đây là cách giáo dục vô cùng quan trọng, có tác dụng
trực tiếp, mang tính thực chất và có giá trị lan tỏa sâu rộng hơn tất cả những lời kêu
gọi hay những bài thuyết giảng chung chung.
Cách đây hơn 70 năm, ngày 5/9/1950, tại chiến khu Việt Bắc đã diễn ra một
phiên tòa đặc biệt gây chấn động dư luận xã hội lúc bấy giờ. Đó là vụ án Trần Dụ
Châu, nguyên Giám đốc Nha Quân nhu phạm tội ăn cắp công quỹ và bị tuyên phạt
với mức án cao nhất - tử hình. Bản án đã nhanh chóng được báo cáo lên Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Sau khi cân nhắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bác đơn xin giảm tội của
Trần Dụ Châu. Vụ án Trần Dụ Châu là một bài học cảnh tỉnh cho những người có
chức vụ, quyền hạn khi vi phạm, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật và quyết
tâm của Đảng, Chính phủ, Bác Hồ trong việc đấu tranh chống tham ô, tham nhũng,
lãng phí. Sau vụ án Trần Dụ Châu, tại phiên họp Hội đồng Chính phủ từ ngày 15

17
Đại biểu quốc hội Huỳnh Thanh Phương (Tây Ninh) trên diễn đàn của Quốc hội khóa XV ngày 1/6/2022
cho rằng: “Thu nhập thấp đã và đang bào mòn liêm sỉ, nhân phẩm của bộ phận không nhỏ cán bộ”. Tuy
nhiên, lương thấp liệu có phải yếu tố quan trọng nhất làm “bào mòn liêm sỉ” của cán bộ công chức hay
không?. Hiện nay,tham nhũng thường được phân chia thành hai loại là tham nhũng quan liêu (bureaucratic
corruption) và tham nhũng chính trị (political corruption). Trong đó, tham nhũng quan liêu là các tiêu cực
xảy ra khi bộ máy nhà nước thiếu hiệu quả và không đủ minh bạch, pháp luật chưa rõ ràng, dẫn đến hiện
tượng các nhóm công chức trực tiếp làm việc với người dân có xu hướng đòi hỏi lợi ích kinh tế cho việc thực
hiện nhiệm vụ được ghi nhận trong pháp luật (như: cảnh sát giao thông nhận tiền trực tiếp từ người đi đường,
công chức nhận các khoản tiền nhỏ để ra giấy khai sinh nhanh hơn, hay những viên quản lý thị trường nhận
hối lộ từ các tiệm tạp hóa để bỏ qua lỗi nguồn gốc hàng hóa, v.v. Tất cả những hành vi này có thể gộp lại
thành một nhóm nhỏ khác gọi là tham nhũng vặt (petty corruption)). Nhìn chung, đây là hình thức tham
nhũng dễ lây lan nhất, phổ biến nhất, gây ảnh hưởng và bức xúc nhất đối với nhân dân, song cũng lại là hình
thức dễ bị phát hiện nhất. Và về mặt lý thuyết, tăng lương sẽ là một trong những biện pháp tốt nhất để giải
quyết tham nhũng vặt và các vấn đề nội hàm của tham nhũng quan liêu. Tăng lương có thể làm giảm triệu
chứng tham nhũng vặt. Song đối với câu chuyện của tham nhũng chính trị, mọi thứ lại rất khác. Tham nhũng
chính trị thường nói về các mối quan hệ chính trị của thượng tầng kiến trúc nhà nước, nơi mà các chủ thể
nắm quyền lực cao tham gia vào những thỏa thuận bí mật, có tính hệ thống chặt chẽ, và từ đó mang lại những
nguồn lợi khổng lồ. Với vấn đề tham nhũng chính trị, người ta nhận ra rằng bao nhiêu đợt tăng lương cũng
không giải quyết được câu chuyện “bào mòn liêm sỉ”. Tăng lương có thể giảm lượng tham nhũng vặt, có thể
giúp từng cá nhân cán bộ, công chức vượt qua khó khăn trong đời sống. Tuy nhiên, vấn đề tham nhũng thể
chế nằm ở diện quy mô chính trị thì chắc chắn biện pháp tăng lương… bó tay. Chính vì vậy, muốn chống
tham nhũng thì phải bắt đầu từ chính ý thức, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, .. phải giáo
dục để họ thực sự liêm chính. Bởi lẽ liêm sỉ của công chức Việt Nam, không đơn thuần nằm ở con số lương
tháng.
18
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, 2000, tr. 263.

42
đến ngày 17/11/1950, trong bài phát biểu kết luận, Bác Hồ căn dặn: “Lúc tìm người
phải tìm cả tài, cả đức, chú trọng tư tưởng. Nếu cán bộ biết thương dân, tiếc của dân
thì không xảy ra việc đáng tiếc. Đồng thời phải giáo dục, cải tạo, kiểm tra cán bộ”19
3.5. Hoàn thiện pháp luật và đẩy mạnh tổ chức thực hiện pháp luật về liêm
chính; tiếp tục kiện toàn, củng cố các thiết chế phòng, chống tham nhũng, lãng phí,
tiêu cực.
Đảm bảo liêm chính là yêu cầu trong thực hiện quy tắc ứng xử của người có
chức vụ, quyền hạn, là một trong những trụ cột quan trọng trong phòng, chống tham
nhũng. Tuy nhiên, hiện nay Luật PCTN chưa giải thích thế nào là “liêm chính”,
đảm bảo liêm chính bao gồm những nội dung gì? Vì vậy pháp luật cần quy định rõ
về nội dung liêm chính.
Thời gian qua, chúng ta cũng có nhiều quy định mới trong pháp luật về liêm
chính nhưng tổ chức thực hiện chưa nghiêm. Chẳng hạn về kê khai tài sản của cán
bộ, công chức, có kê khai nhưng không công khai rộng rãi, hay pháp luật thực hiện
dân chủ ở cơ quan, tổ chức vẫn còn là hình thức.
Để phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực cần phải có các thiết chế đủ
năng lực, quyền lực, có biện pháp mạnh mới đủ sức ngăn ngừa quan liêu, tham
nhũng, lãng phí, tiêu cực. Việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thống
nhất chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
là bước phát triển mới trong các thiết chế bảo đảm liêm chính của hệ thống chính
trị.

19
Bùi Sỹ Lợi, Đấu tranh chống tham nhũng không khoan nhượng - một quyết tâm chính trị của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Trang thông tin điện tử, Hội đồng Lý luận Trung ương, ngày 10-11-2018

43
QUY ĐỊNH “HỒI TỴ” TRONG PHÁP LUẬT PHONG KIẾN VIỆT
NAM VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Nguyễn Phương Thảo


1. Đặt vấn đề
Song song với quá trình xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy hành chính
thì các triều đại phong kiến Việt Nam cũng rất quan tâm đến việc xây dựng và quản
lý đội ngũ quan lại nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý và phát triển đất nước trong từng
giai đoạn, từng thời kỳ lịch sử. Bên cạnh đó, trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc trên
phương diện văn hóa nói chung và văn hóa chính trị pháp lý nói riêng Việt Nam
chịu ảnh hưởng lớn từ Trung Quốc. Các triều đại phong kiến Việt Nam đã tiếp thu
nhiều yếu tố từ Trung Quốc trong đó quy định “hồi tỵ” là một trong những phương
diện thể hiện sự ảnh hưởng sâu sắc nhất.
Quy định “hồi tỵ” bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc từ thời nhà Tuỳ1 và được
sử dụng ở Việt Nam từ thời vua Lê Thánh Tông. “Hồi tỵ” theo tiếng Hán là tránh
đi, né đi, về sau là một khái niệm mang ý nghĩa cấm một số trường hợp nhất định
trong bố trí, sắp xếp quan lại khi có những quan hệ thân thuộc nhất định nhằm
phòng tránh tình trạng quan lại kéo bè kết cánh, hay móc ngoặc, nể nang, bao che,
tham nhũng, sách nhiễu dân chúng gây ra những tiêu cực làm giảm sút hiệu quả
hoạt động của nhà nước2.
Về cơ sở hình thành của quy định “hồi tỵ” tại Việt Nam được xây dựng trên
chính trên cơ sở xã hội, văn hóa truyền thống của Việt Nam là sản phẩm của một
quá trình phát triển lâu dài của văn hóa dân gian bởi hệ tư tưởng Nho giáo đồng thời
xuất phát từ nền văn hóa nông nghiệp phải phụ thuộc nhiều vào thời tiết người nông
dân có xu hướng chú trọng tới tư duy cầu an, thích ổn định ngại thay đổi3. Bên cạnh
đó một đặc điểm của xã hội Việt Nam đó là tồn tại tính cố kết chặt chẽ của cá nhân
đối với gia đình, dòng tộc, quê hương đây đã trở thành một truyền thống tốt đẹp lâu
đời nhưng cũng dẫn đến mặt trái là con người đặt lợi ích của gia đình, gia tộc lên
trên cá nhân. Sự có mặt của những người thân thuộc ở đây có thể là động cơ thúc
đẩy tham nhũng (do tình cảm, nể nang mà nâng đỡ, hỗ trợ nhau trái pháp luật, kể cả
việc lạm dụng quyền lực đưa những người này vào các cơ quan nhà nước) và hoặc


Ths. Giảng viên Khoa Luật Hành chính – Nhà nước, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
1
Nguyễn Minh Tuấn, Trần Tuấn Kiệt (2020), Luật hồi tỵ triều Nguyễn và những giá trị tham khảo trong
phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 15.
2
Nguyễn Xuân Tùng, Luật Hồi tỵ và một vài suy ngẫm về cán bộ trong giai đoạn hiện nay, xem tại
https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1419
3
Nguyễn Minh Tuấn, Làng xã xưa và nay, Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, số 11+12, 2004.

44
tạo điều kiện để tham nhũng (những người thân thuộc không tố giác việc phạm
pháp, trái lại còn giúp đỡ, bao che cho nhau). Không thể khẳng định mọi mối quan
hệ thân thuộc chốn quan trường đều hình thành những tiêu cực hay là môi trường
cho nạn “kết bè kéo cánh” nhưng có thể khẳng định quy định “hồi tỵ” có thể loại
bỏ ngay khi những “môi trường” này mới ở dạng là những “nguy cơ”. Đây nhưng
một biện pháp “phòng ngừa từ xa” mà vị Vua thời phong kiến Việt Nam có thể sử
dụng để hạn chế nạn tham nhũng.
Các quy định “Hồi tỵ” ở Việt Nam được áp dụng từ thời Vua Lê Thánh Tông
tuy nhiên sau thời vua Lê Thánh Tông, quy định “hồi tỵ” không được thể chế hóa
thành luật nên bị mai một dần đồng thời trong một xã hội phong kiến khi mà luật
pháp đều do vua ban xuống nên hiệu lực của nó phụ thuộc vào cả những người cai
trị đất nước. Các vị vua sau Lê Thánh Tông không ai có thể sánh với ông về tài, đức
nên không thể hoàn thiện thể chế, quan chế và phát huy tinh thần của triều đại
trước. Đến thời Lê Trung Hưng do ảnh hưởng của đời sống chính trị những cuộc
nội chiến liên miên khiến cho đất nước trung ương tập quyền bị suy yếu, nạn tham ô
tham nhũng có xu hướng gia tăng nên quy định “hồi tỵ” bị hạn chế. Phải đến triều
Nguyễn, khi vua Minh Mạng thực hiện cải cách hành chính trên toàn quốc, các quy
định “hồi tỵ” mới được áp dụng trở lại như một biện pháp mạnh mẽ để phòng,
chống nạn tham nhũng và cát cứ tại địa phương. Tuy nhiên khác với quy định “hồi
tỵ” của Trung Quốc chỉ áp dụng đối với quan chức từ cấp huyện, châu trở lên, quy
định “hồi tỵ” được vua Lê Thánh Tông và Vua Minh Mạng áp dụng với quan lại
đứng đầu bộ máy chính quyền dân sự và quân sự địa phương tất cả các cấp hành
chính, đặc biệt là cấp cơ sở vì các quan xã bị ràng buộc bởi nhiều mối quan hệ gia
đình, gia tộc không thể giữ được sự công tâm khách quan trong công việc. Điều này
chính là điểm sáng nổi bật của quy định “hồi tỵ” trong lịch sử phong kiến Việt
Nam.
2. Quy định “hồi tỵ” trong pháp luật nhà Lê sơ
Với mong muốn xây dựng một nước Đại Việt hùng cường, tập trung quyền
lực vào tay người đứng đầu, nên ngay sau khi tình trạng loạn lạc và bất ổn chính trị
trong nước được loại bỏ hoàn toàn, vua Lê Thánh Tông (1460-1497) đã tiến hành
cuộc cải cách hành chính toàn diện trên cả nước, trong đó có việc tuyển dụng, sử
dụng quan chức.
Năm Bính Ngọ (1486), Vua Lê Thánh Tông xuống chỉ dụ cấm quan lại lấy
đàn bà, tại địa phương mình nhậm trị làm vợ để ngăn chặn từ xa tình trạng quan hệ

45
vợ chồng làm ảnh hưởng đến sự công tâm của quan lại4. Chỉ dụ này của Lê Thánh
Tông được thể chế hoá thành quy định tại Điều 316 Quốc triều Hình luật: “Các
quan ty ở trấn ngoài mà lấy đàn bà, con gái ở trong hạt mình thì xử phạt 70 trượng,
biếm ba tư và bãi chức”.
Năm Mậu Thân (1488), vua Lê Thánh Tông xuống chiếu rằng: Từ nay các
quan phụ huyện, chậu đặt xã trưởng, hễ là anh em ruột, anh em con chú, con bác và
bác cháu, cậu cháu với nhau thì cho một người làm xã trưởng, không được cho cả
hai cùng làm để trừ mối tệ bè phái hùa nhau. Điều 334 Quốc triều Hình luật quy
định: “Các quan ty mà cũng với người làm xã trưởng kết thông gia thì phải xử tội
đồ hay lưu và phải ly dị nếu lấy trước rồi thì xử đoản khác”.
Năm Bính Thìn (1496), vua lại ra dụ bổ sung: “Nếu là con cô, con cậu đôi con
dì với nhau và thông gia cùng gả bán con cho nhau đều không được cùng làm xã
trưởng trong cùng một xã. Nếu đã có xã trưởng rồi cũng nên chọn một người nào
đó làm được việc thì lưu lại, còn thì cho về hạng cũ”.
Bên cạnh đó, luật “hồi tỵ” còn nằm rải rác trong các điều luật lẻ như Điều 98
Quốc triều Hình luật: “Các quan chủ thi chấm thi với người dự thi có thân thuộc,
cần phải hồi tỵ mà không từ chối thì phạt 50 rơi biếm một tư, nếu là các quan di
phong, đằng lục 4 phạm thì đều phải phạt 80 trượng. Thi hương thì được giảm một
bậc”.
Như vậy, luật “hồi tỵ” trong pháp luật Nhà lê sơ được áp dụng với quan lại
đứng đầu chính quyền ở địa phương đối các cấp hành chính nhằm tránh việc quan
lại bị những mối quan hệ vợ chồng, họ hàng, thông gia… gây ảnh hưởng đến sự
công tâm khi thực hiện công vụ.
3. Quy định “hồi tỵ” trong pháp luật nhà Nguyễn
Ngay sau khi lên ngôi vua, vua Minh Mạng gặp rất nhiều khó khăn với tình
trạng quyền lực nhà nước bị phân tán, chính quyền cấp thành lớn mạnh và có nguy
cơ cát cứ, đất nước bị suy yếu bởi nạn tham nhũng. Chính vì vậy, vua Minh Mạng
đã thực hiện cuộc cải cách hành chính toàn diện, đặc biệt là quy định “hồi tỵ” được
ông thực hiện một cách triệt để (1820-1841).

4
Trần Thị Tích (2007), Từ luật “Hồi tỵ” nghĩ về công tác quản lý cán bộ hiện nay, Tạp chí Dân chủ và pháp
luật, số 5/ 2007.

46
Các quy định về “hồi tỵ” không được quy định trong “Hoàng Việt luật lệ” mà
chủ yếu là lệ do vua Minh Mạng đặt ra5. Kế thừa tư tưởng của vua Lê Thánh Tông,
luật “hồi tỵ” triều Nguyễn đã mở rộng đối tượng áp dụng, phạm vi và bổ sung
những quy định mới.
Cụ thể, trong sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (Tập 3), các quy định
hồi tỵ được ban hành dưới triều Minh Mạng gồm:
Năm 1822, quy định: “Từ này về sau phàm quan viên ở các thành, doanh,
trấn về Kinh vào chầu, thì chuẩn cho từ tham biện trở lên được dự đình nghị, nếu
trong khi đang bàn gặp có việc can thiệp đến hạt ấy theo lễ trên nên tránh mặt thì
cũng cho tránh mặt”.
Năm 1823, quy định: “Từ nay các quan viên mọi thành, doanh, trấn được dự
đình nghị nếu trong khi hội bàn gặp có việc can thiệp đến nha môn ấy mà lẽ nên hồi
tị thì cũng cho hồi tị”.
Năm 1825, quy định: “Từ nay gặp có công việc án giao bộ (Lại) tra bàn, nếu
người bị phân xử hiện là quan trên ở trong bộ thì cho hồi tị, nếu là quan trên cũ
không cần phải hồi tị”.
Năm 1830, quy định “Các lại dịch thuộc bộ, hễ có bố, con cùng anh em ruột,
anh em chú bác cùng làm ở 1 bộ, đều cho trích ra đổi bổ đi nha môn khác. Lại các
nha môn trong Kinh và ngoài các tỉnh phàm có việc giống như thế đều nên cứ thực
tâu rõ không nên vì tình riêng mà che chở”.
Năm 1831, quy định: “Viện Thái Y có những người thân thuộc cùng thuộc một
nha, viện ấy chuyên giữ việc phương thuốc, chẳng phải ví như nha khác, đều vẫn để
chức dịch cũ không cần hồi tị. Trước đây các thông phán, kinh lịch ở các trấn, phần
nhiều lấy người trong hạt sung bổ, khó khỏi có tình riêng với hương ty sẵn cớ làm
tệ. Vậy nay cho phàm những người làm thông phán, kich lịch ở hạt mình đều đổi đi
hạt khác”.
Năm 1834 quy định: “Những chức tri sự, lại mục phủ, huyện ở các tỉnh từ
trước đặt bổ còn có người cùng hạt một nha xin đều do quan tỉnh ấy thẩm tra đổi đi
nơi khác. Nhưng lũ tri sự, lại mục ở phủ, huyện các địa phương, trước đình thần đã
bàn xin, hoặc có người cùng hạt, thì đều tra hạch đổi bổ đã chuẩn cho thi hành.
Nay nghĩ tất cả các địa phương cũng có người cùng hạt, đều tra hạch đổi bổ đã
chuẩn cho thi hành. Nay nghĩ tất cả các địa phương cũng có người cùng hạt, duy có
5
Nguyễn Minh Tuấn, Trần Tuấn Kiệt (2020), Luật hồi tỵ triều Nguyễn và những giá trị tham khảo trong
phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 15.

47
1 phủ ấy, nếu lấy là quê quán ở cùng 1 phủ đều bắt hồi tị cả, thì sẽ không có chỗ
thiếu để đổi đi. Vậy lại chuẩn định, phàm các địa phương tỉnh nào từ 2 phủ trở lên,
thì những trị sự, lại mục thuộc phủ vẫn xét quê quán đổi bổ, duy tỉnh nào có 1 phủ
thì những tri sự, lại mục trừ người nào quê ở huyện mà phủ ấy kiêm lý thì đổi bổ
ngay, nếu chỉ là quê ở thuộc huyện thì vẫn cho ở cùng chức như cũ cho giản tiện,
không cần đổi đi nơi khác”.
Năm 1837 quy định: “Quan lại ở dịch, phủ, huyện, nên do các tổng đốc, tuần
phủ, bố án, án các tỉnh hội đồng tra xét. Những lại mục, thông lại các nha thuộc
hạt, phủ, ba năm trở lên, thì chuyển bổ đi nha khác ngay, ai là quê ở cùng phủ,
huyện cũng cho chuyển bổ ngay, đều do quan tỉnh cấp bằng việc cho đỡ phiền
phức”.
Cùng vào năm 1837 có chỉ: “Đình thần chọn cử Nguyễn Song Thanh là lang
trung làm biện lý bộ vụ thăng thự bố chính sứ Định Tường, sớ dâng lên đã phê là
đang nhận, lại nghĩ viên ấy lúc tuổi trẻ đã từng đi học ở Nam Kỳ lâu ngày quen biết
cũng nhiều nay nếu bổ làm chức tư mục (quan cai trị) ở đấy thực thấy chẳng tiện.
Vậy chức bố chính Định Tường còn khuyết cho lấy thự bố chính Bình Định là Hà
Đăng Khoa bổ thụ ngay. Nay viên ấy hiện sung làm phó chủ khảo trường thi Gia
Định, cho đợi việc trường thi xong tức thì đến nhận chức mới mà làm việc. Còn
Nguyễn Song Thanh cho đổi làm thự bố chính sứ Bình Định cho hợp sự thể, và bố,
án đều làm quan to 1 địa phương, chức dùng quan hệ chẳng phải là nhỏ. Từ này
phàm đình thần có cử người nào trừ ngoại lệ ở chính quán nên phải hồi tị, còn
người tuy không phải là chính quê mà có nơi ở ngụ hoặc làng mẹ, làng vợ, cùng nơi
du học lúc trẻ tuổi, có một trong những điều ấy tức phải bày tỏ rõ ràng tâu lên đợi
Chỉ, không nên hàm bổ như trước”.
Luật hồi tỵ không chỉ được phát triển bởi Minh Mạng. Các triều đại kế tiếp
không chỉ vẫn duy trì áp dụng, mà còn có nhiều quy định bổ sung, mở rộng hơn các
quy định này.
Vẫn trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (phần Chính chép đến đời Tự
Đức năm 1851, phần Tục biên chép tiếp từ năm 1852 đến năm 1889) chép:
Đời Thiệu Trị, năm 1844 có quy định: “Về sau là các nha môn lớn nhỏ ở trong
Kinh và ngoài các tỉnh, nếu trong mỗi nha mà có thân thuộc phải để tang từ 3 tháng
trở lên, cùng là những nha có tình thông gia, về bên gái có bố mẹ chồng, về bên trai
có bố vợ, cùng là anh chị em vợ, hễ tương đối có tình thân hậu như thế đều cho hồi
tị. Còn không phải là họ hàng xa, họ hàng với vợ chẳng có thân thiết cùng quyến

48
thuộc với thông gia hay anh em nhà vợ lẽ, và cùng quê cùng quán thì tuy cùng
thuộc 1 nha cũng cho miễn hồi tị. Còn như 2 ty phiên, niết ở các trực tỉnh đều có
chuyên trách, tựu trung 2 ty phiên, niết ở các trực tỉnh đều có chuyên trách, tựu
trung 2 ty ấn ấy quan và tá lại mọi người mọi việc phần nhiều có tương quan, nếu
thuộc vào những loại trên nên cho hồi tị”.
Đời Tự Đức, năm 1857, quy định: “Trong một tổng không được chọn một
người trong cùng một xã cùng làm Chánh, Phó tổng; trong một tổng hay trong một
xã không được chọn người có thân thuộc “cơ phục” cùng làm Chánh, Phó tổng. Lý
trưởng cũng không được có liên hệ hôn nhân. Trước đây nếu có trường hợp như
vậy thì sức cho bắt phải hồi tị thôi chức. Nay về sau nếu xem thường phạm tội này,
viên Chánh, Phó tổng, Lý trưởng đó bị chiếu theo luật “vi chế” mà xét xử, viên phủ,
huyện kiểm tra để cử bị luận vào tội “thất sát”.
Đời Tự Đức, năm 1882, quy định: “Theo lệ phải hồi tị, người nào như đã
phân ty cho phép thượng cấp ở đấy chuyển cải. Còn như nha nào chỉ có một ty thì
tư cho Bộ Lại để du di bổ đi nơi khác”.
Đời Đồng Khánh, năm 1887, quy định: “Từ này về sau, phàm văn võ ấn quan
ở trong cùng một vệ, một tỉnh những người nào có quê quán cùng một huyện,
thường ngày vốn thân thiết, phải hồi tị. Lại ở cùng một Bộ, một tỉnh mà người cùng
một hạt, hoặc cùng làm việc một nơi 4 người mà đến 3 người cùng hạt cùng phải
hồi ti. Còn như quê quán mẹ, quê quán vợ thì đến lúc cần cứ thực sự trình rõ, nên
giữ lại chức hay nên cải điều xin chờ chỉ. Còn lại xin tuân theo lệ định vào năm
Thiệu Trị thứ 4 mà thi hành cho có quy định thống nhất”.
Đời Thành Thái, năm 1890: “Lệ năm Thành Thái thứ hai định rằng sang năm
sau đến kỳ thi Hương, các tỉnh các đạo phải xét rõ các quan Tỉnh và quan Đốc học,
cùng các viên Phủ, Huyện, các viên giáo thụ, Huấn đạo, Thông phán, Kinh lịch,
viên nào vốn là tiến sĩ, phó bảng và cử nhân xuất thân, với lại các cử nhân còn ở
nhà (chưa ra làm quan), trừ những viên chức nào có duyên cớ gì ra, còn thì người
nào có thân thích ứng thi, theo lệ phải hồi tỵ, đều phải chú cước rõ ở dưới họ tên,
rồi phải nội trong một tháng, kê khai đủ chức hàm, tên họ và quan chỉ, đệ trình vào
Bộ, để kịp thì giờ lựa chọn làm khảo quan, cử hành việc trường” (Đại Nam hội điển
sự lệ toát yếu).
4. Nhận xét chung về quy định “hồi tỵ” trong pháp luật phong kiến Việt Nam
Từ việc phân tích các quy định “hồi tỵ” trong pháp luật phong kiến Việt Nam,
có thể nhận xét về quy định “hồi tỵ” như sau:

49
Thứ nhất, so với quy định “hồi tỵ” được áp dụng ở thời vua Lê Thánh Tông
chỉ áp dụng trong việc tuyển dụng (thi) và sử dụng (bổ nhiệm) quan lại thì quy định
“hồi tỵ” được áp dụng một cách rộng rãi: từ Hội đồng tuyển dụng (phải xét rõ xuất
thân để chọn làm khảo quan), sử dụng quan lại (có quan hệ thân thuộc, thông gia,
thầy trò, nơi đi học thời trẻ, nơi đã từng cư trú… thì phải tránh đi, hoặc cử đi nơi
khác), xét xử, họp bàn, đình nghị (về nơi quan lại cư trú hoặc đương nhiệm), quan
mục, thông lại (nhân viên hành chính ở phủ, huyện) 3 năm trở lên thì cử đi nơi
khác. Kế thừa kinh nghiệm từ thời vua Lê Thánh Tông, các vua nhà Nguyễn không
ngừng sử dụng và hoàn thiện quy định “hồi tỵ” như một biện pháp mạnh mẽ để
tránh nạn “câu bè kết cánh”, tham nhũng trong bộ máy nhà nước.
Thứ hai, quy định“hồi tỵ” trong mối quan hệ thân thuộc được các vua nhà
Nguyễn áp dụng triệt để. Nếu như quy định “hồi tỵ” ở thời vua Lê Thánh Tông chỉ
dừng lại mối quan hệ giữa anh, em, họ hàng, thông gia thì ở thời nhà Nguyễn thân
thuộc bao gồm: anh, em, họ hàng, thông gia, thầy – trò, quen biết… nếu rơi vào
những mối quan hệ này thì sẽ bị cử đi nơi khác. Điều này có thể thấy quan điểm của
các vua nhà Nguyễn trong việc sử dụng quy định “hồi tỵ” như một biện pháp để
loại bỏ hoàn toàn những mối quan hệ có thể gây ảnh hưởng trong việc thực hiện
công vụ.
Thứ ba, kế thừa quy định “hồi tỵ” dưới thời vua Lê Thánh Tông, quy định
“hồi tỵ” cũng được các vua Nhà Nguyễn áp dụng với các cấp chính quyền địa
phương, đặc biệt là cấp cơ sở. Cấp xã là chính quyền cơ sở gần dân nhất, nơi mà các
quan xã bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ gia đình, họ hàng, bạn bè vì vậy đời Tự Đức,
năm 1857, quy định: “Trong một tổng không được chọn một người trong cùng một
xã cùng làm Chánh, Phó tổng; trong một tổng hay trong một xã không được chọn
người có thân thuộc “cơ phục” cùng làm Chánh, Phó tổng. Lý trưởng cũng không
được có liên hệ hôn nhân. Trước đây nếu có trường hợp như vậy thì sức cho bắt
phải hồi tị thôi chức. Nay về sau nếu xem thường phạm tội này, viên Chánh, Phó
tổng, Lý trưởng đó bị chiếu theo luật “vi chế” mà xét xử, viên phủ, huyện kiểm tra
để cử bị luận vào tội “thất sát”. Đây chính là điểm khác biệt lớn trong của quy định
“hồi tỵ” của pháp luật Trung Quốc và Việt Nam.
Thứ tư, chế tài chủ yếu được sử dụng trong “hồi tỵ” chủ yếu là “cử đi nơi
khác”, “tránh đi”, hầu như không có một quy định nào cụ thể về việc vi phạm quy
định “Hồi tỵ” thì sẽ chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào. Điều đó khiến cho giá trị

50
của các quy định “hồi tỵ” giảm đi đáng kể trong ngăn ngừa tham nhũng trong khi
đó, xử lý các vụ tham nhũng là một mối quan tâm lớn ngay từ thời Gia Long6.
Thứ năm, “hồi tỵ” được quy định linh hoạt, mềm dẻo. Hầu như các vua nhà
Nguyễn đều hiểu rằng không có điều gì có thể khẳng định chắc chắn rằng những
người có mối quan hệ gần gũi, anh, em, họ hàng… khi cùng làm quan sẽ thông
đồng, câu kết với nhau để làm trái pháp luật, tham nhũng tài sản của nhà nước, của
nhân dân vì vậy quy định “hồi tỵ” không hoàn toàn cứng nhắc mà có cân nhắc về
mối quan hệ, về nguyên quán, ví dụ: “…Nay nghĩ tất cả các địa phương cũng có
người cùng hạt, duy có 1 phủ ấy, nếu lấy là quê quán ở cùng 1 phủ đều bắt hồi tị
cả, thì sẽ không có chỗ thiếu để đổi đi. Vậy lại chuẩn định, phàm các địa phương
tỉnh nào từ 2 phủ trở lên, thì những trị sự, lại mục thuộc phủ vẫn xét quê quán đổi
bổ, duy tỉnh nào có 1 phủ thì những tri sự, lại mục trừ người nào quê ở huyện mà
phủ ấy kiêm lý thì đổi bổ ngay, nếu chỉ là quê ở thuộc huyện thì vẫn cho ở cùng
chức như cũ cho giản tiện, không cần đổi đi nơi khác”. (thời vua Minh Mạng 1834).
“…Lại ở cùng một Bộ, một tỉnh mà người cùng một hạt, hoặc cùng làm việc
một nơi 4 người mà đến 3 người cùng hạt cùng phải hồi ti. Còn như quê quán mẹ,
quê quán vợ thì đến lúc cần cứ thực sự trình rõ, nên giữ lại chức hay nên cải điều
xin chờ chỉ…”(Năm Đồng Khánh 1887).
Thứ sáu, việc áp dụng quy định “hồi tỵ” có ngoại lệ với một số cơ quan: Ty
Chiêm Hậu là cơ quan chuyên trách về lịch, Ty Hiệu lễ sinh chuyên coi về lễ nghi,
Khâm Thiên giám là cơ quan chuyên về thời tiết không phải cơ quan phải “hồi tỵ”,
Thái Y Viện là cơ quan chuyên chăm sóc sức khoẻ cho Vua và hoàng gia nên không
cần phải “hồi tỵ” (thời Minh Mạng, năm 1931).
4. Vận dụng kinh nghiệm của quy định “hồi tỵ” trong phòng, chống
tham nhũng ở nước ta
Thứ nhất, cần tiếp tục đẩy mạnh việc lồng ghép các quy định về hồi tỵ trong
các văn bản pháp luật để nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng, chống tham
nhũng, chống lại nguy cơ cục bộ địa phương, cục bộ ngành, Bộ.
Khảo cứu các văn bản pháp luật hiện nay có thể thấy “hình bóng” quy định
“hồi tỵ” nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật:

6
Luật Gia Long đã coi tệ tham nhũng là một nội dung quan trọng của luật. Xem Trương Hữu Quỳnh (chủ
biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb. Giáo Dục, 2002, tr.443.

51
Trong các luật tố tụng, chúng ta có thể thấy quy định “hồi tỵ” trong các trường
hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng trong trường hợp có mối
quan hệ thân thiết với đương sự; Những trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân
phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong trường hợp: “Họ cùng trong
một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau”… trong BLTTHS, BLTTDS,
Luật TTHC.
Trong Luật Phòng chống tham nhũng, tại khoản 3, 4, 5 Điều 20 Luật Phòng
chống tham nhũng năm 2018 được sửa đổi, bổ sung tại Luật Doanh nghiệp số
59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01
tháng 01 năm 2021: Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn: “Người
đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí
vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ
chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc
giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị
đó.
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được
góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực
tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh
doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà
nước.
Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công
ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng
và người giữ chức danh, chức vụ quản lý khác trong doanh nghiệp do Nhà nước
nắm giữ 100% vốn điều lệ không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở
hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp
thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói
thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột
giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh
nghiệp hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho doanh
nghiệp”.
Những quy định này được cụ thể hoá tại Điều 93 Luật Doanh nghiệp năm
2020: Tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên HĐ thành viên: “Không phải là người
có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại
diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên; Giám đốc, Phó giám đốc hoặc

52
Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên
công ty”.
Khoản 3 Điều 101 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: Tiêu chuẩn, điều
kiện của Giám đốc, Tổng giám đốc: “Không phải là người có quan hệ gia đình của
người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành
viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc
và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty”.
Khoản 3 Điều 103 Luật Doanh nghiệp năm 2020: “Thành viên của Ban kiểm
soát: Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của
người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của công ty; thành viên Hội đồng
thành viên của công ty; Chủ tịch công ty; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Phó giám
đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; Kiểm soát viên khác của công ty”.
Trong thành lập Hội đồng thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức: Hội đồng
khoản 6 Điều 1 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 6/2020/TT-BNV của Bộ Nội
vụ ngày 02 tháng 12 năm 2020 ban hành quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển, công
chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề
nghiệp viên chức thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh
nghề nghiệp công chức quy định: không được bố trí làm thành viên Hội đồng đối
với những những người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột hoặc của bên vợ
(chồng) hoặc vợ hoặc chồng hoặc là con đẻ hoặc con nuôi của người dự tuyển công
chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên
chức hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết
định kỷ luật.
Thứ hai, cần tiếp tục nghiên cứu áp dụng đối tượng “hồi tỵ” ở phạm vi rộng
hơn hiện nay. Tình trạng “một người làm quan, cả họ được nhờ” hay “gia đình trị”
từ xưa đến nay không phải là hiếm. Sự thân thiết này không nằm trong phạm vi gia
đình mà còn mở rộng ra là cháu ruột, em rể ruột, em dâu ruột, cháu họ… Loạt bài
báo được đăng trên báo tuổi trẻ: Làm gì để chấm dứt “gia đình trị” có đưa thông tin:
Theo kết luận nội dung tố cáo về “gia đình trị” tại Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng
hải miền Nam (VMS-South) được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng
ký ban hành, từ năm 2005 đến nay có 15 người có quan hệ gia đình, họ hàng với tổng
giám đốc đang làm việc tại tổng công ty này. Cụ thể trong số 8 người có quan hệ gia
đình (chị ruột, cháu ruột, cậu ruột, em họ) với tổng giám đốc thì 5 người giữ các chức
vụ phó tổng giám đốc, chánh văn phòng tổng công ty, giám đốc công ty, trưởng phòng
kế hoạch công ty, phó phòng kế toán công ty. 7 người còn lại có quan hệ họ hàng

53
(cháu rể, anh rể, cháu dâu, cháu vợ) với tổng giám đốc thì 6 người giữ các chức vụ
phó phòng kế toán tổng công ty, phó phòng kinh tế kế hoạch tổng công ty, giám đốc
công ty, trưởng phòng kế hoạch vật tư công ty, chánh văn phòng Đảng ủy, trưởng
phòng hành chính công ty. Tính đến ngày 31-8-2015, tổng số cán bộ, lãnh đạo, quản
lý của VMS-South là 155 người; số cán bộ lãnh đạo, quản lý có quan hệ gia đình với
tổng giám đốc là 11 người, chiếm 7% tổng số7. Vì vậy, tác giả kiến nghị cần mở rộng
phạm vi đối tượng áp dụng quy định “hồi tỵ” không phải chỉ là những người thân
thiết trong gia đình mà là những người họ hàng trong phạm vi ba đời.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Minh Tuấn, Trần Tuấn Kiệt (2020), Luật hồi tỵ triều Nguyễn và
những giá trị tham khảo trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Tạp
chí Nghiên cứu Lập pháp, số 15.
2. Trần Thị Tích (2007), Từ luật “Hồi tỵ” nghĩ về công tác quản lý cán bộ hiện
nay, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 5/ 2007.
3. Nguyễn Thị Bảo Thư (2000), Luật “hồi tỵ” đời xưa, Tạp chí Toà án nhân
dân, số 1.
4. Nguyễn Xuân Tùng, Luật Hồi tỵ và một vài suy ngẫm về cán bộ trong giai
đoạn hiện nay, xem tại https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-
doi.aspx?ItemID=1419.
5. Nguyễn Minh Tuấn, Làng xã xưa và nay, Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, số
11+12, 2004.
6. Luật Gia Long đã coi tệ tham nhũng là một nội dung quan trọng của luật.
Xem Trương Hữu Quỳnh (chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb. Giáo
Dục, 2002, tr.443.
7. Hoàng Điệp, Lê Kiên, https://tuoitre.vn/lam-gi-de-cham-dut-gia-dinh-tri-
1011370.htm, đăng ngày 29/11/2015.

7
Hoàng Điệp, Lê Kiên, https://tuoitre.vn/lam-gi-de-cham-dut-gia-dinh-tri-1011370.htm, đăng ngày
29/11/2015.

54
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA ĐỐI
VỚI VIỆC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Lê Việt Sơn
Tóm tắt: Bài viết phân tích quy định của pháp luật về thanh tra đối với việc
phòng, chống tham nhũng trên cơ sở các quy định của Luật Thanh tra năm 2010 và
Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 (Luật PCTN 2018), đồng thời chỉ ra một
số điểm bất cập trong quy định của pháp luật, từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn
thiện pháp luật.
1. Những quy định của pháp luật về thanh tra đối với việc phòng, chống
tham nhũng
Những quy định của pháp luật về thanh tra trong việc phòng, chống tham
nhũng được quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau bao gồm cả
văn bản luật và văn bản dưới luật, trong đó chủ yếu được quy định tại hai đạo luật là
Luật Thanh tra 2010 và Luật PCTN 2018. Đối với Luật Thanh tra 2010, vấn đề
phòng, chống tham nhũng được quy định thông qua mục đích, chức năng của thanh
tra, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra và hoạt động thanh tra. Đối
với Luật PCTN 2018 được quy định thông qua việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý
hành vi vi phạm pháp luật về tham nhũng của cơ quan thanh tra.
1.1. Về mục đích và chức năng của Thanh tra
Điều 2 Luật Thanh tra 2010 quy định “Mục đích hoạt động thanh tra nhằm
phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý
hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định
của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả
hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Quy định về mục đích thanh tra tuy không đề
cập trực tiếp về mục đích của hoạt động thanh tra là phòng, chống tham nhũng, tuy
nhiên, những nội hàm của khái niệm hành vi vi phạm pháp luật đã bao hàm toàn bộ
cả nội dung của hành vi tham nhũng, nhất là đối tượng của thanh tra chủ yếu là việc
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức nhà nước. Hành vi vi phạm
của cán bộ, công chức, viên chức chủ yếu liên quan đến kinh tế (tuyệt đại đa số
trường hợp đó là các hành vi tham nhũng). Do vậy, quy định về hoạt động thanh tra


TS, Giảng viên Khoa Luật Hành chính – Nhà nước, Đại học Luật TP.HCM.

55
nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, tức là cũng đã
khẳng định vai trò, vị trí của các cơ quan thanh tra nhà nước trong đấu tranh chống
tham nhũng1. Từ mục đích của hoạt động thanh tra được xác định rõ ràng là phòng
ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật nói chung và hành vi tham
nhũng nói riêng, các quy định tổ chức và hoạt động thanh tra cũng như một số quy
định khác của đạo luật này đã cụ thể hóa mục đích này và làm cho các quy định này
có khả năng thực hiện trên thực tế góp phần đấu tranh có hiệu quả với các hành vi
tham nhũng.
Về chức năng của hoạt động thanh tra, Điều 5 của Luật Thanh tra 2010 quy
định “Cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về
công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến
hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy
định của pháp luật”. Theo quy định này có thể thấy, đối với việc phòng chống tham
nhũng, cơ quan thanh tra có hai nhiệm vụ, quyền hạn: một là, quản lý nhà nước về
việc phòng, chống tham nhũng; hai là, tiến hành phòng, chống tham nhũng thông
qua việc thực hiện hoạt động thanh tra.
1.2. Về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra
Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra đối với việc phòng,
chống tham nhũng được Luật Thanh tra 2010 cụ thể hóa tại các điều luật về tổ chức
của các cơ quan thành tra và nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra Chính
phủ, thanh tra Bộ, thanh tra tỉnh, thanh tra sở, thanh tra huyện, cụ thể:
- Điều 14 về tổ chức thanh tra Chính phủ quy định Thanh tra Chính phủ là cơ
quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước
về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng
trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra Chính phủ có
nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực
hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng,
chống tham nhũng.
+ Điều 17 về tổ chức của Thanh tra bộ quy định Thanh tra bộ là cơ quan của
bộ, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố

1
Nguyên Duy Phương (2013), Vai trò của thanh tra trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 15(247), tr. 17.

56
cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ
chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối
với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực
của bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của
pháp luật. Thanh tra bộ có nhiệm vụ, quyền hạn giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước
về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham
nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
+ Điều 20 về tổ chức của Thanh tra tỉnh quy định Thanh tra tỉnh là cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân
cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ,
quyền hạn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác phòng,
chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định
của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
+ Điều 23 về tổ chức của Thanh tra sở, Thanh tra sở là cơ quan của sở, giúp
Giám đốc sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, giải quyết
khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra
sở thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về
phòng, chống tham nhũng.
+ Điều 26 về tổ chức của Thanh tra huyện, Thanh tra huyện là cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng
cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống
tham nhũng theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra huyện
giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham
nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật
về phòng, chống tham nhũng.
Căn cứ vào các quy định trên có thể nhận thấy xét về mặt tổ chức các cơ quan
thanh tra nhà nước là cơ quan trực thuộc các cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy, các
cơ quan thanh tra nhà nước là các cơ quan giúp việc cho cơ quan quản lý nhà nước
cùng cấp quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng và thực hiện các
hoạt động phòng, chống tham nhũng.
1.3. Về hoạt động thanh tra

57
Luật Thanh tra 2010 có nhiều quy định nhằm bảo đảm việc phát hiện và xử lý
các hành vi tham nhũng qua quá trình tiến hành thanh tra như: các quy định về hình
thức thanh tra, căn cứ ra quyết định thanh tra, báo cáo kết quả về thanh tra gắn liền
với hoạt động phòng, chống tham nhũng. Theo đó, Điều 37 Luật Thanh tra 2010 về
hình thức thanh tra quy định “Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ
quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền giao”, Điều 38 về căn cứ ra quyết định thanh tra
có căn cứ “4. Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham
nhũng”; Điều 49 về báo cáo kết quả thanh tra hành chính quy định “Trường hợp
phát hiện có hành vi tham nhũng thì trong báo cáo kết quả thanh tra phải nêu rõ
trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra hành vi tham nhũng
theo các mức độ sau đây: a) Yếu kém về năng lực quản lý; b) Thiếu trách nhiệm
trong quản lý; c) Bao che cho người có hành vi tham nhũng”. Các quy định trên là
những căn cứ pháp lý quan trọng để cơ quan thanh tra tiến hành các cuộc thanh tra
cũng như ra các báo cáo xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan
đến tham nhũng theo quy định của pháp luật.
1.3. Phòng ngừa tham nhũng
Phòng ngừa tham nhũng được Luật PCTN 2018 quy định tại Chương II. Theo
đó, nhiều biện pháp phòng ngừa được Luật quy định như: công khai, minh bạch về
tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng và thực hiện định mức,
tiêu chuẩn, chế độ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; thực hiện quy tắc ứng xử của
người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức và đơn vị; chuyển đổi vị trí
công tác của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; cải cách
hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng
tiền mặt; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ
quan, tổ chức, đơn vị. Để các biện pháp trên được thực hiện có hiệu quả trên thực
tế, Luật PCTN 2018 quy định về việc thanh tra trong quá trình thực hiện đối với
một số biện pháp, cụ thể:
- Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về định mức, tiêu chuẩn, chế
độ: Cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm
tra, thanh tra việc chấp hành quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ và xử lý kịp
thời người có hành vi vi phạm (Điều 19)
- Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập: Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản,
thu nhập của người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại

58
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, đơn vị
sự nghiệp công lập, cơ quan, tổ chức do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập,
doanh nghiệp nhà nước; người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập thuộc thẩm
quyền quản lý của mình. Thanh tra tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập của người có
nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc
thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền
của Thanh tra Chính phủ. Các cơ quan này có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định
tại Điều 31 Luật PCTN 2018. Thẩm quyền yêu cầu, kiến nghị xác minh tài sản, thu
nhập: Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân
dân, Tòa án nhân dân và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác có quyền yêu cầu Cơ
quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập nếu trong quá trình kiểm
tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án xét thấy cần làm rõ về
tài sản, thu nhập có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật.
1.5. Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra
Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra là một trong các chế định
quan trọng của Luật PCTN 2018. Các nội dung được điều chỉnh bao gồm: phát hiện
tham nhũng, thẩm quyền của Cơ quan thanh tra trong thanh tra vụ việc có dấu hiệu
tham nhũng, trách nhiệm xử lý vụ việc, công khai Kết luận thanh tra, xử lý vi phạm
trong hoạt động thanh tra đối với vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.
- Phát hiện tham nhũng: Điều 60 Luật PCTN 2018 quy định cơ quan thanh tra
thông qua hoạt động thanh tra có trách nhiệm chủ động phát hiện hành vi tham
nhũng, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật và
chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh ra quyết
định thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng khi có căn cứ theo quy định của Luật
Thanh tra.
- Về thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan thanh tra trong thanh tra vụ việc
có dấu hiệu tham nhũng: Cơ quan thanh tra, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình, thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng theo thẩm quyền như sau: a) Thanh
tra Chính phủ thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do người giữ chức vụ từ
Giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan, tổ
chức do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, doanh nghiệp nhà nước thuộc
thẩm quyền quản lý của cơ quan ở trung ương thực hiện; người công tác tại Thanh
tra Chính phủ thực hiện; b) Thanh tra Bộ thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng

59
do người công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, cơ
quan ngang Bộ thực hiện, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này; c) Thanh
tra tỉnh thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do người công tác tại cơ quan, tổ
chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa
phương thực hiện, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này. Trình tự, thủ tục
tiến hành thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được thực hiện theo quy định
của pháp luật về thanh tra.
- Trách nhiệm xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện qua hoạt
động thanh tra: Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham
nhũng thì người ra quyết định thanh tra phải chỉ đạo xác minh, làm rõ vụ việc tham
nhũng và xử lý như sau: 1) Trường hợp vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì chuyển
ngay hồ sơ vụ việc và kiến nghị Cơ quan điều tra xem xét, khởi tố vụ án hình sự,
đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cung cấp. Trong
trường hợp này, Cơ quan thanh tra, tiếp tục tiến hành hoạt động thanh tra về các nội
dung khác theo kế hoạch tiến hành thanh tra đã phê duyệt và ban hành Kết luận
thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra; 2) Trường hợp vụ việc không có
dấu hiệu tội phạm thì kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử
lý người có hành vi vi phạm. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý
phải thông báo bằng văn bản về kết quả xử lý cho Cơ quan thanh tra đã kiến nghị.
- Công khai Kết luận thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng: Người ra
quyết định thanh tra có trách nhiệm công khai kết luận thanh tra vụ việc có dấu hiệu
tham nhũng. Việc công khai kết luận thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
- Xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra: Trường hợp sau khi kết thúc thanh
tra mà cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện có vụ việc tham nhũng xảy ra tại cơ
quan, tổ chức, đơn vị đã tiến hành thanh tra về cùng một nội dung thì Trưởng đoàn
thanh tra, thành viên đoàn thanh tra và cá nhân có liên quan đã tiến hành thanh tra
trước đó nếu có lỗi thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật
hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Trường hợp đoàn
thanh tra nếu đã phát hiện, báo cáo về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng nhưng người
ra quyết định thanh tra không xử lý thì Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn
thanh tra và cá nhân có liên quan không phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp
này, người ra quyết định thanh tra phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp
luật.

60
- Thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với
doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước: Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ,
Thanh tra tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thanh tra việc thực
hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với công ty đại chúng, tổ chức tín
dụng, đối với tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có
huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện khi có dấu hiệu
rõ ràng về việc vi phạm quy định tại Điều 80 của Luật PCTN 2018.
- Phát hiện tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước:
Cơ quan thanh tra khi tiến hành hoạt động thanh tra nếu phát hiện hành vi tham
nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước có trách nhiệm xử lý
theo thẩm quyền hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp
luật.
2. Những bất cập, hạn chế của pháp luật về thanh tra đối với việc phòng,
chống tham nhũng và giải pháp hoàn thiện
Thứ nhất, sự phụ thuộc quá lớn về tổ chức và hoạt động thanh tra vào cơ quan
quản lý nhà nước cùng cấp làm giảm hiệu quả phòng, chống tham nhũng của cơ
quan này. Hoạt động thanh tra của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước là một
loại tự kiểm soát quyền lực trong nội bộ hệ thống thực hiện quyền hành pháp, ngăn
ngừa nguy cơ lạm quyền rất lớn từ phía các cơ quan quản lý hành chính2. Với chức
năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, cơ quan thanh tra sẽ xem xét, đánh
giá, xử lý việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước và kết quả thực hiện chính
sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phòng, chống tham nhũng. Vấn đề đặt ra hiện
nay là sự phụ thuộc quá lớn của cơ quan thanh tra về tổ chức và hoạt động đối với
cơ quan quản lý hành chính nhà nước cùng cấp làm cho việc phòng, chống tham
nhũng của cơ quan thanh tra chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
- Về mặt tổ chức: theo quy định của pháp luật thanh tra hiện nay, tổ chức các
cơ quan thanh tra đều trực thuộc các cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp3, việc bổ

2
Nguyễn Huy Hoàng (2014), Phân biệt rõ khái niệm thanh tra, kiểm tra để xác định vị trí, vai trò và tính độc
lập của thanh tra, Tạp chí Thanh tra, số 08, tr. 13.
3
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Thanh tra năm 2010, các cơ quan thanh tra nhà nước bao gồm: a)
Thanh tra Chính phủ; b) Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ; c) Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Thanh tra sở; đ) Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Tại các Điều 14, 17, 20, 23, 26 đã
nêu rõ: Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, Thanh tra bộ là cơ quan của bộ, Thanh tra tỉnh là cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thanh tra sở là cơ quan của sở, thanh tra huyện là cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

61
nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu của cơ quan thanh tra phụ thuộc vào ý chí của
người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước.
- Việc tổ chức hoạt động thanh tra: xây dựng định hướng chương trình, kế
hoạch thanh tra4, quá trình triển khai cuộc thanh tra và việc kết luận, xử lý sau thanh
tra đều phụ thuộc nhiều vào Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, trong đó nhiều
công việc của hoạt động thanh tra phải được thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước
cùng cấp phê duyệt.
Việc phòng, chống tham nhũng của cơ quan thanh tra sẽ gặp rất nhiều khó
khăn khi lệ thuộc quá lớn vào cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp khi mà thanh tra
được xem là một giai đoạn của quy trình quản lý nhà nước. Các sai phạm do cơ
quan thanh tra phát hiện sẽ ảnh hưởng đến việc chịu trách nhiệm của cơ quan, người
có thẩm quyền quản lý nên rất dễ dẫn đến tình trạng né tránh, cả nể trong hoạt động
thanh tra. Để khắc phục tình trạng này thì cần phải bảo đảm tính độc lập cho cơ
quan thanh tra. Giải pháp trước mắt, thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
đối với Thủ trưởng cơ quan thanh tra bộ, tổng cục, tương đương, thanh tra tỉnh,
thanh tra sở, thanh tra huyện không nên quá phụ thuộc vào Thủ trưởng cơ quan
quản lý nhà nước cùng cấp như hiện nay mà nên trao quyền về cho Thủ trưởng cơ
quan thanh tra nhà nước cấp trên trực tiếp. Theo đó, Tổng Thanh tra Chính phủ bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra Bộ, Chánh thanh tra tỉnh theo đề
nghị của Bộ và của Ủy ban nhân dân tỉnh; Chánh thanh tra tỉnh bổ nhiệm Chánh
thanh tra Sở, Chánh Thanh tra huyện. Việc quy định theo hướng như trên sẽ khắc
phục được tình trạng cơ quan thanh tra phụ thuộc quá lớn vào cơ quan quản lý nhà
nước cùng cấp như hiện nay, biến cơ quan thanh tra là công cụ gần như thụ động
của cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp do đó ảnh hưởng lớn đến sự chỉ đạo của cơ
quan thanh tra cấp trên đối với cơ quan thanh tra cấp dưới5. Về lâu dài, cần phải xây
dựng mô hình cơ quan thanh tra thuộc Quốc hội. Thanh tra Quốc hội có hai bộ phận
chính: bộ phận thứ nhất thực hiện thanh tra kiểm tra, kiểm tra đối với các chức danh
do Quốc hội bầu và các bộ, ngành ở Trung ương; bộ phận thứ hai đặt tại các địa
phương, thực hiện việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước ở
địa phương6. Cơ quan thanh tra không lệ thuộc về mặt tổ chức và hoạt động của cơ

4
Điều 36 Luật Thanh tra năm 2010 quy định việc xây dựng định hướng chương trình, kế hoạch thanh tra
hàng năm phải được sự phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.
5
Trương Khánh Hoàn (2010), Cần xác định rõ vị trí đặc biệt của các cơ quan thanh tra trong quản lý nhà
nước, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 03, tr.10.
6
Bùi Huy Khiên (2013), Từ Ngự sử đài dưới triều vua Lê Thánh Tông – Suy nghĩ về mô hình tổ chức cơ
quan thanh tra hiện nay, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 03, tr. 16.

62
quan quản lý nhà nước nên sẽ phát huy tích cực chức năng phòng, chống tham
nhũng của cơ quan này trong hoạt động quản lý nhà nước.
Thứ hai, việc phát hiện ra hành vi tham nhũng đặc biệt là các hành vi có
dấu hiệu tội phạm tham nhũng qua hoạt động thanh tra của cơ quan thanh tra
còn rất ít. Tại một số địa phương, nhiều cuộc thành tra hành chính và thanh tra
chuyên ngành được thực hiện, trong đó có nhiều hành vi vi phạm được các cơ quan
thanh tra xác định, số tiền phải thu hồi và kiến nghị thu hồi là tương đối lớn nhưng
lại không phát hiện ra hành vi tham nhũng trong các cuộc thanh tra này, đặc biệt là
các hành vi có dấu hiệu tội phạm tham nhũng. Ví dụ, trong 6 tháng đầu năm 2022,
tại tỉnh Tiền Giang đã thực hiện 35 cuộc và đã ban hành 27 kết luận thanh tra đối
với 69 đơn vị. Qua thanh tra phát hiện tổng số tiền vi phạm 31,3 tỉ đồng, kiến nghị
thu hồi 11,3 tỉ đồng, xử lý khác 20 tỉ đồng. Qua thanh tra chưa phát hiện hành vi có
dấu hiệu tội phạm tham nhũng, tiêu cực7. Tại tỉnh Cà Mau, trong năm 2021, ngành
thanh tra đã tiến hành 45 cuộc thanh tra theo kế hoạch. Qua thanh tra, chưa phát
hiện vụ việc có dấu hiệu vi phạm hành vi tham nhũng; kết quả giải quyết khiếu nại,
tố cáo không có vụ việc tham nhũng8. Tại tỉnh Thái Nguyên, trong 6 tháng đầu năm
2022, qua thanh tra, kiểm tra chưa phát hiện các trường hợp có dấu hiệu tham
nhũng9. Tại tỉnh Lạng Sơn, trong 6 tháng đầu năm 2022, qua thanh tra thực hiện các
quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với UBND xã
Khánh Long, Thanh tra huyện Tràng Định phát hiện hành vi sai phạm của kế toán
UBND xã trong việc tự ý sử dụng chữ ký số của chủ tài khoản để lập khống chứng
từ rút tiền trong tài khoản của UBND xã nhằm chiếm đoạt tiền ngân sách nhà nước,
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Tràng Định đã khởi tố vụ án, khởi tố 01
bị can về tội “Tham ô tài sản”, vụ việc đang tiếp tục điều tra10.
Có thể nhận thấy, việc tiến hành các hoạt động thanh tra của cơ quan thanh
tra không phát hiện ra các hành vi tham nhũng nhưng tại các địa phương nêu trên số
vụ án hình sự được khởi tố, truy tố đối với các hành vi vi phạm pháp luật có liên
quan đến tham nhũng vẫn chiếm một số lượng nhất định trong số các vụ án hình sự

7
Báo cáo số 123/BC-UBND, ngày 28/6/2022 của UBND tỉnh Tiền Giang về kết quả thực hiện công tác
phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang.
8
Báo cáo số 342/BC-UBND, ngày 24/11/2021 của UBND tỉnh Cà Mau về tình hình, kết quả công tác phòng,
chống tham nhũng năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ năm 2022.
9
Báo cáo số 130/BC-UBND, ngày 24/6/2022 của UBND tỉnh Thái Nguyên về kết quả công tác phòng,
chống tham nhũng 6 tháng đầu năm 2022; phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 tỉnh Thái
Nguyên.
10
Báo cáo số 270/BC-UBND, ngày 22/6/2022 của UBND tỉnh Lạng Sơn về kết quả công tác phòng, chống
tham nhũng quý II và Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2022.

63
được khởi tố, truy tố11. Việc phát hiện ra các hành vi tham nhũng trong trường hợp
này được thực hiện thông qua các hình thức thức kiểm soát quyền lực nhà nước
khác. Chính điều này thấy được bất cập trong hoạt động thanh tra hiện nay – cơ
quan thanh tra có chức năng trong việc phòng, chống tham nhũng nhưng việc phát
hiện ra các hành vi tham nhũng của cơ quan này còn rất hạn chế so với các hình
thức kiểm soát quyền lực nhà nước khác. Một trong những nguyên nhân chính dẫn
đến lí do trên là quy định của pháp luật thanh tra hiện nay trao quyền quá ít cho cơ
quan thanh tra liên quan đến các hoạt động thanh tra. Theo đó, việc xây dựng kế
hoạch thanh tra hàng năm, việc tiến hành cuộc thanh tra theo yêu cầu của cơ quan
quản lý nhà nước, áp dụng các biện pháp trong quá trình thanh tra, xử lý kết luận
thanh tra phụ thuộc nhiều vào ý chí của cơ quan quản lý nhà nước. Vấn đề đặt ra là
việc phát hiện ra các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và hành vi tham nhũng
nói riêng của các cơ quan, cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của thủ trưởng cơ
quan quản lý nhà nước thì người đứng đầu cũng ít nhiều chịu trách nhiệm, vì vậy,
dẫn đến tình trạng bao che đối với các hành vi vi phạm này. Để khắc phục tình trạng
cần sớm bảo đảm tổ chức, hoạt động thanh tra, xây dựng kế hoạch thanh tra, quá
trình triển khai cuộc thanh tra và việc kết luận, xử lý sau thanh tra phụ thuộc nhiều
vào Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước như hiện nay.
Thứ ba, một số biện pháp về phòng ngừa tham nhũng chưa có cơ chế kiểm
soát của cơ quan thanh tra trong quá trình thực hiện. Để bảo đảm việc phòng ngừa
tham nhũng được thực hiện có hiệu quả, một số các biện pháp về phòng ngừa tham
nhũng như xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ
quan, tổ chức, đơn vị thì có quy định rõ sự tham gia của cơ quan thanh tra trong quá
trình thực hiện. Điều này giúp ngăn chặn các hành vi tham nhũng có thể xảy ra hoặc
kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng hạn chế hậu quả có thể phát sinh.
Tuy nhiên, đối với nhiều biện pháp phòng ngửa tham nhũng chưa có quy định cơ
chế kiểm soát này trong quá trình thực hiện như: công khai, minh bạch về tổ chức
và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; thực hiện quy tắc ứng xử của người có
chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức và đơn vị; chuyển đổi vị trí công tác của
người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị…điều này làm giảm
bớt hiệu quả trong quá trình thực thi. Đối với các biện pháp này thì để phát hiện
xem có sai phạm trong quá trình thực hiện hay không chỉ được phát hiện thông qua

11
Theo các báo cáo đã đề cập, trong 6 tháng đầu năm thì số vụ việc bị khởi tố, điều tra đối với các hành vi có
dấu hiệu tham nhũng như sau: tỉnh Thái Nguyên đã có 6 vụ án được khởi tố, tỉnh Lạng Sơn khởi tố, điều tra 4
vụ, tỉnh Tiền Giang 6 vụ. Riêng tỉnh Cà Mau năm 2021 đã khởi tố 10 vụ.

64
các cuộc thanh tra chuyên đề phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức đơn
vị, hay việc tiến hành thanh tra theo kế hoạch, đột xuất từ đó mới phát hiện ra các
sai phạm trong quá trình thực hiện.
Tóm lại, Luật Thanh tra 2010 và Luật PCTN 2018 đã có những quy định cơ
bản về thanh tra đối với việc phòng, chống tham nhũng. Đây là những căn cứ pháp
lý góp phần ngăn chặn và giảm thiểu tối đa các hành vi vi phạm pháp luật có liên
quan đến tham nhũng. Tuy nhiên, một số vấn đề pháp lý về các quy định này còn
hạn chế, vì vậy, cơ quan có thẩm quyền cần sớm sửa đổi những quy định chưa phù
hợp và có văn bản hướng dẫn những quy định chưa rõ ràng để công tác phòng,
chống tham nhũng của cơ quan thanh tra đạt được hiệu quả tốt nhất.

65
HOẠT ĐỘNG THANH TRA
TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM

Nguyễn Thị Hồng Hạnh


Ngày nay, tham nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực tồn tại ở nhiều quốc gia
trên thế giới. Hậu quả của hành vi tham nhũng là gây thiệt hại nghiêm trọng đến các
nguồn lực công và hoạt động của bộ máy nhà nước, làm phá vỡ công bằng xã hội,
suy giảm niềm tin, cản trở các nỗ lực giảm nghèo và phát triển của các quốc gia.
Công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) được Đảng, nhà nước ta chú trọng là
nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, cấp bách, khó khăn, phức tạp và lâu dài. Ngay
từ khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tham ô, lãng phí và
bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, là “giặc ở trong lòng” và “giặc nội xâm”1.
Bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập thì tình trạng tham nhũng, tiêu cực bộc lộ ngày
càng rõ và diễn biến phức tạp, từ đó làm giảm lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh
đạo của Đảng và sự quản lý của các cơ quan nhà nước. Luật Phòng, chống tham
nhũng 2018 (Luật 2018) ra đời đã điều chỉnh tốt trong công tác phòng chống, xử lý
tham nhũng trong thời gian qua. Tuy nhiên, việc triển khai thi hành vẫn còn nhiều
điểm hạn chế. Bài viết của tác giả phân tích về công tác thanh tra trong phòng,
chống tham nhũng ở Việt Nam và thực tiễn các tỉnh thành về vấn đề này, đồng thời
đưa ra đề xuất hoàn thiện Luật 2018 và công tác thanh tra trong phòng chống tham
nhũng.
1. Khái niệm tham nhũng và vai trò của công tác thanh tra trong phòng,
chống tham nhũng
1.1. Khái niệm tham nhũng
Tham nhũng được nhiều học giả, các tổ chức nghiên cứu và được định nghĩa
bởi nhiều quan niệm khác nhau. Trong tiếng Anh, từ tham nhũng là “Corruption”
có nghĩa là “không trung thực, hành vi bất hợp pháp, đặc biệt là hành vi của người
có thẩm quyền”2. Trong tiếng Việt, từ “Tham nhũng” được xác định là “Lợi
dụng quyền hành để tham ô và hạch sách, nhũng nhiễu dân”.3 Theo Ngân hàng thế
giới World Bank lại đưa ra quan niệm “tham nhũng là hành vi của người lợi dụng


Ths. Giảng viên Khoa Luật Hành chính – Nhà nước, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
1
Trần Thị Thúy An (2022), Công tác thanh tra trong phòng, chóng tham nhũng từ thực tiễn Thành phố Hồ
Chí Minh, Dân chủ và pháp luật (03), tr. 59-64
2
https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/english/corruption?q=corruption
3
https://vi.wiktionary.org/wiki/tham_nh%C5%A9ng#Ti%E1%BA%BFng_Vi%E1%BB%87t

66
quyền lực công nhằm lợi ích cá nhân và hành vi này bao trùm lên ranh giới rộng
của hành vi hối lộ cho đến hành vi trộm cắp tài sản công”.4
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề này lý luận và thực tiễn về PCTN, tác giả
đưa ra khái niệm “Phòng chống tham nhũng là các hoạt động của hệ thống cơ quan
Đảng, bộ máy nhà nước, các tổ chức xã hội và đoàn thể nhân dân, căn cứ vào
đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý
những hành vi tham nhũng nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà nước, cơ quan, tổ
chức và công dân, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị - xã hội
đất nước phát triển bền vững.”5
Trên thế giới, mặc dù là quốc gia phát triển, nhưng theo đánh giá chỉ số CPI
năm 2017 của Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI), Hàn Quốc được xếp hạng là 1 trong
10 quốc gia tham nhũng nhất. Thời gian qua, đã có 05 đời Tổng thống của nước này
bị đưa ra xét xử vì hành vi tham nhũng, gần đây nhất là cựu Tổng thống Park Hye
(2017). Tại Hoa Kỳ, tình hình tham nhũng vẫn diễn ra ở nhiều bang. Theo đánh giá
của Đại học Illinois - Chicago (UIC), mỗi năm kinh tế bang Illinois bị thiệt hại ít
nhất 550 triệu USD vì tham nhũng. Năm 2020 xảy ra một sự kiện chấn động tại
thành phố Bell thuộc Los Angeles khi các quan chức của thành phố bị phát hiện có
mức thu nhập cao bất thường. Năm 2021, Ủy ban Độc lập Chống tham nhũng Hồng
Kông (ICAC) cho biết, đã nhận được 2.264 đơn khiếu nại về tham nhũng, tăng gần
1/5 so với năm 2020 và tương tự như thống kê năm 2019.6
1.2.Vai trò của công tác thanh tra trong phòng, chống tham nhũng
Trong công tác PCTN, cơ quan thanh tra có vai trò quan trọng vì là cơ quan
giúp Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh; UBND cấp huyện thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về công tác PCTN7. Việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi
tham nhũng chủ yếu được thực hiện qua quản lý nhà nước về PCTN và trực tiếp
thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thông qua hoạt động
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, cơ quan thanh tra phát hiện sớm các biểu hiện
tham nhũng, kịp thời kiến nghị các biện pháp ngăn chặn. Ngoài ra, Luật 2018 còn
quy định cơ quan thanh tra có trách nhiệm rất lớn trong kiểm soát tài sản, thu nhập

4
https://www.worldbank.org/en/news/factsheet/2020/02/19/anticorruption-fact-sheet
5
Tlđd 1
6
Nguyễn Văn Thanh (2022), Bắc Giang: Thực hiện hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực,
Nội chính (101,) tr.51-55
7
Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương (sửa đổi, bổ sung bởi NĐ 107/2020/NĐ-CP)

67
của người có chức vụ, quyền hạn.8 Những nhiệm vụ này đã đặt ra cho ngành thanh
tra những đòi hỏi phải có sự điều chỉnh phù hợp với cơ cấu tổ chức cũng như về
chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Công tác thanh tra có vai trò quan trọng trong công tác PCTN. Mục đích hoạt
động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để
kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa,
phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực
hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao
hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.9Tại Điều 2 Luật Thanh tra 2010
tuy không trực tiếp quy định mục tiêu phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng,
nhưng nội hàm của khái niệm hành vi tham nhũng, nhất là đối tượng của thanh tra
chủ yếu là việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của cán bộ, công chức nhà nước.
Hơn thế nữa, hành vi vi phạm của cán bộ, công chức chủ yếu liên quan đến kinh tế.
Do vậy, quy định về hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật cũng là khẳng định vai trò, vị trí của công tác thanh tra
trong đấu tranh PCTN.
Vai trò của công tác thanh tra trong PCTN thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, công tác thanh tra có vai trò quan trọng trong việc thực hiện pháp
luật về PCTN. Bằng việc thanh tra đối với hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của từng cơ quan, đơn vị, vị trí cán bộ, công chức, đặc biệt là trách nhiệm của người
đứng đầu cơ quan thì góp phần ngăn ngừa, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí xảy ra ở cơ
quan, đơn vị. Nhiệm vụ cơ bản của công tác thanh tra là kiểm tra, kiểm soát việc
chấp hành chính sách, pháp luật của các đối tượng bị thanh tra. Chính từ quá trình
thực hiện các chức năng cơ bản này, cơ quan thanh tra có thể hiểu rõ những khiếm
khuyết trong chính sách làm phát sinh hành vi tham nhũng, ở đây hoạt động thanh
tra đóng vai trò dự báo. Một cơ chế, chính sách nào đó ở vào thời điểm thanh tra,
mặc dù chưa làm phát sinh tham nhũng nhưng đã có thể có được dự báo hậu quả
của nó trong thời gian tới nếu không có được sự điều chỉnh kịp thời. Những kiến
nghị của thanh tra trong trường hợp này mang tính chất là một biện pháp ngăn ngừa
tham nhũng.Thực tế đã chứng minh rằng, qua công tác thanh tra, đã đưa ra rất nhiều
8
Điều 42. Thẩm quyền yêu cầu, kiến nghị xác minh tài sản, thu nhập - Luật 2018
2. Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền khác có quyền yêu cầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản,
thu nhập nếu trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án xét thấy cần
làm rõ về tài sản, thu nhập có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật.
9
Điều 2 Luật Thanh tra 2010

68
kiến nghị mà việc thực hiện chúng đã hạn chế được các vụ việc tham nhũng phát
sinh, nhất là trong các lĩnh vực: đấu thầu, mua bán tài sản công, quản lý tiền tệ ngân
hàng, quản lý việc sử dụng công quỹ…
Thứ hai, công tác kiểm tra, thanh tra còn góp phần tăng cường ý thức trách
nhiệm của thủ trưởng thông qua việc thanh tra trách nhiệm thực hiện tốt việc công
khai, minh bạch. Từ đó dẫn đến đấu tranh PCTN, tiêu cực được đẩy mạnh và có
hiệu quả, bảo đảm sự phối hợp thực hiện trong hệ thống chính trị của cơ quan, đơn
vị.10
2. Công tác phòng chống tham nhũng tại Việt Nam
Hiện nay, công tác PCTN tại Việt Nam đã có một bước tiến mạnh, đạt được
nhiều kết quả để lại dấu ấn tốt, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, theo đó đồng chí
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định “Công tác PCTN, lãng phí, tiêu cực
đã trở thành phong trào, xu thế” được nhân dân đồng tình, đánh giá cao, được các
tổ chức quốc tế ghi nhận.
Chủ trương gắn PCTN với phòng, chống tiêu cực, trọng tâm là phòng, chống
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công
chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của hệ thống chính
trị, được đánh dấu bằng việc Bộ Chính trị ban hành Quy định số 32-QĐ/TW ngày
16/9/2021 mở rộng chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo phòng, chống cả tham
nhũng và tiêu cực. Đây là bước tiến mới, đưa công tác PCTN đi vào chiều sâu, gắn
kết chặt chẽ hơn giữa phòng ngừa với đấu tranh chống tham nhũng theo quan điểm
đã được đề ra từ Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X). Bước đột phá này xuất phát từ
việc Đảng nhận thức ngày càng rõ hơn, đầy đủ hơn về mối quan hệ giữa tham
nhũng với suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Để PCTN hiệu quả, tất
yếu khách quan phải gắn PCTN với phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, phòng, chống suy
thoái chính là ngăn chặn từ xa mầm mống của tham nhũng như đồng chí Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nhấn mạnh: “Không chỉ đấu tranh PCTN trong
lĩnh vực kinh tế, mà quan trọng hơn phải chống tiêu cực trong cả lĩnh vực tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống. Hai cái này nó có liên quan đến nhau, sự suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống thì mới dẫn đến tham nhũng, đây mới là cái
gốc, cái cơ bản cần phải chống”.Đáng chú ý, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng,
tiêu cực ở địa phương, cơ sở được quan tâm hơn, từng bước khắc phục tình trạng

10
Tlđd 1

69
"trên nóng, dưới lạnh" thể hiện qua những “con số biết nói”. Số địa phương không
phát hiện, khởi tố vụ án tham nhũng mới hằng năm có xu hướng giảm dần. Riêng
năm 2021, đã có 100% các địa phương đã khởi tố các vụ án mới về tham nhũng.
Một số địa phương phát hiện, khởi tố vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực lớn như:
Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, TP
Hồ Chí Minh, Đồng Nai, An Giang, Thái Nguyên…
Trong 10 năm qua, cấp ủy, Ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn
2.700 tổ chức Đảng, gần 168.000 đảng viên, trong đó có hơn 7.390 đảng viên bị kỷ
luật do tham nhũng. Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung
ương đã kỷ luật hơn 170 cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý, trong đó có 33
Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực
lượng vũ trang. Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, đã kỷ luật
50 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 8 Ủy viên, nguyên Ủy viên Ban
Chấp hành Trung ương Đảng, 20 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Qua
công tác thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị xử lý trách nhiệm gần 44.700 tập thể, cá
nhân sai phạm; kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính hơn 975.000 tỉ đồng, gần 76.000
ha đất; chuyển cơ quan điều tra gần 1.200 vụ việc có dấu hiệu tội phạm để điều tra,
xử lý theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, công tác thu hồi tài sản tham nhũng có chuyển biến tích cực; cơ
quan thi hành án dân sự các cấp đã thu hồi 61.000 tỷ đồng, đạt 34,7%, trong khi
năm 2013, tỷ lệ này chỉ đạt dưới 10%. Riêng các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo
dõi, chỉ đạo đã thu hồi được gần 50.000 tỷ đồng, đạt 41,3%. Đặc biệt thời gian gần
đây, công cuộc PCTN càng trở nên “nóng” hơn với khởi nguồn từ vi phạm pháp
luật của Công ty Việt Á. Chỉ sau 6 tháng điều tra hàng loạt sai phạm liên quan đến
công ty này đã có hơn 60 cá nhân đã bị khởi tố. Trong đó có cựu Bộ trưởng Y tế
Nguyễn Thanh Long, cựu Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh cùng hàng
loạt giám đốc CDC, cán bộ Sở Y tế các tỉnh, thành phố. Điều này cho thấy, quyết
tâm rất lớn của Đảng, của các cơ quan tư pháp trong PCTN với một tinh thần không
khoan nhượng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.11
3. Tình hình phòng chống tham nhũng tại Thành phố Hồ Chí Minh
Vấn đề tham nhũng trên tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng luôn được
Đảng và nhà nước ngày càng quan tâm, điều đó được thể hiện rõ trong các Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng làn thứ XI và lần thứ XII đã đề ra một số chủ
11
https://dangcongsan.vn/tieu-diem/10-nam-phong-chong-tham-nhung-quyet-liet-dot-pha-dat-nhieu-ket-qua-
toan-dien-614124.html

70
trương, quan điểm về phòng, chống tham nhũng. Đặc biệt, phần phương hướng,
nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đã đưa ra nhiều chủ trương và giải pháp căn cơ,
quyết liệt về phòng, chống tham nhũng: “Triển khai đồng bộ có hiệu quả quy định
của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham
nhũng, bảo đảm đúng pháp luật. Thực hiện quyết liệt nghiêm minh có hiệu quả cuộc
đấu tranh chống tham nhũng”. Đồng thời tại Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ
thành phố lần thứ XI nhiệm kỳ 2020-2025 cũng đã đề ra mục tiêu, phương hướng
nhiệm vụ phát triển thành phố, xây dựng đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố
cùng với việc xây dựng, chính quyền vững mạnh, trong đó nhấn mạnh đến việc
nâng cao hiệu quả đấu tranh PCTN, lãng phí: “Tập trung kiểm tra, giám sát, thanh
tra và đề nghị kiểm toán những địa bàn, lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực,
lãng phí, có nhiều đơn thư phản ánh, tố cáo”. Từ đó, có thể thấy Thành phố Hồ Chí
Minh đã chủ động xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên cần tập trung
lãnh đạo, chỉ đạo. 12
4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra trong
phòng, chống tham nhũng
Từ thực tiễn hoạt động thanh tra trong công tác phòng chống tham nhũng, tác
giả đưa ra đề xuất để nâng cao vai trò, hiệu quả của công tác thanh tra như sau:
Một là, công tác thanh tra cần theo sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp để xây dựng, triển khai các
nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý, cả trước mắt và lâu dài, nhất là các nhiệm vụ triển
khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm
giai đoạn 2021-2026. Việc triển khai định hướng, kế hoạch thanh tra hằng năm theo
hướng trọng tâm, hiệu quả, tập trung thanh tra đối với những ngành, lĩnh vực nhạy
cảm, dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực, có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo như đất đai,
tài chính công, xây dựng.
Hai là, công tác thanh tra tập trung vào hoạt động thanh tra công vụ, đánh
giá việc thực hiện pháp luật ở hoạt động quản lý giữa cán bộ, công chức với người
dân, doanh nghiệp, nhất là những lĩnh vực đã xảy ra vi phạm, biểu hiện nhũng
nhiễu, gây phiền hà cho người dân.
Ba là, Luật Phòng chống tham nhũng 2018 cần sửa đổi theo hường quy định
cụ thể các biện pháp minh bạch hoạt động của cơ quan, tổ chức để mọi người biết.

12
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XI nhiệm kỳ 2020-2025

71
Cần quy định rõ các nguyên tắc, hình thức, nội dung, thời gian, trách nhiệm thực
hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức để từ phòng ngừa
tham nhũng.
Bốn là, nâng cao vai trò lãnh đạo của người đứng đầu trong đấu tranh PCTN.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải coi công tác PCTN là một nhiệm vụ trọng
tâm, thường xuyên, cấp bách. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải cam kết về sự
liêm khiết và kiên quyết đấu tranh PCTN, thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, và phát
hiện cán bộ, công chức và viên chức vi phạm pháp luật về PCTN. Đồng thời xử lý
nghiêm trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, dơn vị để xảy ra tham nhũng tại cơ
quan, đơn vị.
Năm là, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân
tích cực tham gia đấu tarnh, phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Phát huy vai trò của
Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các cơ quan báo chí, truyền thông và nhân dân
trong việc giám sát, phát hiện, thông tin phản ánh kịp thời biểu hiện của hành vi
tham nhũng, tiêu cực.

72
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG
TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Nguyễn Việt Anh Lân


Tóm tắt:
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội tiêu cực có tính lịch sử, xuất hiện gắn
liền với sự xuất hiện chế độ tư hữu và sự xuất hiện các thiết chế quyền lực xã hội.
Tham nhũng được nhìn nhận là một vấn nạn của xã hội xuất hiện từ rất lâu trong
lịch sử hình thành và phát triển của hầu hết các quốc gia bất kể chế độ chính trị -
xã hội hay trình độ phát triển. Ngoài ra, tham nhũng còn là một hiện tượng xã hội
tồn tại khách quan trong bộ máy nhà nước, là một trong những căn bệnh gắn liền
với quyền lực nhà nước, luôn ăn sâu bám rễ trong mọi chế độ xã hội. Một số nơi
trên thế giới, tham nhũng làm suy kiệt cơ thể xã hội, gây xáo trộn, mất ổn định
chính trị. Phòng, chống tham nhũng (PCTN) là công việc khó khăn, phức tạp, cần
có sự quyết liệt và kiên trì, là chính sách ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia và sự
nỗ lực của cả cộng đồng quốc tế. Ở Việt Nam, tham nhũng được xác định là 1“cản
trở những nỗ lực đổi mới, tác động tiêu cực tới sự phát triển của đất nước, bóp méo
các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, làm gia tăng khoảng cách giàu,
nghèo. Nghiêm trọng hơn, tham nhũng còn làm xói mòn lòng tin của nhân nhân
dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước và đe dọa sự tồn vong của
chế độ ta”. Bài tham luận sẽ đi vào luận giải về tính cấp thiết của việc nghiên cứu
vấn đề liên quan đến phòng chống tham nhũng, đó là phần đầu tiên. Quan trọng
hơn cả, việc đề xuất các biện pháp phòng, chống vấn nạn tham nhũng cũng được
xác định là nội dung chính của bài tham luận này.
Từ khoá:
Phòng, chống tham nhũng; các vấn đề liên quan đến phòng, chống tham
nhũng; tình hình tham nhũng ở các quốc gia trên thế giới; tình hình tham nhũng
xảy ra tại Việt Nam; tham nhũng bắt nguồn từ đó; có các loại tham nhũng nào; các
biện pháp phòng, chống tham nhũng; phòng ngừa tham nhũng trên thực tiễn đã đạt
được những kết quả nhất định nào.
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu liên quan đến phòng, chống
tham nhũng:


Ths. Giảng viên Khoa Luật Hành chính – Nhà nước, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
1
Thanh tra Chính phủ (2007), Sổ tay giới thiệu Luật Phòng, chống tham nhũng, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà
Nội.

73
Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, sự tồn tại quyền lực xã hội là một
tất yếu để bảo đảm sự tồn tại của cộng đồng. Trong cộng đồng đó, con người theo
bản năng luôn vươn lên để ngày càng thoả mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần. Sự
vươn lên không đồng đều của từng nhóm người dẫn đến sự phân hoá xã hội (từ
cộng đồng nguyên thủy chất phác, bình đẳng, cùng làm cùng hưởng, dần dần hình
thành các thị tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc... và các thiết chế quyền lực thô sơ ra đời).
Theo đó, quyền lực xã hội vốn trong sáng cũng dần bị tha hoá. Trong hoàn cảnh đó,
một số người (Tộc trưởng, Tù trưởng...) đã lợi dụng quyền lực cộng đồng trao cho
để chiếm đoạt công khai hoặc không công khai tài sản cộng đồng để thoả mãn nhu
cầu cá nhân, chế độ tư hữu ra đời và phát triển. Bản chất hành vi này chính là hành
vi tham nhũng. Vì vậy, tham nhũng là một hiện tượng xã hội tiêu cực có tính lịch
sử, xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện chế độ tư hữu và sự xuất hiện các thiết chế
quyền lực xã hội. Trong các dạng quyền lực xã hội thì quyền lực nhà nước là một
dạng quyền lực rất dễ bị lợi dụng để tham nhũng. Vì vậy, có thể khẳng định rằng
tham nhũng tồn tại ở mọi chế độ xã hội, với những biểu hiện và mức độ khác nhau,
tuỳ thuộc bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ
trong từng giai đoạn phát triển.
Tham nhũng được nhìn nhận là một vấn nạn của xã hội xuất hiện từ rất lâu
trong lịch sử hình thành và phát triển của hầu hết các quốc gia bất kể chế độ chính
trị - xã hội hay trình độ phát triển. Ngoài ra, tham nhũng còn là một hiện tượng xã
hội tồn tại khách quan trong bộ máy nhà nước, là một trong những căn bệnh gắn
liền với quyền lực nhà nước, luôn ăn sâu bám rễ trong mọi chế độ xã hội. Một số
nơi trên thế giới, tham nhũng làm suy kiệt cơ thể xã hội, gây xáo trộn, mất ổn định
chính trị. Phòng, chống tham nhũng (PCTN) là công việc khó khăn, phức tạp, cần
có sự quyết liệt và kiên trì, là chính sách ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia và sự
nỗ lực của cả cộng đồng quốc tế. Ở Việt Nam, tham nhũng được xác định là 2“cản
trở những nỗ lực đổi mới, tác động tiêu cực tới sự phát triển của đất nước, bóp méo
các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, làm gia tăng khoảng cách giàu, nghèo.
Nghiêm trọng hơn, tham nhũng còn làm xói mòn lòng tin của nhân nhân dân vào sự
lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước và đe dọa sự tồn vong của chế độ ta”.
Trong từng quốc gia, ở mỗi giai đoạn phát triển, khái niệm tham nhũng đưa ra
cũng thay đổi tương ứng để chỉ ra những loại hành vi tham nhũng nào là phổ biến.
Vì thế nên, thách thức khó khăn trong việc đưa ra một khái niệm chung nhất về

2
Thanh tra Chính phủ (2007), Sổ tay giới thiệu Luật Phòng, chống tham nhũng, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà
Nội.

74
tham nhũng cho mọi quốc gia, mọi chế độ chính trị; tham nhũng cũng không phải là
một khái niệm nhất thành bất biến xuyên qua các thời kỳ phát triển đối với từng
quốc gia, khu vực. Thậm chí còn có ý kiến ví vấn nạn tham nhũng như sau: 3"đó là
một loại vi-rút có khả năng làm què quặt các chính phủ, làm mất uy tín của các tổ
chức công và các tập đoàn tư nhân, có ảnh hưởng mang tính phá hoại đến nhân
quyền của người dân, do vậy hủy hoại xã hội cùng với sự phát triển của nó, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến nhân dân, đặc biệt là những người nghèo".
Ở Việt Nam, trong thời gian qua, những kết quả đạt được trong Phòng chống
tham nhũng (PCTN), tiêu cực là rất quan trọng, tham nhũng đang từng bước được
kiềm chế, có mặt thuyên giảm, góp phần vào giữ vững ổn định chính trị, phát triển
kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Tuy
nhiên với những diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường của thế giới và khu vực trong
thời gian tới, cũng như tình hình trong nước cho thấy Việt Nam đã, đang và sẽ đối
mặt với những thách thức trong công cuộc PCTN, đòi hỏi những giải pháp căn cơ
mang tính đột phá cao.
Đơn cử có thể kể đến, trong thời gian qua, không ít cán bộ, đảng viên, nhất là
những người có chức, có quyền, làm việc ở những ngành, lĩnh vực dễ phát sinh
tham nhũng, tiêu cực vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bị
xử lý kỷ luật Đảng của nhiệm kỳ XII, 4Đại hội XIII đã chỉ ra: “Một bộ phận cán bộ,
đảng viên chưa tiên phong, gương mẫu, tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị,
đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ vẫn còn diễn biến
phức tạp”. 5Và quán triệt rõ quan điểm chỉ đạo của Đảng về quốc nạn ‘tham nhũng’
như sau: “Ba xây ba chống”, bao gồm: nâng cao tinh thần trách nhiệm, tăng cường
quản lý tài chính kinh tế, cải tiến kỹ thuật; chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Ban Chỉ đạo Trung ương về
PCTN, tiêu cực, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo, công tác
PCTN, tiêu cực đã được đẩy mạnh, có nhiều điểm đột phá. 6Không thể không đề
cập đến một trong những thành tựu nổi bật nhất trong nhiệm kỳ Đại hội XII của

3
Rick stapenhust và Sahr J. Kpundeh (2005), Kiềm chế mô hình tham nhũng hướng tới một mô hình cho
việc xây dựng sự toàn vẹn quốc gia, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
4
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc XIII.
5
Phan Phương, “Nhìn lại nhiệm kỳ XII: Quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng”, Thông Tấn Xã
Việt Nam, 20/01/2021. < https://www.vietnamplus.vn/nhin-lai-nhiem-ky-xii-quyet-tam-dau-tranh-phong-
chong-tham-nhung/690343.vnp>
6
PGS. TS. Nguyễn Cảnh Quý, “Quan điểm phòng chống tham nhũng trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng
và những giải pháp thực hiện”, 28/06/2021. < http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/quan-diem-phong-
chong-tham-nhung-trong-van-kien-dai-hoi-xiii-cua-dang-va-nhung-giai-phap-thuc-hien.html>

75
Đảng là công tác PCTN; công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị
đã đạt được nhiều kết quả tích cực, có sự thay đổi rõ rệt về chất. Đánh giá về công
tác PCTN, lãng phí, Đại hội XIII của Đảng đã nhận định: “Công tác đấu tranh
PCTN được lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, toàn diện, đi vào chiều sâu,
với quyết tâm chính trị rất cao, không có vùng cấm, không có ngoại lệ và đạt được
nhiều kết quả quan trọng, rõ rệt, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng
hộ, đánh giá cao và quốc tế ghi nhận. Tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn
chặn, có chiều hướng thuyên giảm”.
Qua các đánh giá đưa ra tổng kết về công tác PCTN như sau, tiêu cực trong
nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng cho thấy, 7có đến hơn 87 nghìn đảng viên bị kỷ
luật, trong đó vi phạm chủ yếu là nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc,
những điều đảng viên không được làm, tham nhũng, tiêu cực, buông lỏng lãnh đạo,
cố ý làm trái luật. Kết quả cũng cho thấy, có đến 113 cán bộ cao cấp diện Trung
ương quản lý bị kỷ luật (tăng hơn 10 lần so với nhiệm kỳ Đại hội XI - chỉ xử lý 11
trường hợp cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý). Thanh tra Chính phủ và thanh
tra chuyên ngành đã chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý gần 450 vụ, hơn 600
đối tượng. Kiểm toán nhà nước đã chuyển gần 20 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang
cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật. Từ năm 2013-2020, các cơ
quan tiến hành tố tụng Trung ương và địa phương đã khởi tố, điều tra 14.300
vụ/24.410 bị can, xét xử sơ thẩm hơn 11.700 vụ/ 22.600 bị cáo về tham nhũng, kinh
tế, chức vụ. Riêng Ban Chỉ đạo đã đưa hơn 800 vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế
nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm và diện theo dõi, chỉ đạo.
Hạn chế ở đây có thể nhận thấy là, 8công tác PCTN ở một số địa phương, bộ,
ngành chuyển biến chưa rõ rệt trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác
PCTN chưa được đề cao.Việc phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí vẫn còn hạn
chế; tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng, lãng phí trong nội bộ cơ quan,
đơn vị vẫn là khâu yếu; tình trạng tham nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành
chính, dịch vụ công chưa được đẩy lùi… Tham nhũng trên một số lĩnh vực, địa bàn
vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinh vi; tình trạng nhũng
nhiễu người dân, doanh nghiệp vẫn còn khá phổ biến, gây bức xúc trong xã hội…

7
Mai Linh, “Tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh, phòng chống tham nhũng”, 26/06/2018.
< https://mof.gov.vn/webcenter/portal/thanhtrabtc/pages_r/l/chi-tiet-tin-thanh-tra-
btc?dDocName=UCMTMP125527>
8
PGS. TS. Nguyễn Cảnh Quý, “Phòng, chống tham nhũng theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng”, Tuyên
giáo Việt Nam, 14/07/2021. < https://tuyengiao.vn/tim-hieu-noi-dung-cac-van-kien-dai-hoi-xiii/phong-
chong-tham-nhung-theo-tinh-than-dai-hoi-xiii-cua-dang-134365>

76
Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe doạ nghiêm trọng quá trình phát
triển, hội nhập ngày càng sâu rộng của đất nước.
Với các giải pháp được nêu trên phần này, bài viết sẽ đi vào phân tích, bước
đầu làm rõ những thách thức, từ đó đưa ra những giải pháp, khuyến nghị đối với
Đảng, Nhà nước nằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, hiện tượng tiêu
cực trong giai đoạn hiện nay.
Có thể kể đến các biện pháp phòng ngừa tham nhũng như sau:
1. Thực hiện công khai, minh bạch để phòng ngừa tham nhũng;
2. Phòng ngừa tham nhũng thông qua việc xây dựng, ban hành và thực
hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ;
3. Thực hiện Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn;
4. Thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong
quản lý và thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt để phòng ngừa tham nhũng; và
5. Tăng cường kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền
hạn trong cơ quan, đơn vị, tổ chức.
2. Biện pháp phòng ngừa tham nhũng:
Phòng ngừa tham nhũng là một trụ cột của 9Luật phòng, chống tham nhũng
(Luật PCTN). Kinh nghiệm chống tham nhũng của các nước trên thế giới cho thấy
công tác phòng ngừa đóng vai trò đặc biệt quan trọng. 10Công ước của Liên hợp
quốc về phòng chống khuyến cáo các quốc gia thành viên lưu ý trong việc xây dựng
và duy trì một chiến lược phòng ngừa tham nhũng liên tục, toàn diện và có hiệu
quả. Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định khá đầy đủ các biện pháp phòng ngừa
đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng.
Thứ nhất, thực hiện công khai, minh bạch để phòng ngừa tham nhũng. 11Luật
PCTN năm 2018 đã quy định các nội dung và thủ tục hành chính để giải quyết các
nội dung cần công khai, minh bạch bao gồm:
+ Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi
ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức; người lao động; cán bộ, chiến sĩ
trong lực lượng vũ trang và công dân;
+ Việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công hoặc kinh phí huy
động từ các nguồn hợp pháp khác;
9
Luật phòng, chống tham nhũng 2018.
10
Công ước của Liên Hợp quốc về phòng chống tham nhũng. < https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-
hanh-chinh/Cong-uoc-chong-tham-nhung-cua-Lien-Hop-quoc-09-12-2003-94971.aspx>
11
Luật phòng, chống tham nhũng 2018.

77
+ Công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; quy tắc ứng xử của
người có chức vụ, quyền hạn;
+ Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung không thuộc trường hợp
quy định nêu trên mà theo quy định của pháp luật phải công khai, minh bạch.
Việc công khai được thực hiện bằng các hình thức kể sau:
+ Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Niêm yết tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan;
Phát hành ấn phẩm;
+ Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; Đăng tải trên cổng thông
tin điện tử, trang thông tin điện tử;
+ Tổ chức họp báo;
+ Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân và có
thể thực hiện thêm các hình thức phù hợp khác.
So với quy định của 12Luật PCTN năm 2005, tổ chức họp báo là hình thức
công khai mới, theo đó cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tổ chức họp báo,
phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí định kỳ hoặc đột xuất về tổ chức và
hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, về công tác phòng, chống tham
nhũng và xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng theo quy định của pháp luật về báo chí.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tổ chức họp báo, phát ngôn và cung cấp thông tin cho
báo chí đột xuất đối với vụ việc có liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ quan,
tổ chức, đơn vị mình mà dư luận xã hội quan tâm, trừ trường hợp pháp luật về báo
chí có quy định khác.
Ngoài ra, Luật cũng đã quy định trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ
quan, tổ chức, đơn vị hoặc người được phân công, người được ủy quyền hợp pháp
để thực hiện trách nhiệm giải trình về quyết định, hành vi của mình trong việc thực
hiện nhiệm vụ, công vụ được giao khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá
nhân bị tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi đó. Trường hợp báo chí đăng tải
thông tin về vi phạm pháp luật và có yêu cầu trả lời các vấn đề liên quan đến việc
thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có
thẩm quyền phải giải trình và công khai nội dung giải trình trên báo chí theo quy

12
Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005.

78
định của pháp luật. Việc giải trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giám
sát hoặc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền khác được thực hiện
theo quy định của pháp luật có liên quan.
Đánh giá: đây được xem là biện pháp quan trọng đầu tiên để ngăn ngừa tham
nhũng. Công khai, minh bạch sẽ tạo điều kiện để người dân cũng như toàn xã hội
tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. Với việc công khai minh
bạch trong hoạt động tại các cơ quan nhà nước, người dân sẽ dễ dàng nhận biết
được các quyền và nghĩa vụ của mình để chủ động thực hiện theo các quy định của
pháp luật cũng như đòi hỏi cơ quan Nhà nước và các cán bộ, công chức nhà nước
thực các quy định đó. Công khai, minh bạch sẽ làm cho công chức nhà nước có ý
thức hơn trong việc thực hiện chức trách, công vụ của mình theo đúng trình tự, thủ
tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định bởi, mọi hành vi vi phạm, phiền hà, sách
nhiễu hay lợi dụng chức trách để tư lợi đều có thể bị phát hiện và xử lý.
Đối chiếu với thực tiễn: Việc công khai, minh bạch và thực hiện trách nhiệm
giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhất là trong các
lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng có chuyển biến tích cực...Việc mua sắm,
quản lý, sử dụng tài sản công; quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; quản lý đầu tư
xây dựng; công tác thanh tra, kiểm tra; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Các bộ,
ngành, địa phương kiểm tra tại 18.182 cơ quan, tổ chức, đơn vị về công khai, minh
bạch, phát hiện 288 đơn vị vi phạm.
Thứ hai, phòng ngừa tham nhũng thông qua việc xây dựng, ban hành và thực
hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ. 13Luật PCTN năm 2018 đã quy định cơ quan nhà
nước, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm xây dựng, ban
hành, công khai quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ; thực hiện và công khai
kết quả thực hiện quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ. Tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, đơn vị khác có sử
dụng tài chính công, hướng dẫn áp dụng hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xây dựng, ban hành, công khai định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng
trong tổ chức, đơn vị mình, thực hiện và công khai kết quả thực hiện quy định về
định mức, tiêu chuẩn, chế độ đó. Cơ quan, tổ chức, đơn vị không được ban hành
định mức, tiêu chuẩn, chế độ trái pháp luật.
Đánh giá: Chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong các lĩnh vực quản lý luôn liên
quan đến việc sử dụng tài sản, vốn và ngân sách nhà nước. Việc thực hiện một cách

13
Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018.

79
tuỳ tiện và trái phép các tiêu chuẩn, chế độ, định mức đó sẽ dẫn đến việc tài sản của
Nhà nước bị thất thoát, tiền bạc hoặc những lợi ích vật chất rơi vào một số ít người,
thực chất đó là sự hưởng lợi bất chính của những có chức vụ, quyền hạn hoặc
những người có quan hệ thân quen với người có chức vụ, quyền hạn. Đây chính là
những hành vi tham nhũng cần ngăn chặn.
Đối chiếu với thực tiễn: 14chế độ, mức định mức, tiêu chuẩn được duy trì và
kiểm tra thường xuyên, xử lý các phạm vi. Các bộ, ngành, văn bản địa phương ban
hành 17.123; sửa đổi, bổ sung 5.271 văn bản về chế độ, mức định mức, tiêu
chuẩn. Các bộ, ngành, tổ chức kiểm tra địa phương tại 74.215 đơn vị, kiểm tra
thông qua đã phát hiện và xử lý 1.734 tập tin, xác định được 723 cá nhân phạm vi
chế độ, định mức, tiêu chuẩn. 15Việc này xác minh được hiệu suất của quy trình ở
62.869 đơn vị, thông qua kiểm tra phát hiện, xử lý 1.744 tập tin và 1.614 cá nhân vi
phạm quy tắc. Tăng cường trách nhiệm cho người đứng đầu khi tiến hành tham
chiếu trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình quản lý, phụ trách.
Thứ ba, thực hiện Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn. Theo đó,
Luật quy định người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khi thực
hiện nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội phải thực hiện quy tắc ứng xử, bao
gồm các chuẩn mực xử sự là những việc phải làm hoặc không được làm phù hợp
với pháp luật và đặc thù nghề nghiệp nhằm bảo đảm liêm chính, trách nhiệm, đạo
đức công vụ.
Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được thực
hiện những việc sau:
+ Không được nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;
+ Không được thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân,
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ
trường hợp luật có quy định khác;
+ Không được tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước
và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công
việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;

14
Thu Thắm, Xây dựng, ban hành và thực hiện xây dựng các chế độ, định mức, tiêu chuẩn để phòng ngừa
tham nhũng, 07/09/2015, Ban Nội chính trung ương. < https://noichinh.vn/hoi-dap-phap-luat/201509/xay-
dung-ban-hanh-va-thuc-hien-cac-che-do-dinh-muc-tieu-chuan-de-phong-ngua-tham-nhung-298619/>
15
Kim Chung, Công tác phòng chống tham nhũng có nhiều chuyển biến tích cực, 19/07/2022, Bộ Tài chính.
<https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?dDocName=MOFUCM238872>

80
+ Không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh
nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh,
hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn
nhất định theo quy định của Chính phủ;
+ Không được sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Không được làm những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không
được làm chiếu theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật
Doanh nghiệp và luật khác có liên quan. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng
đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm
vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ
hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực
tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nếu biết hoặc buộc phải biết
nhiệm vụ, công vụ được giao có xung đột lợi ích thì phải báo cáo người có thẩm
quyền để xem xét, xử lý. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi phát hiện có xung
đột lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn thì phải thông tin, báo cáo cho người
trực tiếp quản lý, sử dụng người đó để xem xét, xử lý. Người trực tiếp quản lý, sử
dụng người có chức vụ, quyền hạn khi phát hiện có xung đột lợi ích và nếu thấy
việc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, công vụ không bảo đảm tính đúng đắn, khách
quan, trung thực thì phải xem xét, áp dụng một trong các biện pháp sau đây:
+ Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột
lợi ích;
+ Đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của
người có xung đột lợi ích;
+ Tạm thời chuyển người có xung đột lợi ích sang vị trí công tác khác.
Đánh giá: Với mục đích xây dựng một khuôn khổ pháp lý căn bản cho cuộc
đấu tranh chống tham nhũng, 16Luật PCTN thể hiện một tinh thần nhất quán trong
việc xác định phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân mà
trước hết thuộc trách nhiệm của các cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước. Mặc dù
là một văn bản pháp lý quy định khá toàn diện nhưng nhìn chung các biện pháp
phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn tập trung vào đối tượng là những
người có chức vụ, quyền hạn trong khu vực nhà nước, nhất là đội ngũ cán bộ, công

16
Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018.

81
chức trong các cơ quan công quyền. Những biện pháp này khá đa dạng và tác động
đến nhiều khía cạnh khác nhau. Để chống tham nhũng, không có cách gì tốt hơn là:
- Tăng cường kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước, cụ thể là tác động
vào đội ngũ cán bộ, công chức và quá trình thực hiện công vụ.
- Ngoài ra, trong chừng mực nào đó, cần kiểm soát cả những quan hệ xã hội
của họ, những quan hệ có nguy cơ bị lợi dụng và nảy sinh tham nhũng.
17
Các nước trên thế giới mặc dù có chế độ chính trị khác nhau nhưng về cơ
bản, thực hiện quyền lực công đều phải thông qua hoạt động công vụ của đội ngũ
công chức. Vì lẽ đó, để chống tham nhũng, không có cách gì tốt hơn là tăng cường
kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước, cụ thể là tác động vào đội ngũ cán bộ,
công chức và quá trình thực hiện công vụ. Ngoài ra, trong chừng mực nào đó, cần
kiểm soát cả những quan hệ xã hội của họ, những quan hệ có nguy cơ bị lợi dụng và
nảy sinh tham nhũng. Trên một quan niệm chung như vậy, 18Luật phòng, chống
tham nhũng năm 2018 đã đưa ra nhiều giải pháp liên quan đến cán bộ, công chức.
Đối chiếu thực tiễn: 19Năm 2021, các bộ, ngành, địa phương đã chủ động và rà
soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định về quy tắc ứng xử của người có chức vụ,
quyền hạn thuộc thẩm quyền, lĩnh vực quản lý. Thanh tra Chính phủ ban hành
20
Thông tư số 01/2021/TT-TTCP quy định Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức,
viên chức trong ngành Thanh tra và cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân.
Bộ Nội vụ ban hành 21Quyết định số 758/QĐ-BNV ngày 23/6/2021 về Quy tắc ứng
xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ Nội vụ. Một số quy
tắc ứng xử khác liên quan đến trách nhiệm của cán bộ, công chức, người có chức vụ
quyền hạn cũng được ban hành góp phần nâng cao văn hóa công vụ, phong cách
ứng xử, lề lối làm việc, đồng thời là căn cứ để kiểm tra, đánh giá, giám sát việc
chấp hành các quy định pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức.
Công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức, thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ,
công chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội
được các bộ, ngành, địa phương quan tâm, chú trọng; đã tiến hành kiểm tra việc

17
Rick Stapenhust và Sahr J. Kpundeh (2005), Kiềm chế mô hình tham nhũng hướng tới một mô hình cho
việc xây dựng sự toàn vẹn quốc gia, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
18
Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018.
19
Anh Cao, Bộ Nội vụ ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động,
24/06/2021, Bộ Nội vụ. < https://moha.gov.vn/tin-tuc-su-kien/tin-hoat-dong-cua-bo-noi-vu/bo-noi-vu-ban-
hanh-quy-tac-ung-xu-cua-46290.html>
20
Thông tư số 01/2021/TT-TTCP quy định Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành
Thanh tra và cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân.
21
Quyết định số 758/QĐ-BNV ngày 23/6/2021 về Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người
lao động thuộc Bộ Nội vụ.

82
thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức tại 6.890 cơ quan, tổ chức, đơn vị;
kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các sai phạm và xử lý 178 cán bộ, công chức, viên
chức vi phạm quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp (số trường hợp vi phạm
giảm 7,3% so với năm 2020).
Năm 2021, có 04 trường hợp nộp lại quà tặng theo quy định cho đơn vị, với số
tiền 350 triệu đồng; có 02 người bị xử lý do có vi phạm về kinh doanh trong thời
hạn không được kinh doanh sau khi thôi giữ chức vụ.
Thứ tư, thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ
trong quản lý và thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt để phòng ngừa tham
nhũng. 22Luật PCTN năm 2018 đã quy định cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm:
+ Công khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, đơn giản hóa và cắt giảm thủ tục
trực tiếp tiếp xúc với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi giải quyết công việc;
+ Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, việc quản
lý, sử dụng tài chính công, tài sản công;
+ Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;
+ Quy định về vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Bên cạnh
đó, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tăng cường đầu tư trang thiết bị, nâng
cao năng lực, đẩy mạnh sáng tạo và ứng dụng khoa học, công nghệ trong tổ chức và
hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
Thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản thu, chi có
giá trị lớn tại địa bàn đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng để thực hiện việc thanh
toán không dùng tiền mặt theo quy định của Chính phủ; các khoản chi lương,
thưởng và chi khác có tính chất thường xuyên.
Đánh giá: Việc tiếp cận thông tin của người dân, tổ chức về 2 nội dung liên
quan đến chỉ số SIPAS và PAR INDEX này thông qua mạng internet chỉ là 12,64%
và 14,89%. Có 3,26% người dân, tổ chức phải đi lại nhiều lần để thực hiện dịch vụ
công. Việc người dân, tổ chức phải đi lại nhiều lần xảy ra tại 61/63 tỉnh, thành phố.
Có 0,45% người dân, tổ chức phản ánh bị công chức gây phiền hà, sách nhiễu,
0,14% phản ánh phải nộp thêm tiền ngoài phí/lệ phí trong quá trình giao dịch dịch
vụ công. Có 46/63 tỉnh, thành phố có người dân, tổ chức phản ánh bị công chức gây

22
Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018.

83
phiền hà, sách nhiễu và 22/63 tỉnh, thành phố có phản ánh phải trả thêm tiền ngoài
phí/lệ phí.
23
Đối chiếu thực tiễn: Nhằm thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành
chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2011- 2020, Bộ Nội vụ triển khai đánh giá chỉ số
hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà
nước (24SIPAS 2019) nhằm đánh giá khách quan kết quả triển khai cải cách hành
chính, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công ở các địa phương trong cả nước.
Kết quả SIPAS 2019 cho thấy năm 2019 có 84,45% người dân, tổ chức hài lòng về
sự phục vụ nói chung của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Số người hài
lòng về sự phục vụ hành chính năm 2019 tăng gần 1,5% so với năm 2018.
Vào buổi sáng 25/05/2022, 25Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ
tổ chức Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ
của cơ quan hành chính nhà nước năm 2021 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính
của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
năm 2021. Hội nghị đã công bố kết quả về đo lường sự hài lòng năm 2021 của Chỉ
số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà
nước được phản ánh qua 39 chỉ số nhận định, đánh giá; 30 chỉ số hài lòng và 13 chỉ
số mong đợi.
Chỉ số hài lòng về sự phục vụ cung ứng dịch vụ công hành chính (SIPAS
2021) được thu thập và tổng hợp dựa trên 2 nhóm phân loại, như sau:
o Sự tổng hợp và so sánh giữa ba nhóm dịch vụ: Nhóm dịch vụ lĩnh vực
kinh doanh, nhóm dịch vụ lĩnh vực đất đai, môi trường và nhóm lĩnh vực dịch vụ
khác. Qua đó ghi nhận ý kiến phản hồi của 28.372 người dân, tổ chức từ khắp mọi
vùng, miền trong cả nước.
o Sự tổng hợp và so sánh giữa các tỉnh, thành phố có chỉ số hài lòng ở
nhóm đầu (từ 90% trở lên) gồm: Quảng Ninh (94,07%), Hải Phòng (93,38%), Hưng
Yên (92,07%), Hải Dương (92,01%), Hà Tĩnh (91,17%), Sơn La (90,13%), Bắc
23
Cổng thông tin Uỷ ban dân tộc, Công bố chỉ số cải cách hành chính năm 2021, 25/05/2022. <
http://ubdt.gov.vn/tin-tuc/tin-hoat-dong/cai-cach-hanh-chinh/cong-bo-chi-so-cai-cach-hanh-chinh-nam-
2021.htm>
24
Giải thích: Chỉ số SIPAS (viết tắt là Satisfaction Index of Public Administrative Services) là chỉ số hài lòng
của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Chỉ số mang đến một “bức
tranh” toàn diện, chi tiết về chất lượng cung ứng dịch vụ công, sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà
nước; về những kết quả tích cực và tồn tại, đồng thời cũng cho thấy những mong đợi của người dân, tổ chức
về cung ứng dịch vụ công.
25
Lý Hà, Công bố các chỉ số SIPAS và cải cách hành chính năm 2021, 25/05/2022, Tờ thời báo kinh tế Việt
Nam. < https://vneconomy.vn/cong-bo-cac-chi-so-sipas-va-cai-cach-hanh-chinh-nam-2021.htm>

84
Ninh (90,09%) và Bắc Giang (90,01%). Xếp thứ hạng cuối cùng trong 63 tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương là tỉnh Cao Bằng (82,79%).
Cũng ngay trong Hội nghị cùng ngày, kết quả về chỉ số cải cách hành chính
năm 2021 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (26PAR INDEX 2021) được công bố. Chỉ số PAR INDEX 2021
của các tỉnh, thành phố có sự cải thiện và tiếp tục trên đà sự tăng trưởng tích cực,
cho thấy những nỗ lực, quyết tâm đẩy mạnh cải cách hành chính của chính quyền
các cấp ở địa phương đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, việc thực hiện một số
nhiệm vụ cải cách hành chính và thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội tại
các địa phương, khu vực này bị gián đoạn do chịu ảnh hưởng nặng nề từ tác động
của dịch bệnh Covid-19. Dẫn đến hệ quả là việc hoàn thành nhiệm vụ được biểu thị
dưới kết quả của một số tỉnh, thành phố thấp hơn các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng
ít nghiêm trọng hơn.
Chỉ số về cải cách hành chính (PAR INDEX 2021) được rút ra từ 2 thống kê
của hai nhóm phân loại tiêu biểu:
o Đối tượng là các bộ, cơ quan ngang bộ được phân loại trên 3 nhóm
điểm: Trên 90%, bao gồm 3 đơn vị: Bộ Tư pháp (91,90%), Bộ Tài chính (91,71%)
và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (90,37%); từ trên 80% đến dưới 90%, bao gồm
13 đơn vị: Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội, Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giao
thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ
Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào
tạo; dưới 80% có 1 đơn vị là Bộ Khoa học và Công nghệ (78,72%).
o Tiếp tục, nhóm thứ hai về thứ hạng của các tỉnh thành được phân loại
theo 3 nhóm lần lượt nhóm A đạt kết quả chỉ số trên 90%, nhóm B trong khoảng từ
80% đến 90%, và nhóm C với kết quả dưới 80%. Từ kết quả thu được, thành phố
Hải Phòng đã bứt phá và dẫn đầu cả nước về việc thực hiện cải cách hành chính với
kết quả đạt 91,80%, cao hơn 0,66% so với đơn vị xếp vị trí thứ 2 là tỉnh Quảng
Ninh (đạt 91,14%)… Đứng cuối bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính năm

26
Giải thích: Chỉ số PAR INDEX (Public Administration Reform Index) là công cụ quan trọng để theo dõi,
đánh giá hoạt động cải cách hành chính (CCHC) được Bộ Nội vụ ban hành tại Quyết định số 1294/QĐ-BNV
ngày 03/12/2012 về phê duyệt Đề án "Xác định chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương" với mục tiêu: Xác định Chỉ số CCHC để theo
dõi, đánh giá một cách thực chất, khác quan, công bằng kết quả CCHC hàng năm của các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình triển khai thực hiện Chương
trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020.

85
2021 là tỉnh Kiên Giang, đạt 79,97% dưới 80% về nhiệm vụ thực hiện cải cách hành
chính quốc gia.
Thứ năm, tăng cường kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ,
quyền hạn trong cơ quan, đơn vị, tổ chức. So với quy định của 27Luật PCTN năm
2005, 28Luật PCTN năm 2018 có nhiều điểm mới, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các
quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Luật đã
mở rộng thêm đối tượng và bổ sung thêm một số loại tài sản, thu nhập phải kê khai;
quy định nhiệm vụ của cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập và trách nhiệm của cơ
quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong kiểm soát tài sản, thu nhập. Ngoài
ra, Luật cũng đã quy định cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu
nhập khi có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực
hoặc có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài
sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình
không hợp lý về nguồn gốc; có tố cáo về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung
thực và đủ điều kiện thụ lý theo quy định của Luật Tố cáo; thuộc trường hợp xác
minh theo kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm đối với người có nghĩa vụ
kê khai được lựa chọn ngẫu nhiên hoặc có yêu cầu hoặc kiến nghị của cơ quan, tổ
chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền theo quy định.
Nội dung xác minh tài sản, thu nhập gồm xác minh tính trung thực, đầy đủ, rõ
ràng của bản kê khai; tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản,
thu nhập tăng thêm. Người được xác minh tài sản, thu nhập có quyền và nghĩa vụ
giải trình về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai, nguồn gốc của tài sản,
thu nhập tăng thêm; chấp hành quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền về kiểm soát tài sản, thu nhập; khiếu nại quyết định, hành vi của cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong xác minh tài sản, thu nhập khi có căn
cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp
pháp của mình; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền trong xác minh tài sản, thu nhập. Người được xác minh tài sản, thu
nhập được phục hồi danh dự, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm,
được bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của người xác minh tài sản,
thu nhập gây ra theo quy định của pháp luật.
Đánh giá: Kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức luôn là một trong
những biện pháp phòng ngừa tham nhũng hữu hiệu nhất. Mục đích của việc kê khai

27
Luật phòng, chống tham nhũng 2005.
28
Luật phòng, chống tham nhũng 2018.

86
tài sản, thu nhập là để cơ quan, tổ chức, đơn vụ có thẩm quyền biết được tài sản, thu
nhập của người có nghĩa vụ kê khai nhằm minh bạch tài sản, thu nhập của người đó;
phục vụ cho công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức góp phần phòng ngừa và
ngăn chặn hành vi tham nhũng.
Đối chiếu với thực tiễn: Việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức
vụ, quyền hạn được chú trọng. 29Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 đã bổ
sung quy định về Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, cơ sở dữ liệu quốc gia về
kiểm soát tài sản, thu nhập, xử lý hành vi kê khai không trung thực, giải trình nguồn
gốc không trung thực; Chính phủ đã ban hành 30Nghị định số 130/2020/NĐ-CP,
ngày 30/10/2020 về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Các giải pháp chuyển đổi vị trí công tác, xây dựng,
thực hiện và thực hiện quy tắc ứng xử, nhiều bộ, ngành đã xây dựng, sửa đổi, ban
hành mới các bộ quy tắc ứng xử: Bộ Nội vụ, Bộ Công an, Kiểm toán Nhà nước, Bộ
Tư pháp, Hội đồng tuyển chọn, giám sát thẩm phán Quốc gia, ….
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A/ Văn bản pháp luật:
- Luật phòng, chống tham nhũng 2005.
- Luật phòng, chống tham nhũng 2018.
- Nghị định số 130/2020/NĐ-CP, ngày 30/10/2020 về kiểm soát tài sản, thu
nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Thông tư số 01/2021/TT-TTCP quy định Quy tắc ứng xử của cán bộ, công
chức, viên chức trong ngành Thanh tra và cán bộ, công chức làm công tác tiếp công
dân.
- Quyết định số 758/QĐ-BNV ngày 23/6/2021 về Quy tắc ứng xử của cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ Nội vụ.
B/ Văn bản Luật quốc tế:
- Công ước Liên Hợp quốc về chống tham nhũng 2003.
C/ Tài liệu liên quan:
- Anh Cao, “Bộ Nội vụ ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động”, 24/06/2021, Bộ Nội vụ. < https://moha.gov.vn/tin-tuc-su-

29
Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018.
30
Nghị định số 130/2020/NĐ-CP, ngày 30/10/2020 về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ,
quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

87
kien/tin-hoat-dong-cua-bo-noi-vu/bo-noi-vu-ban-hanh-quy-tac-ung-xu-cua-
46290.html>
- Barney Warf and Sheridan Stewart, Tham nhũng ở Mỹ Latin dưới giác độ
địa lý học, số 1 tập 15 Nhà xuất bản Đại học Texas Hoa Kỳ, Tạp chí địa lý học về
Mỹ Latin.
- Bettina Knoetzl, Phòng chống tham nhũng ở Áo, nhà xuất bản
Lexology,28/12/2018. <https://www.lexology.com/library/detail.aspx?g=14b3b4b6-
841c-44d7-8380-cf51e291470f>
- Cổng thông tin Uỷ ban dân tộc, “Công bố chỉ số cải cách hành chính năm
2021”, 25/05/2022. < http://ubdt.gov.vn/tin-tuc/tin-hoat-dong/cai-cach-hanh-
chinh/cong-bo-chi-so-cai-cach-hanh-chinh-nam-2021.htm>
- Thanh tra Chính phủ (2007), Sổ tay giới thiệu Luật Phòng, chống tham
nhũng, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
- Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc XIII.
- Phan Phương, “Nhìn lại nhiệm kỳ XII: Quyết tâm đấu tranh phòng, chống
tham nhũng”, Thông Tấn Xã Việt Nam, 20/01/2021. <
https://www.vietnamplus.vn/nhin-lai-nhiem-ky-xii-quyet-tam-dau-tranh-phong-
chong-tham-nhung/690343.vnp>
- PGS. TS. Nguyễn Cảnh Quý, “Quan điểm phòng chống tham nhũng trong
văn kiện Đại hội XIII của Đảng và những giải pháp thực hiện”, 28/06/2021. <
http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/quan-diem-phong-chong-tham-nhung-trong-
van-kien-dai-hoi-xiii-cua-dang-va-nhung-giai-phap-thuc-hien.html>
- Mai Linh, “Tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh, phòng chống tham nhũng”,
26/06/2018.
< https://mof.gov.vn/webcenter/portal/thanhtrabtc/pages_r/l/chi-tiet-tin-thanh-
tra-btc?dDocName=UCMTMP125527>
- Ngân hàng thế giới, Phòng chống tham nhũng, ngày 16 tháng 10 năm 2021.
<https://www.worldbank.org/en/topic/governance/brief/anti-corruption>
- PGS. TS. Nguyễn Cảnh Quý, “Phòng, chống tham nhũng theo tinh thần Đại
hội XIII của Đảng”, Tuyên giáo Việt Nam, 14/07/2021. < https://tuyengiao.vn/tim-
hieu-noi-dung-cac-van-kien-dai-hoi-xiii/phong-chong-tham-nhung-theo-tinh-than-
dai-hoi-xiii-cua-dang-134365>

88
- Rick Stapenhust và Sahr J. Kpundeh (2005), Kiềm chế mô hình tham nhũng
hướng tới một mô hình cho việc xây dựng sự toàn vẹn quốc gia, Nhà xuất bản Tư
pháp, Hà Nội.
- Sabine Stetter and Christopher Reichelt, Đánh giá chống hối lộ và chống
tham nhũng ở Đức, nhà xuất bản Đánh giá Luật học, 10/12/2021. <
https://thelawreviews.co.uk/title/the-anti-bribery-and-anti-corruption-
review/germany>
- Tờ Tầm nhìn pháp lý toàn cầu, “Quy định về phòng chống tham nhũng”,
2022.
< https://www.globallegalinsights.com/practice-areas/bribery-and-corruption-
laws-and-regulations/switzerland>
- Timur Sukirno and Reno Hirdarisvita (Baker McKenzie Indonesia), Phòng
chống tham nhũng ở In-đô-ne-xi-a, Tờ Tin tức tuân thủ toàn cầu, một blog của
Baker Mckenzie In-đô-ne-xi-a. <https://www.globalcompliancenews.com/anti-
corruption/anti-corruption-in-indonesia/>
- Thu Thắm, “Xây dựng, ban hành và thực hiện xây dựng các chế độ, định
mức, tiêu chuẩn để phòng ngừa tham nhũng”, 07/09/2015, Ban Nội chính trung
ương. < https://noichinh.vn/hoi-dap-phap-luat/201509/xay-dung-ban-hanh-va-thuc-
hien-cac-che-do-dinh-muc-tieu-chuan-de-phong-ngua-tham-nhung-298619/>
- Kim Chung, “Công tác phòng chống tham nhũng có nhiều chuyển biến tích
cực”, 19/07/2022, Bộ Tài chính.
<https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-
chinh?dDocName=MOFUCM238872>

89
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH ĐỐI VỚI
QUYẾT ĐỊNH, HÀNH VI TRONG VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, CÔNG
VỤ ĐƯỢC GIAO CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN CÓ
THẨM QUYỀN TRONG PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Hồ Quang Chánh

Quy định về trách nhiệm giải trình đối với quyết định, hành vi trong việc
thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có
thẩm quyền là một trong những biện pháp giúp Nhà nước quản lý hiệu quả công tác
phòng ngừa tham nhũng trong việc yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai,
minh bạch về tổ chức, hoạt động của mình. Bởi lẽ, trong quá trình thực hiện hoạt
động của mình, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền không tránh khỏi
những trường hợp thực hiện quyết định, hành vi tác động trực tiếp đến quyền, lợi
ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác trong xã hội; dù tác
động này có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực thì họ đều có quyền được biết,
được giải thích, được làm rõ các thông tin có liên quan đến quyết định, hành vi đã
tác động đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Theo đó, quy định về trách nhiệm
giải trình theo luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 có những kế thừa, bổ sung
quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Phòng, chống tham nhũng
năm 2005 đã có nhiều tác động tích cực trong quá trình thực hiện, tuy nhiên vẫn còn
một số nội dung bất cập, tồn tại cần tiếp tục được nghiên cứu, kiến nghị hoàn thiện
để nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn.
1. Quy định về trách nhiệm giải trình theo pháp luật phòng, chống
tham nhũng hiện hành1
Trách nhiệm giải trình được hiểu là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
có thẩm quyền làm rõ thông tin, giải thích kịp thời, đầy đủ về quyết định, hành vi
của mình trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao2. Theo đó, trong quan hệ
pháp luật về trách nhiệm giải trình xuất hiện hai chủ thể là người yêu cầu giải trình
và người có trách nhiệm thực hiện việc giải trình. Người yêu cầu giải trình là cơ


ThS., Thanh tra viên Thanh tra Quận 12, TP. HCM. E-mail: chanh220292@gmail.com.
1
Bài viết được nghiên cứu trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng có quy
định về trách nhiệm giải trình bao gồm: Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Nghị định số
59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Phòng, chống tham nhũng.
2
Khoản 5 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

90
quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có quyền và lợi ích hợp pháp bị tác động trực tiếp bởi
quyết định, hành vi trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của cơ quan,
tổ chức, cá nhân, có thẩm quyền và có yêu cầu cơ quan nhà nước, người có thẩm
quyền giải trình về những nội dung liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
của mình. Người thực hiện trách nhiệm giải trình là người đứng đầu cơ quan, tổ
chức, đơn vị hoặc người được phân công, người được ủy quyền hợp pháp để thực
hiện trách nhiệm giải trình. Như vậy, trách nhiệm giải trình theo quy định của Luật
Phòng, chống tham nhũng là không chỉ là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà
nước mà là trách nhiệm của cơ quan nhà nước nói chung, bao gồm cả các cơ quan
tư pháp như Công an nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, cơ quan
Kiểm toán,... và quyết định, hành vi được yêu cầu giải trình có thể là quyết định
hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định, hành vi của các cơ quan nhà nước
nói chung. Trong phạm vi của bài viết chỉ nghiên cứu về quy định về trách nhiệm
giải trình của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền đối với yêu cầu của
cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi trong
việc thực hiện nhiệm, công vụ theo khoản 1 Điều 15 Luật Phòng, chống tham
nhũng, không nghiên cứu các quy định về trách nhiệm giải trình trước cơ quan báo
chí đăng tải thông tin về vi phạm pháp luật và giải trình khi có yêu cầu của cơ quan
có thẩm quyền giám sát hoặc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền
khác được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan3.
Các quy định về trách nhiệm giải trình của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
có thẩm quyền theo pháp luật phòng, chống tham nhũng hiện hành bao gồm:
Thứ nhất, quy định về yêu cầu giải trình và nội dung giải trình đối với
quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền.
Một là, yêu cầu giải trình phải đáp ứng điều kiện về chủ thể, hình thức và
nội dung, cụ thể:
- Về chủ thể: Để yêu cầu giải trình được tiếp nhận, trước hết, chủ thể yêu
cầu giải trình phải là cá nhân yêu cầu giải trình có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
hoặc có người đại diện theo quy định của pháp luật; trường hợp là cơ quan, tổ chức,
đơn vị yêu cầu giải trình thì phải có người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
đơn vị mình trực tiếp thực hiện việc giải trình. Khi yêu cầu giải trình, trường hợp
các cá nhân hoặc đại diện cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị đang trong tình trạng
không làm chủ được hành vi do dùng chất kích thích hoặc có hành vi gây rối trật tự,

3
Theo khoản 2, 3 Điều 15 Luật Phòng, chống tham nhũng.

91
đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người tiếp nhận yêu cầu giải trình cũng
được xem là không đáp ứng điều kiện về chủ thể yêu cầu giải trình và có thể bị từ
chối yêu cầu giải trình. Bên cạnh đó, chủ thể yêu cầu giải trình phải có quyền, lợi
ích hợp pháp chịu sự tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi của cơ quan, tổ
chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền.
- Về hình thức: Yêu cầu giải trình được thực hiện bằng văn bản hoặc trực
tiếp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải trình. Trường hợp yêu cầu giải
trình bằng văn bản thì văn bản yêu cầu giải trình phải nêu rõ nội dung yêu cầu giải
trình; ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại hoặc địa chỉ thư tín của người yêu cầu giải
trình; phải có chữ ký hoặc điểm chỉ xác nhận của người yêu cầu giải trình. Trường
hợp yêu cầu giải trình trực tiếp thì người yêu cầu giải trình trình bày rõ ràng nội
dung yêu cầu với người được giao tiếp nhận yêu cầu giải trình; trường hợp nhiều
người cùng yêu cầu giải trình về một nội dung thì phải có văn bản cử người đại diện
để trình bày có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người yêu cầu giải trình. Trường
hợp người được ủy quyền, người đại diện không có giấy tờ hợp pháp theo quy định
của pháp luật cũng được xem là yêu cầu giải trình không đáp ứng điều kiện về hình
thức.
- Về nội dung: Các yêu cầu giải trình được xem là đủ điều kiện về nội dung
nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật
kinh doanh theo quy định của pháp luật; không thuộc nội dung chỉ đạo, điều hành,
tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị mà chưa
ban hành, chưa thực hiện hoặc nội dung chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên với
cơ quan cấp dưới. Trường hợp yêu cầu giải trình đã được giải trình trước đó hoặc đã
được cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền thụ lý giải quyết được xem là
không đáp ứng điều kiện về nội dung, trừ trường hợp người yêu cầu có lý do chính
đáng.
Hai là, nội dung giải trình bao gồm:
- Cơ sở pháp lý của việc ban hành quyết định, thực hiện hành vi.
- Thẩm quyền ban hành quyết định, thực hiện hành vi.
- Trình tự, thủ tục ban hành quyết định, thực hiện hành vi.
- Nội dung của quyết định, hành vi.
Thứ hai, quy định về quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ
pháp luật về trách nhiệm giải trình.

92
Một là, quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu giải trình. Người yêu cầu giải
trình có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ thực hiện yêu cầu giải trình; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu giải trình;
nhận văn bản giải trình của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải
trình; khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Về nghĩa vụ, người yêu cầu giải
trình phải nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền;
thực hiện đúng trình tự, thủ tục yêu cầu giải trình theo quy định pháp luật; trình bày
rõ ràng, trung thực, có căn cứ về nội dung yêu cầu giải trình và cung cấp thông tin,
tài liệu có liên quan đến nội dung yêu cầu giải trình.
Hai là, quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trách nhiệm giải trình. Người
thực hiện trách nhiệm giải trình có quyền yêu cầu người yêu cầu giải trình cung cấp
thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung yêu cầu giải trình; hướng dẫn người yêu
cầu giải trình thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật; từ chối yêu
cầu giải trình trong các trường hợp được quy định. Về nghĩa vụ, người thực hiện
trách nhiệm giải trình có các nghĩa vụ tiếp nhận yêu cầu giải trình thuộc thẩm
quyền; hướng dẫn người yêu cầu giải trình thực hiện đứng trình tự, thủ tục theo quy
định pháp luật và giải quyết yêu cầu giải trình theo đúng trình tự, thủ tục và thời hạn
quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thứ ba, quy định về trình tự, thủ tục tiếp nhận yêu cầu giải trình và thực
hiện việc giải trình.
Về tiếp nhận yêu cầu giải trình, pháp luật phòng, chống tham nhũng quy
định cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải trình tiếp nhận yêu cầu
giải trình và xử lý như sau:
- Trường hợp yêu cầu giải trình không thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ
chức, đơn vị hoặc cá nhân có thẩm quyền thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị thì người
tiếp nhận hướng dẫn người yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật.
- Trường hợp yêu cầu giải trình bằng văn bản nhưng văn bản yêu cầu giải
trình không đáp ứng điều kiện quy định thì người tiếp nhận có trách nhiệm hướng
dẫn người yêu cầu giải trình bổ sung thông tin, tài liệu.
- Trường hợp nội dung yêu cầu giải trình đã được giải trình cho người khác
trước đó thì người tiếp nhận cung cấp bản sao văn bản giải trình cho người yêu cầu
giải trình.

93
- Trường hợp yêu cầu giải trình khi đáp ứng các điều kiện tiếp nhận và
không thuộc những trường hợp từ chối yêu cầu giải trình thì trong thời hạn năm
ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu, người giải trình phải thông báo bằng
văn bản cho người yêu cầu giải trình về việc giải quyết hoặc không giải quyết và
nêu rõ lý do.
Về trình tự, thủ tục thực hiện việc giải trình, pháp luật phòng, chống tham
nhũng hiện nay quy định ba vấn đề:
Một là, quy định về hình thức thực hiện việc giải trình, cơ quan, tổ chức,
đơn vị, cá nhân có thẩm quyền có thể thực hiện giải trình bằng hình thức trực tiếp
hoặc giải trình bằng văn bản. Giải trình trực tiếp được áp dụng trong trường hợp
yêu cầu giải trình có nội dung đơn giản. Đối với những trường hợp còn lại, cơ quan,
tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền phải thực hiện giải trình bằng hình thức văn
bản.
Hai là, quy định về quy trình thực hiện việc giải trình được quy định phụ
thuộc vào hình thức thực hiện việc giải trình. Đối với hình thức giải trình trực tiếp
thì quy trình thực hiện rất đơn giản, theo đó, việc giải trình trực tiếp chỉ cần được
lập thành biên bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên. Đối với hình thức giải
trình bằng văn bản thì quy trình thực hiện bao gồm bốn bước:
- Bước 1: Thu thập, xác minh thông tin có liên quan.
- Bước 2: Làm việc trực tiếp với người yêu cầu giải trình để làm rõ những
nội dung có liên quan khi thấy cần thiết. Nội dung làm việc được lập thành biên bản
có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên.
- Bước 3: Ban hành văn bản giải trình. Văn bản giải trình phải có các nội
dung sau đây: Họ tên, địa chỉ người yêu cầu giải trình; nội dung yêu cầu giải trình;
kết quả làm việc trực tiếp với tổ chức, cá nhân (nếu có); căn cứ pháp lý thực hiện
việc giải trình; nội dung giải trình cụ thể.
- Bước 4: Gửi văn bản giải trình đến người yêu cầu giải trình.
Ba là, quy định về thời hạn thực hiện việc giải trình. Thời hạn thực hiện việc
giải trình không quá 15 ngày, kể từ ngày ra thông báo tiếp nhận yêu cầu giải trình;
trường hợp có nội dung phức tạp thì có thể gia hạn 01 lần; thời gian gia hạn không
quá 15 ngày và phải thông báo bằng văn bản đến người yêu cầu giải trình. Trong
quá trình thực hiện việc giải trình, người thực hiện trách nhiệm giải trình quyết định
tạm đình chỉ việc giải trình trong các trường hợp sau đây: (1) người yêu cầu giải

94
trình là cá nhân đã chết mà chưa xác định được người thừa kế quyền, nghĩa vụ; cơ
quan, tổ chức bị chia tách, sáp nhập, giải thể mà chưa có cá nhân, tổ chức kế thừa
quyền, nghĩa vụ trong vụ việc yêu cầu giải trình; (2) người yêu cầu giải trình là cá
nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp
luật; (3) cá nhân yêu cầu giải trình bị ốm đau hoặc vì lý do khách quan khác mà
người thực hiện trách nhiệm giải trình chưa thể thực hiện được việc giải trình. Thời
gian tạm đình chỉ việc giải trình không được tính vào thời hạn thực hiện việc giải
trình. Khi lý do của việc tạm đình chỉ không còn, người thực hiện trách nhiệm giải
trình tiếp tục thực hiện việc giải trình. Trong quá trình thực hiện việc giải trình,
người thực hiện trách nhiệm giải trình quyết định đình chỉ việc giải trình trong các
trường hợp sau: (1) người yêu cầu giải trình là cá nhân đã chết mà không có người
thừa kế quyền, nghĩa vụ; cơ quan, tổ chức bị chia tách, sáp nhập, giải thể mà không
có cá nhân, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ trong vụ việc yêu cầu giải trình; (2)
người yêu cầu giải trình là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà không có người
đại diện theo pháp luật; (3) người yêu cầu giải trình rút toàn bộ yêu cầu giải trình.
2. Một số bất cập và góp ý sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm
giải trình
Xét về bản chất, yêu cầu giải trình và thực hiện việc giải trình là một trong
các thủ tục tiền khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện hành chính bởi lẽ thông qua kết quả
giải trình của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức,
đơn vị, cá nhân có quyền và lợi ích hợp pháp bị tác động bởi quyết định, hành vi
của cơ quan công quyền sẽ được cung cấp thông tin, giải thích rõ hơn về cơ sở pháp
lý của việc ban hành quyết định, thực hiện hành vi có phù hợp với quy định pháp
luật hay không; người ban hành quyết định, thực hiện hành vi có đúng thẩm quyền
theo quy định pháp luật; quyết định có được ban hành, hành vi được thực hiện có
đúng trình tự, thủ tục quy định và nội dung của quyết định, hành vi có phù hợp với
quy định pháp luật ngành, lĩnh vực có liên quan. Từ đó, người yêu cầu giải trình có
thể lựa chọn các phương thức phù hợp với điều kiện cụ thể để bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của mình như khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện vụ án hành chính. Do vậy,
việc quy định yêu cầu giải trình trong pháp luật về phòng, chống có quan hệ mật
thiết với quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo và tố tụng hành chính; đòi hỏi các
quy định phải đảm bảo tính đồng bộ và phát huy hiệu lực, hiệu quả trong quá trình
áp dụng trên thực tiễn. Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy có một số nội dung bất
cập như sau:

95
Một là, quy định điều kiện về hình thức của yêu cầu giải trình chưa dự liệu
được trường hợp chủ thể yêu cầu giải trình là cá nhân người nước ngoài hoặc người
đại diện cho cơ quan, tổ chức, đơn vị là người nước ngoài. Theo đó, các cá nhân
người ngước ngoài yêu cầu giải trình thì có quyền sử dụng ngôn ngữ của mình và
khi họ yêu cầu giải trình bằng tiếng nước ngoài thì phải xử lý như thế nào. Theo tác
giả, cần thiết bổ sung quy định yêu cầu về hình thức của yêu cầu giải trình trong
trường hợp người nước ngoài yêu cầu giải trình, cụ thể là văn bản yêu cầu giải trình
phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, trường hợp người nước ngoài có yêu cầu giải
trình, thì văn bản yêu cầu giải trình phải được dịch sang tiếng Việt hoặc người nước
ngoài phải sử dụng người phiên dịch tiếng Việt của mình trong quá trình thực hiện
yêu cầu giải trình.
Hai là, quy định điều kiện về nội dung của yêu cầu giải trình chưa cụ thể
đối với trường hợp yêu cầu giải trình đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có
thẩm quyền thụ lý giải quyết sẽ bị từ chối giải trình, trừ trường hợp người yêu cầu
có lý do chính đáng. Cụ thể là cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền thụ
lý giải quyết trong trường hợp này là cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nào và vụ
việc được thụ lý là vụ việc nào; điều này sẽ gây khó khăn cho việc áp dụng quy
định này trên thực tế. Thêm vào đó, lý do chính đáng mà quy định nêu ra cũng chưa
cụ thể, dễ dẫn đến tranh luận trên thực tế và lạm quyền của cơ quan công quyền
trong việc nhận định lý do nào là chính đáng và không chính đáng. Theo tác giả cần
thiết bổ sung quy định cụ thể yêu cầu giải trình đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá
nhân có thẩm quyền thụ lý giải quyết là nội dung thuộc một trong các trường hợp
sau:
- Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thụ lý giải quyết theo trình tự,
thủ tục giải quyết khiếu nại.
- Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thụ lý giải quyết theo trình tự,
thủ tục giải quyết tố cáo.
- Đã được tòa án thụ lý giải quyết theo thẩm quyền.
- Đã được tiếp nhận, xử lý theo quy định về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến
nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.
Ba là, quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng chưa quy định điều
kiện về thời hiệu yêu cầu giải trình. Việc không quy định thời hiệu yêu cầu giải
trình sẽ dẫn đến một số hệ lụy sau: (1) mục đích đặt ra vấn đề yêu cầu giải trình
không đạt được do cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có quyền, lợi ích hợp pháp bị

96
tác động bởi quyết định, hành vi của cơ quan công quyền lợi dụng việc quyền yêu
cầu giải trình để yêu cầu giải trình quyết định, hành vi đã thực hiện từ nhiều năm
trước; (2) kết quả thực hiện việc giải trình không thể phục vụ cho các thủ tục “hậu
yêu cầu giải trình” như thủ tục khiếu nại, khiếu kiện hành chính do đã hết thời hiệu
khiếu nại, khởi kiện vụ án hành chính. Theo tác giả, cần thiết quy định thời hiệu
thực hiện yêu cầu giải trình là 01 năm, kể từ ngày cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi của cơ quan nhà nước tác động trực
tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình; trường hợp vì sự kiện bất khả kháng
hoặc trở ngại khách quan khác làm cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân không yêu
cầu giải trình được trong thời hạn quy định thì thời gian có sự kiện bất khả kháng
hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu yêu cầu giải trình để đảm
bảo đồng bộ về thời hiệu khiếu nại theo Luật Khiếu nại, thời hiệu khởi kiện vụ án
hành chính theo Luật Tố tụng hành chính.
Bốn là, quy định pháp luật chưa quy định một số quyền của người yêu cầu
giải trình như quyền được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu thu thập được trong
quá trình thực hiện việc giải trình và quyền rút yêu cầu giải trình mặc dù điều khoản
quy định về đình chỉ thực hiện việc giải trình có quy định nội dung rút yêu cầu giải
trình. Bên cạnh đó, người yêu cầu giải trình cần phải có nghĩa vụ chấp hành quyết
định, hành vi mà mình yêu cầu giải trình để đảo bảo tính hiệu lực của quyết định,
hành vi trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan công quyền. Theo tác
giả, cần thiết quy định bổ sung một số quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu giải
trình nêu trên.
Năm là, quy định về tiếp nhận yêu cầu giải trình chưa cụ thể đối với trường
hợp tiếp nhận yêu cầu giải trình trong trường hợp nhiều người yêu cầu giải trình về
cùng một nội dung. Theo tác giả, cần quy định cụ thể nội dung này đồng bộ với quy
định về khiếu nại, tố cáo đông người theo quy định Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, cụ
thể: nhiều người yêu cầu giải trình về cùng một nội dung là việc có từ 05 người trở
lên có yêu cầu giải trình về cùng một nội dung; trường hợp nhiều người đến yêu cầu
giải trình trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn người yêu cầu giải trình cử
đại diện để trình bày nội dung yêu cầu, người đại diện phải là người có yêu cầu giải
trình. Trường hợp có từ 05 đến 10 người yêu cầu giải trình thì cử 01 hoặc 02 người
đại diện; trường hợp có từ 10 người yêu cầu giải trình trở lên thì có thể cử thêm
người đại diện, nhưng không quá 05 người.
Sáu là, quy định về trình tự, thủ tục thực hiện việc giải trình đối với hình
thức giải trình bằng văn bản chưa cụ thể, đặc biệt là bước thu thập, xác minh thông

97
tin có liên quan; thời gian thu thập, xác minh thông tin và các mẫu biểu cần thiết
phục vụ cho việc thu thập, xác minh thông tin;... Cần thiết quy định bổ sung cụ thể
các nội dung này để dễ áp dụng trên thực tế.
3. Kết luận
Việc Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Nghị định số
59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định cụ thể hơn về
trách nhiệm giải trình là một sự tiến bộ trong quan điểm lập pháp của nhà làm luật
so với pháp luật phòng, chống tham nhũng trước đây, góp phần giải quyết được yêu
cầu từ thực tiễn hoạt động phòng, chống tham nhũng và nhu cầu thực hiện thủ tục
“tiền” khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện. Tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện
các quy định pháp luật có liên quan đến trách nhiệm giải trình. Từ đó, cả người yêu
cầu giải trình và người thực hiện giải trình có thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ của
mình cũng như các trình tự, thủ tục cần thiết theo quy định nhằm đảm bảo biện
pháp phòng ngừa tham nhũng nói chung và biện pháp công khai, minh bạch trong tổ
chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mà Luật Phòng, chống tham nhũng
đã đề ra.

98
PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT TÀI SẢN, THU NHẬP CỦA NGƯỜI
CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN – BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ

Võ Tấn Đào
Tóm tắt: Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn là một
biện pháp nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi tham nhũng, thu hồi tài
sản tham nhũng, đồng thời giúp nhận diện các xung đột lợi ích trong hoạt động
công vụ, hành vi làm giàu bất chính của người có chức vụ, quyền hạn. Trong phạm
vi bài viết, tác giả phân tích bất cập trong các quy định của pháp luật về kiểm soát
tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn và kiến nghị các giải pháp hoàn
thiện.
Từ khóa: Tham nhũng; kiểm soát tài sản, thu nhập.
Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn là một trong
những biện pháp phòng, chống tham nhũng quan trọng được thực hiện không chỉ ở
Việt Nam mà còn đa dạng ở các nước trên thế giới. Biện pháp này giúp các cơ quan
có thẩm quyền kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi tham nhũng, thu hồi tài
sản tham nhũng, đồng thời giúp nhận diện các xung đột lợi ích trong hoạt động
công vụ và đặc biệt là hành vi làm giàu bất chính của người có chức vụ, quyền hạn.
Mặc dù đã có những điều chỉnh quan trọng, song, hệ thống quy định của pháp luật
phòng, chống tham nhũng hiện hành về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có
chức vụ, quyền hạn đang được vận hành chưa tỏ ra hữu hiệu, chưa tạo lập một
khung pháp lý đủ mạnh, đủ sức nhận diện sớm về tài sản bất minh của người có
chức vụ, quyền hạn. Có nhiều yếu tố tác động, chi phối và quyết định đến tính khả
thi của nó, chẳng hạn như quyết tâm chính trị, chế độ chính trị, trình độ phát triển,
điều kiện thực thi... cũng như các yếu tố về văn hoá, phong tục, tập quán. Dĩ nhiên
không thể không kể đến những hạn chế trong các quy định của pháp luật về vấn đề
này. Trong đó, có bốn vấn đề sau đây liên quan đến quy định về kiểm soát tài sản,
thu nhập mà theo tác giả làm kéo giảm hiệu lực, hiệu quả của việc kiểm soát tài sản,
thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.
1. Đối tượng kê khai tài sản, thu nhập và nghĩa vụ kê khai
Thứ nhất, theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Luật Phòng, chống tham nhũng
năm 2018 (Luật PCTN năm 2018): “Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và
tương đương trở lên công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà


ThS., Khoa Luật Hành chính – Nhà nước, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

99
nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp” có nghĩa vụ
kê khai tài sản, thu nhập. Tuy vậy, cho đến nay, pháp luật vẫn chưa xác định rõ các
chức danh tương đương Phó trưởng phòng trở lên công tác tại các đơn vị sự nghiệp
công lập, doanh nghiệp nhà nước. Từ đó dẫn đến việc xác định đối tượng kê khai tài
sản, thu nhập còn gặp khó khăn, mỗi nơi vận dụng pháp luật một kiểu, việc xác định
đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập từ đó cũng trở nên không thống nhất.
Chẳng hạn, tại các đơn vị sự nghiệp công lập có chức danh “Trưởng bộ môn, Phó
trưởng bộ môn” trực thuộc các Khoa, những chủ thể này được hưởng phụ cấp gần
như tương đương với Phó trưởng phòng, nhưng vấn đề đặt ra là họ có được xem là
tương đương Phó trưởng phòng hay không. Tương tự, các chủ thể có chức danh
tương đương Giám đốc sở thuộc đối tượng kê khai hằng năm theo quy định tại
khoản 3 Điều 36 của Luật PCTN năm 2018 cũng chưa được định danh rõ. Điều này
là vướng mắc mà nhiều địa phương gặp phải trong quá trình triển khai thực hiện
việc lập danh sách đối tượng kê khai tài sản, thu nhập trong thời gian qua: “UBND
thành phố cũng kiến nghị Thanh tra Chính phủ có ý kiến hướng dẫn về việc xác
định đối tượng người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên để chính
quyền thành phố thực hiện việc quản lý công tác kê khai, công khai, kiểm soát tài
sản, thu nhập theo quy định”1. Để giải quyết vấn đề trên, Chính phủ hoặc Thanh tra
Chính phủ cần có hướng dẫn về chức danh tương đương Phó trưởng phòng và Giám
đốc sở. Điều này nhằm tránh bỏ sót, bỏ lọt đối tượng cần phải kê khai tài sản, thu
nhập, tạo sự công bằng, thống nhất trong việc áp dụng pháp luật. Trong quá trình
chờ văn bản hướng dẫn về chức danh tương đương, Thanh tra Chính phủ có thể sử
dụng phụ cấp chức vụ để đối chiếu, so sánh và hướng dẫn các địa phương thực hiện.
Cụ thể, chức danh tương đương Giám đốc Sở sẽ có phụ cấp chức vụ từ 0,9 trở lên,
đối với chức danh tương đương Phó trưởng phòng thì có phụ cấp chức vụ từ 0,2 trở
lên. Tuy vậy, trong bối cảnh chương trình cải cách tiền lương trong thời gian tới có
khả năng sẽ không còn quy định về hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý, vì thế,
về lâu dài cần xây dựng quy định cụ thể theo chức vụ, vị trí việc làm để xác định
đối tượng tương đương Giám đốc sở và Phó trưởng phòng.
Thứ hai, theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật PCTN năm 2018 thì đối
tượng phải kê khai tài sản, thu nhập bổ sung là các chủ thể có nghĩa vụ kê khai có
biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên. Với
quy định này, nhiều địa phương đang có những cách hiểu khác nhau để xác định đối

1
Quốc Ngọc, “Còn nhiều bất cập trong kê khai, công khai tài sản, thu nhập của cán bộ”, ngày 18/5/2022,
https://www.phunuonline.com.vn/con-nhieu-bat-cap-trong-ke-khai-cong-khai-tai-san-thu-nhap-cua-can-bo-
a1463964.html, truy cập ngày 20/9/2022.

100
tượng phải kê khai bổ sung, từ đó dẫn đến việc lập danh sách đối tượng kê khai
cũng khác nhau. Cụ thể, việc xác định “có biến động về tài sản, thu nhập trong năm
có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên” được hiểu theo hai hướng: (i) Để xác định có
biến động từ 300.000.000 đồng trở lên thì lấy tổng giá trị tài sản, thu nhập của năm
sau trừ cho giá trị tài sản, thu nhập của năm trước, nếu từ 300.000.000 đồng trở lên
thì người có nghĩa vụ kê khai phải tiến hành kê khai bổ sung. Chẳng hạn, giá trị tài
sản, thu nhập của công chức A vào năm 2021 là 200.000.000 đồng, vào năm 2022
là 350.000.000 đồng. Để xác định có thuộc diện kê khai bổ sung hay không thì lấy
350.000.000 đồng của năm 2022 trừ cho 200.000.000 đồng của năm 2021, còn
150.000.000 đồng thì không phải kê khai bổ sung (vì giá trị tài sản, thu nhập khi đối
chiếu giữa 2 lần kê khai dưới 300.000.000 đồng). (ii) Để xác định biến động từ
300.000.000 đồng trở lên thì tính tổng giá trị tài sản, thu nhập trong năm chỉ cần từ
300.000.000 đồng trở lên là phải kê khai bổ sung. Chẳng hạn, vẫn ở ví dụ trên, theo
cách hiểu này thì năm 2022, công chức A thuộc diện kê khai bổ sung vì có giá trị tài
sản, biến động từ 300.000.000 đồng trở lên. Như vậy, nếu theo cách hiểu thứ nhất
thì công chức A không thuộc diện kê khai bổ sung, ngược lại, nếu theo cách hiểu
thứ 2 thì công chức A sẽ phải kê khai bổ sung. Để bảo đảm việc áp dụng pháp luật
được đồng bộ, nên chăng cần thống nhất các địa phương thực hiện theo cách hiểu
thứ hai sẽ phù hợp và phản ánh đúng tinh thần của Luật PCTN năm 2018. Tài sản,
thu nhập trong năm phát sinh có giá trị từ 300.000.000 đồng là “mức tương ứng với
mức kiểm soát giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực chống rửa tiền”2. Bên cạnh đó, khi
vận dụng cách hiểu thứ hai, cần lưu ý về trường hợp một người có tài sản, thu nhập
trong năm không đến 300.000.000 đồng, chỉ thực hiện kê khai tài sản, thu nhập lần
đầu, các năm tiếp theo không thuộc trường hợp kê khai bổ sung, kê khai hằng năm
thì có khả năng phải đến một thời gian rất lâu (vài năm, vài chục năm nếu không
thay đổi về vị trí công việc, chức vụ…) họ mới phải tiến hành kê khai theo diện
phục vụ công tác cán bộ. Từ đó dẫn đến khó khăn cho người có nghĩa vụ kê khai tài
sản, thu nhập khi họ phải kê tổng thu nhập giữa hai lần kê khai sau mấy chục năm
theo Phụ lục I của Nghị định 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về
“Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị” (Nghị định 130/2020/NĐ-CP). Điều này đặc biệt khó khăn khi họ
không chỉ kê khai tài sản, thu nhập cho chính họ mà còn những chủ thể có liên quan
sau thời gian dài với từng ấy năm. Vì vậy, hoặc là cần điều chỉnh việc kê khai tổng

2
Hồ Thị Thu An, “Kiểm soát tài sản, thu nhập: Thực trạng quy định và kiến nghị, đề xuất”, ngày 13/9/2018,
http://thanhtratinh.hatinh.gov.vn/kiem-soat-tai-santhu-nhapthuc-trang-quy-dinh-va-kien-nghide-xuat-
1544511708.html, truy cập ngày 20/9/2022.

101
thu nhập giữa 02 lần kê khai chỉ áp dụng đối với kê khai hằng năm (không áp dụng
với kê khai bổ sung và kê khai phục vụ công tác cán bộ) hoặc là các cơ quan kiểm
soát tài sản, thu nhập cần có hướng dẫn đến các đơn vị có đối tượng có nghĩa vụ kê
khai, quán triệt tinh thần cho họ có trách nhiệm theo dõi, cập nhật thu nhập hàng
năm của bản thân mình, vợ hoặc chồng và con chưa thành niên. “Đây cũng là việc
cần phải làm hàng năm để giúp người có nghĩa vụ kê khai xác định mình có thuộc
diện phải kê khai bổ sung hay không cũng như sẽ theo dõi được tổng thu nhập trong
nhiều năm và kê khai được khi có yêu cầu”3.
Thứ ba, theo quy định tại Điều 33 Luật PCTN năm 2018 thì người có nghĩa
vụ kê khai không chỉ phải kê khai tài sản, thu nhập và biến động về tài sản, thu nhập
của chính họ mà còn của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên của họ. Quy định này
được áp dụng chung cho toàn bộ các chủ thể có nghĩa vụ kê khai lần đầu, kê khai
hằng năm, kê khai bổ sung và kê khai phục vụ công tác cán bộ mà không có sự
phân hóa về chức danh, vị trí công việc. Đây là một lổ hổng rất lớn mà hệ lụy của
nó là việc chuyển dịch tài sản bất chính của những người có nghĩa vụ kê khai cho
những người khác không nằm trong diện phải kê khai cùng với người có nghĩa vụ
kê khai như con đã thành niên, họ hàng, thậm chí cả “vợ bé”, “bồ nhí” là điều đã và
đang xảy ra. Thời gian qua, việc xã hội lên tiếng, đánh động về những trường hợp
con của cán bộ, công chức, đi du học ở nước ngoài, hoặc chỉ mới thành niên đã
đứng tên trên nhiều tài sản có giá trị lớn là hiện thực đáng báo động4. Song, vì đây
là tài sản đứng tên trên những đối tượng không thuộc diện phải kê khai “đi kèm”
với người có nghĩa vụ kê khai nên không cần phải kê khai và cũng không buộc phải
giải trình, chứng minh nguồn gốc tài sản đó. Thiết nghĩ rằng, pháp luật phòng,
chống tham nhũng cần có những bước đi nhằm mở rộng đến các chủ thể có liên
quan đến người có nghĩa vụ kê khai mà không chỉ vợ hoặc chồng và con chưa thành
niên của họ. Vấn đề đặt ra là mở rộng đến đâu và đối tượng được áp dụng việc mở
rộng kê khai là người nào. Trong bối cảnh nhân lực, vật lực của cơ quan kiểm soát
tài sản, thu nhập còn mỏng, khó lòng đáp ứng được yêu cầu đặt ra khi mở rộng

3
Ngô Mạnh Hùng (2021), Một số vấn đề đặt ra trong việc triển khai thực hiện Nghị định 130/2020/NĐ-CP,
Tạp chí Thanh tra, số 02, tr.12
4
Cô sinh viên Nguyễn Phước Thiên Anh, sinh năm 1995, đang đi du học ở nước ngoài nhưng lại đứng tên sở
hữu một “biệt phủ” rộng vài nghìn mét vuông ở huyện Bình Chánh, TP.HCM. Tính đến thời điểm báo chí đề
cập năm 2017, cô này mới 22 tuổi. Vì thế dư luận không tin đó là tài sản của cô, đặc biệt khi cha cô là một
nguyên Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước hay dư luận từng bàn tán chuyện một cụ bà ở Hà Tĩnh 78 tuổi
vẫn đứng tên xây dựng cả một tòa lâu đài, xung quanh có cả hàng nghìn mét vuông hồ nuôi thủy sản, giá trị
hàng chục tỉ đồng. Nhưng nghi thì nghi vậy, đã có cơ quan nào tiến hành xác minh đến tận cùng khối tài sản
đó có liên quan gì đến những người thân của cụ! Xem thêm: Vân Thiêng, “Bốc thăm tìm tham nhũng: Sao
cán bộ không tự nguyện được kiểm tra?”, ngày 20/9/2022, https://vietnamnet.vn/boc-tham-tim-tham-nhung-
sao-can-bo-khong-tu-nguyen-duoc-kiem-tra-2061787.html, truy cập ngày 22/9/2022.

102
thêm các chủ thể có liên quan, vì vậy nếu mở rộng thì cần có giới hạn và chỉ áp
dụng đối với những chủ thể có chức vụ cao, có thẩm quyền tự quyết định trong hoạt
động quản lý nhà nước để tập trung nguồn lực tốt nhất cho việc kiểm soát, bảo đảm
hiệu quả, tránh tình trạng hình thức, không khả thi. Cụ thể, có thể bắt buộc người có
nghĩa vụ kê khai thêm đối tượng là “con đã thành niên” vì đây được xem là chủ thể
thuộc diện thân thiết nhất trong gia đình bên cạnh các đối tượng có liên quan mà
pháp luật phòng, chống tham nhũng đã liệt kê. Việc chỉ mở rộng thêm một chủ thể
không gây quá nhiều áp lực đến cơ quan kiểm soát, đồng thời, để tránh việc mở
rộng quá mức, cần xác định chỉ những đối tượng có nghĩa vụ kê khai giữ chức vụ từ
Giám đốc Sở và tương đương trở lên mới phải thực hiện kê khai thêm tài sản, thu
nhập của con đã thành niên. Không những vậy, một giải pháp nữa được đặt ra là đối
với chủ thể giữ chức vụ từ Giám đốc Sở và tương đương trở lên, cần ràng buộc đối
tượng này phải tiến hành kê khai tài sản, thu nhập trong thời gian liên tục 3 năm kể
từ khi đã về hưu. Điều 36 Luật PCTN năm 2018 chỉ xác định đối tượng kê khai là
những người còn đang đương chức mà chưa điều chỉnh đến các đối tượng đã về
hưu. Do vậy, quy định khi đã về hưu vẫn phải kê khai tài sản, thu nhập, ít nhất về
mặt hình thức, phần nào đó giảm thiểu và loại trừ được hiện tượng “khối tài sản, thu
nhập tuy được hình thành trong thời gian họ đang đảm nhiệm chức vụ, quyền hạn
nhưng bằng cách không trực tiếp đứng tên trong chứng nhận quyền sở hữu đối với
khối tài sản đó mà sẽ do một người nào khác có mối quan hệ thân thiết, đủ tin cậy
đứng tên chủ sở hữu tài sản và khi đến thời điểm thích hợp thì sẽ trả lại”5. Đây là
dấu mốc mà nhiều nước trên thế giới áp dụng việc kê khai nhằm kiểm soát dòng
tiền, nguồn thu nhập, tài sản của cán bộ, công chức khi hết tại vị6. Việc chỉ tập trung
vào nhóm đối tượng như trên có thuận lợi là không quá phân tán nguồn lực, bảo
đảm tính khả thi khi mở rộng ở mức độ vừa phải, và khi đã kiểm soát được nhóm
đối tượng này thì sẽ bảo đảm cho việc nhóm đối tượng có chức vụ thấp hơn, nhất là
công chức do người có chức vụ, quyền hạn quản lý trực tiếp không dám tham
nhũng. Về lâu dài, khi giải pháp này trở nên khả dĩ, có thể vận dụng đúng theo tinh
thần của Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí “Tiến tới tất cả đảng viên là
cán bộ, công chức đều phải kê khai tài sản, công bố trong chi bộ, cấp ủy và giải
trình nguồn gốc khi có yêu cầu”.

5
Phan Thị Lan Hương (2019), Hoàn thiện các quy định pháp luật về kiểm soát thu nhập, tài sản của người
có chức vụ, quyền hạn, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8 (384), tr. 35.
6
Đỗ Thu Huyền (2018), Thu hồi tài sản tham nhũng: kinh nghiệm quốc tế và những giá trị tham khảo cho
Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 20 (348), tr. 58.

103
2. Nội dung kê khai tài sản, thu nhập
Thứ nhất, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Luật PCTN năm 2018 thì
người có nghĩa vụ kê khai sẽ kê khai tài sản, thu nhập, trong đó có: “Kim khí quý,
đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000
đồng trở lên”. Quy định này sử dụng thuật ngữ “mỗi tài sản”, có nghĩa là trong các
loại tài sản được liệt kê, thì một trong các tài sản đó nếu có giá trị từ 50.000.000
đồng trở lên mới phải kê khai, ngược lại thì không phải kê khai. Điều này sẽ dẫn
đến nhận thức rằng mỗi tài sản ở đây được hiểu là từng tài sản độc lập, chứ không
phải tổng giá trị của từng loại tài sản, và càng không phải là tổng giá trị của các loại
tài sản thuộc điều khoản này. Tuy vậy, khi hướng dẫn chi tiết và triển khai thi hành
việc kê khai tài sản, thu nhập, quy định tại Phụ lục I của Nghị định 130/2020/NĐ-
CP lại hướng dẫn theo hướng “tổng giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên”. Như vậy,
nếu một người có vàng, kim cương và đá quý, mỗi tài sản này có giá trị 20.000.000
đồng thì không phải kê khai nếu vận dụng đúng quy định của Luật PCTN năm
2018. Một cách khác, nếu kê khai theo hướng dẫn của Nghị định 130/2020/NĐ-CP
thì tổng giá trị của các loại tài sản này trên 50.000.000 đồng nên phải tiến hành kê
khai. Điều này cũng lặp lại tương tự đối với “tài sản khác mà mỗi tài sản có giá trị
từ 50 triệu đồng trở lên” tại mục 7 trong phần II, Phụ lục I của Nghị định
130/2020/NĐ-CP. Song, đến khi hướng dẫn tại phần của B của Nghị định này tại
mục (24) và (25) thì xác định tài sản phải kê khai là “giá trị mỗi loại từ 50 triệu
đồng trở lên”. Như vậy, nếu người có nghĩa vụ kê khai có 2 chiếc xe Honda, mỗi
chiếc có giá trị 30.000.000 đồng thì không phải kê khai theo tinh thần của Luật
PCTN năm 2018 và mục 7 trong phần II, Phụ lục I của Nghị định 130/2020/NĐ-CP.
Song, nếu theo hướng dẫn của mục (24) và (25) trong phần B của Nghị định này thì
phải tiến hành kê khai vì 2 chiếc xe Honda này được xác định là sản phẩm cùng
loại, và gộp giá trị 2 chiếc xe lại với tư cách là sản phẩm cùng loại thì giá trị trên
50.000.000 đồng. Vì lẽ đó, để bảo đảm sự thống nhất trong việc kê khai, tránh sự
sai sót xuất phát từ quy định pháp luật còn chưa nhất quán, cần xem xét sửa đổi quy
định về vấn đề này cho rõ ràng, thống nhất để thực hiện.
Thứ hai, theo quy định của Luật PCTN năm 2018 thì người có nghĩa vụ kê
khai phải tiến hành kê khai: “tài sản và thu nhập”. Tuy vậy, quy định tại Điều 34
của Luật PCTN năm 2018 và quy định của Nghị định 130/2020/NĐ-CP đều không
đề cập đến tài sản được hình thành trong tương lai. Từ đó người có nghĩa vụ kê khai
cũng không cần phải kê khai đối với loại tài sản này. Trong khi đó, theo quy định
tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và

104
quyền tài sản; Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản
có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”. Điều này không
những thể hiện sự thiếu tương thích giữa pháp luật phòng, chống tham nhũng với
pháp luật dân sự là đạo luật gốc quy định về các loại tài sản, mà còn dẫn đến hệ quả
là các đối tượng có nghĩa vụ kê khai sẽ tìm cách “ẩn nấp” tài sản vào những tài sản
được hình thành trong tương lai, và đến khi họ không còn thuộc diện phải kê khai
nữa (về hưu, không còn là cán bộ, công chức…) thì tài sản đó mới được hình thành
và họ nghiễm nhiên là chủ sở hữu tài sản đó mà không cần phải kê khai, không cần
giải trình, chứng minh về nguồn gốc của tài sản. Chẳng hạn, đối với căn hộ chung
cư nằm trong dự án đã được phép mở bán ra công chúng, đây được xác định là tài
sản hình thành trong tương lai, công chức mua nhà thuộc diện dự án sẽ chia thành
các đợt thanh toán khác nhau. Dĩ nhiên, công chức đó phải sử dụng tiền là thu nhập,
lương của mình để thanh toán hoặc trường hợp xấu nhất là dùng tài sản bất minh để
thanh toán. Vậy, nếu không buộc công chức phải liệt kê việc thanh toán các đợt,
nguồn tiền đã được di chuyển đến đâu thì rất khó kiểm soát được tài sản, thu nhập
của họ. Điều này cũng tương tự đối với các dạng hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng trả
góp, hợp đồng bồi thường thiệt hại… Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành không buộc
người có nghĩa vụ kê khai phải tiến hành kê khai các khoản nợ, các khoản vay. Điều
này rõ ràng sẽ dẫn đến hệ quả việc khó kiểm soát được sự di chuyển, biến động của
dòng tiền trong tổng tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Chẳng hạn, khi không
liệt kê các khoản vay, khoản nợ của cán bộ, công chức, sẽ rất khó kiểm soát được
việc cán bộ, công chức sử dụng các khoản thu nhập, tài sản bất minh để chi trả cho
các khoản nợ, khoản vay này trong tương lai. Khi ràng buộc cán bộ, công chức phải
kê khai hạng mục này, điều quan trọng là cán bộ, công chức phải giải trình được tài
sản, thu nhập nào của cán bộ, công chức được sử dụng để chi trả cho các khoản vay,
khoản nợ, từ để bảo đảm được sự hài hòa, hợp lý của bản kê khai. Đặc biệt, pháp
luật hiện hành cũng không ràng buộc người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai các
khoản chi tiêu dùng hay chi đầu tư có giá trị lớn, song lại quy định người có nghĩa
vụ kê khai phải kê khai các khoản thu nhập, lợi nhuận từ các khoản đầu tư. Vậy nếu
không kê khai các khoản đầu tư, trước đó chưa có “chỉ dấu” của việc nguồn tiền
được “chảy” vào đâu, qua vài năm lại có hạng mục kê khai về khoản thu nhập từ
việc đầu tư thì thực sự rất bất nhất và gây khó khăn cho chủ thể xác minh, rà soát
bản kê khai của cán bộ, công chức. Điều quan trọng và ý nghĩa nhất của công tác
kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn là kịp thời phát hiện ra
điểm bất thường và nắm được “dòng tiền” của người có chức vụ quyền hạn, nhằm
sớm phát hiện, xử lý sai phạm, thu hồi tài sản bất minh chứ không phải là đợi đến

105
khi toàn bộ tài sản, thu nhập được hợp thức hóa rồi mới tiến hành xác minh, làm rõ.
Vì vậy, cần thiết phải bổ sung thêm hạng mục về tài sản được hình thành trong
tương lai trong bản kê khai tài sản, thu nhập. Đồng thời, các khoản nợ, khoản vay
hay các khoản chi tiêu dùng, khoản đầu tư có giá trị lớn cũng cần được bổ sung vào
nội dung kê khai. Đây là nội dung thể hiện rõ nhất biến động về tài sản, theo hướng
giảm đi, nhằm tạo cơ sở đối chiếu với các nội dung về hình thành tài sản, thu nhập
tăng lên. Về lý thuyết, “công chức có thể dùng thu nhập của mình để chi tiêu theo
cách không dẫn đến sự gia tăng đáng kể về tài sản của công chức đó (họ dùng thu
nhập trong kỳ để chi tiêu ngay trong kỳ kê khai đó) nên bản chất nó không thể hiện
trong các bản kê khai tài sản, thu nhập”7.Việc bắt buộc kê khai cả tài sản, thu nhập
và các khoản chi tiêu sẽ “bảo đảm giám sát được cả đầu vào và đầu ra của tài sản,
thu nhập, là cơ sở quan trọng cho việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức
vụ, quyền hạn”8.
3. Công khai bản kê khai tài sản, thu nhập
Điều 39 Luật PCTN năm 2018 quy định bản kê khai tài sản, thu nhập của
người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai trong cơ quan, tổ chức đơn vị nơi
người đó thường xuyên làm việc. Theo quy định tại Điều 11 Nghị định
130/2020/NĐ-CP thì việc công khai được thực hiện bằng một trong hai hình thức:
(i) công bố tại cuộc họp hoặc (ii) niêm yết bản kê khai tại trụ sở làm việc của cơ
quan, tổ chức, đơn vị. Phải khẳng định rằng bản kê khai chỉ là một kênh cung cấp
thông tin từ phía người khai. Để làm rõ tình trạng tài sản, thu nhập của người khai,
cần có một cơ chế đánh giá khách quan đối với nội dung bản kê khai với hai nghi
vấn: (i) Bản kê khai liệu đã đầy đủ những tài sản, thu nhập cần phải kê khai? (ii)
Các khai báo, giải trình về nguồn gốc tài sản, thu nhập liệu đã trung thực hay
chưa? “Kinh nghiệm của các nước tiên tiến cho thấy, để có được câu trả lời thoả
đáng cho hai câu hỏi ấy, trước hết cần phải tạo điều kiện để công chúng dễ dàng
tiếp cận, tham khảo các bản kê khai”9.Trong nhiều trường hợp, chính người dân,
báo chí là những nơi phát hiện, phản ánh đầy đủ những thông tin liên quan đến tài
sản, thu nhập ngoài tài sản, thu nhập đã kê khai của cán bộ, công chức. “Sự tiếp cận
của người dân đối với các thông tin được kê khai không những góp phần tăng
7
Hoàng Nam Hải, “Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong Luật Phòng, chống
tham nhũng năm 2018 và một số kiến nghị”, ngày 25/9/2020, http://www.issi.gov.vn/kiem-soat-tai-san-thu-
nhap-cua-nguoi-co-chuc-vu-quyen-han-trong-luat-phong-chong-tham-nhung-nam-2018-va-mot-so-kien-
nghi_t104c2716n3063tn.aspx, truy cập ngày 18/9/2022.
8
Hoàng Nam Hải (2017), Pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn và kiến
nghị sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 19 (347), tr. 32.
9
Nguyễn Ngọc Điện (2012), Hoàn thiện công cụ pháp lý phòng, chống tham nhũng: bảo đảm minh bạch tài
sản và thông tin, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 18 (226), tr. 40.

106
cường tính minh bạch nói chung của hệ thống mà còn là một chất xúc tác để cải
thiện hệ thống quản lý bản kê khai tài sản”10. Mặc dù có nhiều ý nghĩa như vậy, với
quy định trên, việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức
dường như vẫn mang tính nội bộ, việc báo chí hay người dân tiếp cận được bản kê
khai là điều không hề đơn giản và thuận tiện, thậm chí có thể nói là việc công khai
đôi lúc còn mang tính hình thức, “đóng cửa bảo nhau” là chính. Thêm vào đó, việc
lựa chọn một trong hai hình thức công khai, dẫn đến hiện tượng trên thực tế, “hầu
hết các cơ quan, đơn vị thực hiện bằng việc đọc lướt tại cuộc họp; rất ít cơ quan,
đơn vị niêm yết”11. “Hầu như không mấy nơi mà cơ quan, tổ chức, đơn vị đem cả
tệp bản kê khai ra đọc lần lượt từng bản của từng người tại cuộc họp, mà nếu có đọc
thì thông tin cũng trượt đi như “nước đổ lá môn”. Còn niêm yết tại trụ sở thì có nơi
này, nơi kia thực hiện nhưng không mấy ai biết.!”12. Đặc biệt, “người có nghĩa vụ
kê khai tài sản, thu nhập hằng năm đa số lại là những người giữ chức vụ người đứng
đầu trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập
của những người này tại cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể sẽ trở thành hình thức do
những mối quan hệ ràng buộc nhất định, rất hiếm khi cấp dưới tố cáo cấp trên kê
khai không trung thực”13. Tệ hơn, trong nhiều trường hợp, “người quản lý che giấu
hành vi vi phạm của nhân viên như một cách để che đậy hành vi vi phạm của chính
họ. Do đó, sự công khai như hiện nay gần như cản trở hiệu quả của hệ thống kiểm
soát tài sản thu nhập bởi sự hạn chế tiếp cận của công dân và xã hội đối với bản kê
khai”14. Việc phát hiện tham nhũng thông qua giám sát của xã hội đóng một vai trò
rất lớn, nếu không muốn nói là gần như then chốt. Thực tế, trong giai đoạn từ
1/6/2006 đến 31/8/2015, việc phát hiện tham nhũng từ các biện pháp nghiệp vụ của
ngành công an là 1.187 vụ (chiếm 26%); từ các nguồn khác như thanh tra, kiểm
toán, các cơ quan nhà nước là 733 vụ (chiếm 16%) và phát hiện từ nguồn tố giác,

10
Ngô Thu Trang, “Kê khai tài sản, thu nhập - Kinh nghiệm của một số quốc gia và vùng lãnh thổ là thành
viên của diễn đàn kinh tế châu Á Thái Bình Dương”, ngày 19/3/2018, http://www.issi.gov.vn/ke-khai-tai-san-
thu-nhap-kinh-nghiem-cua-mot-so-quoc-gia-va-vung-lanh-tho-la-thanh-vien-cua-dien-dan-kinh-te-chau-a-
thai-binh-duong_t104c2717n2573tn.aspx, truy cập ngày 18/9/2022.
11
Tuấn Minh, “Phòng, chống tham nhũng qua kiểm soát tài sản, thu nhập: Hiệu quả thấp”, ngày 27/02/2020,
http://baobacgiang.com.vn/bg/phap-luat/324027/phong-chong-tham-nhung-qua-kiem-soat-tai-san-thu-nhap-
hieu-qua-thap.html, truy cập ngày 16/9/2022.
12
Bùi Ngọc Thanh (2018), Hoàn thiện các chế tài để công khai, minh bạch tài sản và thu nhập, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 12 (364), tr. 38.
13
Hoàng Nam Hải, “Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong Luật Phòng, chống
tham nhũng năm 2018 và một số kiến nghị”, ngày 25/9/2020, http://www.issi.gov.vn/kiem-soat-tai-san-thu-
nhap-cua-nguoi-co-chuc-vu-quyen-han-trong-luat-phong-chong-tham-nhung-nam-2018-va-mot-so-kien-
nghi_t104c2716n3063tn.aspx, truy cập ngày 18/9/2022.
14
Ngô Thu Trang, “Một số nguyên nhân dẫn đến sự không hiệu quả của hệ thống kiểm soát tài sản, thu nhập
của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam”, ngày 02/11/2020, http://www.issi.gov.vn/mot-so-nguyen-
nhan-dan-den-su-khong-hieu-qua-cua-he-thong-kiem-soat-tai-san-thu-nhap-cua-nguoi-co-chuc-vu-quyen-
han-o-viet-nam_t104c2716n3100tn.aspx, truy cập ngày 15/9/2022.

107
tin báo về tội phạm là 2.628 vụ (chiếm 58%)15. Vì thế, pháp luật phòng, chống tham
nhũng cần có những điều chỉnh nhằm thúc đẩy việc công khai bản kê khai tài sản,
thu nhập một cách toàn diện và hữu hiệu hơn nữa, qua đó tranh thủ sự giám sát của
xã hội, tạo thêm nguồn lực đấu tranh với tham nhũng. Song, vấn đề đặt ra là việc
công khai được thực hiện theo hình thức nào thì phù hợp, thực hiện công khai bản
kê khai tài sản, thu nhập của toàn bộ đối tượng kê khai hay chỉ những đối tượng
nhất định và làm sao bảo đảm an toàn cho người công khai bản kê khai tài sản, thu
nhập trước những mặt trái của việc công khai thông tin (lợi dụng thông tin kê khai
để tố cáo sai, uy hiếp cán bộ, đe dọa đến an toàn cá nhân, an toàn về tài sản của
người kê khai). Thiết nghĩ, trong bối cảnh trước mắt, khi đối tượng kê khai chưa bắt
buộc phải kê khai bản điện tử (hiện nay chỉ kê khai bản giấy – đến sau năm 2023
mới thực hiện kê khai bản điện tử16), để bảm đảm nguồn lực thực hiện, có thể
chuyển hóa bản kê khai giấy thành bản điện tử và tiến hành công khai trên cổng
thông tin điện tử của chính quyền cấp tỉnh hoặc của cơ quan kiểm soát tài sản, thu
nhập. Cạnh đó, để giải pháp tỏ ra hữu hiệu và có lộ trình thích hợp, các chủ thể tiến
hành công khai theo hình thức này tạm thời chỉ bao gồm những đối tượng thuộc
diện xác minh ngẫu nhiên 10% theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định
130/2020/NĐ-CP và các đối tượng cần phải tiến hành xác minh tài sản, thu nhập
theo quy định tại Điều 41 Luật PCTN năm 2018. Khi đã có dữ liệu trên cổng thông
tin điện tử, công dân, báo chí có thể tiếp cận nội dung của bản kê khai nhưng vẫn
cần phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Cụ thể, công dân để tiếp cận được bản kê
khai cần truy cập vào trang thông tin điện tử với tài khoản được định danh rõ (xác
minh thông qua số điện thoại), điền đầy đủ các các nội dung cơ bản về nhân thân
vào đơn cam kết khi tiếp cận và cam kết đã nắm rõ các quy định về việc sử dụng
thông tin được cung cấp, sử dụng thông tin về bản kê khai tài sản vào những mục
đích hợp pháp. Đồng thời chịu trách nhiệm về việc sử dụng thông tin không đúng,
gây thiệt hại cho người kê khai tài sản. Về lâu dài, sau năm 2023, khi các đối tượng
kê khai đều phải kê khai bản kê khai điện tử, cần mở rộng việc công khai bản kê
khai áp dụng đối với toàn bộ các đối tượng có nghĩa vụ kê khai nhằm bảo đảm phát
huy vai trò của công dân và báo chí trong việc kịp thời phát hiện ra các tài sản bất
minh, hỗ trợ đắc lực để cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập hoàn thành được công
tác xác minh bản kê khai tài sản, thu nhập một cách thuận lợi, có hiệu quả. Dĩ

15
Đỗ Thu Huyền (2018), Quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức trong Luật Phòng,
chống tham nhũng sửa đổi: các quan điểm khác nhau và đề xuất lựa chọn, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số
11(363), tr. 60.
16
Xem thêm Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Đề án
“Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập”.

108
nhiên, vẫn có quan điểm cho rằng tài sản, thu nhập thuộc về bí mật đời tư của mỗi
cá nhân, việc công khai rộng rãi có thể xâm phạm bí mật đời tư, dẫn đến xâm phạm
quyền con người, quyền công dân đã được Hiến pháp quy định và bảo vệ; đồng thời
có thể gây khó khăn cho việc bảo đảm an toàn cho người có tài sản. Song, đứng
trước bối cảnh tình hình tham nhũng ngày một gia tăng một cách trầm trọng, tài sản
tham nhũng có giá trị ngày một lớn hơn như hiện nay17, chúng ta cần phải thể hiện
một quyết tâm chính trị mạnh mẽ và đủ lớn, phá vỡ những định kiến, lợi ích cá nhân
của các chủ thể thực thi công vụ để hướng đến lợi ích chung của toàn xã hội, bằng
cách công khai các bản kê khai tài sản, thu nhập. Chính nhân dân, báo chí là những
chủ thể nắm rất rõ về quan lộ, tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, từ đó, nếu
tiếp cận được bản kê khai, báo chí, người dân dễ dàng nhận thấy được điểm bất nhất
và sự không trung thực về bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Dẫn
ra một trường hợp để thấy được vai trò, sự hiểu rõ cán bộ, công chức của ta trong
lòng dân như thế nào đối với công tác phòng, chống tham nhũng:
“Hơn chục năm trước, có chuyện một vị lãnh đạo tỉnh đi tiếp xúc cử tri. Phần
trình bày của vị lãnh đạo rất hùng hồn về chống tham nhũng, tiêu cực. Nhưng có cử
tri hỏi ngay: “Tôi chỉ xin hỏi 1 câu thôi: đồng chí có mấy suất đất?”. Vị lãnh đạo
tỉnh bình tĩnh: Tôi có 2 suất đất, một suất đang ở, một suất mới góp tiền mua cho
con trai ra ở riêng. Người hỏi lắc đầu: đồng chí có ít nhất 4 suất đất, đều là đất 2
mặt đường và đều được mua theo giá rẻ. Nếu cần, tôi sẽ chỉ rõ từng lô. Nếu đồng
chí trả lời trung thực thì tôi tin. Nếu không, đồng chí nói chống tham nhũng hay
mấy, tôi nghe cũng chỉ để biết vậy!”18.
4. Xử lý tài sản, thu nhập kê khai không trung thực; tài sản, thu
nhập tăng thêm không giải trình được một cách hợp lý
Luật PCTN năm 2018 quy định chế tài xử lý được áp dụng đối với người có
hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản,
thu nhập tăng thêm không trung thực theo quy định tại Điều 51. Theo đó, tùy theo
tư cách, người kê khai không trung thực hoặc không giải trình được nguồn gốc sẽ
gánh chịu các hình thức xử lý tương ứng. Song, pháp luật phòng, chống tham nhũng

17
Theo báo cáo Chính phủ và như phản ánh trong dư luận, tội phạm tham nhũng vẫn còn gia tăng và diễn
biến phức tạp. Trong năm 2022, đã xử lý 637 vụ với 1.366 bị can phạm tội tham nhũng, tăng 107 vụ, 311 bị
can so với cùng kỳ năm trước. Xem thêm: Vy Anh, “Vì sao tội phạm tham nhũng vẫn còn gia tăng và diễn
biến phức tạp?”, ngày 15/9/2022, https://dangcongsan.vn/phap-luat/vi-sao-toi-pham-tham-nhung-van-con-
gia-tang-va-dien-bien-phuc-tap-619631.html, truy cập ngày 22/9/2022.
18
Nguyễn Quang Đồng, “Kê khai tài sản rồi đóng dấu mật thì để làm gì”, ngày 28/9/2016,
https://vietnamnet.vn/ke-khai-tai-san-roi-dong-dau-mat-thi-de-lam-gi-330185.html, truy cập ngày
19/9/2022.

109
hiện hành vẫn bỏ ngõ và tạo “khoảng trống” về mặt pháp lý nếu tài sản được kê
khai không trung thực hoặc tài sản, thu nhập tăng thêm mà không được giải trình
nguồn gốc rõ ràng thì sẽ xử lý như thế nào. Do vậy, điều này tạo nên sự lúng túng
của các chủ thể có thẩm quyền khi đối mặt với vấn đề này nếu hành vi này không
được kết án là hành vi của tội phạm tham nhũng, cũng không phải là các hành vi vi
phạm pháp luật khác (trốn thuế, buôn lậu…). Điều này được các vị đại biểu quốc
hội ví Luật PCTN năm 2018 như “hổ mà không có răng”, vì không thể xử lý, giải
quyết được vấn đề đến cùng, không thể hiện quyết tâm mạnh mẽ đối với hành vi bất
minh của quan chức liên quan đến các tài sản, thu nhập của họ. Đặc biệt, đặt trong
bối cảnh “tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng của Việt Nam trung bình chỉ khoảng 8%.
Tỷ lệ này đã tăng lên bình quân 32,04% giai đoạn 2013 - 2020. Đặc biệt, 80 nghìn
tỷ, tương ứng 53% là kết quả thu hồi được ở giai đoạn 2016 – 2021. Tuy có nhiều
cải thiện, nhưng kết quả này vẫn chưa phải là cao”19 càng cho thấy lỗ hổng này của
Luật PCTN năm 2018 là rất đáng quan ngại. Trước tình trạng như vậy, cần phải thể
hiện quan điểm cứng rắn đối với những tài sản, thu nhập bất minh của quan chức.
Cần thấy rằng, tài sản, thu nhập kê khai không trung thực hoặc tài sản, thu nhập
tăng thêm mà không được giải trình một cách hợp lý thì bị coi là tài sản bất hợp
pháp. Cần phân chia thành 2 trường hợp: Một là, trường hợp người phải kê khai
thực hiện việc kê khai không trung thực nhưng giải trình được nguồn gốc tài sản,
thu nhập một cách hợp pháp thì chỉ áp dụng các chế tài truy thu thuế đối với tài sản,
thu nhập chưa kê khai. Hai là, trường hợp kê khai không trung thực và không giải
trình được nguồn gốc của tài sản, thu nhập thì cần áp dụng biện pháp cương quyết
theo hướng tịch thu sung công quỹ. Dĩ nhiên, việc tịch thu tài sản như trên cũng
không thay thế hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự của chủ thể có hành vi tham nhũng
cũng như cấu thành của các hành vi vi phạm pháp luật tương ứng khác (trốn thuế,
buôn lậu, gian lận thương mại… mà có được tài sản, thu nhập). Chỉ khi nào đặt
trong một khung pháp lý đủ mạnh, vừa xử lý hành vi của cán bộ, công chức không
trung thực, vừa có giải pháp hữu hiệu đối với tài sản, thu nhập bất minh, quan chức
mới chùn bước, không dám tham nhũng và nhân dân mới có niềm tin vào công cuộc
phòng, chống tham nhũng.
Bên cạnh những giải pháp như trên, để thúc đẩy và tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ hơn nữa trong việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn,
thiết nghĩ rằng cần thực hiện đồng thời các giải pháp sau:

19
Nguyễn Thị Thu Nga, “Điểm nghẽn trong công tác thu hồi tài sản tham nhũng ở Việt Nam”, ngày
11/11/2021, http://www.issi.gov.vn/diem-nghen-trong-cong-tac-thu-hoi-tai-san-tham-nhung-o-viet-
nam_t104c2716n3264tn.aspx, truy cập ngày 15/9/2022.

110
Thứ nhất, để kiểm soát được dòng tiền của người có chức vụ, quyền hạn, cần
đặt ra nghĩa vụ của họ trong việc giao dịch không bằng tiền mặt. Hiện nay, quy định
tại Điều 29 Luật PCTN năm 2018 có xác định về thanh toán không dùng tiền mặt
nhưng quy phạm này mới chỉ tập trung vào việc quy định các khoản chi của cơ
quan nhà nước trong việc thanh toán các khoản thu, chi có giá trị lớn hay các khoản
chi trả lương, thưởng theo quy định của Nhà nước, chứ chưa có quy định hạn chế
việc dùng tiền mặt cho việc chi tiêu cá nhân của người có chức vụ, quyền hạn. Do
vậy, trước mắt, cần đặt ra quy định người chức vụ, quyền hạn khi thực hiện các giao
dịch (kể cả tiêu dùng cá nhân) có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên bắt buộc phải sử
dụng giao dịch qua ngân hàng. Về lâu dài, cần siết chặt việc kiểm soát tài sản, thu
nhập của người chức vụ, quyền hạn hơn nữa thông qua quy định mọi khoản chi cho
công chức từ ngân sách đều phải thực hiện thông qua phương thức chuyển khoản.
“Mỗi công chức có thể có nhiều tài khoản, nhưng phải có một tài khoản để nhận
mọi khoản thu nhập từ ngân sách. Làm như vậy, chúng ta dễ dàng có ngay một hình
dung đáng tin cậy về thu nhập của công chức nói chung và người có chức vụ, quyền
hạn nói riêng. Những khoản thu khác của công chức như tham gia kinh doanh, góp
vốn, mua đi bán lại bất động sản, cổ phiếu… sẽ được quản lý bằng cơ quan thuế
(thuế kinh doanh, thuế thu nhập…) và cơ quan quản lý khác. Chừng nào chúng ta
kiểm soát được nguồn thu nhập (đầu vào) thì mới có thể nói đến việc kiểm soát có
hiệu quả tài sản của người có chức vụ, quyền hạn”20. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn
thiện quy định về kết nối thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong theo
dõi biến động tài sản của người có chức vụ, quyền hạn; cần xây dựng cơ chế liên
thông thông tin giữa bản kê khai tài sản, thu nhập với bản kê khai thuế thu nhập cá
nhân, các giao dịch ngân hàng và các đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với
bất động sản, động sản phải đăng ký của người có chức vụ, quyền hạn. Chỉ khi theo
dõi được những biến động đó thì mới có thể thuận tiện hơn trong phát hiện các loại
tài sản, thu nhập tăng lên bất thường.
Thứ hai, gốc rễ của vấn đề không chỉ là kiểm soát tài sản, thu nhập, xử lý các
chủ thể có hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực và xử lý tài sản, thu
nhập bất minh mà là không để phát sinh tài sản bất minh, tài sản tham nhũng của
người có chức vụ, quyền hạn. Nói cách khác là phải làm sao mà cán bộ, công chức
không thể hình thành tài sản bất minh, tài sản tham nhũng. Điều tất yếu là phải kiểm
soát được quyền lực, giảm thiểu sự tha hóa, tiêu cực, biến chất khi thực hiện nhiệm

20
Đinh Văn Minh, “Kiểm soát tài sản của người có chức vụ, quyền hạn và 6 vấn đề cần được giải đáp”, ngày
19/3/2018, http://www.issi.gov.vn/kiem-soat-tai-san-cua-nguoi-co-chuc-vu-quyen-han-va-6-van-de-can-
duoc-giai-dap_t104c2716n2571tn.aspx, truy cập ngày 20/9/2022.

111
vụ, công vụ của cán bộ, công chức, bởi chính những điều đó là nguồn cơn của tài
sản bất minh. Chính vì vậy, cần có những giải pháp tổng thể, triệt giải cái gốc của
vấn đề mà từ đó hình thành tài sản bất minh như: không ngừng cắt giảm các thủ tục
hành chính, minh bạch, đơn giản và thuận tiện hóa thủ tục hành chính; xóa bỏ cơ
chế “xin-cho”, “giấy phép con”; cần điều chỉnh pháp luật kinh doanh, đầu tư, đấu
thấu theo hướng thuận tiện, công khai; không để tồn tại các quy định ở tầm Thông
tư, thậm chí là Công văn có hiệu lực pháp lý cao hơn Luật… Chỉ khi làm được
những điều đó, việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn tự
động đạt được kết quả như mong đợi, bởi lẽ vấn đề cốt lõi nhất dẫn đến tham nhũng
đã bị triệt tiêu.

112
NGHĨA VỤ KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP TRONG PHÁP LUẬT
PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Phạm Thị Phương Thảo


Tóm tắt: Kê khai tài sản, thu nhập là một nội dung quan trọng trong biện pháp
kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức,
đơn vị. Hoạt động này có ý nghĩa quan trọng trong công tác phòng ngừa tham
nhũng nếu được thực hiện một cách trung thực, triệt để trong thực tế. Việc thực hiện
nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong thời gian
qua ở nước ta vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định. Bài viết phân tích, đánh giá các
quy định về nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và đưa ra một số kiến nghị.
Từ khoá: kê khai, tài sản, thu nhập, tham nhũng
1. Đặt vấn đề
Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định về nghĩa vụ kê khai tài sản
thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Nội dung
này được cụ thể hoá bởi Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính
phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan,
tổ chức, đơn vị. Theo đó, “kê khai tài sản, thu nhập là việc ghi rõ ràng, đầy đủ,
chính xác các loại tài sản, thu nhập, biến động tài sản, thu nhập phải kê khai,
nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo Mẫu bản kê khai tài sản, thu
nhập”1. Với ý nghĩa này, kê khai tài sản, thu nhập là một hoạt động rất cần thiết và
quan trọng trong việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn
để biết rõ hiện trạng tài sản, thu nhập, sự biến động của tài sản, thu nhập, nguồn gốc
của tài sản, thu nhập tăng thêm... của những người có nghĩa vụ kê khai nhằm phòng
ngừa tham nhũng. Các nghĩa vụ mà người có nghĩa vụ kê khai phải thực hiện trong
quá trình kê khai tài sản, thu nhập được cụ thể hoá trong các quy định pháp luật
hiện hành, là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực hiện nghĩa vụ kê khai. Tuy
nhiên, các quy định này vẫn có những hạn chế, bất cập nhất định trong quá trình
triển khai thực hiện, có khả năng ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện nghĩa vụ kê
khai, tài sản thu nhập của những người có chức vụ, quyền hạn ở các cơ quan, đơn
vị, tổ chức.


ThS, NCS. Giảng viên Khoa Luật Hành chính – Nhà nước, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
1
Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ.

113
2. Các nghĩa vụ khi kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền
hạn
2.1. Nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo phương thức và thời điểm
quy định
Điều 34 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định về những người
có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức dựa vào vị
trí công tác, chức vụ, quyền hạn. Đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập
khá rộng nên căn cứ vào vị trí công tác mà phương thức kê khai và thời điểm kê
khai tài sản, thu nhập có sự khác biệt.
Một là, “Cán bộ, công chức; Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội
nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp; Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và
tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà
nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp” thì có
nghĩa vụ kê khai lần đầu2 khi giữ các vị trí công tác này.
Hai là “Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng
nhân dân” thì có nghĩa vụ kê khai phục vụ công tác cán bộ, thời điểm kê khai được
thực hiện theo quy định của pháp luật bầu cử3.
Ba là, “Người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên; Các ngạch
công chức và chức danh: Chấp hành viên; Điều tra viên; Kế toán viên; Kiểm lâm
viên; Kiểm sát viên; Kiểm soát viên ngân hàng; Kiểm soát viên thị trường; Kiểm
toán viên; Kiểm tra viên của Đảng; Kiểm tra viên hải quan; Kiểm tra viên thuế;
Thanh tra viên; Thẩm phán; Những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ Phó
trưởng phòng và tương đương trở lên công tác trong một số lĩnh vực4; Người đại
diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp” thì có trách nhiệm kê khai hàng năm5
theo quy định pháp luật.
Như vậy, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Nghị định số
130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ xác định đối tượng có nghĩa vụ
kê khai tài sản, thu nhập rất rộng bao gồm cán bộ, công chức, sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, một số viên chức sự nghiệp và cả ứng cử viên trong cuộc bầu cử
Quốc hội, bầu cử Hội đồng nhân dân. Nói cách khác, việc kê khai tài sản, thu nhập
2
Khoản 1 Điều 36 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.
3
Điểm b khoản 4 Điều 36 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.
4
Quy định tại Phụ lục III được ban hành kèm theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của
Chính phủ.
5
Khoản 3 Điều 36 Luật Phòng chống tham nhũng và Điều 10 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày
30/10/2020 của Chính phủ.

114
không chỉ giới hạn trong những người có chức vụ cao, vị trí lãnh đạo quan trọng mà
còn bao gồm cả những người lần đầu được giao giữ các vị trí công tác, những chức
danh quan trọng ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức theo danh mục của Chính phủ. Cách
thức quy định đối tượng có nghĩa vụ kê khai rộng ở nước ta tương đồng với một số
nước khác trên thế giới. “Hungary, Litvia, Ba Lan yêu cầu tất cả công chức phải kê
khai. Đức, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy quy định chỉ có thành viên của Nghị viện,
Quốc hội (và có thể quy định cả Nội các) mới phải kê khai tài sản, thu nhập dựa
trên lý do có thể là do nhu cầu phải thúc đẩy trách nhiệm giải trình về chính trị và
công khai thông tin về ứng cử viên trong quá trình bầu cử”6. Có thể thấy, quy định
về đối tượng phải kê khai để có thể kiểm soát tài sản, thu nhập hướng đến việc
phòng ngừa tham nhũng có sự khác biệt ở các quốc gia khác nhau tuỳ thuộc vào thể
chể chính trị, truyền thống pháp lý, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể… của từng quốc
gia.
Việc xác định đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập gắn liền với các
phương thức và thời điểm kê khai (kê khai lần đầu, kê khai hàng năm, kê khai bổ
sung, kê khai phục vụ cho công tác cán bộ) như trong pháp luật về phòng chống
tham nhũng ở Việt Nam hiện nay nhìn chung là phù hợp với mục đích của việc kê
khai tài sản, thu nhập của những đối tượng này. Kê khai giúp xác định được số tài
sản, thu nhập, nguồn gốc của tài sản, thu nhập; sự biến động của tài sản, thu nhập để
có cơ sở so sánh, đối chiếu với tài sản, thu nhập trước đó, xem xét tính trung thực,
sự hợp lý của việc kê khai… nhằm phòng ngừa tham nhũng. Nghĩa vụ kê khai của
ứng cử viên bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân sẽ cơ sở để cử tri lựa chọn, đặt
niềm tin vào những đại biểu ưu tú, xứng đáng đại diện cho quyền lợi của cử tri. Tuy
nhiên, quy định này vẫn còn có những bất cập nhất định như “chưa quy định định rõ
cán bộ tương đương Giám đốc sở tại Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan, tổ chức do Thủ tướng Chính phủ quyết
định thành lập, doanh nghiệp nhà nước”7. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả việc
thực hiện nghĩa vụ kê khai.
2.2. Nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập của bản thân và người thân thích

6
Hoàng Nam Hải, Bất cập trong quy định và thực hiện việc kiểm soát thu nhập của người có chức vụ quyền
hạn theo Luật Phòng, chống tham nhũng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 19 (299), tháng 10/2015.
http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208499
7
Hà Thanh Quang, Hoàn thiện các quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp số 16 (440), tháng 8/2021.
http://www.lapphap.vn/Pages/TinTuc/210934/Hoan-thien-cac-quy-dinh-cua-phap-luat-ve-kiem-soat-tai-san--
thu-nhap.html

115
Người có nghĩa vụ kê khai tài sản thu nhập phải kê khai tài sản, thu nhập và
biến động tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên. Như
vậy, người có chức vụ, quyền hạn không chỉ có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập
của bản thân mà còn có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập của những người thân
thích bên cạnh bao gồm vợ hoặc chồng, con chưa thành niên của người có nghĩa vụ
kê khai. Quy định này mở rộng đối tượng kê khai khi không chỉ xác định trách
nhiệm đối với bản thân người có nghĩa vụ kê khai theo quy định, theo danh mục mà
còn mang tính phòng ngừa tham nhũng khi cả người thân của đối tượng có nghĩa vụ
kê khai cũng phải được kê khai.
Quy định này xuất phát từ thực tiễn ở nước ta, tài sản, thu nhập của những
người có chức vụ quyền hạn có thể được “trao” trên giấy tờ chứng nhận quyền sở
hữu cho người thân thích trong gia đình hoặc bạn bè không thuộc đối tượng đương
nhiên phải kê khai, công khai tài sản. Do đó, việc xác định nguồn gốc của tài sản rất
khó khăn và không có cơ sở để so sánh, đánh giá việc tăng thêm của tài sản, thu
nhập nếu có. Ở một số quốc gia trên thế giới, việc kê khai tài sản “không chỉ quy
định nghĩa vụ kê khai của công chức mà còn của những người liên quan đến công
chức (vợ, chồng, cha, mẹ, con cái…) như: Anbani, Belarus, Ka-zắc - stan…”8
Về thực tiễn, quy định này vẫn còn có những hạn chế nhất định vì người có
nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập có thể che giấu, kê khai không trung thục tài sản,
thu nhập bằng nhiều cách khác nhau như nhờ người thân thích, người quen đứng tên
sở hữu tài sản, thực hiện hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho giả tạo. Những người
này không chỉ bao gồm vợ, chồng hay con chưa thành niên của người đó… mà còn
có thể là những người thân thích khác như cha mẹ vợ hặc cha mẹ chồng, anh chị
em, con đã thành niên của người có nghĩa vụ kê khai hoặc cũng có thể là bạn bè
thân thiết, người chung sống như vợ chồng của người có nghĩa vụ kê khai. Việc
kiểm soát tính trung thực của hoạt động kê khai tài sản, thu nhập của người có chức
vụ khó được đảm bảo khi mà sự minh bạch tài sản của những người thân thích khác
ngoài những đối tượng luật định không được minh định.
Khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định chi tiết
về tài sản, thu nhập phải kê khai. Trên thực tế, có những tài sản, thu nhập có giá trị
cao nhưng không thuộc danh mục phải kê khai theo quy định như tranh ảnh có giá
trị cao, các bộ sưu tập, cây cảnh, hoa quý, đồ cổ, vật nuôi, quyền tài sản đối với

8
Hoàng Nam Hải, Bất cập trong quy định và thực hiện việc kiểm soát thu nhập của người có chức vụ quyền
hạn theo Luật Phòng, chống tham nhũng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 19 (299), tháng 10/2015.
http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208499

116
quyền sở hữu trí tuệ, tài sản hình thành trong tương lai… Ngoài ra, quy định “phải
kê khai cả tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai” sẽ là một bất cập nếu người có nghĩa
vụ kê khai thực hiện nghĩa vụ kê khai lần đầu nhưng không thuộc đối tượng kê khai
hằng năm, kê khai bổ sung hay kê khai phục vụ công tác cán bộ. Khi đó việc kê
khai tổng thu nhập giữa hai lần kê khai không mang nhiều ý nghĩa trong việc xác
định nguồn gốc tài sản, minh bạch thông tin về tài sản, thu nhập.
2.3. Nghĩa vụ kê khai biến động tài sản, thu nhập của bản thân, của người
thân thích
Người có nghĩa vụ kê khai tài sản thu nhập phải kê khai biến động tài sản, thu
nhập của mình, của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên. Với quy định này, việc kê
khai bổ sung mang tính bắt buộc trong trường hợp có biến động tài sản, thu nhập
trong năm có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên9. Nghĩa vụ kê khai biến động tài sản,
thu nhập có ý nghĩa trong việc xác định nguồn gốc tài sản, thu nhập làm cơ sở đối
chiếu phục vụ cho công tác phòng ngừa tham nhũng. Tuy nhiên, với quan niệm và
truyền thống Á Đông, tài sản, thu nhập thường được xem là vấn đề mang tính riêng
tư của các cá nhân trong xã hội, đặc biệt là những người có chức vụ, quyền hạn.
Vấn đề này mang tính “nhạy cảm”, riêng tư và cả tâm lý e ngại những phản ứng của
dư luận xã hội về mức độ giàu, nghèo của cán bộ, công chức, sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp….và đặc biệt là sự biến động của tài sản, thu nhập này qua các lần
kê khai.
2.4. Nghĩa vụ kê khai trung thực và giải trình trung thực về nguồn gốc tài
sản, thu nhập tăng thêm
Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập “phải kê khai trung thực về tài
sản, thu nhập và phải giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng
thêm”10. Với tính chất là một nội dung trong biện pháp phòng ngừa tham nhũng,
nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập chủ yếu dựa vào tinh thần, sự tự nguyện cũng như
ý thức của người có nghĩa vụ kê khai. Việc xác định tính trung thực trong giải trình
về nguồn gốc tài sản, thu nhập của vợ, chồng, con chưa thành niên của người có
nghĩa vụ kê khai không phải là một vấn đề đơn giản đối với cơ quan có thẩm quyền
kiểm soát tài sản, thu nhập. Pháp luật hiện nay cũng đang bỏ ngỏ hướng xử lý đối
với tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai phải giải trình về
nguồn gốc nhưng không thể giải trình hoặc giải trình không thoả mãn yêu cầu về
tính trung thực.
9
Khoản 2 Điều 36 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.
10
Khoản 2 Điều 33 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

117
2.5. Nghĩa vụ chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu
nhập
Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập phải “chịu trách nhiệm trước
pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập”11. Tuỳ thuộc vào phương thức kê khai,
tuỳ thuộc vào vị trí công tác mà việc xử lý hành vi kê kê khai tài sản, thu nhập
không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung
thực sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng
năm 2018.
Đối với “người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng
nhân dân” mà vi phạm thì bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử. Đối với
“người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ” mà vi
phạm thì không được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử vào chức vụ đã dự
kiến. Đối với những người có nghĩa vụ kê khai còn lại (không thuộc hai trường hợp
trên) mà vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng một
trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc
hoặc bãi nhiệm; nếu được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị
đưa ra khỏi danh sách quy hoạch; trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn
nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật.
Các hình thức xử lý này thể hiện rõ việc chịu trách nhiệm của người có nghĩa
vụ kê khai đối với tính trung thực của bản kê khai tài sản, thu nhập của mình. Các vi
phạm bị xử lý một cách trực tiếp và ảnh hưởng rất lớn đối với vị trí công tác, nhiệm
vụ, quyền hạn và cả sự nghiệp chính trị của bản thân người có nghĩa vụ kê khai tài
sản, thu nhập. Có thể nói, với cách thức xử lý mạnh mẽ này sẽ giúp cho việc minh
bạch thông tin, trung thực khi kê khai được đảm bảo hơn. Tuy nhiên, trên thực tế,
việc xử lý đối với vi phạm khi kê khai tài sản, thu nhập và giải trình nguồn gốc tài
sản, thu nhập tăng thêm còn rất hạn chế.
Kết quả tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005
phát hiện, xử lý kỷ luật 17 người kê khai tài sản không trung thực. Năm 2017, có 5
trường hợp vi phạm nghĩa vụ kê khai bị xử lý trong số 78 trường hợp được xác
minh (trong số 1.111.818 bản kê khai đã công khai). Năm 2018, số bản kê khai đã
công khai là 1.075.310 bản, có 46 người được xác minh và phát hiện 10 trường hợp

11
Khoản 2 Điều 33 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

118
vi phạm nghĩa vụ kê khai12. Trong 9 tháng đầu năm 2021 với tổng số 542.111 người
đã kê khai tài sản, thu nhập thì chỉ có 1 người bị kỷ luật do kê khai không trung
thực trong số 13.595 người được xác minh13.
Như vậy, nghĩa vụ kê khai tài sản thu nhập của những người có chức vụ,
quyền hạn trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức đã được theo quy định khá cụ thể. Kê
khai tài sản, thu nhập là một hoạt động quan trọng nhằm thể hiện tính minh bạch,
công khai của các cá nhân được trao quyền lực nhà nước nhằm mục đích phòng
ngừa tham nhũng. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện hoạt động kê khai vẫn có những
hạn chế nhất định xuất phát từ hạn chế của các quy định pháp luật về các nghĩa vụ
trong quá trình kê khai cần phải được hoàn thiện.
3. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định về nghĩa vụ kê khai tài sản,
thu nhập
Thứ nhất, cần bổ sung đối tượng mà người có nghĩa vụ phải kê khai tài sản,
thu nhập, kê khai biến động tài sản theo hướng mở rộng những người thân thích của
người có chức vụ, quyền hạn như cha, mẹ, anh chị em ruột của người có nghĩa vụ
kê khai, con đã thành niên, người sống chung như vợ chồng với người có nghĩa vụ
kê khai. Việc bổ sung này đặc biệt cần thiết đối với những người giữ những vị trí
công tác quan trọng, cao cấp trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức và có khả năng ảnh
hưởng trực tiếp đối với sự phát triển của nền kinh tế, chính trị và xã hội trong quá
trình thực hiện chức trách của mình.
Việc bổ sung này không chỉ tăng tính minh bạch thông tin về tài sản mà còn là
kênh thông tin để tạo dựng, củng cố niềm tin của người dân đối với sự trung thực,
tận tâm của các chức danh lãnh đạo, quản lý cao cấp. Điều này cũng khắc phục
được những hạn chế trong thực tiễn, hạn chế tình trạng tẩu tán tài sản tham nhũng
thông qua những người thân thích của những người này.
Thứ hai, cần bổ sung các tài sản mà người có nghĩa vụ phải kê khai tại Điều
35 của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 theo hướng mở rộng các loại tài
sản, thu nhập khác trong thực tế, tránh bỏ sót các loại tài sản có giá trị cao nhưng
không phải kê khai. Những tài sản có thể bổ sung vào danh mục kê khai như tài sản
hình thành trong tương lai, tài sản gắn liền với quyền sở hữu trí tuệ, vật nuôi, cây
cảnh, đồ cổ, tranh ảnh nghệ thuật…
12
Nguyễn Hoài Thịnh, Pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, Tạp chí
Quản lý Nhà nước, https://www.quanlynhanuoc.vn/2022/04/14/phap-luat-ve-kiem-soat-tai-san-thu-nhap-cua-
nguoi-co-chuc-vu-quyen-han/
13
Khắc Trường, Phải trung thực trong kê khai tài sản thu nhập, https://dangcongsan.vn/noi-hay-dung/phai-
trung-thuc-trong-ke-khai-tai-san-thu-nhap-bai-1-596587.html

119
Thứ ba, cần bổ sung nghĩa vụ cập nhật những biến động, thay đổi của tài sản
theo từng năm của bản thân và những người thân thích. Hoạt động này phải được
tiến hành hằng năm để người có nghĩa vụ kê khai xác định chính xác mình có thuộc
diện phải kê khai bổ sung hàng năm hay không và khắc phục bất cập của quy định
kê khai tổng thu nhập giữa hai lần kê khai.
Thứ tư, cần có các giải pháp cụ thể trong từng cơ quan, đơn vị, tổ chức đảm
bảo cho tính trung thực trong hoạt động kê khai. Trong đó, cần thiết tăng cường
công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quy định pháp luật về nghĩa vụ kê
khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, đơn vị, tổ
chức cũng như trách nhiệm pháp lý nếu vi phạm nghĩa vụ trung thực. Đây là công
tác, nhiệm vụ xuyên suốt có ý nghĩa trong quá trình thực hiện nghĩa vụ kê khai, giải
trình tài sản, thu nhập tăng them và là giải pháp quan trọng cho việc phòng ngừa
tham nhũng hiệu quả.
Ngoài ra, để nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền
hạn trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức được tuân thủ, thực hiện hiệu quả thì cần có
sự hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này trong mối tương quan với các
giải pháp khác trong cả hệ thống pháp luật. Trong đó, nghĩa vụ kê khai tài sản, thu
nhập cần gắn liền với việc công khai, minh bạch thông tin kê khai tài sản, thu nhập
của người có nghĩa vụ nhưng vẫn phải đảm bảo quyền riêng tư của họ. Hoàn thiện
quy định về nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập cũng phải được thực hiện trong quá
trình thay đổi phương thức thanh toán, minh bạch hoạt động chi tiêu phù hợp với
nền kinh tế số hiện nay. Theo đó, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, việc
kiểm soát chi tiêu thông qua hệ thống ngân hàng, kho bạc, cơ quan thuế, các nền
tảng kinh tế số cần được quy định mang tính bắt buộc. Nói cách khác, những biện
pháp về kinh tế cần được chú trọng để trở thành công cụ hữu hiệu ngăn ngừa vi
phạm nghĩa vụ kê khai, Song song đó, việc hoàn thiện, cải cách chế độ tiền lương
cho những người có nghĩa vụ kê khai phù hợp với nền kinh tế thị trường sẽ là một
biện pháp phòng ngừa tham nhũng quan trọng, căn cơ và cần thiết trong điều kiện
hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp năm 2013.
2. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

120
3. Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm
soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn
vị.
4. Giáo trình Lý luận và pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Nxb. Đại học
quốc gia Hà Nội, 2013.
5. Hoàng Nam Hải, Bất cập trong quy định và thực hiện việc kiểm soát thu
nhập của người có chức vụ quyền hạn theo Luật Phòng, chống tham nhũng, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp số 19 (299), tháng 10/2015.
7. Phạm Thị Huệ, Kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt đọng công vụ nhằm
phòng ngừa tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật,
2020.
6. Hà Thanh Quang, Hoàn thiện các quy định của pháp luật về kiểm soát tài
sản, thu nhập, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 16 (440), tháng 8/2021.
7. Nguyễn Hoài Thịnh, Pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có
chức vụ, quyền hạn, Tạp chí Quản lý Nhà nước.
8. Khắc Trường, Phải trung thực trong kê khai tài sản thu nhập,
https://dangcongsan.vn/

121
CĂN CỨ XÁC MINH TÀI SẢN, THU NHẬP THEO QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Nguyễn Hoàng Yến
Đặt vấn đề
Kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị là biện pháp quan trọng nhằm tăng cường tính minh bạch về tài sản,
thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, qua đó, phát hiện, xử lý kịp thời hành vi
tham nhũng. Để bảo đảm tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng trong việc kê khai tài sản,
thu nhập, pháp luật quy định về các trường hợp tài sản, thu nhập của người có nghĩa
vụ kê khai phải được xác minh. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 (Luật
PCTN) và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có nhiều quy định mới, tiến bộ về căn
cứ xác minh tài sản, thu nhập, tuy nhiên, các quy định này vẫn còn tại những hạn
chế nhất định cần hoàn thiện. Bài viết phân tích các quy định về căn cứ xác minh tài
sản, thu nhập và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện về căn cứ xác minh tài
sản, thu nhập trong pháp luật phòng, chống tham nhũng Việt Nam.
1. Căn cứ xác minh tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật phòng,
chống tham nhũng Việt Nam
Theo quy định tại Điều 41 Luật PCTN, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập
xác minh tài sản, thu nhập khi một trong các căn cứ sau đây: (i) Có dấu hiệu rõ ràng
về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực; (ii) Có biến động tăng về tài sản,
thu nhập từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền
trước đó mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc (iii)
Có tố cáo về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực và đủ điều kiện thụ lý
theo quy định của Luật Tố cáo; (iv) Thuộc trường hợp xác minh theo kế hoạch xác
minh tài sản, thu nhập hàng năm đối với người có nghĩa vụ kê khai được lựa chọn
ngẫu nhiên; (v) Có yêu cầu hoặc kiến nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có
thẩm quyền theo quy định tại Điều 42 của Luật này.

Thứ nhất, có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung
thực.
Việc kê khai tài sản, thu nhập có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa
tham nhũng. Vì thế, người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai trung thực về tài sản,
thu nhập. Trong trường hợp có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai tài sản, thu nhập
không trung thực, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có quyền tiến hành xác minh
tài sản, thu nhập.


ThS, NCS. Giảng viên Khoa Luật Hành chính – Nhà nước, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

122
Thứ hai, có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300.000.000 đồng trở lên
so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó mà người có nghĩa vụ kê
khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật PCTN, người có nghĩa vụ kê
khai, trừ trường hợp đã kê hàng năm theo khoản 3 Điều 36 của Luật này, phải kê
khai bổ sung khi có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ
300.000.000 đồng trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 của
năm có biến động về tài sản, thu nhập. Trong trường hợp có biến động tăng về tài
sản, thu nhập từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần
liền trước đó mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc,
Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập sẽ tiến hành xác minh tài sản, thu nhập.
Thứ ba, có tố cáo về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực và đủ
điều kiện thụ lý theo quy định của Luật Tố cáo.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật PCTN, người có nghĩa vụ kê khai
phải kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của
tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục quy định của Luật và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập. Trong trường hợp có tố cáo
về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực và đủ điều kiện thụ lý tố cáo theo
quy định của pháp luật về tố cáo, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập phải tiến hành
xác minh tài sản, thu nhập. Theo quy định tại Điều 29 Luật Tố cáo năm 2018, người
giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau đây: (i) Tố
cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này; (ii) Người tố cáo có đủ
năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải
có người đại diện theo quy định của pháp luật; (iii) Vụ việc thuộc thẩm quyền giải
quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo; (iv) Nội dung tố cáo có
cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ tư, thuộc trường hợp xác minh theo kế hoạch xác minh tài sản, thu
nhập hàng năm đối với người có nghĩa vụ kê khai được lựa chọn ngẫu nhiên.
Bên cạnh việc xác minh trên cơ sở có các dấu hiệu vi phạm, nhằm kiểm soát
hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức,
đơn vị, góp phần phòng ngừa tham nhũng, Luật PCTN đã quy định căn cứ xác minh
thuộc trường hợp xác minh theo kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hàng năm đối
với người có nghĩa vụ kê khai được lựa chọn ngẫu nhiên. Kế hoạch xác minh tài
sản, thu nhập hàng năm được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 130/2020/NĐ-CP
ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức
vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

123
Một là, về căn cứ xây dựng kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 130/2020/NĐ-CP, kế hoạch xác minh tài
sản, thu nhập hàng năm được xây dựng dựa trên 04 căn cứ sau đây (i) Tình hình
tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng ở các ngành, lĩnh vực và địa
phương; (ii) Các yêu cầu, chỉ đạo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong công
tác phòng, chống tham nhũng; (iii) Định hướng xây dựng kế hoạch xác minh do
Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước ngày 31 tháng 10 hằng năm; (iv) Khả
năng, điều kiện thực hiện các mục tiêu xác minh quy định tại Điều 15 của Nghị định
này.
Hai là, thẩm quyền xây dựng kế hoạch xác minh và thẩm quyền phê duyệt,
thực hiện kế hoạch xác minh
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 130/2020/NĐ-CP, “Căn cứ vào khoản 1
Điều này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ chỉ đạo cơ quan thanh tra xây dựng kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập
hàng năm; nơi không có cơ quan thanh tra thì chỉ đạo đơn vị phụ trách công tác tổ
chức cán bộ thực hiện”. Vì thế, thẩm quyền xây dựng kế hoạch xác minh hàng năm
thuộc về hai cơ quan là cơ quan thanh tra hoặc đơn vị phụ trách công tác tổ chức
cán bộ thực hiện.
Về thẩm quyền phê duyệt và thực hiện kế hoạch xác minh, theo quy định tại
Điều 15 Nghị định 130/NĐ-CP, trước ngày 31 tháng 01 hằng năm, người đứng đầu
Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập quy định tại khoản 1, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 30
của Luật PCTN phê duyệt nội dung và ban hành kế hoạch xác minh hàng năm;
Chánh thanh tra tỉnh ban hành kế hoạch xác minh hằng năm sau khi trình Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nội dung kế hoạch. Trong đó, kế hoạch xác minh
hằng năm của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập phải bảo đảm số cơ quan, tổ
chức, đơn vị được tiến hành xác minh tối thiểu bằng 20% số cơ quan, tổ chức, đơn
vị thuộc thẩm quyền kiểm soát của mình; riêng đối với Bộ Công an, Bộ Quốc
phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính phải bảo đảm tối thiểu bằng 10%. Trong thời
hạn 10 ngày kể từ ngày kế hoạch xác minh được ban hành. Cơ quan kiểm soát tài
sản, thu nhập tổ chức lựa chọn ngẫu nhiên người được xác minh. Việc lựa chọn
được thực hiện công khai bằng hình thức bốc thăm hoặc sử dụng phần mềm máy
tính. Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập mời đại diện Ủy ban kiểm tra Đảng và Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp dự và chứng kiến việc lựa chọn ngẫu
nhiên người được xác minh. Số lượng người được lựa chọn để xác minh ngẫu nhiên
phải bảo đảm tối thiểu 10% số người có nghĩa vụ kê khai hàng năm tại mỗi cơ quan,

124
tổ chức, đơn vị được xác minh, trong đó có ít nhất 01 người là người đứng đầu hoặc
cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Ba là, tiêu chí lựa chọn người được xác minh theo kế hoạch
Đây là nội dung quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch xác minh tài sản,
thu nhập và là một trong 5 căn cứ xác minh tài sản thu nhập. Theo quy định tại Điều
16 Nghị định 130/2020/NĐ-CP có 03 tiêu chí lựa chọn người được xác minh theo
kế hoạch như sau:
(i) Người có nghĩa vụ kê khai là đối tượng thuộc diện phải kê khai tài
sản, thu nhập hàng năm.
Theo khoản 3 Điều 36 Luật PCTN, những đối tượng phải kê khai thu nhập
hàng năm là những người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên và
người làm công tác cán bộ tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu
tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức đơn vị
theo quy định của Chính phủ. Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 130/2020/NĐ-
CP đó là các ngạch công chức và chức danh sau đây: Chấp hành viên, Điều tra viên,
Kế toán viên, Kiểm lâm viên, Kiểm sát viên, Kiểm soát viên ngân hàng, Kiểm soát
viên thị trường, Kiểm toán viên, Kiểm tra viên của Đảng, Kiểm tra viên hải quan,
Kiểm tra viên thuế, Thanh tra viên, Thẩm phán; Những người giữ chức vụ lãnh đạo,
quản lý từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác trong một số lĩnh vực
được xác định trong danh mục tại Phụ lục III được ban hành kèm theo Nghị định
này; người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
(ii) Người có nghĩa vụ kê khai chưa được xác minh về tài sản, thu nhập trong
thời gian 04 năm liền trước đó.
Nhằm bảo đảm việc xác minh được toàn diện, hạn chế sự trùng lắp, không bỏ
sót đối tượng xác minh, khoản 2 Điều 16 Nghị định 130/2020/NĐ-CP quy định
người có nghĩa vụ kê khai là người chưa được xác minh về tài sản, thu nhập trong
thời gian 04 năm liền trước đó.
(iii) Người có nghĩa vụ kê khai không thuộc một trong các trường hợp
sau: (a) người đang bị điều tra, truy tố, xét xử; (b) người đang điều trị bệnh hiểm
nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; (c) người đang học tập, công tác
ở nước ngoài 12 tháng trở lên. Như vậy, ngoài 3 đối tượng được đề cập này thì tất
cả các đối tượng khác đều nằm trong đối tượng được xác minh theo kế hoạch.
Thứ năm, có yêu cầu hoặc kiến nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
có thẩm quyền theo quy định tại Điều 42 của Luật PCTN.

125
Theo quy định tại Điều 42 của Luật PCTN, khi có một trong các căn cứ quy
định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 41 của Luật này hoặc khi xét thấy cần có
thêm thông tin để phục vụ cho công tác cán bộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây
có quyền yêu cầu hoặc kiến nghị Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập ra quyết định
xác minh tài sản, thu nhập:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được
Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bầu, phê chuẩn hoặc bổ nhiệm, người dự
kiến được bổ nhiệm Phó Tổng Kiểm toán nhà nước;
- Chủ tịch nước yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bổ nhiệm Phó
Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Phó Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bổ
nhiệm Thứ trưởng và chức vụ tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, người
đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, người dự kiến
được bầu hoặc đề nghị phê chuẩn chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh;
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu xác minh đối với người dự kiến
được bổ nhiệm Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân các cấp, Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bổ
nhiệm Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp, trừ trường
hợp quy định tại điểm b khoản này;
- Thường trực Hội đồng nhân dân yêu cầu xác minh đối với người dự kiến
được Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu
cầu xác minh đối với người dự kiến được bầu hoặc đề nghị phê chuẩn chức vụ Chủ
tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp;
- Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử hoặc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam yêu cầu xác minh đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử
đại biểu Hội đồng nhân dân;
- Cơ quan thường vụ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội yêu cầu
xác minh đối với người dự kiến được bầu tại đại hội của tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội;
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người có thẩm quyền quản lý
cán bộ đối với người có nghĩa vụ kê khai yêu cầu hoặc kiến nghị xác minh đối với

126
người có nghĩa vụ kê khai thuộc thẩm quyền quản lý, sử dụng trực tiếp của mình,
trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này.
- Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát
nhân dân, Tòa án nhân dân và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác có quyền yêu
cầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập nếu trong quá
trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án xét thấy cần
làm rõ về tài sản, thu nhập có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật.
2. Một số bất cập, hạn chế trong quy định về căn cứ xác minh tài sản,
thu nhập và kiến nghị hoàn thiện
Căn cứ xác minh tài sản, thu nhập là quy định quan trọng nhằm kiểm soát
hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. So với Luật PCTN năm
2005, Luật PCTN năm 2018 đã có những quy định mới, tiến bộ về căn cứ xác minh
tài sản, thu nhập. Các quy định trên có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng ngừa, phát
hiện và đẩy lùi tham nhũng ở Việt Nam. Tuy nhiên, quy định về căn cứ xác minh tài
sản, thu nhập theo quy định hiện hành vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập sau
đây:
Thứ nhất, về căn cứ “có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai tài sản, thu nhập
không trung thực”
Kê khai tài sản, thu nhập trung thực là nghĩa vụ của người có nghĩa vụ kê
khai tài sản, thu nhập. Trong trường hợp “Có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai tài
sản, thu nhập không trung thực”, Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập sẽ tiến hành
xác minh tài sản, thu nhập. Đây là căn cứ xác minh cần thiết nhằm nâng cao ý thức,
trách nhiệm của người có nghĩa vụ kê khai tài sản, tuy nhiên, nội dung “có dấu hiệu
rõ ràng” chưa được hướng dẫn cụ thể. Hạn chế trên không chỉ gây khó khăn cho cơ
quan có thẩm quyền xác minh khi xác định căn cứ xác minh mà còn có thể ảnh
hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng được xác minh. Ở một số quốc
gia trên thế giới, căn cứ này được xác định thông qua báo cáo về phân tích rủi ro.
Theo đó, những rủi ro có liên quan đến tài sản, thu nhập của đối tượng kê khai được
nhận diện trên cơ sở sử dụng chính những thông tin trong bản kê khai, trong hệ
thống dữ liệu cũng như những thông tin khác bên ngoài. Ngoài ra, dấu hiệu này còn
được xác định qua tài sản không giải thích được nguồn gốc1. Vì thế, để căn cứ này
có thể được thực hiện trên thực tế, pháp luật phòng, chống tham nhũng cần hướng

1
Đào Lệ Thu (Chủ nhiệm), Nghiên cứu so sánh pháp luật phòng, chống tham nhũng của một số quốc gia
châu Á đáp ứng yêu cầu sửa đổi những vấn đề trọng tâm của Luật Phòng, chống tham nhũng Việt Nam, Đề
tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr. 107,108.

127
dẫn cụ thể về tiêu chí xác định “Có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai tài sản, thu
nhập không trung thực”.
Thứ hai, về căn cứ “có tố cáo về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung
thực và đủ điều kiện thụ lý theo quy định của Luật Tố cáo”
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 41 của Luật PCTN, tố cáo về việc kê
khai tài sản, thu nhập không trung thực là một trong những căn cứ để Cơ quan kiểm
soát tài sản, thu nhập tiến hành xác minh tài sản, thu nhập. Đây cũng là căn cứ được
nhiều quốc gia quy định nhằm đề cao vai trò của xã hội trong việc phát hiện hành vi
kê khai tài sản, thu nhập không trung thực của người có chức vụ, quyền hạn trong
cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 41 của Luật PCTN, khi có tố cáo về
việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực và đủ điều kiện thụ lý theo quy định
của Luật Tố cáo, Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập sẽ tiến hành xác minh tài sản
thu nhập. Việc xác minh tài sản, thu nhập trong trường hợp này sẽ được thực hiện
theo quy định của pháp luật phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên hiện nay, theo
quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018, “Tố cáo là việc cá nhân theo
thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm: a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật
trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về
quản lý nhà nước trong các lĩnh vực”. Vì thế, hành vi người có chức vụ, quyền hạn
trong các cơ quan, tổ chức, cơ quan kê khai tài sản, thu nhập không trung thực có
thể là đối tượng bị tố cáo theo quy định của pháp luật tố cáo. Pháp luật tố cáo có
những quy định riêng về thẩm quyền giải quyết tố cáo, quy trình giải quyết tố cáo
cũng như quyền, nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo, người giải quyết tố
cáo…Trong đó, người tố cáo phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo2.
Trong trường hợp tố cáo sai sự thật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý
kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường
theo quy định của pháp luật3. Như vậy, tuy hoạt động xác minh tài sản, thu nhập
nhằm mục đích xác định tính trung thực trong bản kê khai tài sản, thu nhập của
người có chức vụ, quyền hạn, nhưng thủ tục tiến hành xác minh tài sản, thu nhập
không tương đồng với trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật
tố cáo. Mặc dù khoản 1 Điều 3 của Luật Tố cáo có quy định: “Tố cáo và giải quyết

2
Theo điểm c khoản 2 Điều 9 Luật Tố cáo năm 2018.
3
Theo quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 63 Luật Tố cáo năm 2018.

128
tố cáo được áp dụng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có
liên quan. Trường hợp luật khác có quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo khác với
quy định của Luật này thì áp dụng quy định của luật đó”. Thế nhưng, xác minh tài
sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật phòng,
chống tham nhũng không nhằm giải quyết tố cáo mà với mục đích làm rõ tính trung
thực, đầy đủ, rõ ràng của việc kê khai tài sản, thu nhập. Nội dung này được quy
định cụ thể trong kết luận xác minh tài sản, thu nhập4. Hoạt động xác minh tài sản,
thu nhập được thực hiện thông qua sự phát hiện của các cá nhân, tổ chức trong xã
hội là hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên, quy định cơ chế tố cáo trong căn cứ này vừa
giới hạn chủ thể có thể phát hiện hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực,
vừa không bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Hiện nay, bên cạnh quyền tố cáo, theo quy định tại của pháp luật hiện hành,
công dân có quyền kiến nghị, phản ánh. Đó là việc công dân cung cấp thông tin,
trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá
nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương,
đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã
hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó5. Vì thế, Luật PCTN
cần thay thế cụm từ “có tố cáo” bằng “có phản ánh”. Ngoài ra, Luật PCTN nên mở
rộng chủ thể có quyền phản ánh về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực
bao gồm cả cơ quan, tổ chức. Khi có phản ánh về việc kê khai tài sản, thu nhập
không trung thực, Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập tài sản, thu nhập sẽ tiến hành
xác minh tài sản, thu nhập khi có cơ sở để xác định việc kê khai tài sản, thu nhập
không trung thực. Để bảo đảm quyền phản ánh về việc kê khai tài sản, thu nhập
không trung thực, pháp luật cần quy định cụ thể về quy trình xử lý phản ánh của cá
nhân, cơ quan, tổ chức về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.

4
Theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật PCTN, kết luận xác minh tài sản, thu nhập bao gồm các nội dung
sau đây:
a) Tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của việc kê khai tài sản, thu nhập;
b) Tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm;
c) Kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Tố cáo năm 2018, kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung
chính sau đây:
a) Kết quả xác minh nội dung tố cáo;
b) Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật; xác định trách nhiệm của từng
cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo;
d) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng các
biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật;
đ) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp
cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5
Theo khoản 2 Điều 2 Luật Tiếp công dân năm 2013.

129
Thứ ba, về căn cứ “thuộc trường hợp xác minh theo kế hoạch xác minh tài
sản, thu nhập hàng năm đối với người có nghĩa vụ kê khai được lựa chọn ngẫu
nhiên”.
Một là, về thẩm quyền xây dựng kế hoạch xác minh
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 130/2020/NĐ-CP, thẩm quyền xây dựng
kế hoạch xác minh thuộc về cơ quan thanh tra và đơn vị phụ trách công tác tổ chức
cán bộ thực hiện theo sự chỉ đạo của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ. Kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hàng năm
được người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập quy định tại khoản 1, 3,
4, 5, 6, 7 và 8 Điều 30 của Luật Phòng, chống tham nhũng phê duyệt nội dung và
ban hành trước ngày 31 tháng 01 hằng năm. Chánh thanh tra tỉnh ban hành kế hoạch
xác minh hằng năm sau khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nội dung
kế hoạch. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 130/2020/NĐ-CP,
“Kế hoạch xác minh hàng năm của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập phải bảo
đảm số cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiến hành xác minh tối thiểu bằng 20% số cơ
quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền kiểm soát của mình; riêng đối với Bộ Công
an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính phải bảo đảm tối thiểu bằng
10%.”. Như vậy, Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập là chủ thể có thẩm quyền ban
hành kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hàng năm trên cơ sở kế hoạch xác minh
do cơ quan thanh tra hoặc đơn vị phụ trách công tác tổ chức cán bộ thực hiện theo
sự chỉ đạo của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 31 Luật PCTN, Cơ quan kiểm soát tài
sản, thu nhập thuộc nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau gắn với hệ thống quản lý và
phạm vi, lĩnh vực hoạt động của mình 6. Ngoài ra, phạm vi người có chức vụ, quyền

6
Theo quy định tại Điều 31 Luật Phòng, chống tham nhũng, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập bao gồm:
1. Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương
đương trở lên công tác tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, đơn vị
sự nghiệp công lập, cơ quan, tổ chức do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, doanh nghiệp nhà nước;
người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
2. Thanh tra tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan, tổ
chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương, trừ trường hợp
quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Phòng, chống tham nhũng.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ
kê khai công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Phòng, chống
tham nhũng.
4. Cơ quan giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác đại biểu kiểm soát tài sản, thu nhập của đại
biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và người có nghĩa vụ kê khai khác thuộc thẩm quyền quản lý cán bộ của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
5. Văn phòng Quốc hội kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan
thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 30 Luật
Phòng, chống tham nhũng.

130
hạn thuộc trường hợp kê khai tài sản, thu nhập hàng năm thuộc nhiều cơ quan, tổ
chức khác nhau. Quy định tại khoản 2 Điều 14 của Nghị định 130/2020/NĐ-CP về
chủ thể có thẩm quyền chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập
chỉ bao gồm Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ là chưa đầy đủ và không hợp lý. Nhằm bảo đảm tính thống nhất, tập
trung trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập, cần quy
định Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có thẩm quyền xây dựng và ban hành kế
hoạch xác minh tài sản, thu nhập.
Hai là, về tiêu chí lựa chọn người được xác minh theo kế hoạch
Tiêu chí lựa chọn người được xác minh theo kế hoạch được quy định tại Điều
16 Nghị định Nghị định 130/2020/NĐ-CP. Theo đó, việc lựa chọn người có nghĩa
vụ kê khai được xác minh theo kế hoạch hàng năm phải căn cứ vào các tiêu chí sau
đây: 1. Người có nghĩa vụ kê khai là đối tượng thuộc diện phải kê khai tài sản, thu
nhập hàng năm; 2. Người có nghĩa vụ kê khai chưa được xác minh về tài sản, thu
nhập trong thời gian 04 năm liền trước đó; 3.Người có nghĩa vụ kê khai không
thuộc một trong các trường hợp là người đang bị điều tra, truy tố, xét xử; người
đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; người
đang học tập, công tác ở nước ngoài từ 12 tháng trở lên. Trong đó, tiêu chí “Người
có nghĩa vụ kê khai chưa được xác minh về tài sản, thu nhập trong giời gian 04
năm liền trước đó” chưa được thể hiện rõ ràng. Có quan điểm cho rằng, đây là
nhóm đối tượng người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập tại Điều 34 Luật PCTN.
Đó là cán bộ, công chức; sĩ quan công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân,
quân nhân chuyên nghiệp; người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương
trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước; người ứng
cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân7. Tuy nhiên, chúng
tôi cho rằng, cách hiểu này chưa thật sự chính xác và hợp lý. Bởi lẽ, ba tiêu chí
được quy định tại Điều 16 của Nghị định 130/2020/NĐ-CP này phải được xem xét
một cách tổng thể. Người được chọn xác minh theo kế hoạch hàng năm phải đáp

6. Văn phòng Chủ tịch nước kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại Văn
phòng Chủ tịch nước.
6. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước kiểm soát tài sản, thu
nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà
nước.
7. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị
- xã hội kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác trong hệ thống cơ quan, tổ chức
đó.
7
Viện chiến lược và khoa học Thanh tra, Thực trạng quy định pháp luật về việc xây dựng kế hoạch xác minh
tài sản, thu nhập hàng năm của cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, http://thanhtra.binhduong.gov.vn/Chi-
tiet-tin-tuc/2/5208, truy cập ngày 24/9/2022.

131
ứng đủ ba tiêu chí theo quy định. Đây là căn cứ xác minh thuộc trường hợp xác
minh theo kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hàng năm nên việc xác minh ngẫu
nhiên dành cho đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập hàng năm. Việc xác minh
tài sản, thu nhập của các đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo Điều
34 của Luật PCTN được thực hiện khi có những căn cứ khác. Vì thế, nhằm bảo đảm
tính thống nhất trong việc áp dụng pháp luật, Điều 16 Nghị định 130/2020/NĐ-CP
cần được sửa đổi theo hướng việc chọn người được xác minh theo kế hoạch phải
đáp ứng đủ các tiêu chí theo quy định.
Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 16 Nghị định 130/2020/NĐ-CP, người có nghĩa
vụ kê khai không thuộc một trong các trường hợp là người đang bị điều tra, truy tố,
xét xử; người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác
nhận; người đang học tập, công tác ở nước ngoài từ 12 tháng trở lên. Xác minh tài
sản, thu nhập nhằm bảo đảm tính trung thực, chính xác của việc kê khai, từ đó nâng
cao trách nhiệm của người có nghĩa vụ kê khai, góp phần phòng ngừa tham nhũng.
Các trường hợp loại trừ được quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định
130/2020/NĐ-CP không phải là yếu tố khách quan dẫn đến việc kê khai tài sản, thu
nhập không trung thực. Quy định này có thể là “cơ hội” để một số đối tượng lẫn
tránh trách nhiệm khi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực. Chúng tôi cho
rằng, quy định này cần được xem xét bãi bỏ.
Xác minh tài sản, thu nhập là biện pháp quan trọng nhằm kiểm soát tài sản,
thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, tạo tính răn đe, nâng cao ý thức trách
nhiệm của người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập. Căn cứ xác minh là cơ sở để
chủ thể có thẩm quyền tiến hành xác minh tài sản, thu nhập, vì thế, quy định này có
tác động rất lớn đến hiệu quả của hoạt động kiểm soát tài sản, thu nhập nói riêng và
công tác phòng, chống tham nhũng nói chung. Mặc dù căn cứ xác minh tài sản, thu
nhập đã được Luật PCTN hiện hành quy định tương đối đầy đủ, hợp lý, tuy nhiên,
nhằm bảo đảm hoạt động phòng ngừa tham nhũng đạt hiệu quả, một số quy định về
căn cứ xác minh tài sản, thu nhập cần phải được hoàn thiện./.

132
BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH XỬ LÝ TÀI SẢN
THAM NHŨNG THEO LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG 2018

Nguyễn Thái Cường

Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Đặng Quang Huy


1. Tóm tắt
Hiện nay, theo Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI)1 về tình trạng tham nhũng thì
tham nhũng vẫn còn là một trong những vấn đề nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu.
Tính đến thời điểm tháng 01 năm 2021 vẫn có hơn 2/3 trong tổng số 180 quốc gia
và vùng lãnh thổ được đánh giá có chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) ở mức dưới
50 điểm trên thang điểm 1002. Nhìn nhận từ thực tiễn các quốc gia nói chung và
nước ta nói riêng, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong công tác phòng
chống tham nhũng thì vẫn còn tồn tại những điểm bất cập. Tại Việt Nam, Luật
Phòng, chống tham nhũng 2018 (Luật 2018) ra đời đã điều chỉnh tốt trong công tác
phòng chống, xử lý tham nhũng trong thời gian qua. Tuy nhiên, việc triển khai thi
hành hoạt động xử lý tài sản tham nhũng vẫn còn nhiều điểm hạn chế. Thực trạng
vấn đề tham nhũng không chỉ yêu cầu về việc phòng chống hay xử lý chủ thể có
hành vi tham nhũng mà cần phải quy định về xử lý phần tài sản do hành vi tham
nhũng gây ra do hậu quả tham nhũng mang lại là rất lớn, không chỉ tác động đến sự
ổn định của một quốc gia mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của nền kinh
tế. Trong phạm vi nghiên cứu của bài viết, nhóm tác giả tập trung phân tích những
quy định về tài sản tham nhũng và xử lý tài sản tham nhũng của Luật Phòng chống
tham nhũng năm 2018, đồng thời đưa ra đề xuất giải pháp hoàn thiện chế định này.
Từ khóa: Tài sản tham nhũng, xử lý tài sản tham nhũng.
Abstract: The Law on Corruption prevention in 2018 has made certain
achievements, contributing significantly to the prevention, combat, and handling of
corruption in recent years. However, the implementation and enforcement of the
handling of corrupt assets still have many limitations. In the article, the authors


Tiến sĩ, Giảng viên khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

Thạc sĩ, Giảng viên Khoa Luật Hành chính – Nhà nước, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh

Sinh viên lớp CLC45C, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
1
Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International viết tắt là TI) là một phong trào toàn cầu của xã
hội dân sự hoạt động trong lĩnh vực chống tham nhũng
2
Transparency International: Corruption Perceptions Index (CPI) https://www.transparency.org/en/cpi/2021

133
focus on clarifying the remaining limitations, and based on research and
comparison, the authors also propose some solutions to improve the regulations on
asset handling corruption.
Keywords: Corrupted assets; asset handling corruption.
2. Khái niệm “tài sản tham nhũng” và “xử lý tài sản tham nhũng”
2.1. Khái niệm “tài sản tham nhũng”
Hiện nay, khái niệm về tài sản có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo Đại từ điển
Tiếng Việt, “tài sản là của cải vật chất dùng để sàn xuất hoặc tiêu dùng”3, còn theo
Từ điển Luật học, “Tài sản là các vật có giá trị bằng tiền và là đối tượng của quyền
tài sản và các lợi ích vật chất khác”4. Ngoài ra, trong sách Thuật ngữ pháp lý giải
thích chi tiết hơn: “Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền
và các quyền về tài sản. Tài sản có hai loại: bất động sản và động sản”.5
Về mặt pháp lý, theo quy định của Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 thì “Tài sản
là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động
sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong
tương lai.
Cũng xuất phát từ quy định của góc độ pháp lý, theo Khoản 1 Điều 3 Luật
2018 thì “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng
chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Kết hợp giữa hai khái niệm tài sản và tham nhũng
tại Khoản 3 Điều 3 Luật 2018 quy định: “Tài sản tham nhũng là tài sản có được từ
tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng”.
Tuy nhiên, trên thực tế, khái niệm “Tài sản tham nhũng” ở Việt Nam còn có
nhiều cách hiểu khác nhau. Nếu nhìn nhận dưới góc độ quan hệ nhân quả thì có
quan điểm cho rằng tài sản tham nhũng là những tài sản có nguồn gốc phái sinh, là
kết quả của hành vi tham nhũng, là tài sản trực tiếp có được do hành vi tham nhũng
gây ra, bao gồm các loại tài sản có được từ hành vi tham nhũng nhưng đã được
người thực hiện hành vi tham nhũng và người khác hợp pháp hóa để đầu tư trực tiếp
vào sản xuất kinh doanh, biến “tiền bẩn” thành “tiền sạch” (gọi là rửa tiền), hay để
trả các khoản nợ, vay cũ tại các ngân hàng, các cơ quan, tổ chức, cá nhân; kể cả
dùng vào mục đích từ thiện như xây bệnh viện, trường học, đền thờ, miếu mạo,…6.

3
Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (2008), Đại từ điển Tiếng Việt, tr.1417
4
NXB. Từ điển Bách Khoa, NXB.Tư pháp Hà Nội (2006), Từ điển Luật học, tr.685
5
Nguyễn Mạnh Hùng, NXB. Chính trị quốc gia Hà Nội, Thuật ngữ pháp lý, tr.384
6
Vũ Công Giao, Vũ Thành Cự, Phạm Thị Yến, Thu hồi tài sản tham nhũng ở Việt Nam, Nghiên cứu lập pháp
(07), tr.16

134
Quan điểm thứ hai cho rằng, “Tài sản tham nhũng” là tài sản không trực tiếp có
được do thực hiện các hành vi bị xem là tội phạm tham nhũng mà có được do lợi
dụng chức vụ, quyền hạn hay lạm quyền trong khi thi hành công vụ để gây ảnh
hưởng đối với người khác; do giả mạo trong công tác; do đưa hối lộ, môi giới hối
lộ của người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức,
địa phương; do lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của nhà
nước….7
Như vậy có thể thấy rằng ở Việt Nam, khái niệm về tài sản tham nhũng vẫn
chưa rõ và hẹp hơn so với quy định của quốc tế. Cụ thể, theo Điểm d Điều 2 của
Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng (UNCAC)8, tài sản (tài sản
tham nhũng) được định nghĩa là “mọi loại tài sản, vật chất hay phi vật chất, động
sản hay bất động sản, hữu hình hay trừa tượng, và các văn bản pháp lý hay giấy tờ
chứng minh quyền sở hữu hoặc lợi ích đối với tài sản đó”. Ngoài ra, theo Điều 31
của UNCAC thì tài sản tham nhũng là “những tài sản có nguồn gốc từ tội phạm
được quy định theo Công ước này hoặc tài sản có giá trị tương đương với giá trị
của tài sản do phạm tội mà có” (khoản 1(a)) và “tài sản, trang thiết bị hay công cụ
khác được sử dụng hoặc sẽ được sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội theo quy
định của Công ước này” (khoản 1(b)). Bên cạnh đó, tại khoản 6 Điều 31 cũng quy
định tài sản tham nhũng là “thu nhập hoặc những lợi ích khác có được từ tài sản do
phạm tội mà có, từ tài sản được biến đổi hoặc chuyển đổi từ tài sản do phạm tội mà
có hoặc từ tài sản mà trong đó lẫn lộn một phần là tài sản do phạm tội mà có…”
Như vậy, theo các quy định này của UNCAC thì tài sản tham nhũng có thể là hữu
hình hoặc vô hình có được một cách trực tiếp từ hành vi tham nhũng, hoặc gián tiếp
thông qua hành vi rửa tiền tham nhũng.
Từ phân tích những quy định của Luật quốc tế nên chăng Luật 2018 sửa đổi
theo hướng phân định rạch ròi giữa tài sản trực tiếp có được từ hành vi tham nhũng
(tham ô, nhận hối lộ…) với tài sản có được từ hành vi tham nhũng nhưng không
trực tiếp (môi giới cho hành vi hối lộ).
2.2. Thực trạng xử lý tài sản tham nhũng, khái niệm “xử lý tài sản tham
nhũng”
Hiện nay, thực trạng vấn đề xử lý tài sản tham nhũng trên thực tiễn đã được
Báo cáo Hội nghị tổng kết 10 năm (giai đoạn 2006 – 2016) về vấn đề thực hiện Luật

7
Tlđd 9
8
https://www.unodc.org/unodc/en/corruption/tools_and_publications/UN-convention-against-
corruption.html

135
2018 ghi nhận, theo đó các lực lượng chức năng đã phát hiện gần 60.000 tỷ đồng và
400 ha đất do hành vi tham nhũng gây ra, song trên thực tế, số lượng tài sản được
xử lý, thu hồi chỉ đạt mức 7,82% số tiền và 54% số diện tích đất phải thu hồi. Trên
thực tế, số tài sản tham nhũng đã được tiến hành xử lý hàng năm so với số tài sản
thực tế cần phải xử lý cũng đạt tỷ lệ chưa cao. Điển hình như năm 2017, số tài sản
tham nhũng cần phải xử lý là 1.351 tỷ đồng, nhưng trên thực tế, số lượng thu hồi
chỉ đạt được 158,8 tỷ đồng, 314.000 USD, bốn căn nhà, một căn hộ chung cư9.
Điểm hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân lớn nhất vẫn
là do những quy phạm pháp luật có liên quan đến chế định xử lý tài sản tham nhũng
vẫn chưa được rõ ràng, còn tồn tại nhiều điểm bất hợp lý.
Về khái niệm “Xử lý tài sản tham nhũng”, xét ở khía cạnh ngôn ngữ học thì
cụm từ “xử lý” được hiểu là việc “xem xét, giải quyết một vụ việc nào đó”10. Mặt
khác, từ khái niệm “tài sản tham nhũng” đã được phân tích ở trên, có thể khẳng
định rằng “xử lý tài sản tham nhũng” được hiểu là việc xem xét, giải quyết các tài
sản có được từ hành vi tham nhũng. Hay nói cách khác, có thể nhìn nhận là việc thu
hồi, trả lại những tài sản bị hành vi tham nhũng chiếm hữu một cách bất hợp pháp
cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp của những tài sản đó.
Tại Điều 91 Luật 2018 có quy định hợp tác quốc tế về xử lý tài sản tham
nhũng là thu hồi tài sản tham nhũng trên cơ sở Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Việt Nam, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hợp tác với các cơ
quan có thẩm quyền của nước ngoài trong kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, tịch
thu hoặc thu hồi tài sản tham nhũng và trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu, người quản
lý hợp pháp. Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan trung ương về hợp tác quốc
tế thu hồi tài sản tham nhũng trong tố tụng hình sự; tiếp nhận, xử lý yêu cầu tương
trợ tư pháp hình sự của nước ngoài về thu hồi tài sản tham nhũng và đề nghị nước
ngoài thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự về thu hồi tài sản tham nhũng của
Việt Nam. Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan nhà nước
có liên quan, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối
hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong hợp tác quốc tế về thu hồi tài sản tham
nhũng.

9
Phạm Xuân Việt (2018), Thực trạng công tác thu hồi tài sản tham nhũng ở Việt Nam, nguyên nhân và một
số giải pháp, Tạp chí Nghề luật số (03), tr. 26
10
Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, tr. 1163

136
Bàn về quy định của pháp luật “xử lý tài sản tham nhũng” được quy định tại
Khoản 1 Điều 93 Luật 2018, theo đó: “Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả
lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp
luật” đối với thiệt hại phát sinh do hành vi tham nhũng gây ra. Đồng thời, Luật
2018 cũng ghi nhận tại Khoản 2 Điều 93: “Thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra
phải được khắc phục; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại phải bồi thường
theo quy định của pháp luật”. Từ những quy định này, có thể nhận thấy rằng chế
định về xử lý tài sản tham nhũng có những điểm bất cập sau:
Thứ nhất, bất cập trong khái niệm tài sản tham nhũng. Như đã phân tích trên,
do chưa có sự thống nhất về khái niệm tài sản tham nhũng nên việc phát hiện, điều
tra và xác định tài sản tham nhũng đã bị chiếm đoạt, cất giấu, hợp pháp hóa hoặc
việc điều tra, xác định thiệt hại do tội phạm về tham nhũng còn nhiều khó khăn.
Một trong những nguyên nhân là do sự khác biệt về ý chí của từng cơ quan điều tra
cụ thể dẫn đến việc xác minh các tài sản tham nhũng trong vụ án chưa được đầy đủ
so với thực tế11. Do đó, theo quan điểm của nhóm tác giả, trước hết cần phải có văn
bản hướng dẫn chi tiết về tài sản tham nhũng và những đặc điểm để nhận diện loại
tài sản này.
Thứ hai, về vấn đề khắc phục, bồi thường thiệt hại do hành vi tham nhũng gây
ra thì Luật 2018 quy địnhviệc khắc phục, bồi thường thiệt hại do hành vi tham
nhũng gây ra cũng được đồng thời quy định trong nội dung về xử lý tài sản tham
nhũng. Chế định xử lý tài sản tham nhũng tại Điều 93 Luật 2018 dường như chỉ
đóng vai trò định hướng áp dụng chứ chưa thật sự đi sâu vào những khía cạnh cụ
thể của việc xử lý tài sản tham nhũng. Luật Phòng 2018 dường như chỉ đóng vai trò
là “vẽ lên” nguyên tắc, thiếu những quy định thực thi cụ thể12.Theo quan điểm của
nhóm tác giả, cách quy định này là chưa hợp lý vì nếu xem xử lý tài sản tham
nhũng là việc thu hồi, trả lại những tài sản bị tham những cho chủ sở hữu, người
quản lý hợp pháp thì xử lý tài sản tham nhũng sẽ không bao hàm khắc phục, bồi
thường thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra do việc khắc phục, bồi thường thiệt
hại chỉ là một trong những hệ quả được phái sinh từ việc thực hiện hành vi tham
nhũng.. Hay nói cách khác, nghĩa vụ khắc phục, bồi thường thiệt hại chỉ là một
nghĩa vụ phụ, có thể có hoặc không có trong từng vụ việc cụ thể. Do đó, nên chăng

11
Trương Minh Mạnh, Đỗ Thành Trường (2015), Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản tham
nhũng, Tạp chí Kiểm sát (24).
12
Bùi Thị Minh Trang (2016), So sánh quy định vể xử lý tham nhũng trong pháp luật của một số quốc gia
châu Á và đề xuất sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng của Việt Nam, Nghiên cứu so sánh pháp luật
phòng, chống tham nhũng của một số quốc gia châu Á đáp ứng yêu cầu sửa đổi những vấn đề trọng tâm của
Luật Phòng, chống tham nhũng Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 178.

137
Luật 2018 cần quy định rõ về xử lý tài sản tham nhũng và khắc phục, bồi thường
thiệt hại do tham nhũng gây ra theo hướng quy định khắc phục, bồi thường thiệt hại
thành một chương riêng bao gồm xác định mức độ thiệt hại, trình tự thủ tục do các
chủ thể có thểm quyền tiến hành xử lý, thẩm quyền xử lý đối với các loại tài sản
trong lĩnh vực cụ thể là dân sự, hình sự, hành chính chứ không nên gộp vào Khoản
2 của Điều 93 về Xử lý tài sản tham nhũng.
Thứ ba, vấn đề khấu trừ chi phí cho việc xử lý tài sản tham nhũng. Luật 2018
chưa ghi nhận việc khấu trừ chi phí trong quá trình xử lý tài sản tham nhũng. Trên
thực tế, vấn đề các chủ thể thực hiện các hành vi, giao dịch nhằm tẩu tán, “hợp pháp
hóa” tài sản có được do hành vi tham nhũng ngày càng diễn biến theo hướng tinh
vi, khó phát hiện hơn, kéo theo việc xác minh, điều tra, xử lý những loại tài sản này
cũng ngày càng khó khăn, phức tạp hơn. Do vậy, theo quan điểm của nhóm tác giả,
Luật 2018 thiếu quy định về khấu trừ chi phí cũng là bất cập của xử lý tài sản tham
nhũng. Đối chiếu với Luật Quốc tế, theo Khoản 2 Điều 57 của Công ước về Chống
tham nhũng 2003 của Liên Hợp Quốc có quy định về việc khấu trừ chi phí thì
“Khấu trừ chi phí cho việc xử lý tài sản tham nhũng được áp dụng khi thích hợp, trừ
trường hợp các quốc gia thành viên quyết định khác, quốc gia được yêu cầu có thể
khấu trừ các chi phí hợp lý phát sinh trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử để
dẫn đến việc trả lại hay định đoạt tài sản bị tịch thu theo Điều này”. Từ quy định
này, mặc dù có một số điểm khác biệt ở khía cạnh chủ thể áp dụng13 nhưng có thể
làm cơ sở hoàn hiện pháp luật Việt Nam về xử lý tài sản tham nhũng.
Thứ tư, về quy trình xử lý tài sản tham nhũng, Luật 2018 chưa ghi nhận quy
trình xử lý tài sản tham nhũng. Theo quan điểm của nhóm tác giả, cần thiết ban
hành một quy trình xử lý tài sản tham nhũng để đảm bảo việc xử lý tài sản tham
nhũng được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả. Đối chiếu quy trình xử lý tài sản tham
nhũng của một số quốc gia trên thế giới, theo quy định của pháp luật Úc14 thì các
trường hợp, quy trình xử lý tài sản tham nhũng được quy định như sau: (i) điều tra
hành vi trái pháp luật và xác định tài sản; (ii) thu giữ tài sản thông qua lệnh của
Tòa án trong khi chờ đợi kết quả các thủ tục tố tụng pháp lý; (iii) tịch biên hoặc
tịch thu tài sản; (iv) tiến hành thanh lý tài sản đã bị tịch thu. Từ đó, Luật 2018 cần
thiết quy định về khám xét điện tử, thu thập thông tin từ các nguồn thông tin công

13
Công ước Phòng chống tham nhũng năm 2003 của Liên Hợp Quốc chủ yếu điều chỉnh quan hệ giữa các
chủ thể là quốc gia với nhau; còn Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 của Việt Nam thì điều chỉnh việc
xử lý tài sản tham nhũng dưới góc độ một chủ thể là cơ quan quyền lực nhà nước, chủ thể khác trong quan hệ
là một chủ thể thực hiện hành vi phạm tội
14
Kỳ Sơn (2016), Kinh nghiệm của Australia về thu hồi tài sản tham nhũng, Tạp chí Kiểm sát (02), tr. 58

138
cộng, nhân chứng, bảo quản tài sản, tố tụng tại Tòa án có thể tịch thu hình sự hoặc
tịch thu không dựa trên phán quyết của Tòa án, tìm kiếm bằng chứng chứng minh
mối quan hệ giữa tài sản và hành vi phạm tội hoặc chứng minh có được từ hành vi
phạm tội, thu hồi tài sản thông qua hình thức kết án, thu hồi tài sản thông qua hình
thức kết tội, thu hồi tài sản thông qua thủ tục hành chính, thu hồi tài sản thông qua
thủ tục dân sự.15 Tại Mục 6 Chương 2 Luật 2018 bổ sung quy trình tịch thu tài sản
đối với người có tài sản tăng lên bất thường và bị tình nghi có hành vi tham nhũng
hoặc liên quan tới tham nhũng không chứng minh được nguồn gốc tài sản.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật:
1. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2012;
2. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018;
3. Công ước Phòng, chống tham nhũng năm 2003 của Liên Hợp Quốc;
4. Đạo luật về Thu nhập từ hành vi phạm pháp năm 2002 của Australia.
Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (2008), Đại từ điển Tiếng Việt,
tr.1417
2. Vũ Công Giao, Vũ Thành Cự, Phạm Thị Yến, Thu hồi tài sản tham nhũng ở
Việt Nam, Nghiên cứu lập pháp (07), tr.16
3. Nguyễn Mạnh Hùng, NXB. Chính trị quốc gia Hà Nội, Thuật ngữ pháp lý,
tr.384
4. Trương Minh Mạnh, Đỗ Thành Trường (2015), Giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác thu hồi tài sản tham nhũng, Tạp chí Kiểm sát, số 24 (tháng 12/2015)
5. Nguyễn Minh Oanh (2019), Cách tính thiệt hại trong các vụ án tham nhũng
tại Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 29;
6. Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, tr. 1163
7. Lê Tiến Sinh (2021), Kinh nghiệm một số nước về thu hồi tài sản tham
nhũng, Tạp chí Kiểm sát (10), tr.57

15
Lê Tiến Sinh (2021), Kinh nghiệm một số nước về thu hồi tài sản tham nhũng, Tạp chí Kiểm sát (10), tr.57

139
8. Kỳ Sơn (2016), Kinh nghiệm của Australia về thu hồi tài sản tham nhũng,
Tạp chí Kiểm sát số 02/2016, tr. 58.
9. Bùi Thị Minh Trang (2016), So sánh quy định vể xử lý tham nhũng trong
pháp luật của một số quốc gia châu Á và đề xuất sửa đổi Luật Phòng, chống tham
nhũng của Việt Nam, Nghiên cứu so sánh pháp luật phòng, chống tham nhũng của
một số quốc gia châu Á đáp ứng yêu cầu sửa đổi những vấn đề trọng tâm của Luật
Phòng, chống tham nhũng Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 178.
10. NXB. Từ điển Bách Khoa, NXB.Tư pháp Hà Nội (2006), Từ điển Luật
học, tr.685
11. Phạm Xuân Việt (2018), Thực trạng công tác thu hồi tài sản tham nhũng ở
Việt Nam, nguyên nhân và một số giải pháp, Tạp chí Nghề luật số 03/2018, tr. 26;
12. “Transparency International: Corruption Perceptions Index (CPI)
https://www.transparency.org/en/cpi/2021.
13. Xem
https://www.unodc.org/unodc/en/corruption/tools_and_publications/UN-
convention-against-corruption.html

140
TRÁCH NHIỆM NÊU GƯƠNG CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN
TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Đặng Thị Thu Trang


1- Quy định của Đảng và pháp luật về trách nhiệm nêu gương của
cán bộ, đảng viên.
Tham nhũng hiện là vấn nạn tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Việc
làm rõ các vấn đề liên quan đến tham nhũng và tìm giải pháp phòng, chống là vấn
đề rất cấp bách. Mặc dù tham nhũng là vấn đề được đề cập ở nhiều diễn đàn và
nhiều văn bản khác nhau nhưng để nhận diện hiện tượng này trên thực tế thì cần có
một khái niệm thống nhất. Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 đã đưa ra khái
niệm:
“Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức
vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi” (khoản 1 Điều 3).
Như vậy, Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 đã chỉ ra chủ thể của hành vi là
những người có “chức vụ, quyền hạn”1 “đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt
được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng”2. Có thể thấy đây
là điểm đặt trưng của chủ thể tham nhũng vì khi có chức vụ, quyền hạn mà tư lợi thì
sẽ có xu hướng lạm dụng quyền lực, vị thế của mình để đạt được những lợi ích
không chính đáng. Nếu không có dấu hiệu này thì dù vụ lợi hay cụ thể là chiếm đoạt
tài sản sẽ không nằm trong nội hàm của khái niệm “tham nhũng”.
Do vậy, chỉ có những chủ thể ở vị trí lãnh đạo, có “chức vụ, quyền hạn” khi
thực hiện công vụ mới có khả năng thực hiện các hành vi tham nhũng. Ở nước ta,
Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội, hầu hết những
cá nhân giữ vị trí lãnh đạo trong các cơ quan của bộ máy nhà nước đều là đảng viên.
Điều này là cần thiết để đảm bảo tính thống nhất, hệ thống và nguyên tắc tập trung,


ThS. Giảng viên Khoa Luật Hành chính – Nhà nước, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
1
khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018: “2. Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ
nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không
hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực
hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân
đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an
trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ,
công vụ đó.”
2
khoản 7 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018

141
dân chủ. Tuy nhiên, để đảm bảo điều này và cán bộ, đảng viên không tham nhũng
thì trách nhiệm nêu gương là vấn đề cần được làm rõ và củng cố.
Trong thời gian vừa qua, một số hạn chế trong việc thực hiện trách nhiệm nêu
gương của người đứng đầu đã phần nào làm suy giảm niềm tin trong nhân dân đối
với đội ngũ lãnh đạo cũng như những cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái.
Những sai lầm, khuyết điểm đã và đang được nhận diện, xử lý nghiêm với nguyên
tắc không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Trong thời gian tới, trách nhiệm nêu
gương của người đứng đầu cần được tiếp tục đặt ra với những yêu cầu ngày càng
cao hơn. Xác định rõ vai trò của thực hiện trách nhiệm nêu gương của người đứng
đầu, trong bài nói chuyện tại phiên họp cuối năm của Hội đồng Chính phủ năm
1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “cán bộ lãnh đạo phải luôn luôn
gương mẫu về mọi mặt, phải nêu gương sáng về đạo đức cách mạng: cần kiệm liêm
chính, chí công vô tư”, “nếu chúng ta làm gương mẫu và biết lãnh đạo thì bất cứ
công việc gì khó khăn đến đâu cũng nhất định làm được.”3
Hiểu rõ được tầm quan trọng trong trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng
viên nên Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản để quy định cụ thể chủ chương này:
Quy định số 101-QĐ/TW ngày 7/6/2012 của Ban Bí thư “Về trách nhiệm nêu
gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”. Trong đó
nêu rõ “Mỗi cán bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam phải tích cực học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cán bộ có chức vụ càng cao, càng phải
gương mẫu”. Văn bản cũng xác định tiêu chí về đạo đức, lối sống, tác phong của
cán bộ, đảng viên: “đi đầu trong đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng,
lãng phí; sẵn sàng nhận và chịu trách nhiệm khi tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình
phụ trách xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và quyết tâm sửa chữa, khắc phục…
Kiên quyết không nhận quà biếu với động cơ vụ lợi dưới mọi hình thức; không để
cho người thân lợi dụng quyền hạn và ảnh hưởng của mình để trục lợi”.
Quy định 55-QĐ/TW ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị “Về một số việc cần
làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên” đã chỉ ra những
việc “nghiêm cấm” đối với cán bộ, đảng viên như việc lợi dụng ngày lễ, đại hội…
để “ăn uống, “tiệc tùng”, tặng, nhận quà, với động cơ vụ lợi”; “lợi dụng để “biếu
xén”, đưa tặng quà với động cơ vụ lợi, không trong sáng”; “các cấp ủy, tổ chức
đảng lãnh đạo làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; nêu cao tính tiên phong,
gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện Quy định của Bộ Chính
trị…”

3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG-ST, H.2011, Tr.223- dẫn theo https://nhandan.vn/tang-cuong-
trach-nhiem-neu-guong-cua-nguoi-dung-dau-post712007.html

142
Quy định số 08-QĐ/TW ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương
“Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính
trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương” đã nêu ra những vấn
đề mà các lãnh đạo đảng phải gương mẫu, đi đầu thực hiện. Bên cạnh đó cần
nghiêm khắc với bản thân và đặc biệt kiên quyết chống “tham nhũng, hối lộ dưới
mọi hình thức”, “để vợ(chồng), bố, mẹ, con, anh chị em ruột lợi dụng chức vụ,
quyền hạn, uy tín của mình để vụ lợi. Để vợ(chồng), con đẻ, con nuôi sống xa hoa,
phô trương, lãng phí hoặc xa vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật”…
Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng ban hành Quy định số 205-QĐ/TW
ngày 23 tháng 09 năm 2019 về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và
chống chạy chức, chạy quyền để kịp thời phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong khâu tổ chức cán bộ có thể dẫn tới tham nhũng.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã tham gia Công ước của Liên Hợp quốc về
Chống tham nhũng. Trong đó không quy định một cách cụ thể về trách nhiệm nêu
gương của người lãnh đạo nhưng đề cập một số vấn đề có liên quan như ghi nhận
về “sự cần thiết phải bảo đảm sự liêm chính và khuyến khích việc xây dựng văn hóa
chống tham nhũng”, “chế độ này thúc đẩy các chương trình giáo dục và đào tạo
công chức nhằm giúp họ đáp ứng được những yêu cầu về tính chính xác, sự chính
trực và đúng đắn khi thực hiện chức năng công, đồng thời có khóa đào tạo chuyên
sâu và phù hợp nhằm tăng cường nhận thức của công chức về nguy cơ tham nhũng
thường gắn với việc thực thi nhiệm vụ của mình. Những chương trình đào tạo này
có thể đề cập đến những quy tắc và chuẩn mực xử sự ở những lĩnh vực liên quan.”
Từ những chỉ đạo của Đảng và sự tận tâm trong việc thực hiện các cam kết
quốc tế thì nhà nước ta đã ban hành Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018,
trong đó quy định tại mục 3 về việc thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ,
quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đồng thời, Chương IV quy định chế độ
trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham
nhũng4.

4
“Điều 20. Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn
1. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ và
trong quan hệ xã hội phải thực hiện quy tắc ứng xử, bao gồm các chuẩn mực xử sự là những việc phải làm
hoặc không được làm phù hợp với pháp luật và đặc thù nghề nghiệp nhằm bảo đảm liêm chính, trách nhiệm,
đạo đức công vụ.
2. …”
Điều 70. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng
1. Chỉ đạo việc thực hiện các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này.
2. Gương mẫu, liêm khiết; chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, quy
tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc đạo đức kinh doanh.
3. Chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách theo
quy định tại Điều 72 và Điều 73 của Luật này.

143
Như vậy, từ những chỉ đạo trong văn kiện của Đảng và chính sách pháp luật
của nhà nước có thể thấy vai trò quan trọng của việc thực hiện trách nhiệm nêu
gương của cán bộ, đảng viên trong vấn đề phòng, chống tham nhũng. Qua đó có thể
thấy, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên được thể hiện thông qua các
hoạt động sau:
Thực hiện các quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn một cách
nghiêm túc, mẫu mực. Qua việc thực hiện các chuẩn mực trong quy tắc ứng xử sẽ
thấy được sự tích cực trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức công vụ, luôn giữ
mình trong sạch từ đó có thể “miễn nhiệm” với tham nhũng. Đồng thời là tấm
gương lan tỏa trong cộng đồng để mọi người cùng học tập, noi theo.
Phát hiện và báo cáo về các dấu hiệu cũng như những hành vi tham nhũng của
cấp dưới cũng như đơn vị mình quản lý. Đối với người làm công tác lãnh đạo và
quản lý thì trách nhiệm nêu gương cũng thể hiện rõ qua việc sâu sát với công việc
thuộc về trách nhiệm của mình và quản lý việc thực hiện công vụ đã giao cho cấp
dưới. Bởi lẽ việc buông lỏng quản lý có thể gây ra hệ quả khôn lường, dẫn tới tham
nhũng.
Chấp hành các quyết định về chuyển đổi vị trí công tác, luân chuyển cán bộ.
Tiếp nhận và giải quyết những phản ánh, báo cáo về các hành vi có dấu hiệu
tham nhũng một cách nhanh chóng, kịp thời.
Có trách nhiệm kê khai minh bạch về tài sản, thu nhập. Việc kê khai, kiểm
soát tài sản, thu nhập định kỳ hàng năm sẽ minh chứng được sự trong sạch của cán
bộ, đảng viên, giúp củng cố niềm tin của quần chúng vào vị thế và vai trò của người
lãnh đạo. Điều này cũng giúp phát hiện dấu hiệu sớm của tham nhũng.
Thường xuyên tổ chức tự kiểm tra trong đơn vị mình quản lý.
Sẵn sàng chịu trách nhiệm về việc để xảy ra vụ việc tham nhũng trong cơ
quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
Xử lý nghiêm minh các vụ việc tham nhũng, không vị thân, không bỏ lọt.
Đề xuất các sáng kiến, giải pháp hữu hiệu để phòng, chống tham nhũng.
2- Kinh nghiệm của một số quốc gia thực hiện trách nhiệm nêu
gương của lãnh đạo trong vấn đề phòng, chống tham nhũng.
Hiện nay có nhiều quốc gia đã đạt được những kết quả khả quan và đứng thứ
hạng cao trong xếp hạng các quốc gia phòng, chống tham nhũng. Việc đấu tranh
chống tham nhũng đạt được hiệu quả cần thực hiện kết hợp nhiều giải pháp khác
nhau và đòi hỏi sự đồng bộ, quyết tâm của cả hệ thống. Trong đó việc thực hiện
trách nhiệm nêu gương được xem là vấn đề then chốt hàng đầu để đạt được mục
tiêu đẩy lùi tham nhũng.

144
Singapore là một trong các quốc gia luôn đứng thứ hạng cao trong phòng,
chống tham nhũng. Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ chức
Minh bạch Quốc tế năm 2020, Singapore đạt 85 điểm, đứng thứ 03/180 quốc gia,
vùng lãnh thổ và trong nhiều năm qua, Singapore luôn đạt thứ hạng cao trong bảng
xếp hạng này. Thành công trong công tác phòng, chống tham nhũng ở Singapore
còn phải kể đến hàng loạt các công cụ chính sách có liên quan như việc xây dựng
bộ máy hành chính gọn nhẹ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát huy thế mạnh của
chính phủ điện tử; duy trì chính sách tiền lương hợp lý; có chính sách tuyển chọn
cán bộ dựa trên 3 tiêu chí: năng lực, liêm khiết và toàn tài; xây dựng chuẩn mực,
văn hóa minh bạch, bài trừ tham nhũng trong toàn xã hội…5
Nước này đã tạo dựng một nền văn hóa “phi tham nhũng” mà ở đó công chức
“không thể tham nhũng, không dám tham nhũng và không muốn tham nhũng”. Nếu
sau khi nghỉ hưu, công chức nhà nước tiếp tục làm việc trong lĩnh vực có liên quan
đến hoạt động công vụ của họ trong vòng 5 năm trước khi nghỉ việc, họ phải báo
cáo rõ ràng và minh bạch về công việc đó với cơ quan trước khi rời nhiệm sở. Cơ
quan quản lý cấp trên cấm các công chức sau khi nghỉ hưu làm việc trong các lĩnh
vực có nguy cơ gây thiệt hại đối với lợi ích công vụ mà họ từng đảm nhiệm trước
đó. Ngoài ra, quyết tâm tiêu diệt tham nhũng của Singapore cũng mang dấu ấn của
các nhà lãnh đạo chính trị, “những người đã tự đặt mình làm gương cho công chức,
từ bỏ các mối quan hệ kinh tế, thể hiện đạo đức công vụ cao, tránh bất kỳ những
hành vi nào có thể hiểu là lạm dụng chức vụ và không khoan nhượng đối với những
hành vi tham nhũng”, từ đó tạo ra bầu không khí trung thức và liêm chính6.
Ở Singapore, nếu chức vụ càng cao mà tham nhũng thì bị xử phạt càng nặng.
Không có những “vùng cấm” đối với vấn đề tham nhũng, nhiều lãnh đạo cấp cao,
thậm chí đã từng có công trong việc tái thiết đất nước thời thủ tướng Lý Quang
Diệu cũng bị xử lý theo quy định.
Đặc biệt, một biện pháp rất lợi hại được Singapore sử dụng khiến cán bộ
không dám tham nhũng, đó là hàng tháng, lương công chức được trích một phần
theo tỷ lệ quy định để gửi vào Quỹ dự phòng trung ương, mức khởi đầu là 5%, tăng
dần theo tỷ lệ tăng lương, chức vụ càng cao thì tỷ lệ càng lớn, có thể lên tới vài chục
phần trăm. Khi nghỉ hưu họ được lĩnh số tiền đó. Nếu phạm tội tham nhũng, số tiền
đó bị trưng thu7. Bởi vậy mà cán bộ, công chức luôn cố gắng giữ mình không chỉ vì

5
http://www.issi.gov.vn/mo-hinh-co-quan-chuyen-trach-chong-tham-nhung-cua-singapore-va-kinh-nghiem-
doi-voi-viet-nam_t164c2717n3210tn.aspx?currentpage=1
6
https://luatminhkhue.vn/hoc-hoi-kinh-nghiem-ve-phong-chong-tham-nhung-cua-cac-quoc-gia-tren-the-
gioi.aspx
7
https://vietnamnet.vn/chong-tham-nhung-o-nuoc-luong-thu-tuong-cao-nhat-the-gioi-796793.html

145
danh dự, phẩm giá và trách nhiệm mà còn cả lương bổng mà họ xứng đáng được
nhận vì điều đó.
Chính vì rất xem trọng phẩm giá và sự gương mẫu của nhà lãnh đạo nên
Singapore chú trọng sàng lọc để loại bỏ cán bộ tham nhũng, yếu kém. Hàng năm,
công chức được đánh giá toàn diện để xếp loại và xem xét triển vọng nghề nghiệp.
Mỗi năm, nước này có khoảng 5% công chức không đáp ứng được yêu cầu, phải rời
vị trí. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu vào được xem là biện pháp quan trọng
trong chống tham nhũng. Thực tế cho thấy việc tuyển chọn lãnh đạo đất nước và
công chức, nhất là công chức hành chính được thực hiện kỹ lưỡng. Các ứng viên
đều được Cục Điều tra tham nhũng đánh giá để đảm bảo chỉ những ứng viên trong
sạch được tuyển vào bộ máy công quyền8.
Có thể thấy Singapore thực hiện khá triệt để vấn đề nêu gương của người lãnh
đạo và điều này được thể hiện thành quan điểm, trở thành nguyên tắc hoạt động của
nền công vụ, nguyên lý vận hành của hệ thống chính trị, xã hội. Do vậy mà nước
này đã tuyển được những người vừa có tài, vừa có đức, là tấm gương sáng, là đầu
tầu mạnh mẽ cho sự phát triển của đất nước.
Tại Pháp, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của công chức cũng rất được đề cao.
Lịch sử Pháp cho thấy sự hình thành của quy tắc ứng xử đạo đức công
vụ. Năm 1254, sắc lệnh của Saint Louis về "cải cách chính quyền và cảnh sát vương
quốc" đã đề ra nguyên tắc liêm chính bằng cách yêu cầu các quan chức công quyền
thề "rằng họ sẽ không tự mình hoặc người thân của mình nhận: vàng, tiền, lợi ích
gián tiếp hay bất cứ thứ gì khác ngoại trừ trái cây, bánh mì hoặc rượu có giá trị
không vượt quá mười xu”. Sắc lệnh cũng yêu cầu các quan chức phải vô tư trong
việc ra quyết định mà không phân biệt người giàu hay người nghèo.
Tuy nhiên khái niệm Quy tắc đạo đức ứng xử không được dùng trong pháp
luật sau đó, do rất khó để diễn đạt hàm nghĩa của từ này, dẫu rằng trong các quy chế
công chức đều nói đến những nghĩa vụ ứng xử nhất định – thay vào đó luật thường
dùng các thuật ngữ như tinh thần trách nhiệm cao (le sentiment des hauts devoirs);
hoặc nghĩa vụ, bổn phận của công chức (les obligations) trong đạo luật ngày
13 tháng 7 năm 1983.
Luật ngày 11/10/ 2013 về minh bạch trong hoạt động công vụ quy định rằng
các đại biểu dân cử phải thực hiện chức trách của mình với phẩm hạnh, trung thực
và liêm chính. Cũng đạo luật này quy định nghĩa vụ phải công khai tài sản của các
quan chức cấp cao như: các đại biểu dân cử, các viên chức chính phủ, các công
8
https://vietnamnet.vn/chong-tham-nhung-o-nuoc-luong-thu-tuong-cao-nhat-the-gioi-796793.html

146
chức cao cấp. Đạo luật cũng đưa ra khái niệm về xung đột lợi ích trong lĩnh vực
công cũng như các biện pháp phòng ngừa.
Luật ngày 20/4/2016 liên quan đến quy tắc nghề nghiệp và các quyền, nghĩa
vụ của công chức đã quy định rằng các công chức phải thực hiện công việc với
phẩm hạnh, vô tư, liêm chính và trung thực. Cũng trong đạo luật này, lần đầu tiên
xuất hiện định nghĩa pháp lý về quy tắc ứng xử nghề nghiệp, những biện pháp
phòng ngừa xung đột lợi ích và kê khai tài sản đối với công chức cấp cao9.
Còn tại Trung Quốc, một đất nước rộng lớn với những chính sách thể hiện sự
quyết tâm và nghiêm minh trong vấn đề phòng chống tham nhũng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát động chiến dịch chống tham
nhũng rộng lớn và quyết liệt với tên gọi “đả hổ, diệt ruồi” và mang lại những kết
quả rõ rệt. Nhiều “hổ lớn” đã bị đưa ra trước công lý như Ủy viên Thường vụ Bộ
Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương Chu Vĩnh Khang; hai Phó Chủ
tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí
thư Thành ủy Trùng Khánh Tôn Chính Tài... Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng
một khung chiến lược chống tham nhũng chặt chẽ và toàn diện gồm cả khu vực
công và tư, đồng thời từng bước hình thành các cơ chế chống tham nhũng hiệu quả
dựa trên kinh nghiệm của nhiều quốc gia. Các nỗ lực chống tham nhũng được tiến
hành một cách kiên quyết, đúng pháp luật và có trọng điểm.
Trung Quốc đã đề ra những biện pháp như giáo dục tư tưởng chính trị và tác
phong liêm chính trong toàn Đảng; kiện toàn hệ thống pháp quy về xây dựng tác
phong liêm chính trong các cấp ủy Đảng, chính quyền; xây dựng chế độ giám sát
quyền lực. Trung Quốc yêu cầu các quan chức nhà nước từ cấp phó ở huyện công
khai các thông tin cá nhân, bao gồm kê khai tài sản.
Nhà chức trách Trung Quốc còn đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng bằng
cách tăng cường bảo vệ và thưởng nhiều tiền hơn cho những người cung cấp thông
tin và tố giác các vụ tham nhũng10.
Qua việc thực hiện phối kết hợp nhiều giải pháp trong đó đề cao trách nhiệm
nêu gương của người đứng đầu mà nhiều quốc gia đã có được kết quả khả quan
trong cuộc đấu tranh không quan nhượng đối với tham nhũng. Điều đó cho thấy sự
kiên trì, quyết tâm mạnh mẽ trong việc đặt ra mục tiêu và đạt được mục tiêu phòng,

9
http://www.issi.gov.vn/quy-tac-dao-duc-nghe-nghiep-trong-phong-chong-tham-nhung-o-cong-hoa-
phap_t164c2717n3037tn.aspx?currentpage=1
10
https://luatminhkhue.vn/hoc-hoi-kinh-nghiem-ve-phong-chong-tham-nhung-cua-cac-quoc-gia-tren-the-
gioi.aspx

147
chống tham nhũng tập trung vào vai trò, tính tiên phong, gương mẫu của người
đứng đầu. Đây là kinh nghiệm và là những tư liệu quý giá cho các quốc gia vận
dụng linh hoạt vào việc phòng, chống tham nhũng phù hợp với điều kiện của đất
nước mình.
3- Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm nêu
gương của cán bộ, đảng viên trong phòng, chống tham nhũng.
Để các cán bộ, đảng viên luôn là tấm gương đạo đức thì biện pháp hàng đầu là
tác động vào tư tưởng. Vấn đề này cần thực hiện nghiêm túc và không mang tính
hình thức. Thậm chí khi chưa là đảng viên hoặc giữ chức vụ trong đảng và nhà
nước thì vấn đề giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối
cách mạng của đảng cũng cần được thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo. Bởi chỉ
khi nắm vững về lý luận, thông suốt về tư tưởng thì mới có thể hình thành một nhân
cách tốt. Đặc biệt là với những người lãnh đạo khi đảm nhận những chức trách và
sứ mệnh đưa đất nước phát triển đi lên thì cần thấy rõ hành vi của mình gắn chặt với
trách nhiệm đối với quốc gia, dân tộc. Không vì vụ lợi mà làm xấu hình ảnh tổ chức
và suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng và nhà nước. Khi được giáo dục và
thấm nhuần về tư tưởng thì cán bộ, đảng viên sẽ xác định được con đường đúng đắn
và hành động đúng trong mọi hoàn cảnh, không bị cám dỗ bởi vật chất và lợi ích
khác dẫn đến suy thoái và tham nhũng. Điều này cũng sẽ được củng cố, rèn luyện,
tu dưỡng và phát huy lâu dài ở các thế hệ nối tiếp.
Bài học kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy để có được người lãnh đạo
tốt, nói không với tham nhũng thì cần thực hiện tốt và đồng bộ ở khâu tuyển chọn.
Cần hình thành một bộ tiêu chí chuẩn và có thể bổ sung, hoàn thiện trong từng giai
đoạn đối với việc tuyển lựa cán bộ, đảng viên vào các vị trí chủ chốt. Thành lập các
hội đồng thi tuyển một cách công tâm, có cơ chế kiểm tra, đánh giá, rà soát và loại
bỏ những người không xứng đáng, không phù hợp theo định kỳ là tiêu chí tăng
động lực phấn đấu và trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.
Có chế độ lương bổng và khen thưởng xứng đáng, kịp thời cho những cống
hiến và nỗ lực của cán bộ, đảng viên ở từng vị trí. Mặc dù tăng lương không phải là
giải pháp duy nhất để phòng ngừa tham nhũng nhưng có thể củng cố sự gắn bó của
cán bộ, đảng viên với công vụ, với tổ chức của mình và đây cũng là sự ghi nhận
những thành quả khi họ đã thực hiện tốt trách nhiệm của mình.
Mặc dù nhà nước ta đã có nhiều quy định trong pháp luật về việc minh bạch
tài sản của cán bộ, đảng viên giữ vị trí lãnh đạo và người thân nhưng khâu kê khai,

148
kiểm soát tài sản, thu nhập hiện nay vẫn chưa thực chất và hiệu quả. Nhiều vụ việc
tham nhũng được phát hiện trong thời gian qua và số tài sản tham nhũng được thu
hồi chưa cao cho thấy sự thiếu đồng bộ và lỏng lẻo trong khâu này. Giải pháp là đổi
mới công tác quản lý, kê khai tài sản. Tăng cường giao dịch không bằng tiền mặt,
kiểm soát và yêu cầu giải trình các tài sản gia tăng bất thường ngoài lương, thưởng
theo quy định. Có thể học hỏi kinh nghiệm Singapore trong việc trích lập Quỹ dự
phòng lương của các cán bộ cấp cao và khoản này sẽ được nhận lại sau khi họ về
hưu mà không bị kết tội tham nhũng. Điều này sẽ thúc đẩy cán bộ, đảng viên luôn
phấn đấu, giữ mình trong sạch trong suốt quá trình đảm nhận chức trách.
Bên cạnh đó cần thực hiện việc báo cáo định kỳ công vụ và minh bạch trong
chi tiêu tài chính, sổ sách, giấy tờ. Cấp trên và nhân viên trong tổ chức, cơ quan đều
có thể đánh giá và kiểm soát được vấn đề này (trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc
gia không công khai) sẽ hạn chế về thất thoát tài sản và là kẽ hở cho việc tham
nhũng.
Xử phạt nặng và nếu phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì nên quy định hình
phạt càng nặng cho người giữ chức vụ càng cao.
Các cơ quan truyền thông cần tích cực tiếp cận và đưa tin chính xác, trung
thực về các vụ việc tham nhũng và vấn đề xử lý cán bộ, đảng viên tham nhũng để
các cán bộ, đảng viên trong hệ thống thấy được các bài học nhãn tiền, lấy đó làm
gương để rèn luyện bản thân.
Xây dựng các bộ quy chuẩn và thực hiện việc đánh giá, xếp loại cán bộ, đảng
viên một cách công tâm, chính xác. Điều này sẽ tạo động lực cho cán bộ, đảng viên
luôn phấn đấu thực hiện công vụ, sẵn sàng cống hiến để công vụ hoàn thành tốt nhất
và được ghi nhận.
Mỗi cán bộ, đảng viên thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương sẽ là một nhân tố
tích cực, có ý nghĩa bền vững thúc đẩy sự phát triển của đất nước và giúp loại bỏ
tham nhũng, phòng ngừa một cách hiệu quả những biểu hiện suy thoái.

149
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÁT HIỆN THAM
NHŨNG Ở VIỆT NAM

Nguyễn Văn Trí


Tóm tắt: Bài viết đề cập đến những quy định của pháp luật phòng, chống tham
nhũng hiện hành về các biện pháp phát hiện tham nhũng. Đồng thời, phân tích
những bất cập, hạn chế của quy định pháp luật về biện pháp phát hiện tham nhũng.
Qua đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về các biện
pháp phát hiện tham nhũng.
Abstract: The article refers to the provisions of the current anti-corruption
law on measures to detect corruption. At the same time, analyze the shortcomings
and limitations of the legal regulations on measures to detect corruption. Thereby,
the author proposes some recommendations to improve the law on measures to
detect corruption.
Từ khoá: Tham nhũng, phát hiện tham nhũng.
Keywords: Corruption, detecting corruption.
Viết tắt: Phòng, chống tham nhũng: PCTN;
1. DẪN NHẬP
“Tham nhũng” là hiện tượng tiêu cực phổ biến, những tác hại của nó mang lại
là vô cùng to lớn. Đấu tranh, PCTN là trách nhiệm không chỉ riêng của nhà nước,
mà còn là trách nhiệm của các chủ thể trong xã hội. Ở Việt Nam, ngay từ sớm,
Đảng ta đã nhận thức và xác định rõ tham nhũng là một nguy cơ đối với sự tồn
vong của đất nước. Hội nghị giữa nhiệm kỳ của Ban chấp hành trung ương Đảng
khoá VII 1994 đã xác định tham nhũng là một trong bốn nguy cơ lớn đối với nước
ta (nguy cơ diễn biến hoà bình, nguy cơ tụt hậu về kinh tế, nguy cơ chệch hướng xã
hội chủ nghĩa, nguy cơ tham nhũng). Công tác đấu tranh, PCTN luôn được xem là
nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, Đảng ta vẫn xem tham nhũng
vẫn được xem là nguy cơ của đất nước, những đại án về tham nhũng trong thời gian
qua đã chứng tỏ điều đó ( Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác PCTN giai đoạn
2013 – 2020 chỉ ra một số kết quả chống tham nhũng: Từ năm 2013 đến nay, qua
công tác thanh tra, kiểm toán, đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính hơn 700 nghìn
tỷ đồng, hơn 20 nghìn ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm hơn 14 nghìn tập thể,
nhiều cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý gần 700 vụ việc có dấu hiệu tội phạm.


ThS, NCS. Phó trưởng Khoa Luật Hành chính – Nhà nước, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

150
Cơ quan tố tụng trong cả nước đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm hơn
11.700 vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế, trong đó có 1.900 vụ án tham nhũng,
với gần 4.400 bị cáo. Riêng Ban Chỉ đạo PCTN đã đưa vào theo dõi, chỉ đạo hơn
800 vụ án, vụ việc ở 3 cấp độ, trong đó trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 133 vụ án, 94 vụ
việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, đã đưa
ra xét xử sơ thẩm 86 vụ án, 814 bị cáo, trong đó có 18 cán bộ diện Trung ương quản
lý bị xử lý hình sự (1 Ủy viên Bộ Chính trị, 7 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương
Đảng, 4 bộ trưởng, nguyên bộ trưởng, 7 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ
trang...)1.
Bên cạnh công tác phòng ngừa thì việc phát hiện kịp thời các hành vi tham
nhũng để xử lý là nhiệm vụ cấp bách. Pháp luật PCTN ở Việt Nam hiện nay quy
định khá đa dạng các biện pháp phát hiện tham nhũng (kiểm tra, thanh tra, giám sát,
kiểm toán, phản ánh, tố cáo và báo cáo về tham nhũng) nhưng thực tiễn về tính hiệu
quả mỗi biện pháp còn ở những mức khác nhau, chưa đáp ứng tốt nhất vai trò của
mình.
2. NỘI DUNG
2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về các biện pháp phát hiện tham
nhũng
Thứ nhất, phát hiện tham nhũng thông qua công tác kiểm tra và tự kiểm tra
của cơ quan, tổ chức, đơn vị2.
Người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tổ chức kiểm tra
việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản
lý của mình nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng. Đây là hoạt
động xem xét, đánh giá, xử lý của cấp trên đối với cấp dưới trong việc thực hiện
nhiệm vụ công vụ. Qua đó, kịp thời phát hiện tham nhũng để xử lý. Có thể khẳng
định rằng, hoạt động kiểm tra không chỉ đơn thuần là biện pháp phát hiện tham
nhũng mà con là biện pháp phòng ngừa tham nhũng mặc dù rằng hiện nay Luật
PCTN năm 2018 chỉ xem kiểm tra là biện pháp phát hiện, xử lý tham nhũng. Hoạt
động kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới là hoạt động kiểm soát trong cùng hệ

1
Xem: Phải tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, quyết liệt, thường xuyên, liên tục, với quyết tâm
cao hơn, mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn - Bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch
nước, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Báo Nhân dân, số 23794,
ngày12/12/2020, tr2, < https://nhandan.vn/phai-tiep-tuc-day-manh-phong-chong-tham-nhung-quyet-liet-
thuong-xuyen-lien-tuc-voi-quyet-tam-cao-hon-manh-me-hon-hieu-qua-hon-post627932.html >, ngày
12/12/2020.
2
Mục 1 Điều 55 – 58 Chương III Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

151
thống, nhưng có tính độc lập khách quan giữa chủ thể kiểm tra và đối tượng kiểm
tra.
Bên cạnh hoạt động kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới, yêu cầu về sự phát
hiện vi phạm pháp luật nói chung, tham nhũng nói riêng, đặt ra trách nhiệm của
người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ động tổ chức kiểm tra việc thực hiện
nhiệm vụ, công vụ của người có chức vụ, quyền hạn do mình quản lý mà thường
xuyên, trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác
nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng. Đồng thời, người đứng đầu
cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc đơn vị trực thuộc
kiểm tra người có chức vụ, quyền hạn do mình quản lý trong việc thực hiện nhiệm
vụ, công vụ. Khi phát hiện có hành vi tham nhũng, người đứng đầu cơ quan, tổ
chức, đơn vị phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cho cơ quan có thẩm
quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Hoạt động tự kiểm tra này gọi là kiểm tra nội bộ. Đây là biện pháp cần thiết,
bởi lẽ người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm với nếu như
để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
Về hình thức, hoạt động kiểm tra nhằm phát hiện tham nhũng có thể được tiến
hành bằng hai hình thức là kiểm tra thường xuyên được tiến hành theo chương
trình, kế hoạch và tập trung vào lĩnh vực, hoạt động dễ phát sinh tham nhũng; Kiểm
tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng.
Thứ hai, phát hiện tham nhũng thông qua giám sát3.
Giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước nói chung, việc thực hiện nhiệm
vụ, công vụ của các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị trong khu vực công bao gồm
giám sát quyền lực và giám sát xã hội. Theo đó, giám sát quyền lực thuộc về cơ
quan dân cử (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp), giám sát xã hội được thực hiện
bở các tổ chức, cá nhân trong xã hội, trong đó được thể chế thành chức năng của
Mặt trân tổ quốc và Ban thanh tra nhân dân trong các cơ quan nhà nước, đơn vị xã,
phường, thị trấn.
Luật PCTN hiện hành quy định biện pháp phát hiện tham nhũng thông qua
giám sát đó là thông qua hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử và
xử lý đề nghị của cơ quan dân cử. Theo đó, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc
hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân
dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân thông qua hoạt

3
Điều 59 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

152
động giám sát nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thì đề nghị Cơ quan
thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân xử lý
theo quy định của pháp luật.
Các hoạt động giám sát để phát hiện tham nhũng cũng sẽ được thực hiện
theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử trong việc phát hiện tham nhũng
không mang tính trực tiếp như các biện pháp khác ở chỗ nếu phát hiện “dấu hiệu
tham nhũng” thì đề nghị các cơ quan chuyên trách để xử lý.
Thứ ba, phát hiện tham nhũng thông qua thanh tra, kiểm toán4.
Cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước thông qua hoạt động thanh tra, kiểm
toán có trách nhiệm chủ động phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý theo thẩm quyền
hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp
luật về quyết định của mình. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thanh
tra Chính phủ, Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh, Kiểm toán Nhà nước ra quyết định
thanh tra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng khi có căn cứ theo quy định
của Luật Thanh tra, Luật Kiểm toán nhà nước.
Trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham
nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về kiểm
toán nhà nước.
Tổng Thanh tra Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm phối
hợp xử lý trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham
nhũng.
Thanh tra, kiểm toán là biện pháp phát hiện tham nhũng quan trọng, cơ bản.
Thực tiễn cho thấy phần lớn các vụ việc tham nhũng được phát hiện thông qua
thanh tra, kiểm toán hơn là các biện pháp kiểm tra, tự kiểm tra và giám sát.
Thứ tư, phát hiện tham nhũng thông qua phản ánh, tố cáo, báo cáo về tham
nhũng5.
Bên cạnh các biện pháp phát hiện tham nhũng mang tính quyền lực nhà nước
thì còn có những biện pháp mang tính xã hội, không mang quyền lực nhà nước đó là
phản ánh, tố cáo về tham nhũng. Trên cơ sở phản ánh, tố cáo người có thẩm quyền
xử lý phản ánh và giải quyết tố cáo để từ đó kết luận có hay không hành vi tham
nhũng và tiến hành xử lý tham nhũng nếu có. Cụ thể:

4
Điều 60 – Điều 64 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.
5
Điều 65 – Điều 69 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

153
Cá nhân, tổ chức có quyền phản ánh về hành vi tham nhũng, cá nhân có quyền
tố cáo về hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật. Cơ quan, tổ chức, đơn
vị, cá nhân có thẩm quyền khi nhận được phản ánh, tố cáo về hành vi tham nhũng
phải xem xét, xử lý kịp thời và áp dụng các biện pháp bảo vệ người phản ánh, tố
cáo. Việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng được thực hiện theo
quy định của pháp luật về tố cáo. Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh về hành vi tham
nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiếp công dân.
Ngoài biện pháp phản ánh, tố cáo về thì trong nội bộ cơ quan nhà nước, tổ
chức chính trị, chính trị xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự
nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, người lao
động, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang khi phát hiện hành vi tham nhũng
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác thì phải báo cáo ngay với người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
đơn vị có liên quan đến hành vi tham nhũng thì phải báo cáo với người đứng đầu cơ
quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày nhận được báo cáo về hành vi tham nhũng, người được báo cáo phải xử lý vụ
việc theo thẩm quyền hoặc chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
xem xét, xử lý và thông báo cho người báo cáo biết; đối với vụ việc phức tạp thì
thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày; trường hợp cần thiết thì người
được báo cáo quyết định hoặc đề nghị người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp
ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng và bảo vệ người báo cáo.
2.2. Một số vấn đề pháp lý đặt ra về các biện pháp phát hiện tham nhũng
Hiện nay Luật PCTN năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành6 đã quy
định khá đa dạng các biện pháp phát hiện tham nhũng bao gồm cả những biện pháp
mang tính quyền lực và những biện pháp mang tính xã hội. Tuy nhiên, Luật PCTN
năm 2018 tồn tại những bất cập, hạn chế dẫn đến tình trạng có những biện pháp
không được thực hiện một cách hiệu quả trên thực tế và đồng thời có những biện
pháp phát hiện tham nhũng trên thực tế lại không được điều chỉnh trong Luật PCTN
năm 2018. Cụ thể:
Thứ nhất, phát hiện tham nhũng thông qua giám sát của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và Thanh tra nhân dân không được điều chỉnh trong Luật PCTN, trong

6
Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021của Chính phủ Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

154
khi trong chức năng giám sát của mình, hai tổ chức này có thể phát hiện tham
nhũng và có quyền đề nghị xử lý tham nhũng.
Luật PCTN đã quy định khá rõ nét về phát hiện tham nhũng thông qua hoạt
động giám sát, nhưng chỉ dừng lại ở biện pháp giám sát mang quyền lực nhà nước.
Đó là phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, các
đại biểu dân cử. Tuy nhiên, bên cạnh giám sát quyền lực nhà nước còn có giám sát
xã hội cũng được pháp luật điều chỉnh đó là giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, giám sát của Ban thanh tra nhân dân nhưng lại không được xem là biện pháp
phát hiện tham nhũng, đây là điều khiếm khuyết của pháp luật PCTN hiện nay.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có chức năng giám sát và phản biện xã hội theo
khoản 1 Điều 9 của Hiến pháp 20137, được thể chế hoá thành quyền, trách nhiệm tại
khoản 5 Điều 3 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 và được cụ thể hoá tại
chương V Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015. Theo đó, nội dung giám sát
của Mặt trận Tổ quốc trong phòng, chống tham nhũng là việc tổ chức, thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở các cấp
chính quyền và ở những cá nhân có trách nhiệm trên tất cả các lĩnh vực chính trị,
kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội8. Cùng với đó, Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc các cấp thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ
Chính trị ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội tham gia phản biện xã hội trong công tác
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực9. Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu tham
nhũng thì có quyền kiến nghị người có thẩm quyền xác minh, xử lý theo quy định
của pháp luật. Như vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý để
thực hiện quyền giám sát và phát hiện tham nhũng từ hoạt động này, nhưng Luật
PCTN không quy định đây là một biện pháp phát hiện tham nhũng.

7
Điều 9. Hiến pháp 2013
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn
giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân
chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt
động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
8
Trần Ngọc Đường (2018), Quyền, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc trong đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, Trang thông tin điện tử tổng hợp của Ban Nội chính Trung ương, tr3, <https://noichinh.vn/cong-tac-
phong-chong-tham-nhung/201808/quyen-trach-nhiem-cua-mat-tran-to-quoc-trong-dau-tranh-phong-chong-
tham-nhung-304360/ >, 19/08/2018.
9
Trần Nam Chuân (2022), Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực, Tạp chí Mặt trận của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tr1,
<http://tapchimattran.vn/thuc-tien/vai-tro-cua-mat-tran-to-quoc-viet-nam-trong-cong-tac-phong-chong-tham-
nhung-tieu-cuc-43008.html>, 06/01/2022

155
Thanh tra nhân dân có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật,
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ
quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn
vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước10. Như vậy, cũng giống như Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp
công lập nhà nước, doanh nghiệp nhà nước và ở xã, phường, thị trấn là chủ thể có
quyền phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động giám sát của mình. Thực tiễn lực
lượng Ban thanh tra nhân dân ở Việt Nam là rất lớn. Đến hết 2015 thì cả nước có
61.599 Ban Thanh tra nhân dân, chiếm tỷ lệ 97,52% trong tổng số 63.168 cơ quan
nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, thuộc đối tượng phải thành lập Ban Thanh tra
nhân dân. Trong đó có: 28.380 Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước; chiếm
tỷ lệ 46,07%; 30.939 Ban Thanh tra nhân dân ở đơn vị sự nghiệp công lập chiếm tỷ
lệ 50,23%. Đã có 35.638 Ban Thanh tra nhân dân xây dựng quy chế làm việc
(chiếm 57,85% tổng số Ban Thanh tra nhân dân đã thành lập), 37.351 Ban Thanh
tra nhân dân (chiếm 60,64% tổng số Ban Thanh tra nhân dân đã thành lập) có xây
dựng Chương trình, kế hoạch hoạt động của nhiệm kỳ, hàng năm11. Đây là một lực
lượng xã hội to lớn góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh, PCTN. Tuy
nhiên, cũng giống như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thanh tra nhân dân không được
xem là phương pháp phát hiện tham nhũng trong Luật PCTN năm 2018.
Sẽ có quan điểm cho rằng khi phát hiện tham nhũng thì Uỷ ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam các cấp hay Ban thanh tra nhân dân ở các cơ quan nhà nước, đơn vị
sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, ở xã, phường, thị trấn sẽ phản ánh đến
cơ quan, người có thẩm quyền để giải quyết theo quy trình của pháp luật tiếp công
dân. Tuy nhiên, điều này là không đúng bởi lẽ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban
thanh tra nhân dân là thiết chế giám sát xã hội được thể chế hoá và hoạt động giám
sát của họ được thực hiện bằng các văn bản kiến nghị, đề nghị buộc các cơ quan, tổ
chức, đơn vị có trách nhiệm giải quyết và thông báo kết quả giải quyết. Đó không
phải là hoạt động tiếp công dân theo Luật Tiếp công dân năm 2013. Vì vậy, việc
Luật PCTN không ghi nhận biện pháp phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động
giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban thanh tra nhân dân là lổ hỗng pháp

10
Điều 66 Luật Thanh tra năm 2010.
11
Nguyễn Tuấn Khanh (2020), Vai trò giám sát của Ban thanh tra nhân dân đối với hoạt động của chính quyền
và trong phòng, chống tham nhũng ở Việt nam, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra,
<http://www.issi.gov.vn/vai-tro-giam-sat-cua-ban-thanh-tra-nhan-dan-doi-voi-hoat-dong-cua-chinh-quyen-
va-trong-phong-chong-tham-nhung-o-viet-nam_t164c2716n3069tn.aspx?currentpage=1 >, ngày 28/9/2020.

156
lý cần phải được khắc phục vì nó không đảm bảo tính thống nhất trong điều chỉnh
pháp luật.
Thứ hai, thiếu vắng những quy định chi tiết về biện pháp kiểm tra và tự kiểm
tra để phát hiện và xử lý tham nhũng trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Biện pháp kiểm tra và tự kiểm tra của các cơ quan, tổ chức, đơn vị mặc dù
được ghi nhận trong Luật PCTN năm 2018 nhưng chưa có văn bản nào quy định rõ
về trình tự, thủ tục về hoạt động kiểm tra, tự kiểm tra về việc thực hiện nhiệm vụ,
công vụ nói chung và phát hiện tham nhũng nói riêng. Đặc biệt, hiện nay, pháp luật
quy định trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan,
tổ chức, đơn vị mình. Trong khi hoạt động “tự kiểm tra” thì chưa được quan tâm,
triển khai vì còn khá lúng túng, thâm chí là không được biết đến ở nhiều cơ quan, tổ
chức, đơn vị (thực tế là nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị thiếu vắng đội ngũ thực hiện
công tác tự kiểm tra trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc có đội ngũ nhưng lại
không đưa hoạt động kiểm tra phát hiện tham nhũng vào chương trình kế hoạch
hàng năm). Điều này được khẳng định tại Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII: “Việc
phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí vẫn còn hạn chế, nhất là việc tự kiểm tra, tự
phát hiện và xử lý tham nhũng, lãng phí trong nội bộ cơ quan, đơn vị còn yếu”12
Thứ ba, quy định phát hiện tham nhũng thông qua phản ánh và xử lý phản ánh
của cơ quan, tổ chức, cá nhân khá mơ hồ, thiếu thống nhất.
Luật PCTN năm 2018 quy định việc tiếp nhận, xử lý phản ánh tham nhũng
theo quy định của pháp luật tiếp công dân. Tuy nhiên, đối chiếu Luật Tiếp công dân
năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành13 thì dường như kiến nghị, phản ánh
không bao hàm phản ánh tham nhũng. Bởi vì kiến nghị, phản ánh theo pháp luật
tiếp công dân thì Kiến nghị, phản ánh là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày
ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có
thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối,
chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc
trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó14. Đồng thời, pháp luật tiếp
công dân điều chỉnh nhóm “kiến nghị, phản ánh” chứ không riêng lẻ “phản ánh”
như theo Luật PCTN.
Vấn đề là Luật PCTN năm 2018 chỉ dừng lại ở việc nêu tên của biện pháp phát
hiện tham nhũng thông qua thông qua phản ánh và dẫn chiếu đến pháp luật tiếp
12
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII – Tập 1, NXB Chính trị
quốc gia sự thật, tr92-93.
13
Nghị định số 64/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/6/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Tiếp công dân và Thông tư số 04/2021/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình tiếp công
dân.
14
Khoản 2 Điều 2 Luật Tiếp công dân năm 2013.

157
công dân, nhưng pháp luật tiếp công dân cũng chỉ dừng lại ở quy định tiếp nhận, xử
lý đơn “kiến nghị, phản ánh” nhưng không quy định rõ trình tự, thủ tục giải quyết
“kiến nghị, phản ánh”. Mặc dù, trước đây có Thông tư số 07/2014/TT-TTCP của
Tổng Thanh tra Chính phủ ngày 31/10/2014 quy định Quy trình xử lý đơn khiếu
nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh trong đó có đề cập tiếp nhận, xử đơn kiến
nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, Thông tư 07/2014 của
Thanh tra Chính phủ không giải thích thế nào là đơn kiến nghị, đơn phản ánh nên
không có cơ sở pháp lý để phân định với đơn khiếu nại, đặc biệt là đơn tố cáo hành
vi tham nhũng. Đây là một lỗ hổng của quy định pháp luật về biện pháp phát hiện
tham nhũng hiện nay.
Bên cạnh đó, phát hiện tham nhũng thông qua phản ánh của báo chí15 hiện
nay đang là một vấn đề còn nhiều thiếu sót về mặt pháp lý. Chúng ta đã và đang
chứng kiến sự bùng nổ thông tin, cách mạng công nghệ 4.0, qua đó vai trò và ảnh
hưởng của báo chí, đặc biệt là báo mạng ngày càng to lớn. Trong quá trình thực
hiện chức năng của mình, báo chí cũng đã góp phần quan trọng trong việc phản ánh
tham nhũng. Tuy nhiên, pháp luật PCTN của Việt Nam quy định phát hiện tham
nhũng thông qua phản ánh theo pháp luật tiếp công dân không bao hàm “phản ánh”
của báo chí. Do đó, yêu cầu về tính kịp thời, trách nhiệm, cách thức xử lý, xác minh
phản ánh của báo chí cũng là vấn đề cấp thiết hiện nay. Thực tiễn cho thấy việc xử
lý, xác minh các vấn đề báo chí phản ánh, nhất là các vụ việc có dấu hiện tham
nhũng hiện nay là khá chậm chạp, tuỳ nghi và manh mún, có địa phương quan tâm
thì quy định, còn ngược lại thì không có quy định. Ví dụ: Thành uỷ Tp.HCM có
Quy định số 1374-QĐ/TU ngày 01 tháng 12 năm 2017 của Thành ủy TPHCM về
quy trình giải quyết thông tin phản ánh liên quan các tập thể, cá nhân suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà
nước đã đạt được nhiều thành quả tích cực. Sau 3 năm thực hiện Quy định 1374 –
QĐ/TU về quy trình giải quyết thông tin phản ánh liên quan các tập thể, cá nhân suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM đã báo cáo, đề xuất Thường trực
Thành ủy chỉ đạo xử lý 141 vấn đề nội dung báo chí liên quan 5 hành vi đã được
nêu trong quy định 1374. Tổ công tác 1374 của Thành ủy đã xem xét, xác định 58
nội dung đưa vào quy trình xử lý theo quy định. Từ thông tin báo chí phản ánh, lãnh

15
Hiện nay chúng ta có Luật Báo chí năm 2016.

158
đạo cấp ủy cơ sở, địa phương, đơn vị đã kịp thời nắm bắt tình hình, đề ra các giải
pháp, xử lý các vi phạm, nhất là các vi phạm kéo dài gây búc xúc trong dư luận16.
Thứ tư, nhiều bất cập trong quy định pháp luật về thanh tra hiện hành, nhất
là kiểm soát, giám sát đối với hoạt động thanh tra.
Thanh tra là “tai, mắt của cấp trên, bạn của cấp dưới”. Hoạt động thanh tra,
đặc biệt là thanh tra hành chính hướng đến việc xem xét, đánh giá, xử lý việc thực
hiện nhiệm vụ, công vụ của cấp dưới. Qua đó, những vi phạm pháp luật, trong đó có
hành vi tham nhũng được phát hiện và xử lý kịp thời. Thực tiễn đã chứng minh,
thanh tra là công cụ, biện pháp quan trọng trong việc phát hiện tham nhũng. Qua
công tác thanh tra, PCTN, giải quyết khiếu nại, tố cáo 10 năm qua, ngành Thanh tra
đã phát hiện tổng số 749 vụ/1.143 người có hành vi tham nhũng và liên quan đến
tham nhũng17. Nhiều đại án tham nhũng được phát hiện xử lý ví dụ như Vụ
Mobilefone mua công ty nghe nhìn An Viên (AVG). Tuy nhiên, hiện nay pháp luật
thanh tra đã và đang bộc lộ nhiều bất cập hạn chế, trong đó những quy định về kiểm
soát, giám sát hoạt động thanh tra chưa rõ ràng, đầy đủ. Thực tiễn, vẫn còn tình
trạng tham nhũng trong chính cơ quan chống tham nhũng18. Điều đó đã làm giảm
hiệu quả của biện pháp phát hiện tham nhũng thông qua thanh tra.
2.3. Kiến nghị
Trên cơ sở phân tích một số bất cập của pháp luật PCTN về các biện pháp
phát hiện tham nhũng, tác giả kiến nghị một số vấn đề sau:
Một là, Luật PTCN năm 2018 cần ghi nhận biện phát phát hiện tham nhũng
thông qua hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của Thanh tra
nhân dân để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

16
Nguyễn Quốc – S.Hải (2021), Từ thông tin báo chí phản ánh, kịp thời xử lý các vi phạm gây bức xúc trong
dư luận, < https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tu-thong-tin-bao-chi-phan-anh-kip-thoi-xu-ly-cac-vi-pham-gay-buc-
xuc-trong-du-luan-1491873618 >, 16-01-2021.
17
Hoài Thu (2016), Thanh tra Chính phủ Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng,<
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/thanhtrabtc/pages_r/l/chi-tiet-tin-thanh-tra
btc?dDocName=MOFUCM084103 >, (16/6/2016).
18
Đối tượng chủ mưu Nguyễn Thị Kim Anh được bổ nhiệm chức vụ Phó trưởng Phòng phòng, chống tham
nhũng, Thanh tra Bộ Xây dựng vào tháng 3/2019 và chuyến đi đến Vĩnh Phúc là chuyến công tác đầu tiên
của người này trên cương vị mới. Ngay từ lần đầu được “ra sân”, Kim Anh đã quyết định “chơi lớn”, làm đến
cùng để có tiền. Trong thời gian rất ngắn từ cuối tháng 5/2019 đến ngày 12/6/2019, đối tượng này đã cùng
đồng phạm tận dụng tối đa vị trí công tác, thời gian thanh tra để công khai dọa dẫm, vòi tiền của rất nhiều
đơn vị và cá nhân. Cơ quan điều tra đã chứng minh, bốn cán bộ thanh tra của Bộ Xây dựng gồm Nguyễn Thị
Kim Anh, Nguyễn Thị Kim Liên, Đặng Hải Anh và Nguyễn Thị Thùy Linh đã cưỡng đoạt số tiền lên đến
hơn 2,15 tỷ đồng của 54 doanh nghiệp liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản do UBND các xã, thị trấn huyện
Vĩnh Tường làm chủ đầu tư. (Nguồn: Hà Hồng Hà (2021), Những điều khó tin trong vụ án nhóm cán bộ
thanh tra Bộ Xây dựng chiếm đoạt tiền tại tỉnh Vĩnh Phúc, Trang thông tin điện tử tổng hợp của Ban Nội
chính Trung ương, <https://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/202110/nhung-dieu-kho-tin-trong-vu-an-nhom-
can-bo-thanh-tra-bo-xay-dung-chiem-doat-tien-tai-tinh-vinh-phuc-310134/>, (02/10/2021)).

159
Vấn đề hiện nay là cần tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về vị trí,
vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đối với công tác giám sát, phản biện
xã hội nói chung và giám sát, phản biện xã hội trong đấu tranh PCTN nói riêng19.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là chủ thể có vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị
và đời sống xã hội với mạng lưới rộng khắp, là nơi quy tụ và tập hợp đông đảo quần
chúng nhân dân tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Đây cũng là chủ thể
thực hiện việc giám sát mang tính nhân dân, hỗ trợ cho công tác giám sát, kiểm tra,
thanh tra của Nhà nước. Do đó, Mặt trận có điều kiện và cơ sở để thực hiện có hiệu
quả vai trò của mình trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và phối hợp
trong công tác giám sát tại cơ sở, khuyến khích tinh thần chủ động, tích cực đấu
tranh phòng, chống tham nhũng trong nhân dân20.
Đồng thời, Thanh tra nhân dân được tổ chức rộng khắp bao gồm ở các cơ quan
nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập nhà nước, doanh nghiệp nhà nước và ở xã,
phường, thị trấn, cũng là một lực lượng to lớn giám sát xã hội góp phần quan trọng
vào công cuộc đấu tranh, PCTN, đặc biệt là trong công tác phát hiện tham nhũng.
Do đó, cần thiết phải ghi nhận các biện pháp phát hiện tham nhũng thông qua
giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban thanh tra nhân dân trong
Luật PCTN;
Hai là, cần quy định chi tiết về biện pháp kiểm tra và tự kiểm tra để phát
hiện và xử lý tham nhũng trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Nhất là đối với hoạt
động tự kiểm tra trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Ba là, cần quy định rõ biện pháp phát hiện tham nhũng thông qua phản ánh,
nhất là quy định rõ thời hạn, trình tự, thủ tục xử lý phản ánh của cơ quan, tổ chức,
cá nhân. Đồng thời, cần thiết có quy định về trách nhiệm, trình tự thủ tục xử lý, xác
minh những nội dung có dấu hiệu tham nhũng thông qua phản ánh của báo chí để
kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng, tăng cường được vai trò của
báo chí trong công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng.

19
Trần Ngọc Đường (2018), Quyền, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc trong đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, Trang thông tin điện tử tổng hợp của Ban Nội chính Trung ương, tr3, <https://noichinh.vn/cong-tac-
phong-chong-tham-nhung/201808/quyen-trach-nhiem-cua-mat-tran-to-quoc-trong-dau-tranh-phong-chong-
tham-nhung-304360/ >, 19/08/2018.
20
Nguyễn Phúc Quỳnh (2021), Tăng cường vai trò của MTTQ Việt Nam trong tham gia công tác phòng,
chống tham nhũng, Tạp chí Mặt trận online của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tr6,
<http://tapchimattran.vn/thuc-tien/bai-1-tang-cuong-vai-tro-cua-mttq-viet-nam-trong-tham-gia-cong-tac-
phong-chong-tham-nhung-39200.html>, 05/5/2021.
.

160
Bốn là, hiện nay, Dự án Luật Thanh tra sửa đổi đang được Quốc hội xem xét,
thảo luận để thông qua. Chúng ta mong chờ những sửa đổi lần này sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động, góp phần hiệu quả vào phát hiện và xử lý
tham nhũng. Trong đó, cần thiết phải quy định chặt chẽ, rõ ràng hơn nữa quy định
về kiểm soát, giám sát đối với tổ chức và hoạt động thanh tra, nhất là đối với thanh
tra hành chính để hướng đến triệt tiêu tình trạng tham nhũng xảy trong chính cơ
quan chống tham nhũng, bảo đảm thanh tra là một kênh qua trọng trong việc phát
hiện và xử lý tham nhũng.
Kết luận
Nhìn chung, pháp luật PCTN hiện hành đã quy định khá đầy đủ và đa dạng
các biện pháp phát hiện tham nhũng. Tuy nhiên, những quy định này đa phần chỉ
dừng lại ở việc nêu tên, thiếu quy định chi tiết, do đó đã gây ra sự khó khăn, lúng
túng trong việc thực hiện. Ngoài ra, còn những biện pháp phát hiện tham nhũng
khác chưa được điều chỉnh trong pháp luật PCTN hiện nay. Do vậy, trong thời gian
tới, cần thiết phải có những sửa đổi, bổ sung theo hướng ghi nhận đầy đủ hơn các
biện pháp phát hiện tham nhũng, đồng thời quy định rõ ràng, chi tiết về thẩm quyền,
trình tự, thủ tục thực hiện các biện pháp phát hiện tham nhũng.
3. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, được sửa đổi bổ sung một
số điều bởi Luật Doanh nghiệp năm 2020.
2) Luật Tố cáo năm 2018.
3) Luật Thanh tra năm 2010.
4) Luật Báo chí năm 2016.
5) Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015.
6) Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.
7) Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021của Chính phủ Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống
tham nhũng.
8) Nghị định số 64/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/6/2014 Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân.
9) Thông tư số 04/2021/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ quy định
quy trình tiếp công dân.

161
10) Thông tư số 07/2014/TT-TTCP của Tổng Thanh tra Chính phủ ngày
31/10/2014 quy định Quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản
ánh.
11) Hà Hồng Hà (2021), Những điều khó tin trong vụ án nhóm cán bộ
thanh tra Bộ Xây dựng chiếm đoạt tiền tại tỉnh Vĩnh Phúc,
<https://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/202110/nhung-dieu-kho-tin-trong-vu-an-
nhom-can-bo-thanh-tra-bo-xay-dung-chiem-doat-tien-tai-tinh-vinh-phuc-310134/>,
(02/10/2021).
12) Hoài Thu (2016), Thanh tra Chính phủ Tổng kết 10 năm thực hiện
Luật Phòng, chống tham
nhũng,<https://mof.gov.vn/webcenter/portal/thanhtrabtc/pages_r/l/chi-tiet-tin-
thanh-tra btc?dDocName=MOFUCM084103 >, (16/6/2016).
13) Nguyễn Phú Trọng (2020), Phải tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống
tham nhũng, quyết liệt, thường xuyên, liên tục, với quyết tâm cao hơn, mạnh mẽ
hơn, hiệu quả hơn, Báo Nhân dân, số 23794, ngày12/12/2020, tr2, <
https://nhandan.vn/phai-tiep-tuc-day-manh-phong-chong-tham-nhung-quyet-liet-
thuong-xuyen-lien-tuc-voi-quyet-tam-cao-hon-manh-me-hon-hieu-qua-hon-
post627932.html>, ngày 12/12/2020.
14) Nguyễn Phúc Quỳnh (2021), Tăng cường vai trò của MTTQ Việt Nam
trong tham gia công tác phòng, chống tham nhũng, Tạp chí Mặt trận online của Uỷ
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tr6, <http://tapchimattran.vn/thuc-
tien/bai-1-tang-cuong-vai-tro-cua-mttq-viet-nam-trong-tham-gia-cong-tac-phong-
chong-tham-nhung-39200.html>, 05/5/2021.
15) Nguyễn Quốc – S.Hải (2021), Từ thông tin báo chí phản ánh, kịp thời
xử lý các vi phạm gây bức xúc trong dư luận, < https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tu-
thong-tin-bao-chi-phan-anh-kip-thoi-xu-ly-cac-vi-pham-gay-buc-xuc-trong-du-
luan-1491873618 >, (16/01/2021).
16) Nguyễn Tuấn Khanh (2020), Vai trò giám sát của Ban thanh tra nhân
dân đối với hoạt động của chính quyền và trong phòng, chống tham nhũng ở Việt
nam, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra, <http://www.issi.gov.vn/vai-tro-giam-
sat-cua-ban-thanh-tra-nhan-dan-doi-voi-hoat-dong-cua-chinh-quyen-va-trong-
phong-chong-tham-nhung-o-viet-nam_t164c2716n3069tn.aspx?currentpage=1 >,
ngày 28/9/2020.
17) Trần Nam Chuân (2022), Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Tạp chí Mặt trận của Uỷ ban

162
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tr1, <http://tapchimattran.vn/thuc-tien/vai-
tro-cua-mat-tran-to-quoc-viet-nam-trong-cong-tac-phong-chong-tham-nhung-tieu-
cuc-43008.html>, 06/01/2022.
18) Trần Ngọc Đường (2018), Quyền, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc
trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, <https://noichinh.vn/cong-tac-phong-
chong-tham-nhung/201808/quyen-trach-nhiem-cua-mat-tran-to-quoc-trong-dau-
tranh-phong-chong-tham-nhung-304360/ >, 19/08/2018.

163
PHÁT HIỆN THAM NHŨNG TRONG CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ
KHU VỰC NHÀ NƯỚC THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐẶT RA

Trương Thị Minh Thuỳ


1. Đặt vấn đề
Theo Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, cơ quan, tổ chức, đơn
vị khu vực nhà nước bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
- xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp do Nhà
nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu
tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước
trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ nhu cầu phát triển chung,
thiết yếu của Nhà nước và xã hội. Như vậy, đặc điểm chung của cơ quan, tổ chức,
đơn vị khu vực nhà nước chính là việc kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất được cấp
phát, đầu tư bởi Nhà nước và việc tổ chức, hoạt động đều được quản lý bởi Nhà
nước. Nguồn để Nhà nước cấp phát kinh phí hoạt động và đầu tư cơ sở vật chất cho
họ hầu như là từ ngân sách nhà nước. Chính vì thế, nguy cơ tham nhũng từ những
cơ quan, tổ chức, đơn vị này là rất lớn. Nhận diện được nguy cơ này, Luật Phòng,
chống tham nhũng năm 2018 đã quy định những phương thức để phát hiện tham
nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước. Theo đó, Chương III Luật
này đã đưa ra ba phương thức cơ bản để phát hiện tham nhũng như sau: (i) công tác
kiểm tra và tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước; (ii) hoạt
động giám sát, thanh tra, kiểm toán; (iii) phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham
nhũng.
2. Phát hiện tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước
theo pháp luật hiện hành và một số vấn đề được đặt ra
2.1. Phát hiện tham nhũng thông qua công tác kiểm tra và tự kiểm tra của cơ
quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước và một số vấn đề được đặt ra
Thứ nhất, việc Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định đối tượng
của công tác kiểm tra (của cơ quan quản lý nhà nước) là “việc chấp hành pháp luật”.
Tuy nhiên, cụm từ “chấp hành pháp luật” có nội hàm rất rộng, bao gồm việc chấp
hành quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, pháp luật hôn nhân gia đình,
pháp luật an toàn giao thông đường bộ,… Vậy một vấn đề đặt ra là, trên thực tế,


ThS. Giảng viên Khoa Luật Hành chính – Nhà nước, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

164
người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước có phải tiến hành kiểm tra việc chấp
hành tất cả các quy định pháp luật trong mọi lĩnh vực của đối tượng được kiểm tra
không? Trong khi đó, với quy định về hình thức kiểm tra có thể thấy, việc kiểm tra
chủ yếu tập trung vào lĩnh vực, hoạt động dễ phát sinh tham nhũng.
Thứ hai, đối với công tác kiểm tra, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018
quy định hai hình thức kiểm tra. Trong đó, kiểm tra thường xuyên được tiến hành
theo chương trình, kế hoạch và tập trung vào lĩnh vực, hoạt động dễ phát sinh tham
nhũng. Tuy nhiên, chương trình, kế hoạch kiểm tra này được xây dựng như thế nào,
áp dụng trong thời gian bao lâu, do ai xây dựng… vẫn còn là vấn đề mà Luật
Phòng, chống tham nhũng năm 2018 “bỏ ngỏ”. Bên cạnh đó, đối với công tác tự
kiểm tra, Luật này không quy định về các hình thức tự kiểm tra mà lại trao cho
người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước quyền “chủ động tổ
chức kiểm tra”.
2.2. Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm toán
và một số vấn đề được đặt ra
2.2.1. Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động giám sát của cơ quan dân
cử, đại biểu dân cử và một số vấn đề được đặt ra
Theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, một trong những phương
thức để phát hiện tham nhũng là thông qua hoạt động giám sát của cơ quan dân cử,
đại biểu dân cử. Theo đó, hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử
bao gồm hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng
Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội
đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ
đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân. Tuy nhiên, theo Luật Hoạt
động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015, giám sát của Quốc
hội bao gồm giám sát tối cao của Quốc hội, giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc
hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại
biểu Quốc hội. Giám sát của Hội đồng nhân dân bao gồm giám sát của Hội đồng
nhân dân tại kỳ họp, giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội
đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân.
Như vậy, giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân đã bao gồm cả giám sát của
các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Nói cách khác, việc Luật
Phòng, chống tham nhũng năm 2018 đặt tên Điều 59 là “Phát hiện tham nhũng
thông qua hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử và xử lý đề nghị
của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử” là thừa. Vì giám sát của cơ quan dân cử (tức là

165
giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân) đã bao gồm giám sát của đại biểu dân
cử (đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân). Bên cạnh đó, việc Luật này sử
dụng thuật ngữ “cơ quan dân cử”, “đại biểu dân cử” cũng chưa đảm bảo tính minh
bạch, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật khác. Bởi, mặc dù trong khoa
học pháp lý, “cơ quan dân cử”, “đại biểu dân cử” là những thuật ngữ được sử dụng
để chỉ Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân
dân. Nhưng về mặt pháp lý, Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ
chức chính quyền địa phương, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng
nhân dân, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đều không
sử dụng thuật ngữ “cơ quan dân cử”, “đại biểu dân cử”. Các văn bản này đều sử
dụng thuật ngữ Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng
nhân dân thay cho hai thuật ngữ trên.
Theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, thông qua hoạt động giám sát
nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thì các chủ thể trên sẽ đề nghị Cơ
quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân xử
lý theo quy định của pháp luật. Khi nhận được đề nghị, Cơ quan thanh tra, Cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình,
phải xác minh, xử lý và thông báo kết quả cho cơ quan, đại biểu đã đề nghị. Như
vậy, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 không trao cho Quốc hội, Hội đồng
nhân dân,… quyền trực tiếp xử lý khi phát hiện tham nhũng. Họ chỉ có thể đề nghị
các cơ quan có thẩm quyền xử lý. Các cơ quan này, sau khi nhận được đề nghị, có
trách nhiệm xác minh, xử lý và thông báo kết quả cho chủ thể đã đề nghị. Tuy
nhiên, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 vẫn chưa quy định rõ những vấn
đề sau:
Một là, sau khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, Quốc hội, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội,,… phải gửi đề nghị
đến Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân
dân trong thời hạn chậm nhất là bao lâu? Vì rằng, việc đề nghị này không chỉ là
quyền, mà còn là trách nhiệm của các chủ thể này. Nếu họ phát hiện nhưng không
đề nghị hoặc đề nghị chậm trễ thì có thể dẫn đến tình trạng “bỏ lọt” các vụ việc
tham nhũng.
Hai là, Cơ quan thanh tra, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân phải xác
minh, xử lý và thông báo kết quả cho cơ quan, đại biểu chậm nhất trong thời gian
bao lâu kể từ ngày nhận được đề nghị? Hình thức thông báo là gì (Bắt buộc là thông
báo bằng văn bản hay có thể thông báo bằng những hình thức khác)? Việc Luật

166
Phòng, chống tham nhũng năm 2018 không quy định rõ những vấn đề này có thể
dẫn đến sự khó khăn cho các cơ quan dân cử, đại biểu dân cử trong việc yêu cầu các
cơ quan trên xác minh, xử lý và thông báo kết quả xử lý các vụ việc có dấu hiệu
tham nhũng.
2.2.2. Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán và một
số vấn đề được đặt ra
Điều 62 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định về trách nhiệm xử
lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện qua hoạt động thanh tra, kiểm
toán. Theo đó, trong quá trình thanh tra, kiểm toán nếu phát hiện vụ việc có dấu
hiệu tham nhũng thì người ra quyết định thanh tra, người ra quyết định kiểm toán
phải chỉ đạo xác minh, làm rõ vụ việc tham nhũng và xử lý như sau: (i) Trường hợp
vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc và kiến nghị Cơ quan
điều tra xem xét, khởi tố vụ án hình sự, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện
kiểm sát nhân dân cung cấp; (ii) Trường hợp vụ việc không có dấu hiệu tội phạm thì
kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi vi
phạm. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý phải thông báo bằng
văn bản về kết quả xử lý cho Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị.
Tuy nhiên, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 lại không quy định thời hạn
cụ thể mà người ra quyết định thanh tra, người ra quyết định kiểm toán phải thực
hiện các công việc trên. Đồng thời, đối với trường hợp thứ hai, Luật này cũng
không quy định rõ thời hạn cụ thể mà chủ thể có thẩm quyền xử lý phải xử lý vụ
việc và thông báo kết quả xử lý.
2.3. Phát hiện tham nhũng thông qua phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi
tham nhũng và một số vấn đề được đặt ra
Theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, khi phát hiện hành vi tham
nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác thì chủ thể được giao trách
nhiệm phải báo cáo ngay với người có thẩm quyền. Trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày nhận được báo cáo về hành vi tham nhũng, người được báo cáo phải xử lý vụ
việc theo thẩm quyền hoặc chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
xem xét, xử lý và thông báo cho người báo cáo biết; đối với vụ việc phức tạp thì
thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày; trường hợp cần thiết thì người
được báo cáo quyết định hoặc đề nghị người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp
ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng và bảo vệ người báo cáo.
Tuy nhiên, việc quy định “khi phát hiện hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức,
đơn vị nơi mình công tác thì chủ thể được giao trách nhiệm phải báo cáo ngay với

167
người có thẩm quyền” chưa thật sự rõ ràng. Bởi lẽ, “báo cáo ngay” theo quy định
trên là báo cáo trong thời hạn chậm nhất là bao lâu kể từ khi phát hiện hành vi tham
nhũng? Đồng thời, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 cũng chưa quy định
rõ những tiêu chí để xác định “vụ việc phức tạp”, “trường hợp cần thiết” trong quy
định trên. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ tuỳ tiện, lạm quyền của người được báo
cáo khi xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.
Về bảo vệ người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng, theo Điều
67 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, người phản ánh, báo cáo về hành vi
tham nhũng được áp dụng các biện pháp bảo vệ như bảo vệ người tố cáo. Tuy
nhiên, theo Luật Tố cáo năm 2018, việc bảo vệ người tố cáo không chỉ giới hạn
trong việc bảo vệ đối với một mình cá nhân người tố cáo, mà còn bao gồm sự bảo
vệ vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của
vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo.
Điều này nhằm đảm bảo sự an toàn và yên tâm cho người tố cáo khi thực hiện tố
cáo. Bởi khi thực hiện tố cáo, không chỉ bản thân người tố cáo, mà những người
thân thích của họ cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro có thể xảy ra. Trên thực tế, có
thể thấy rằng, khi thực hiện phản ánh hay báo cáo về hành vi tham nhũng, người
thân thích của chủ thể phản ánh, báo cáo cũng có thể bị xâm hại về tính mạng, sức
khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, vị trí công tác, việc làm hay bị trù dập, phân biệt
đối xử. Do đó, họ cũng cần được bảo vệ. Tuy nhiên, Luật Phòng, chống tham nhũng
năm 2018 lại quy định chủ thể được áp dụng các biện pháp bảo vệ trong phản ánh,
báo cáo hành vi tham nhũng chỉ là người phản ánh, báo cáo, không bao gồm người
thân thích của họ. Điều này chưa thật sự hợp lý.
3. Kết luận
Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 đã có những quy định khá đầy đủ
về phát hiện tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước. Tuy
nhiên, những quy định này vẫn còn tồn tại một số bất cập cũng như các “khoảng
trống” cần được sửa đổi, bổ sung, giải thích, hướng dẫn cụ thể hơn. Thiết nghĩ, các
chủ thể có thẩm quyền cần sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm
làm rõ hơn các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 về đối tượng
của công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước, kế hoạch kiểm tra, tự kiểm tra,
thời hạn thực hiện một số hoạt động đã được Luật quy định… cũng như sửa đổi
những quy định chưa phù hợp như đã phân tích. Điều này sẽ góp phần tạo cơ sở
pháp lý hoàn thiện hơn cho việc phát hiện tham nhũng nói riêng và phòng, chống
tham nhũng nói chung ở nước ta hiện nay.

168
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
NGƯỜI CÓ HÀNH VI THAM NHŨNG
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Nguyễn Thị Ánh Hồng


Tóm tắt
Đấu tranh đối với các hành vi tham nhũng luôn là sự quan tâm và là mục tiêu
hàng đầu của cộng đồng quốc tế và các quốc gia khi tình trạng tham nhũng đang
ngày càng diễn biến phức tạp và nguy hiểm. Phòng, chống tham nhũng luôn là ưu
tiên hàng đầu của cả hệ thống chính trị Việt Nam thể hiện xuyên suốt qua chủ
trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Chính sách phòng chống tham nhũng đã
được cụ thể hóa qua hoạt động lập pháp, áp dụng pháp luật và các giải pháp xã hội,
giáo dục. Luật hình sự đóng vai trò quan trọng khi là công cụ pháp lý nghiêm khắc
nhất để đấu tranh với tham nhũng và BLHS năm 2015 đã có những bổ sung, sửa đổi
quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu này. Tham luận đưa ra một số đánh giá về thực
trạng truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi tham nhũng trên cơ sở đánh giá
việc quy định và áp dụng BLHS năm 2015 về các tội phạm tham nhũng.
1. Đặt vấn đề
Báo cáo tại Hội nghị tổng kết 10 năm công tác phòng chống tham nhũng, tiêu
cực giai đoạn 2012-2022 đã kết luận rằng với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của
Đảng, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng có bước tiến mạnh, đạt nhiều
kết quả cụ thể rất quan trọng được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân, được quốc tế
ghi nhận.1 Thành công này có sự đóng góp của toàn xã hội từ chủ trương chính sách
đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự kịp thời và sẵn sàng của hệ thống pháp luật, sự
quyết tâm của các cơ quan và sự ủng hộ của nhân dân. Từ góc độ áp dụng pháp luật
hình sự, các số liệu thống kê cho thấy trong 10 năm qua, các cơ quan tiến hành tố
tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 19.546 vụ/33.868 bị can, truy tố 16.699 vụ/33.037
bị can, xét xử sơ thẩm 15.857 vụ/30.355 bị cáo về các tội tham nhũng, chức vụ,
kinh tế; trong đó tội phạm về tham nhũng đã khởi tố, điều tra 2.657 vụ/5.841 bị can,


Tiến sĩ, Giảng viên chính, Khoa Luật hình sự, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh
1
Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022. Tài
liệu truy cập lúc 17h ngày 20/9/2022 tại https://ubkttw.vn/danh-muc/tin-tuc-thoi-su/hoi-nghi-toan-quoc-tong-
ket-10-nam-cong-tac-phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-giai-doan-2012-2022.html; Phát biểu kết luận của
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham
nhũng giai đoạn 2013 – 2020. Tài liệu truy cập lúc 16h ngày 20/9/2022 tại
https://www.evn.com.vn/d6/news/Toan-van-bai-phat-bieu-cua-Tong-Bi-thu-Nguyen-Phu-Trong-tai-Hoi-
nghi-tong-ket-10-nam-cong-tac-phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-142-184-30964.aspx

169
truy tố 2.628 vụ/6.199 bị can, xét xử sơ thẩm 2.439 vụ/5.647 bị cáo. Từ đầu nhiệm
kỳ Đại hội XIII đến nay, đã khởi tố, điều tra gần 4.200 vụ/7.572 bị can về các tội
tham nhũng, chức vụ, kinh tế (trong đó, các tội về tham nhũng đã khởi tố, điều tra
455 vụ/1.054 bị can).2 Tuy nhiên, các số liệu thống kê chưa phản ánh đầy đủ về tình
hình tội phạm tham nhũng. Hội nghị cũng thừa nhận rằng “Việc phát hiện, xử lý
tham nhũng vẫn còn hạn chế, tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng, thất thoát còn thấp;
việc tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng trong nội bộ, cơ quan, đơn vị còn
là khâu yếu. Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ
công chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Tham nhũng trên nhiều lĩnh vực còn
nghiêm trọng, phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã
hội”.3 Hạn chế của việc phát hiện, xử lý đặc biệt là truy cứu trách nhiệm hình sự
người có hành vi tham nhũng do nhiều nguyên nhân, bao gồm các hạn chế trong
quy định và áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm tham nhũng và các yếu tố
khác.
2. Các hạn chế trong quy định của BLHS năm 2015 về các tội phạm
tham nhũng
Thứ nhất: quy định của BLHS năm 2015 về các tội phạm tham nhũng chưa
đồng bộ với Luật phòng chống tham nhũng năm 2018
Luật phòng chống tham nhũng được xem là văn bản thể hiện chính sách pháp
luật trực tiếp về chủ trương của Đảng và Nhà nước về yêu cầu đấu tranh phòng
chống tham nhũng. Quy định của Luật phòng chống tham nhũng sẽ được cụ thể hóa
trong quy định của các luật chuyên ngành nhằm đảm bảo việc phòng ngừa và xử lý
đối với hành vi tham nhũng. Luật phòng chống tham nhũng năm 20184 quy định
“Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn đó vì vụ lợi” và “Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng
chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không
chính đáng”5 và quy định các hành vi tham nhũng, bao gồm6:

2
Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022. Tài
liệu truy cập lúc 17h ngày 20/9/2022 tại https://ubkttw.vn/danh-muc/tin-tuc-thoi-su/hoi-nghi-toan-quoc-tong-
ket-10-nam-cong-tac-phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-giai-doan-2012-2022.html
3
Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022. Tài
liệu truy cập lúc 17h ngày 20/9/2022 tại https://ubkttw.vn/danh-muc/tin-tuc-thoi-su/hoi-nghi-toan-quoc-tong-
ket-10-nam-cong-tac-phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-giai-doan-2012-2022.html
4
Quy định của Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 trên cơ sở kế thừa quy định của Pháp lệnh phòng
chống tham nhũng năm 2000, Luật phòng chống tham nhũng năm 2005.
5
Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018
6
Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018

170
1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ,
quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức,
đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công
vụ vì vụ lợi;
m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm
pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra,
thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
2. Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức
vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao
gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ
chức mình vì vụ lợi.
Từ quy định của Luật phòng chống tham nhũng năm 2018, dấu hiệu nhận biết
hành vi tham nhũng bao gồm đồng thời ba dấu hiệu đặc trưng sau: (i) Tham nhũng
phải được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn;7 (ii) Người có chức vụ,

7
Điều 3. Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 quy định:

171
quyền hạn đã lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ,
nhiệm vụ được giao. Sự lợi dụng, lạm dụng thông qua chức năng chính quyền hoặc
là chức năng tổ chức, lãnh đạo hoặc là chức năng hành chính, kinh tế theo công vụ,
nhiệm vụ được giao hoặc theo thẩm quyền chuyên môn mà người đó đảm nhận; (iii)
Người thực hiện hành vi tham nhũng phải có động cơ vụ lợi. Đây là dấu hiệu bắt
buộc phải có để phân biệt hành vi tham nhũng với những hành vi vi phạm pháp luật
khác do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện. Xét về tính chất hành vi, tham
nhũng thường thể hiện ở các dạng như tham nhũng vật chất, tham nhũng quyền lực,
tham nhũng chính trị, tham nhũng hành chính, tham nhũng kinh tế.8
BLHS năm 2015 khi quy định Mục 1 Chương XXIII Các tội phạm tham
nhũng đã không định nghĩa khái niệm tội phạm tham nhũng mà chỉ quy định các tội
phạm cụ thể từ Điều 353 đến Điều 359. Trong số các hành vi trên thì 7 hành vi đầu
tiên tương ứng với các tội phạm được quy định trong mục 1 Các tội phạm tham
nhũng, Chương XXIII BLHS năm 2015. Hành vi “đưa hối lộ, môi giới hối lộ được
thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ
chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi” nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm sẽ bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo Tội đưa hối lộ (Điều 364 BLHS năm 2015), Tội
môi giới hối lộ (Điều 365 BLHS năm 2015). Hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn
sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình
sự theo Tội sử dụng trái phép tài sản với tình tiết tăng nặng định khung “lợi dụng
chức vụ, quyền hạn” (điểm d khoản 2 Điều 177 BLHS năm 2015). Hành vi “không
thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi” có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội
thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 360 BLHS năm 2015). Hành vi
nhũng nhiễu hiện nay chưa được tội phạm hóa bằng một tội danh cụ thể. Hành vi

2. Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một
hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định
và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân
đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an
trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ,
công vụ đó.
8
Ngọc Xinh, Nguyên nhân và hình thức của hành vi tham nhũng, Tài liệu được truy cập lúc 23h ngày
1/10/2022 tại
https://thanhtratinh.camau.gov.vn/wps/portal/trangchu/!ut/p/z1/04_Sj9CPykssy0xPLMnMz0vMAfIjo8ziTQ
O8Pd2dnA38DPyMzAwCXd0c_f38gjwsvU30wwkpiAJKG-AAjgZA_VFgJXATLMK8XIEm-
DkHWASZuBt6GEIVoOt0CjJyMjYwcPc3wqoAxZKC3AiDTE9HRQD3VIl3/?1dmy&page=trangchitiet&u
rile=wcm%3Apath%3A%2Fthanhtratinhlibrary%2Fthanhtratinhsite%2Fnoidungtrangrss%2Fthongtinchidaod
ieuhanh%2Fykienxulyphanhoi%2Fnguyennhanvahinhthuccuahanhvithamnhung

172
“lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì
vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều
tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi” có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Như vậy, quy định của
BLHS năm 2015 về các tội phạm tham nhũng chưa có sự tương thích với quy định
của Luật phòng chống tham nhũng. Điều này đã bộc lộ các hạn chế của BLHS năm
2015, cụ thể:
- BLHS năm 2015 quy định Mục 1 Chương XXIII Các tội phạm tham nhũng
là không cần thiết và không đáp ứng yêu cầu phòng chống tham nhũng. Quy định
này có thể tạo ra sự hạn chế trong sự nhận thức về hành vi tham nhũng của người
dân nói chung và người áp dụng pháp luật nói riêng. Một bộ phận người dân vẫn
hiểu đơn giản rằng tham nhũng chỉ bao gồm tội tham ô và tội phạm hối lộ hoặc chỉ
những hành vi tham nhũng tương ứng với các tội phạm quy định tại mục 1 Chương
XXIII mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, quy định hiện nay của
BLHS năm 2015 còn gây khó khăn cho công tác thống kê tình hình tội phạm tham
nhũng. Do vậy thiết nghĩ BLHS năm 2015 không cần thiết phân mục trong Chương
XXIII BLHS và khái niệm tội phạm tham nhũng có thể được hiểu dưới góc độ tội
phạm học.
- So với quy định của Luật phòng chống tham nhũng năm 2018, BLHS năm
2015 chưa có sự phân hóa đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái
phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi. Thực tiễn hiện nay ghi nhận nhiều trường hợp
người có chức vụ quyền hạn đã sử dụng trái phép tài sản nhằm động cơ vụ lợi như
sử dụng xe công vào mục đích cá nhân, sử dụng trái phép tài sản công để vụ lợi cho
gia đình, người thân. Thậm chí có những trường hợp người có chức vụ, quyền hạn
khi hết đảm nhiệm chức vụ được giao hoặc khi về hưu nhưng không hoàn trả tài sản
đã được giao mà tiếp tục sử dụng trái phép tài sản đó vì động cơ vụ lợi.9
- BLHS Việt Nam chưa tội phạm hóa đối với hành vi nhũng nhiễu vì vụ lợi.
Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 giải thích “Nhũng nhiễu là hành vi
cửa quyền, hách dịch, đòi hỏi, gây khó khăn, phiền hà của người có chức vụ, quyền
hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ”. Đây là hành vi tham nhũng rất phổ

9
Hoàng Nam, 10 cán bộ về hưu không trả nhà công vụ. Tài liệu được truy cập lúc 23h ngày 2/10/2022 tại
https://vnexpress.net/10-can-bo-ve-huu-khong-tra-nha-cong-vu-4502945.html ; Hoàng Vân, Nhiều cán bộ về
hưu không trả lại nhà công vụ? Tài liệu được truy cập lúc 23h30 ngày 2/10/2022 tại
https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/tu-van-phap-luat/6682/nhieu-can-
bo-ve-huu-khong-tra-lai-nha-cong-vu

173
biến10, được xem là hành vi “tham nhũng vặt”11 và thường chưa được xử lý một
cách triệt để. Từ góc nhìn Luật học: “Nhũng nhiễu” vì vụ lợi là hành vi cửa quyền,
hách dịch, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhằm đòi hỏi,
ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải nộp những khoản chi phí ngoài quy
định hoặc phải thực hiện hành vi khác vì lợi ích của người có hành vi nhũng nhiều.
Thực chất của hành vi “nhũng nhiễu” là sự ép buộc đưa hối lộ được che đậy dưới
hình thức tinh vi rất khó có căn cứ để xử lý. Cũng có thể coi hành vi nhũng nhiễu là
hành vi “đòi hối lộ” một cách gián tiếp hoặc ở mức độ chưa thật nghiêm trọng và
có thể dùng biện pháp xử lý hành chính.12 Hành vi nhũng nhiễu của người có chức
vụ quyền hạn, đặc biệt là cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước đã làm cản
trở hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước và gây mất niềm tin trong nhân
dân. Người dân chủ yếu chứng kiến hoặc “trãi nghiệm” về hành vi tham nhũng qua
các hành vi nhũng nhiễu và về lâu dài có thể dẫn đến chấp nhận hoặc thỏa hiệp hoặc
tham gia vào hành vi tham nhũng. Do vậy, thiết nghĩ rằng cần có chế tài nghiêm
khắc hơn đối với hành vi nhũng nhiễu và cần thiết phải tội phạm hóa đối với hành
vi này.
Thứ hai: quy định của BLHS năm 2015 về các tội phạm tham nhũng còn tồn
tại một số hạn chế nhất định.
- Tham nhũng trong khu vực ngoài Nhà nước (còn gọi là khu vực tư) chưa đáp
ứng yêu cầu thực tiễn về đấu tranh phòng chống tham nhũng. BLHS năm 2015 mở
rộng hành vi tham nhũng trong khu vực tư chỉ bao gồm đối với hành vi tham ô tài
sản và các hành vi hối lộ gồm đưa, nhận và môi giới hối lộ. quy đinh về mở rộng

10
Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2020) của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ,
thì chỉ số SIPAS 2020 (Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính
nhà nước năm 2020) đã đánh giá: Tình trạng công chức gây phiền hà, sách nhiễu xảy ra ở 57/63 tỉnh, thành
phố; 48/63 tỉnh, thành phố để xảy ra tình trạng người dân, tổ chức phải nộp tiền ngoài phí/lệ phí (tăng 2 tỉnh
so với năm 2019). Tỷ lệ người dân đi lại một lần mà giải quyết xong thủ tục hành chính chỉ đạt 29,69%, đi lại
2 lần là 55,71%, đi lại 3 lần là 9,64%... Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh tại Việt Nam
(PAPI 2020) cho thấy: Tình trạng tham nhũng, nhũng nhiễu trong năm 2020 còn tương đối phổ biến; hiện
tượng “lót tay” để có việc làm trong cơ quan nhà nước, “lót tay” khi làm giấy phép xây dựng còn khá phổ
biến; Luật gia - Ths. Lê Quang Kiệm, Ths. Nguyễn Minh Đức, Ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, giảm
phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong tình hình mới, Tài liệu được truy cập lúc 20h ngày 20/9/2022
tại https://thanhtravietnam.vn/nghien-cuu-trao-doi/ngan-chan-tinh-trang-nhung-nhieu-giam-phien-ha-cho-
nguoi-dan-va-doanh-nghiep-trong-tinh-hinh-moi-201800.html
11
Theo báo cáo tháng 10/2020 của Chính phủ gửi Quốc hội đã đánh giá: “Nhìn chung, tham nhũng đang
từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm, mặc dù vẫn còn phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh
vực và tinh vi hơn, nhất là tình trạng ‘tham nhũng vặt’, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh
nghiệp trong giải quyết công việc để vụ lợi”.
12
Luật gia - Ths. Lê Quang Kiệm, Ths. Nguyễn Minh Đức, Ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, giảm phiền
hà cho người dân và doanh nghiệp trong tình hình mới, Tài liệu được truy cập lúc 20h ngày 20/9/2022 tại
https://thanhtravietnam.vn/nghien-cuu-trao-doi/ngan-chan-tinh-trang-nhung-nhieu-giam-phien-ha-cho-nguoi-
dan-va-doanh-nghiep-trong-tinh-hinh-moi-201800.html

174
tham nhũng trong khu vực tư trong quy định của BLHS năm 2015 được xem là một
thành công nổi bật và thể hiện quyết tâm của Nhà nước trong việc đấu tranh phòng
chống tham nhũng và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Bởi vì theo yêu cầu của
Công ước quốc tế về phòng chống tham nhũng năm 2013 (Công ước CAC) thì hối
lộ trong khu vực tư là yêu cầu không bắt buộc13 và các quốc gia tùy vào đặc thù của
quốc gia mình để quy định hay không. Các quy định này đã được áp dụng trên thực
tế và mang lại hiệu quả nhất định trong đấu tranh phòng chống tham nhũng.14 Tuy
là thành công của BLHS năm 2015 nhưng việc chỉ mở rộng tương ứng với 4 tội
phạm (Đ353, 354, 364, 365 BLHS năm 2015) là chưa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu
đấu tranh phòng chống hành vi tham nhũng. Trên thực tế, tình trạng người có chức
vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước lạm dụng chức vụ,
quyền hạn được giao để chiếm đoạt tài sản thường xảy ra. Tuy nhiên khi truy cứu
trách nhiệm hình sự, các địa phương không thống nhất về tội danh. Có trường hợp
hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm
đoạt tài sản theo Điều 355 BLHS năm 2015,15 nhưng cũng có vụ án lại truy cứu
trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS năm
2015.16 Việc xác định tội danh khác nhau ảnh hưởng rất lớn đến việc giải quyết vụ
án như hình phạt, xác định bị hại, nghĩa vụ bồi thường. Hiện nay, việc xác định
người có chức vụ, quyền hạn trong khu vực công hay khu vực tư không phải là điều
dễ dàng đặc biệt là người có chức vụ, quyền hạn trong các đơn vị kinh tế. Do vậy,
cần thiết mở rộng hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản bao gồm
cả khu vực tư.
- BLHS năm 2015 chưa tội phạm hóa đối với hành vi làm giàu bất hợp pháp
hay còn gọi là làm giàu bất chính. Công ước của Liên hiệp quốc về chống tham
nhũng năm 2003 (gọi tắt là Công ước CAC) không đưa ra khái niệm tham nhũng cụ
thể mà chỉ xác định các hành vi được coi là tham nhũng bao gồm: hối lộ, tham ô,
biển thủ hoặc các dạng chiếm đoạt của công chức, lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi;

13
Trần Thị Ngọc Kim, Các yêu cầu tội phạm hóa nhóm hành vi hối lộ theo Công ước của Liên hợp quốc về
chống tham nhũng, Tạp chí Kiểm sát ngày 6/10/2021. Tài liệu được truy cập lúc 21h ngày 1/10/2022 tại
https://kiemsat.vn/cac-yeu-cau-toi-pham-hoa-nhom-hanh-vi-hoi-lo-theo-cong-uoc-cua-lien-hop-quoc-ve-
chong-tham-nhung-62487.html
14
Lê Đồng, Tuyên án vụ đưa và nhận hối lộ khi cung cấp suất ăn cho Công ty Samsung Việt Nam, Tài liệu
được truy cập lúc 20h ngày 2/10 năm 2022 tại https://plo.vn/tuyen-an-vu-dua-va-nhan-hoi-lo-khi-cung-cap-
suat-an-cho-cong-ty-samsung-viet-nam-post698564.html ; Đặng Tuyết, Tử hình kế toán tham ô tài sản hơn
228 tỉ đồng, Tài liệu được truy cập lúc 20h15 phút ngày 2/10 năm 2022 tại https://tuoitre.vn/tu-hinh-ke-toan-
tham-o-tai-san-hon-228-ti-dong-20220930155013848.htm
15
Tâm Lụa, Chiếm đoạt 25 tỉ của khách, cán bộ HDBank tù chung thân, Tài liệu truy cập lúc 21h ngày
2/10/2022 tại https://tuoitre.vn/chiem-doat-tien-cua-khach-hang-can-bo-hdbank-lanh-an-676410.htm
16
Phạm Dũng, Nữ nhân viên ngân hàng ở TP HCM làm liều chiếm đoạt 4,4 tỉ đồng, Tài liệu truy cập lúc 21h
ngày 2/10/2022 tại https://nld.com.vn/phap-luat/nu-nhan-vien-ngan-hang-o-tp-hcm-lam-lieu-chiem-doat-44-
ti-dong-20220103170956709.htm

175
hối lộ trong khu vực tư; biển thủ tài sản trong khu vực tư. Ngoài ra, CAC cũng quy
định hành vi đưa hối lộ và hành vi làm giàu bất chính cũng là hành vi tham nhũng.17
Hơn nữa tình trạng lợi dụng chức vụ quyền hạn để làm giàu bất chính ở người có
chức vụ, quyền hạn vẫn diễn ra trên thực tế và ngày càng trở nên phổ biến. Thực tế
xuất hiện nhiều trường hợp cá nhân giàu lên một cách nhanh chóng mà không thể lý
giải một cách hợp lý nguồn gốc của sự tăng thêm này. Điều này cho phép nghi ngờ
về một sự làm ăn không minh bạch, vi phạm pháp luật hoặc phạm tội trước đó.18
Một số trường hợp người có chức vụ, quyền hạn giải thích về nguồn gốc của tài sản
khó có tính thuyết phục.19 Hành vi làm giàu bất chính, là trường hợp tài sản của một
cán bộ, công chức hay người có chức vụ, quyền hạn tăng đáng kể so với thu nhập
hợp pháp của họ mà khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu, họ không giải thích
được một cách hợp lý về lý do tăng đáng kể đó. Hành vi này chưa được quy định là
tội phạm trong BLHS hiện hành, tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật đã có một số
quy định về các biện pháp phòng ngừa, góp phần phát hiện hành vi làm giàu bất
hợp pháp như quy định của Luật phòng chống tham nhũng về minh bạch tài sản, thu
nhập, quy định về các đối tượng phải kê khai tài sản, các loại tài sản phải kê khai,
v.v…20 Mặc dù tội phạm hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp không phải là quy định
bắt buộc theo Công ước CAC, nhưng xuất phát từ đòi hỏi của công tác đấu tranh
phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, việc bổ sung hành vi này là tội phạm là cần
thiết. Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi khi hình sự hóa hành vi này cần tiếp tục
nghiên cứu.
- Quy định của BLHS năm 2015 về định lượng tối thiểu để truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với các tội phạm tham nhũng còn bất cập. Đối với hành vi tham
ô, nhận hối lộ, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, nhận hối lộ, Lơi
dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trực lợi thì định lượng
tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự là 2 triệu đồng, nếu dưới 2 triệu đồng thì
phải thỏa mãn các dấu hiệu khác.21 Trong khi đó đối với hành vi lợi dụng chức vụ
quyền hạn trong khi thi hành công vụ hoặc lạm quyền trong khi thi hành công vụ là

17
Xem các Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 của CAC
18
Ban soạn thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi), Báo cáo đánh giá tác động dự án Bộ luật hình sự (sửa đổi) (Dự
thảo), Trang 48
19
Hoàng Thùy, Đại biểu Quốc hội: 'Nói xây biệt phủ nhờ nuôi heo là coi thường dân”, Tài liệu truy cập lúc
20h ngày 1/10/2022 tại https://vnexpress.net/dai-bieu-quoc-hoi-noi-xay-biet-phu-nho-nuoi-heo-la-coi-
thuong-dan-3637339.html; Thắng Quang, 'Nói buôn chổi đót, nuôi heo xây biệt phủ là nhờn pháp luật', Tài
liệu truy cập lúc 20h30 phút ngày 1/10/2022 tại https://zingnews.vn/noi-buon-choi-dot-nuoi-heo-xay-biet-
phu-la-nhon-phap-luat-post777262.html
20
Xem các Điều 9, 10, 11, 12 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018
21
Xem khoản 1 các Điều 353, 354, 355, 358 BLHS năm 2015

176
10 triệu đồng hoặc gây thiệt hại khác.22 Hiện nay có ý kiến cho rằng định lượng tối
thiểu 2 triệu đồng trong các tội phạm trên là quá thấp, không đảm bảo tính nguy
hiểm đáng kể của tội phạm. Do vậy, trên thực tế, các hành vi tham nhũng với mức
định lượng này thường không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều này có thể gây
ra các hạn chế như không công bằng trong áp dụng pháp luật, không đảm bảo tính
nghiêm minh của luật hình sự, mất niềm tin vào chính sách phòng chống tham
nhũng của Nhà nước. Do vậy cần nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện về các
quy định của BLHS nói chung và các tội phạm tham nhũng nói riêng để sửa đổi
định lượng tối thiểu một cách phù hợp hơn.
- Quy định về miễn trách nhiệm hình sự cho người có hành vi đưa hối lộ mà
chủ động khai báo trước khi bị phác và có thể được trả lại của đã dùng để đưa hối lộ
(khoản 7 Điều 364 BLHS năm 2015) nếu áp dụng không hợp lý có thể làm gia tăng
hành vi đưa hối lộ. Trên thực tế có trường hợp người đưa hối lộ chủ động tiếp cận
người có chức vụ, quyền hạn để đưa hối lộ nhằm đạt được mục đích của mình
nhưng tìm cách lưu lại chứng cứ. Khi mục đích không đạt được thì chủ động khai
báo trước khi bị phát giác để có thể được miễn trách nhiệm hình sự và có thể được
trả lại của đã dùng để đưa hối lộ. Quy định này nhằm khuyến khích người đưa hối
lộ tố giác hành vi nhận hối lộ nhưng nếu áp dụng tùy tiện hoặc không hợp lý có thể
trở thành cái bẫy cho người có chức vụ quyền hạn.
3. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với các tội phạm tham nhũng
Việc thực hiện pháp luật phòng chống tham nhũng phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, có ý kiến cho rằng chủ yếu tập trung ở 4 yếu tố là yếu tố chính trị, yếu tố pháp
lý, yếu tố kinh tế và yếu tố hội nhập quốc tế.23 Việc xử lý hình sự đối với các hành
vi tham nhũng ngoài sự ảnh hưởng của các quy định của pháp luật hình sự còn bị
tác động bởi các yếu tố sau:
- Tội phạm tham nhũng đặc biệt là các tội phạm hối lộ thường là các tội phạm
không có nạn nhân nên việc phát hiện tội phạm từ việc tố giác của người liên quan
là rất hạn chế.
- Chủ thể thực hiện tội phạm là người có chức vụ, quyền hạn nên thường lợi
dụng sự ảnh hưởng của mình để che dấu tội phạm. Bên cạnh đó, họ là những người

22
Xem khoản 1 các Điều 356, 357 BLHS năm 2015.
23
Trịnh Thăng Quyết (Ban Nội chính Trung ương), Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về phòng,
chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. Tài liệu được truy cập lúc 22h ngày 3/10/2022 tại
https://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/202104/cac-yeu-to-anh-huong-den-thuc-hien-phap-luat-ve-phong-
chong-tham-nhung-o-viet-nam-hien-nay-309378/

177
có trình độ nên thủ đoạn thực hiện tội phạm tinh vi, che dấu, xóa các dấu vết tội
phạm nên việc phát hiện tội phạm khó khăn hơn các loại tội phạm khác.
- Xuất phát từ hành vi tham nhũng quyền lực mà tội phạm tham nhũng thường
là tội phạm có tổ chức, kết cấu lợi ích chặt chẽ nên việc phát hiện tội phạm rất khó
khăn. Tham nhũng quyền lực là dạng tham nhũng mà người tham nhũng lợi dụng
quyền lực cá nhân để đưa những người thân tín vào bộ máy công quyền cũng như
vào các tổ chức chính trị, xã hội, đơn vị kinh tế, tài chính... vì động cơ vụ lợi. Do
vậy, tội phạm tham nhũng thường liên quan đến nhiều người, có liên quan chặt chẽ
về lợi ích nên việc phát hiện đấu tranh với tội thường gặp các cản trở nhất định.
- Các tội phạm tham nhũng nếu xảy ra trong hoạt động của các cơ quan tư
pháp hoặc có liên quan đến hoạt động của các cơ quan tư pháp, thì việc phát hiện,
xử lý tội phạm thường gắn liền với quá trình tiến hành tố tụng của vụ án khác (hình
sự, dân sự, kinh tế, lao động...) hoặc thi hành án, giam giữ, cải tạo... dẫn đến việc
điều tra, xác minh gặp nhiều khó khăn. Quá trình thu thập chứng cứ đòi hỏi Điều tra
viên, Cán bộ điều tra phải có trình độ cao, kỹ năng điều tra thuần thục, có kinh
nghiệm ở nhiều lĩnh vực pháp luật.24
4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong việc truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với hành vi tham nhũng
 Kiến nghị hoàn thiện quy định của BLHS năm 2015
- Bãi bỏ việc phân thành 2 mục là Các tội phạm tham nhũng và Các tội phạm
khác về chức vụ trong Chương XXIII BLHS. Việc sửa đổi này sẽ khắc phục được
sự không đồng bộ trong quy định của Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 và
BLHS năm 2015, gớp phần nhận thức thống nhất về hành vi tham nhũng và tạo sự
thuận lợi cho công tác thống kê đánh giá tình hình tội phạm tham nhũng.
- Cần nghiên cứu bổ sung Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép
tài sản vào Chương các tội phạm về chức vụ. Tội này được tách ra trên cơ sở Tội sử
dụng trái phép tài sản với tình tiết tăng nặng định khung quy đinh tại điểm d khoản
2 Điều 177 BLHS năm 2015. Việc bổ sung này nhằm đảm bảo sự phân hóa trách
nhiệm hình sự đối với hành vi sử dụng trái phép tài sản. Hành vi lợi dụng chức vụ
quyền hạn sử dụng trái phép tài sản vì động cơ vụ lợi là một dạng hành vi tham
nhũng nên cần quy định điều luật riêng.

24
TS Lại Viết Quang, Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng chức vụ xảy
ra trong hoạt động tư pháp. Tài liệu truy cập lúc 13h ngày 4/10/2022 tại https://kiemsat.vn/nang-cao-hieu-
qua-cong-tac-dau-tranh-phong-chong-toi-pham-tham-nhung-chuc-vu-xay-ra-trong-hoat-dong-tu-phap-
63596.html

178
- Cần nghiên cứu bổ sung quy định Tội nhũng nhiễu trong khi thi hành công
vụ vào Chương các Tội phạm về chức vụ nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu đấu tranh
phòng chống tham nhũng.
- Cần nghiên cứu để quy định Tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm giàu bất
hợp pháp Chương các tội phạm về chức vụ của BLHS năm 2015 để đáp ứng yêu
cầu nội luật hóa Công ước CAC đồng thời đảm bảo yêu cầu đấu thanh phòng chống
tham nhũng ở Việt Nam.
- Cần rà soát và nghiên cứu một cách toàn diện quy định của BLHS về định
lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự trong đó có các tội phạm tham
nhũng vì mức định lượng hiện nay không còn phù hợp với tình hình thực tế của đất
nước.
- Cần nghiên cứu để mở rộng hành vi khách quan bao gồm cả khu vực tư đối
với Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 355
BLHS năm 2015
- Cần ban hành văn bản hướng dẫn quy định của BLHS năm 2015 về các tội
phạm tham nhũng, đặc biệt là áp dụng thống nhất quy định về miễn trách nhiệm
hình sự khi người đưa hối lộ chủ động khai báo trước khi bị phát giác (khoản 7
Điều 364 BLHS năm 2015)
 Các kiến nghị khác nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả đấu tranh
phòng chống tội phạm tham nhũng
- Thành lập lực lượng chuyên trách về điều tra các tội phạm tham nhũng bao
gồm các điều tra viên dày dạn kinh nghiệm và thường xuyên tổ chức nâng cao năng
lực chuyên môn đồng thời trao cho họ những cơ chế đặc thù để thuận tiện trong việc
điều tra tội phạm, tránh việc cản trở từ người phạm tội.
- Thiết lập cơ chế riêng để tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm về tham nhũng
như đường dây nóng, tin báo nặc danh để người dân yên tâm và chủ động trong việc
tố giác tội phạm, tránh việc trù dập hoặc trả thù từ người phạm tội.
- Tăng cường vai trò của các cơ quan báo chí, truyền thông trong việc phát
hiện tội phạm cũng như giám sát hoạt động của người có chức vụ quyền hạn.
- Bên cạnh đó để góp phần nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm tham
nhũng Nhà nước cần tiếp tục thực hiện các giải pháp phòng chống tham nhũng đã
thực hiện như cần tuyên truyền phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách, pháp
luật về phòng, chống tham nhũng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, thống nhất
có hiệu quả từ nhận thức đến hành động của cán bộ, công chức, viên chức, cộng
đồng doanh nghiệp trong việc phòng, chống tham nhũng. Tiếp tục hoàn thiện thể
chế về quản lý kinh tế - xã hội để phòng, chống tham nhũng. Thực hiện nghiêm cơ

179
chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ để phòng, chống tham nhũng. Tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để nâng cao hiệu quả công tác phòng,
chống tham nhũng. Cải cách hành chính, công khai, minh bạch trong hoạt động của
các cơ quan, tổ chức, đơn vị được chú trọng và đạt những kết quả tích cực.25
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ luật hình sự năm 2015
2. Luật phòng chống tham nhũng năm 2018
3. Ban soạn thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi), Báo cáo đánh giá tác động dự
án Bộ luật hình sự (sửa đổi)
4. Báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 của các bộ, cơ
quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX
2020) của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ,
5. Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022. Tài liệu truy cập lúc 17h ngày 20/9/2022 tại
https://ubkttw.vn/danh-muc/tin-tuc-thoi-su/hoi-nghi-toan-quoc-tong-ket-10-nam-
cong-tac-phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-giai-doan-2012-2022.html;
6. Phát biểu kết luận của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013 –
2020. Tài liệu truy cập lúc 16h ngày 20/9/2022 tại
https://www.evn.com.vn/d6/news/Toan-van-bai-phat-bieu-cua-Tong-Bi-thu-
Nguyen-Phu-Trong-tai-Hoi-nghi-tong-ket-10-nam-cong-tac-phong-chong-tham-
nhung-tieu-cuc-142-184-30964.aspx
7. Trần Thị Ngọc Kim, Các yêu cầu tội phạm hóa nhóm hành vi hối lộ
theo Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng, Tạp chí Kiểm sát ngày
6/10/2021. Tài liệu được truy cập lúc 21h ngày 1/10/2022 tại https://kiemsat.vn/cac-
yeu-cau-toi-pham-hoa-nhom-hanh-vi-hoi-lo-theo-cong-uoc-cua-lien-hop-quoc-ve-
chong-tham-nhung-62487.html
8. TS Lại Viết Quang, Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm tham nhũng chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp. Tài liệu truy
cập lúc 13h ngày 4/10/2022 tại https://kiemsat.vn/nang-cao-hieu-qua-cong-tac-dau-

25
TS Lại Viết Quang, Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng chức vụ xảy
ra trong hoạt động tư pháp. Tài liệu truy cập lúc 13h ngày 4/10/2022 tại https://kiemsat.vn/nang-cao-hieu-
qua-cong-tac-dau-tranh-phong-chong-toi-pham-tham-nhung-chuc-vu-xay-ra-trong-hoat-dong-tu-phap-
63596.html ; Nguyễn Đức Tâm (2022), Biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng ở Việt Nam
hiện nay. Luận án tiến sĩ thực hiện ở Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Trang 123-160

180
tranh-phong-chong-toi-pham-tham-nhung-chuc-vu-xay-ra-trong-hoat-dong-tu-phap-
63596.html
9. Ngọc Xinh, Nguyên nhân và hình thức của hành vi tham nhũng, Tài
liệu được truy cập lúc 23h ngày 1/10/2022 tại
https://thanhtratinh.camau.gov.vn/wps/portal/trangchu/!ut/p/z1/04_Sj9CPykssy0xP
LMnMz0vMAfIjo8ziTQO8Pd2dnA38DPyMzAwCXd0c_f38gjwsvU30wwkpiAJK
G-AAjgZA_VFgJXATLMK8XIEm-
DkHWASZuBt6GEIVoOt0CjJyMjYwcPc3wqoAxZKC3AiDTE9HRQD3VIl3/?1d
my&page=trangchitiet&urile=wcm%3Apath%3A%2Fthanhtratinhlibrary%2Fthanh
tratinhsite%2Fnoidungtrangrss%2Fthongtinchidaodieuhanh%2Fykienxulyphanhoi
%2Fnguyennhanvahinhthuccuahanhvithamnhung
10. Hoàng Nam, 10 cán bộ về hưu không trả nhà công vụ. Tài liệu được
truy cập lúc 23h ngày 2/10/2022 tại https://vnexpress.net/10-can-bo-ve-huu-khong-
tra-nha-cong-vu-4502945.html;
11. Hoàng Vân, Nhiều cán bộ về hưu không trả lại nhà công vụ? Tài liệu
được truy cập lúc 23h30 ngày 2/10/2022 tại https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-
phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/tu-van-phap-luat/6682/nhieu-can-bo-ve-huu-
khong-tra-lai-nha-cong-vu
12. Luật gia - Ths. Lê Quang Kiệm, Ths. Nguyễn Minh Đức, Ngăn chặn
tình trạng nhũng nhiễu, giảm phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong tình
hình mới, Tài liệu được truy cập lúc 20h ngày 20/9/2022 tại
https://thanhtravietnam.vn/nghien-cuu-trao-doi/ngan-chan-tinh-trang-nhung-nhieu-
giam-phien-ha-cho-nguoi-dan-va-doanh-nghiep-trong-tinh-hinh-moi-201800.html
13. Lê Đồng, Tuyên án vụ đưa và nhận hối lộ khi cung cấp suất ăn cho
Công ty Samsung Việt Nam, Tài liệu được truy cập lúc 20h ngày 2/10 năm 2022 tại
https://plo.vn/tuyen-an-vu-dua-va-nhan-hoi-lo-khi-cung-cap-suat-an-cho-cong-ty-
samsung-viet-nam-post698564.html;
14. Đặng Tuyết, Tử hình kế toán tham ô tài sản hơn 228 tỉ đồng, Tài liệu
được truy cập lúc 20h15 phút ngày 2/10 năm 2022 tại https://tuoitre.vn/tu-hinh-ke-
toan-tham-o-tai-san-hon-228-ti-dong-20220930155013848.htm
15. Tâm Lụa, Chiếm đoạt 25 tỉ của khách, cán bộ HDBank tù chung thân,
Tài liệu truy cập lúc 21h ngày 2/10/2022 tại https://tuoitre.vn/chiem-doat-tien-cua-
khach-hang-can-bo-hdbank-lanh-an-676410.htm
16. Phạm Dũng, Nữ nhân viên ngân hàng ở TP HCM làm liều chiếm đoạt
4,4 tỉ đồng, Tài liệu truy cập lúc 21h ngày 2/10/2022 tại https://nld.com.vn/phap-

181
luat/nu-nhan-vien-ngan-hang-o-tp-hcm-lam-lieu-chiem-doat-44-ti-dong-
20220103170956709.htm
17. Hoàng Thùy, Đại biểu Quốc hội: 'Nói xây biệt phủ nhờ nuôi heo là
coi thường dân”, Tài liệu truy cập lúc 20h ngày 1/10/2022 tại
https://vnexpress.net/dai-bieu-quoc-hoi-noi-xay-biet-phu-nho-nuoi-heo-la-coi-
thuong-dan-3637339.html;
18. Thắng Quang, 'Nói buôn chổi đót, nuôi heo xây biệt phủ là nhờn pháp
luật', Tài liệu truy cập lúc 20h30 phút ngày 1/10/2022 tại https://zingnews.vn/noi-
buon-choi-dot-nuoi-heo-xay-biet-phu-la-nhon-phap-luat-post777262.html
19. Trịnh Thăng Quyết (Ban Nội chính Trung ương), Các yếu tố ảnh
hưởng đến thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
Tài liệu được truy cập lúc 22h ngày 3/10/2022 tại https://noichinh.vn/nghien-cuu-
trao-doi/202104/cac-yeu-to-anh-huong-den-thuc-hien-phap-luat-ve-phong-chong-
tham-nhung-o-viet-nam-hien-nay-309378/

182
KINH NGHIỆM PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG Ở SINGAPORE VÀ
MỘT VÀI KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM
Nguyễn Mạnh Hùng*
Nguyễn Mai Anh**
Tóm tắt: Vấn đề tham nhũng luôn là một trong những thách thức lớn đối với
bất kỳ nhà nước nào. Tham nhũng không chỉ gây tác động xấu đến hiệu quả hoạt
động của bộ máy nhà nước mà còn ảnh hưởng đến quyền làm chủ của nhân dân.
Do vậy, hoạt động phòng, chống tham nhũng luôn nhận được sự quan tâm của tất
cả các quốc gia trên thế giới. Trong những năm gần đây, Singapore được biết đến
như một quốc gia với những thành tựu đáng kể trong cuộc chiến chống tham nhũng
ở khu vực châu Á. Từ một đất nước nhỏ bé, nghèo nàn được thành lập khá muộn,
Singapore đã vươn lên thành một trong những nền kinh tế phát triển nhất trong khu
vực và một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công này chính là cơ chế
phòng chống tham nhũng hiệu quả. Bài viết phân tích những chính sách và biện
pháp chống tham nhũng ở Singapore, từ đó đề xuất một vài khuyến nghị cho Việt
Nam trong hoạt động phòng chống tham nhũng.
Từ khoá: Singapore, phòng chống tham nhũng, chính sách.
1. Cơ chế phòng chống tham nhũng ở Singapore
Singapore là quốc gia châu Á duy nhất luôn duy trì trong top 10 nước có tỷ lệ
tham nhũng thấp nhất thế giới theo số liệu của Tổ chức Minh bạch Quốc tế
(Transparancy International – TI). Đặc biệt trong năm 2020, Singapore đã vươn lên
đứng thứ 3 trên tổng số 180 quốc gia, vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng Chỉ số
nhận thức tham nhũng (Coruption perceptions index – CPI), đồng hạng với Thuỵ
Sỹ, Phần Lan và Thuỵ Điển.1 Thành tựu nổi bật này đạt được do nhiều nguyên nhân
khác nhau. Nhìn chung bên cạnh quyết tâm chính trị mạnh mẽ của chính quyền
Singapore, cơ chế chống tham nhũng của Singapore được xây dựng trên bốn trụ cột
chính: (1) Hệ thống pháp luật về chống tham nhũng đầy đủ và rõ ràng, (2) Cơ quan
điều tra tham nhũng độc lập và mạnh mẽ, (3) Cơ chế xử lý vi phạm nghiêm minh và

*
TS., Trưởng Khoa Luật Hành chính – Nhà nước, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh.
**
ThS., GV Khoa Luật Hành chính – Nhà nước, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh.
1
Năm 2021, Singapore đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) của TI (truy cập
tại
https://www.transparency.org/en/cpi/2021?gclid=CjwKCAjwyaWZBhBGEiwACslQo9wmRJldh0xnCJbWW
RnBsY90E8ulixohYoS-YZbuowJd80nwGVvR1RoCPS0QAvD_BwE).

183
(4) Bộ máy công vụ liêm chính2 với mục tiêu cuối cùng là thiết lập nên xã hội
“không dám tham nhũng, không thể tham nhũng, không cần phải tham nhũng và
không được tham nhũng.”3
1.1. Hệ thống pháp luật về phòng chống tham nhũng đầy đủ và rõ ràng
Các đạo luật là nền tảng pháp lý quan trọng cho cuộc chiến chống tham nhũng
ở Singapore. Các quy định của luật định nghĩa các hanh vi tham nhũng, hình phạt
tương ứng và thẩm quyền điều tra, xử lý vi phạm.
Từ những năm 60, nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng bộ máy
nhà nước trong sạch, liêm khiết, Singapore đã ban hành Luật Chống tham nhũng
thay thế cho Sắc lệnh về Chống tham nhũng trước đó. Năm 1989, Đạo luật tham
nhũng được thông qua, trao cho toà án quyền đóng băng và tịch thu tài sản của
người phạm tội tham nhũng. Đến năm 1999, Đạo luật này được thay thế bởi một
luật mới là Luật Chống tham nhũng. Kể từ khi được ban hành, các quy định của
PCA đã trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung theo hướng tăng cường quyền hạn điều
tra của Cơ quan Điều tra Tham nhũng (CPIB), gia tăng các hình phạt cho hành vi
tham nhũng và xoá bỏ các kẽ hở để ngăn chặn sự lợi dụng của tội phạm. So sánh
với các tội phạm khác, tội phạm tham nhũng khó bị phát hiện và xử lý hơn rất nhiều
vì cả người đưa hối lộ và người nhận hối lộ đều có tội và tất nhiên, se không có ai
đóng vai trò “nạn nhân” để trình báo với cơ quan chức năng về hành vi phạm tội
này. Do vậy, PCA đã quy định một số biện pháp cũng như thẩm quyền đặc biệt áp
dụng với các vụ việc liên quan đến tham nhũng. Một vài nội dung tiêu biểu của
PCA mà pháp luật về chống tham nhũng của các quốc gia khác không có như:4
(i) Cho phép Cơ quan Điều tra tham nhũng (CPIB) điều tra các hành vi tham
nhũng trong lĩnh vực công và tư; có thẩm quyền xử lý đối với cả người đưa hối lộ
lẫn người nhận hối lộ. Ở một số quốc gia, các cơ quan chống tham nhũng không xử
lý các chủ thể tư nhân. Tuy nhiên, ở Singapore, chính phủ đặt ra mục tiêu bảo đảm
các công ty Singapore luôn “trong sạch” nhằm thu hút vốn đầu tư và cơ hội hợp tác
với các quốc gia khác.
(ii) Áp dụng điều khoản giả định là có hành vi tham nhũng với một công chức
bị nghi ngờ đã nhận hối lộ. Điều này có nghĩa công chức đó có nghĩa vụ chứng

2
Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, “Phòng, chống tham nhũng ở Singapore và kinh nghiệm cho các quốc
gia”, VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 37, No. 3 (2021) 4.
3
https://baochinhphu.vn/singapore-va-giai-phap-4-khong-trong-cuoc-chien-chong-tham-nhung-
10219292.htm truy cập ngày 21/09/2022.
4
Koh Teck Hin, “Corruption control in Singapore”, The 13th International training course on the criminal
justice response to corruption visiting experts’papers, Resource material series No.83, p. 124 – 125.

184
minh trước toà rằng những gì mình đã nhận không phải là hối lộ. Nếu thất bại, công
chức sẽ bị kết tội đã nhận hối lộ.
(iii) Người nào đã nhận hối lộ sẽ mặc nhiên bị xem là có tội dù người đó
không có quyền hạn hoặc không có cơ hội để “đền đáp” cho người đưa.
(iv) Luật Chống tham nhũng nghiêm cấm việc áp dụng các thông lệ, chẳng
hạn như đưa/nhận “hồng bao” vào dịp năm mới như là ngoại lệ của hành vi đưa/
nhận hối lộ.
(v) Đạo luật cũng trao quyền cho Tòa án ra lệnh cho những người nhận hối lộ
phải trả một khoản tiền phạt tương đương với số tiền hối lộ nhận được bên cạnh
hình thức phạt tiền và / hoặc phạt tù.
(vi) Khi phát hiện một người có hành vi tham nhũng, người đứng đầu có thể
thu hồi số tiền hối lộ như một khoản nợ dân sự.
(vii) Đạo luật buộc công dân Singapore phải chịu trách nhiệm đối với các hành
vi phạm tội tham nhũng xảy ra bên ngoài Singapore và bị xử lý như khi các hành vi
vi phạm được thực hiện ở Singapore.
Hiện nay hoạt động phòng chống tham nhũng ở Singapore dựa trên hai trụ cột
pháp lý là Luật Chống tham nhũng (Prevention of Corruption Act – PCA) và Luật
về Tham nhũng, buôn bán ma túy và các tội nghiêm trọng khác (Corruption, Drug
Trafficking and Other Serious Crimes Act - CDSA). Luật Chống tham nhũng có
phạm vi điều chỉnh rộng, áp dụng với tất cả chủ thể có hành vi nhận hoặc đưa hối lộ
ở lĩnh vực công và tư. Trong khi đó, Luật về Tham nhũng, buôn bán ma túy và các
tội nghiêm trọng khác khi được viện dẫn, tập trung vào việc tịch thu những khoản
lợi bất chính từ những kẻ phạm tội tham nhũng. Việc áp dụng cả hai luật này đảm
bảo rằng tham nhũng ở Singapore là hành vi có tính “rủi ro cao” nhưng mang lại
“lợi nhuận thấp”. 5 Ngoài ra, các quy định về chống tham nhũng còn được ghi nhận
trong các văn bản luật khác như Luật Quốc hội (Parliament Act); Luật Quyên góp
chính trị (Political Donation Act); Luật Hải quan (Customs Act). Trong đó, Luật
Quốc hội tập trung bảo đảm các thành viên Quốc hội không nhận được bất kỳ lợi
ích nào thông qua các cuộc tranh luận tại viện mà ở đó họ có lợi ích về tài chính.
Luật Quyên góp chính trị bảo đảm các ứng viên vận động tranh cử luôn tuyên bố rõ

5
https://www.cpib.gov.sg/about-corruption/prevention-and-corruption/singapores-corruption-control-
framework/#:~:text=Singapore%20relies%20on%20two%20key,the%20public%20and%20private%20sector
. Truy cập ngày 21/09/2022.

185
ràng về các khoản đóng góp mà họ nhận trong tiến trình tranh cử. Tương tự, Luật
Hải quan quy định các hình thức xử phạt cho hành vi nhận hối lộ.
1.2. Cơ quan điều tra tham nhũng độc lập và mạnh mẽ
Một trong những biện pháp hiệu quả nhất mà Singapore đã áp dụng trong cuộc
chiến chống tham nhũng là thành lập một cơ quan chuyên biệt để điều tra và xử lý
các hành vi tham nhũng tại quốc gia này – Cơ quan Điều tra Tham nhũng (Corrupt
Practices Investigation Bureau – CPIB).6 Cơ quan Điều tra Tham nhũng là một cơ
quan hoạt động độc lập, có chức năng chuyên biệt là phòng chống các hành vi tham
nhũng, có lịch sử hình thành lâu đời bậc nhất trên thế giới. Ban đầu, CPIB là cơ
quan do người Anh thành lập từ năm 1952 nhưng hoạt động khá mờ nhạt và không
hiệu quả. Sau khi lên nắm quyền năm 1959, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã tiến hành
cải tổ lại cơ quan này. CPIB được tách khỏi các cơ quan nhà nước khác và trực
thuộc trực tiếp Thủ tướng, có toàn quyền trong việc điều tra và kết tội với các hành
vi tham nhũng. Thẩm quyền này của CPIB được áp dụng với mọi chủ thể, bao gồm
cả các viên chức cấp cao trong các cơ quan nhà nước. Trên thực tế, CPIB đã điều
tra và kết tội với một số vụ việc tham nhũng liên quan đến các quan chức cao cấp
như Tan Kia Gan (Giám đốc hãng hàng không Malaya) năm 1966, Wee Toon Boon
(Quốc vụ khanh của Bộ Môi trường) năm 1973, Phey Yew Kook (Chủ tịch Đại hội
Nghiệp đoàn toàn quốc – NTUC) năm 1979, The Cheang Wan (Bộ trưởng Phát
triển quốc gia) năm 1986, Choy Hon Tim (Phó Giám đốc điều hành cơ quan Thuỷ
lợi quốc gia) năm 1995, Ng Boon Gay (Lãnh đạo lực lượng chống ma tuý của cảnh
sát Singapore) năm 2010, Peter Lim (Cục trưởng Cục Phòng vệ dân sự) năm
2013…
Hiện nay CPIB là cơ quan thuộc Văn phòng Thủ tướng, chỉ có một cấp ở
Trung ương. Nhân sự của CPIB bao gồm Giám đốc, các phó giám đốc, các trợ lý
Giám đốc và khoảng 200 nhân viên điều tra chuyên nghiệp. Các nhân viên điều tra
chuyên nghiệp này là những nhân viên cảnh sát chuyên về lĩnh vực điều tra tham
nhũng, hoạt động chuyên trách. CPIB hoạt động độc lập và được chỉ đạo cũng như
chịu trách nhiệm báo cáo trước Thủ tướng về hoạt động của mình. Một điểm đặc
biệt là Giám đốc CPIB được bổ nhiệm bởi Tổng thống Singapore chứ không phải
Thủ tướng. Ngoài ra, Hiến pháp Singapore cũng quy định Giám đốc cơ quan này có
thể tiếp tục điều tra bất kỳ bộ trưởng hay viên chức cấp cao nào ngay cả khi không
có được sự đồng ý của Thủ tướng, miễn là Giám đốc cơ quan này có sự bảo đảm

6
Website chính thức của CPIB tại https://www.cpib.gov.sg/

186
của Tổng thống để làm như vậy.7 Các quy định này nhằm bảo đảm tính độc lập
trong hoạt động của CPIB với các thiết chế khác, bao gồm cả Thủ tướng.
Về chức năng, CPIB có ba chức năng cơ ban:
(i) Là cơ quan duy nhất có thẩm quyền điều tra các hành vi vi phạm, tội phạm
về tham nhũng và các vi phạm khác có liên quan cả trong khu vực công và khu vực
tư được quy định trong Luật Chống tham nhũng.
(ii) Xem xét phương thức hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước,
phát hiện và kiến nghị hướng khắc phục những điểm chưa hợp lý trong tổ chức và
hoạt động của các cơ quan này nhằm hạn chế tối đa các điều kiện nảy sinh tham
nhũng.
(iii) Thúc đẩy những nỗ lực giáo dục và tiếp cận cộng đồng để tuyên truyền
về phòng, chống tham nhũng. CPIB có một bộ các sáng kiến để tiếp cận với sinh
viên, các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và công chúng nói chung để giáo dục họ
chống tham nhũng.8
Để thực hiện các chức năng này, CPIB được trao cho một số thẩm quyền đặc
biệt mà các cơ quan khác không có. CPIB là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm
điều tra về các hiện tượng tham nhũng trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
pháp lý hay các cơ quan công quyền, khu vực tư nhân, hoặc xã hội dân sự. CPIB
được quyền điều tra đối với người bị tình nghi tham nhũng cho dù người đó là ai, kể
cả Thủ tướng. Trong trường hợp Thủ tướng bị tình nghi tham nhũng, CPIB có thể
xin đặc quyền của Tổng thống để tiến hành cuộc điều tra, vì vậy có thể xóa bỏ mọi
cản trở và điều này được quy định trong Hiến pháp. Không ai và không có cấp nào
có thể có ý kiến hay can thiệp vào quá trình điều tra tham nhũng của CPIB.9 Một số
thẩm quyền nổi bật khác của CPIB như quyền điều tra theo thẩm quyền của cảnh sát
được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự mà không cần sự phê chuẩn của cơ
quan công tố, quyền hạn thực thi tất cả các biện pháp điều tra của cảnh sát đối với
các tội phạm tham nhũng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự mà không cần
Viện Công tố cho phép;10 quyền thâm nhập vào bất kỳ địa điểm nào để khám xét và
tịch thu bất kỳ tài liệu hay tài sản nào mà không cần đến lệnh khám xét nếu có lý do
để tin rằng vật chứng đang tìm kiếm có thể bị tiêu hủy do sự chậm trễ trong quá

7
Điều 22G Hiến pháp Singapore.
8
https://www.cpib.gov.sg/who-we-are/our-work/roles-functions/ truy cập ngày 21/09/2022.
9
Ngô Mạnh Hùng, “Mô hình cơ quan chuyên trách chống tham nhũng của Singapore và kinh nghiệm đối với
Việt Nam”, http://www.issi.gov.vn/mo-hinh-co-quan-chuyen-trach-chong-tham-nhung-cua-singapore-va-
kinh-nghiem-doi-voi-viet-nam_t104c2717n3210tn.aspx truy cập ngày 21/09/2022.
10
Mục 17 Luật Chống tham nhũng.

187
trình chờ lệnh khám xét được ban hành;11 quyền điều tra tài khoản ngân hàng, cổ
phần, tài khoản mua bán, tài khoản chi tiêu hoặc bất kỳ tài khoản nào khác... CPIB
cũng áp dụng mức độ điều tra rất kỹ đối với tài sản của người bị nghi vấn. Tài sản
thuộc phạm vi điều tra không chỉ bao gồm tài sản của người bị tình nghi, mà còn
bao gồm tài sản của vợ, con và những người có liên quan; các suất học bổng, quà
tặng mà vợ, con người đó được nhận; các công ty do vợ, con người đó tham gia góp
vốn.12 Quy định chặt chẽ này nhằm hạn chế khả năng tẩu tán tài sản nhằm che dấu
hành vi tham nhũng của các đối tượng bị điều tra.
Kết thúc quá trình điều tra ở CPIB, các cáo buộc tham nhũng sẽ được chuyển
sang cho Văn phòng Tổng chưởng lý (Attorney-General’s Chambers – AGC) - cơ
quan công tố của hệ thống Tư pháp Hình sự Singapore, để có được sự đồng ý của
Công tố viên và tiến hành các thủ tục tố tụng tại Tòa án.
1.3. Cơ chế xử lý vi phạm nghiêm minh
Ở Singapore, một yếu tố nữa góp phần vào sự thành công của cuộc chiến
chống tham nhũng là một cơ chế tư pháp độc lập được xây dựng tách biệt khỏi các
tác động chính trị. Tính độc lập này trước hết thể hiện ở phương diện nhân sự của
toà. Chánh án được bổ nhiệm bởi Tổng thống theo đề nghị của Thủ tướng và Hội
đồng tư vấn cho Tổng thống. Các thẩm phán quận được Tổng thống bổ nhiệm theo
đề nghị của Chánh án. Như vậy, các nhân sự của toà hầu như không có sự liên hệ
với các cơ quan nhà nước khác. Ngoài ra, một số quy định khác của Hiến pháp cũng
bảo đảm tính độc lập của Toà Tối cao. Với mục tiêu bảo đảm tính minh bạch và
khách quan trong việc quản lý nhà nước pháp quyền, hệ thống cơ quan tư pháp ở
Singapore nhận thấy mức độ nghiêm trọng của tham nhũng và đưa ra lập trường
mang tính răn đe bằng cách phạt tiền và bỏ tù những người phạm tội tham nhũng.13
Các vụ án tham nhũng được đặc biệt chú ý, vì thế được các toà án xét xử một
cách công minh dưới sự giám sát của công chúng. Trong quá trình xét xử, để đảm
bảo tính minh bạch, các thủ tục đều được tiến hành công khai; các quyết định được
lập thành văn bản; cả bên công tố và bên bào chữa đều có thể kháng cáo bất kỳ
quyết định nào của toà án. Ngoài ra, với tính chất là một phần của hình phạt, toà án
sẽ áp dụng hình phạt tiền đối với người phạm tội tham nhũng tương đương với số
11
Mục 22 (2), Luật Chống tham nhũng.
12
Ngô Mạnh Hùng, “Mô hình cơ quan chuyên trách chống tham nhũng của Singapore và kinh nghiệm đối
với Việt Nam”, http://www.issi.gov.vn/mo-hinh-co-quan-chuyen-trach-chong-tham-nhung-cua-singapore-va-
kinh-nghiem-doi-voi-viet-nam_t104c2717n3210tn.aspx truy cập ngày 21/09/2022.
13
https://www.cpib.gov.sg/about-corruption/prevention-and-corruption/singapores-corruption-control-
framework/#:~:text=Singapore%20relies%20on%20two%20key,the%20public%20and%20private%20sector
. Truy cập ngày 21/09/2022.

188
tiền hối lộ mà người đó đã nhận nhằm nhấn mạnh thông điệp người vi phạm sẽ
không được nhận bất kỳ lợi ích nào từ hành vi nhận hối lộ của họ. Đối với các vụ
việc liên quan đến hợp đồng mua sắm của Chính phủ, các biện pháp hành chính
được áp dụng để huỷ bỏ hợp đồng và cấm các nhà cung cấp bị buộc tội đưa hối lộ
tham gia các hợp đồng tương lai của Chính phủ trong tối đa 5 năm. Ngoài các biện
pháp trừng phạt hình sự, Luật Phòng chống tham nhũng cũng quy định việc truy tố
dân sự để thu hồi các khoản hối lộ bên cạnh việc truy cứu trách nhiệm hình sự.14
Như vậy có thể thấy trong khi các tiêu chuẩn về tố tụng dân chủ đều được áp
dụng và tôn trọng, các toà án Singapore có xu hướng nghiêm khắc với những tội
phạm tham nhũng. Sự nghiêm minh của toà án là một trong những biểu hiện rõ nhất
phản ánh quyết tâm chính trị mạnh mẽ trong việc chống tham nhũng của Singapore.
1.4. Hệ thống công vụ liêm chính
Bên cạnh ba trụ cột đã phân tích, không thể không nói đến yếu tố con người
trong thành công của Singapore ở lĩnh vực chống tham nhũng. Để xây dựng một hệ
thống công vụ liêm chính và hạn chế tới mức tối đa khả năng xảy ra tham nhũng
trong các cơ quan công vụ, Singapore áp dụng các chính sách đặc biệt về tuyển
dụng, đãi ngộ và cơ chế giám sát hoạt động của các viên chức công vụ.
Singapore thực hiện “chính sách dưỡng liêm” với các nội dung chính sau: (i)
Trọng dụng, đề cao cán bộ lãnh đạo; (ii) Chú trọng hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng
liêm chính cho đội ngũ lãnh đạo; (iii) Chế độ lương bổng tương xứng với công
việc.15 Chính sách này được Singapore áp dụng một cách rõ ràng, cụ thể. Năm
1994, Chính phủ ban hành “Sách trắng về mức lương cạnh tranh dành cho Chính
phủ có năng lực và trong sạch.” Theo đó, lương của các lãnh đạo cấp cao được tính
bằng mức lương ở vị trí tương ứng trong khu vực tư nhân. Theo phương thức này,
lương cùa các lănh đạo Singapore sẽ ở chế độ tự động được điều chỉnh, tăng khi thu
nhập trong khu vực tư nhân tăng, giảm khi thu nhập trong khu vực tư nhân giảm.
Bắt đầu từ đây, lương của các nhà lãnh đạo Singapore được đánh giá vượt ra khỏi
sự cân xứng so với mức lương mà các bộ trưởng ở các quốc gia tiên tiến được trả.16
Chính nhờ chính sách này mà Thủ tướng, các Bộ trưởng, cán bộ cấp cao, nhân viên
Chính phủ Singapore được hưởng mức lương thuộc nhóm cao nhất thế giới, so với

14
Koh Teck Hin, “Corruption control in Singapore”, The 13th International training course on the criminal
justice response to corruption visiting experts’papers, Resource material series No.83, p. 126.
15
Nguyễn Thị Nhu, “Chế độ dưỡng liêm của Singapore và 1 vài gợi ý tham khảo cho Việt Nam”, Tạp chí
Cộng sản, số 954 T11/2020, tr.108-109.
16
Nguyễn Thị Nhu, “Chế độ dưỡng liêm của Singapore và 1 vài gợi ý tham khảo cho Việt Nam”, Tạp chí
Cộng sản, số 954 T11/2020, tr.110.

189
những người cùng cấp bậc ở các nước khác. Đặc biệt, lương của Thủ tướng
Singapore Lý Hiển Long năm 2014 khoảng 1,7 triệu USD/năm gấp hơn 4 lần so với
lương của Tổng thống Mỹ Barack Obama là 400.000 USD/năm.17 Theo đó, quy
định mức lương của các Bộ trưởng và công chức cao cấp tương đương lương trung
bình của bốn người hưởng lương cao nhất trong sáu ngành nghề của khu vực tư
nhân là kế toán, ngân hàng, kỹ sư, luật, các công ty chế tạo địa phương và các công
ty đa quốc gia.
Bên cạnh chính sách đãi ngộ, lương bổng, Singapore cũng áp dụng cơ chế
kiểm tra, giám sát đối với hoạt động ở các cơ quan công vụ. Hệ thống Dịch vụ công
Singapore được hướng dẫn bởi Bộ Quy tắc Ứng xử, đưa ra các tiêu chuẩn về hành
vi được mong đợi của các công chức dựa trên các nguyên tắc liêm chính, liêm khiết
và minh bạch. Việc thực hành nguyên tắc trọng dụng trong Hệ thống Công vụ, cùng
với việc thường xuyên rà soát các quy tắc và quy trình hành chính để nâng cao hiệu
quả cũng làm giảm cơ hội phát sinh tham nhũng ở quốc gia này. Ngoài ra, CPIB có
nhiệm vụ tiến hành đánh giá thủ tục đối với các cơ quan chính phủ có thể có các
công việc có thể bị lợi dụng để thực hiện các hành vi tham nhũng.18
Ngoài bốn trụ cột đã phân tích, thành công trong tác phòng, chống tham nhũng
ở Singapore còn phải kể đến hàng loạt các công cụ chính sách có liên quan như việc
xây dựng bộ máy hành chính gọn nhẹ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát huy thế
mạnh của chính phủ điện tử; duy trì chính sách tiền lương hợp lý; có chính sách
tuyển chọn cán bộ hợp lý. Bên cạnh những quy định nghiêm minh về hình phạt,
chính sách chống tham nhũng của Singapore còn bao gồm các biện pháp tuyên
truyền, giáo dục về phòng chống tham nhũng đến người dân thông qua các chương
trình giáo dục của CPIB cũng như các chiến dịch tuyên truyền rộng lớn của Chính
phủ.
2. Một số khuyến nghị cho Việt Nam
Từ một quốc gia nhỏ bé, non trẻ ở khu vực châu Á với tình trạng tham nhũng
phổ biến, với những chính sách, giải pháp cụ thể, hiệu quả, Singapore đã vươn lên
trở thành một trong những quốc gia trong sạch, liêm khiết nhất trên thế giới. Thành
tựu này của Singapore là kết quả của những nỗ lực bền bỉ, quyết tâm chính trị cao
độ của Chính phủ Singapore và trên hết là việc áp dụng những biện pháp chống

17
Trần Thị Hợi, “Những kinh nghiệm của Singapore trong việc thực hiện chính sách và các biện pháp phòng
chống tham nhũng”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, ĐH Huế, tập 1, số 2, 2014, tr.99.
18
https://www.cpib.gov.sg/about-corruption/prevention-and-corruption/singapores-corruption-control-
framework/#:~:text=Singapore%20relies%20on%20two%20key,the%20public%20and%20private%20sector
. Truy cập ngày 21/09/2022.

190
tham nhũng triệt để, nhất quán. Qua phần phân tích cơ chế phòng chống tham
nhũng ở Singapore hiện nay, nhóm tác giả đề xuất một vài kinh nghiệm trong công
tác phòng chống tham nhũng cho Việt Nam như sau:
Thứ nhất, mỗi cá nhân cần củng cố lập trường, tư tưởng, quan điểm chính trị
trong việc phòng chống tham nhũng, không chỉ đối với các cán bộ, công chức, viên
chức mà cả các chủ thể tư nhân. Trong đó quan trọng nhất là tư tưởng của những
người đóng vai trò lãnh đạo. Qua những nội dung đã phân tích, có thể thấy điểm
then chốt trong chiến lược chống tham nhũng ở Singapore là quyết tâm chống tham
nhũng không lay chuyển của những người đứng đầu nhà nước - điển hình ở đây là
cá nhân ông Lý Quang Diệu – nguyên Thủ tướng Singspore. Trên thực tế, có nhiều
quốc gia đã ban hành những bộ luật chống tham nhũng thậm chí còn mạnh mẽ hơn
cả của Singapore, nhưng hệ thống chống tham nhũng của các quốc gia này vẫn
không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả. Như vậy, phẩm chất lãnh đạo là
chìa khoá để áp dụng thành công mọi cơ chế pháp lý, góp phần tạo ra một nền văn
hóa liêm khiết, trong sạch lan tỏa tới mọi tầng lớp trong khắp xã hội - một “nền văn
hoá nói không với tham nhũng.”
Thứ hai, bên cạnh nền tảng tư tưởng và quyết tâm chính trị của những người
đứng đầu, hoạt động phòng chống tham nhũng muốn diễn ra hiệu quả còn đòi hỏi
một hệ thống văn bản pháp luật toàn diện để tạo hành lang pháp lý vững chắc cho
công tác phòng chống tham nhũng ở Việt Nam. Hiện nay, hoạt động phòng chống
tham nhũng ở Việt Nam được quy định chủ yếu trong Luật Phòng, chống tham
nhũng năm 2018 và một số văn bản hướng dẫn thi hành. Trong quá trình hoàn thiện
các quy định về phòng chống tham nhũng, có một số nội dung mà chúng ta có thể
học hỏi từ pháp luật Singapore: Một là, quy định phạm vi điều chỉnh của luật là áp
dụng với tất cả chủ thể công và tư, không phân biệt tầng lớp, địa vị xã hội và với cả
các hành vi tham nhũng của công dân Việt Nam ở nước ngoài; Hai là, bổ sung quy
định nghĩa vụ chứng minh mình đã sở hữu tài sản một cách hợp pháp cho các chủ
thể bị nghi ngờ có hành vi tham nhũng, bất kỳ một sự giàu có nào không được giải
trình hợp lý với các nguồn thu nhập được kê khai sẽ bị điều tra và có thể bị tịch thu;
Ba là, quy định người nhận hối lộ phải trả một khoản tiền phạt tương đương với số
tiền hối lộ nhận được bên cạnh hình thức phạt tiền và / hoặc phạt tù.
Thứ ba, thành lập một cơ quan điều tra độc lập và mạnh mẽ. Một trong những
điểm nổi bật nhất trong cơ chế phòng chống tham nhũng của Singapore chính là Cơ
quan Điều tra Tham nhũng (CPIB). CPIB đóng vai trò vô cùng quan trọng trong
cuộc chiến chống tham nhũng ở Singapore với sự độc lập về cơ cấu và thẩm quyền

191
mạnh mẽ đủ để điều tra và xử lý mọi hành vi tham nhũng của bất kỳ chủ thể nào,
thậm chí cả cảnh sát và bộ trưởng. Ngoài ra cơ quan này còn có nhiệm vụ giáo dục
cộng đồng và nâng cao nhận thức, xây dựng các chuẩn mực xã hội. Không chỉ riêng
Singapore, thực tế cho thấy những nước, lãnh thổ khác có cơ quan phòng chống
tham nhũng độc lập đều có thành tích chống tham nhũng cao như Iceland, Đan
Mạch, Phần Lan, Hồng Kông19... Chính vì vậy, việc thành lập cơ quan chống tham
nhũng độc lập, có thực quyền và có khả năng điều tra phát hiện các vụ tham nhũng
từ nhỏ đến lớn là việc nên làm ở tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Thứ tư, áp dụng “chế độ dưỡng liêm” để hạn chế khả năng tham nhũng trong
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Nội dung cốt lõi của chế độ này là cung cấp
một mức lương cao, tương ứng với giá trị chất xám, có tính cạnh tranh với khu vực
tư nhân để giúp công chức nhà nước giảm bớt khó khăn về đời sống và cung ứng
những điều kiện vật chất cần thiết để họ cống hiến hết mình cho công việc. Thực tế
ở Việt Nam hiện nay, chế độ đãi ngộ của nhà nước đối với cán bộ, công chức vẫn
chưa thỏa đáng, mức lương tương đối thấp và có khoảng cách rất lớn đối với khu
vực tư nhân. Chính thực trạng này cũng tiềm ẩn nguy cơ nảy sinh tham nhũng trong
các cơ quan nhà nước. Song song với việc cải cách chế độ tiền lương theo hướng
tăng thu nhập cao hơn cho cán bộ lãnh đạo, quán lý, tạo điều kiện để họ vượt qua
cám dỗ, tiêu cực cũng cần áp dụng quy trình, cách thức tuyển chọn, đề bạt cũng như
đánh giá kết quả, hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ này để làm sao kết hợp đúng
đắn giữa khát vọng lý tưởng với nhu cầu hiện thực của đời sống.20
Thứ năm, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng.
Để đáp ứng yêu cầu của phòng, chống tham nhũng trong tình hình mới thì hệ thống
pháp luật cần được quan tâm hoàn thiện, đặc biệt là Luật Phòng, chống tham nhũng.
Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 đã tạo ra một cơ chế phòng ngừa
tham nhũng toàn diện và sâu rộng, qua đó góp phần xây dựng một cơ chế quản lý
nhà nước công khai, minh bạch, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc ngăn chặn,
phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng. Thực tiễn thi hành Luật Phòng,
chống tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được nhiều kết quả
tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Nỗ lực phòng, chống tham
nhũng của Việt Nam cũng đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận trong khuôn khổ
thực thi Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng mà Việt Nam là thành viên

19
Trần Thị Hợi, “Những kinh nghiệm của Singapore trong việc thực hiện chính sách và các biện pháp phòng
chống tham nhũng”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, ĐH Huế, tập 1, số 2, 2014, tr.102.
20
Nguyễn Thị Nhu, “Chế độ dưỡng liêm của Singapore và một vài gợi ý tham khảo cho Việt Nam”, Tạp chí
Cộng sản, số 954 T11/2020, tr.111.

192
và các diễn đàn quốc tế khác. Tuy nhiên, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức
tạp, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng chưa đáp ứng yêu cầu, số vụ việc, vụ án
tham nhũng được phát hiện còn ít, một số vụ việc xử lý còn kéo dài, chưa nghiêm.
Do vậy, cần phải sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng nhằm tiếp tục thực hiện
các chủ trương, nghị quyết của Đảng về phòng, chống tham nhũng. Trên cơ sở tiếp
thu có chọn lọc pháp luật Singapore về các giải pháp phòng, chống tham nhũng
cũng như qua thực tiễn thi hành Luật phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam trong
những năm gần đây, nhóm tác giả đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện Luật
phòng, chống tham nhũng như sau:
Một là, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của Luật Phòng,
chống tham nhũng với Hiến pháp năm 2013 và quy định của các văn bản pháp luật
khác có liên quan, bảo đảm tính khả thi của Luật. Tiếp tục có những bước đi phù
hợp nhằm nâng cao mức độ tuân thủ các yêu cầu của Công ước Liên hợp quốc về
Chống tham nhũng, qua đó góp phần tạo tiền đề tốt cho Việt Nam trong quá trình
phòng, chống tham nhũng.
Hai là, quy định công khai, minh bạch tài sản mang tính bao quát, đồng bộ và
đảm bảo các biện pháp thực hiện, đặc biệt là làm rõ về nguyên tắc, hình thức, nội
dung, thời gian, trách nhiệm thực hiện công khai, minh bạch; nội dung công khai,
minh bạch theo ngành, lĩnh vực trùng lặp với quy định về công khai trong nhiều văn
bản pháp luật chuyên ngành. Đặc biệt, quy định một cách đầy đủ, toàn diện về kiểm
soát xung đột lợi ích đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm
vụ, công vụ.
Ba là, các quy định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ
chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình
phải được đặt ra một cách cụ thể, rõ ràng và khuyến khích được tính chủ động của
người đứng đầu trong phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng; cơ chế xác định
người đứng đầu và phân định rõ trách nhiệm của người đứng đầu phải chi tiết. Khắc
phục những hạn chế về trình tự, thủ tục công khai bản kê khai, giải trình, xác minh
tài sản, thu nhập khi có yêu cầu. Làm rõ quy định rõ việc sử dụng bản kê khai tài
sản vào mục đích phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng. Bổ sung quy định về
việc xử lý tài sản, thu nhập không được giải trình một cách hợp lý và thời hạn người
kê khai tài sản, thu nhập có nghĩa vụ giải trình về tài sản, thu nhập.
Bốn là, quy định rõ ràng và đầy đủ về xử lý vi phạm hành chính đối với cá
nhân có hành vi tham nhũng. Vì quy định hiện nay còn mang tính hình thức như
một hình thức xử lý vi phạm khác bên cạnh xử lý kỷ luật và xử lý hình sự. Sự viện

193
dẫn đến các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan vẫn còn mờ nhạt và thiếu sự
gắn kết, dẫn đến những mơ hồ, lúng túng khi áp dụng quy định về việc xử lý vi
phạm hành chính đối với cá nhân có hành vi tham nhũng chưa đến mức độ truy cứu
trách nhiệm hình sự. Ví dụ như đối với cá nhân lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm
đoạt tài sản thì bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào? Hơn thế nữa, các quy định
dẫn chiếu trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị
định số 63/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 cũng chỉ là các quy định chung thay vì cụ
thể chia thành từng mức vi phạm như trường hợp vi phạm của cơ quan, tổ chức, đơn
vị. Và có nên xem xét hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với đối tượng là
người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra tham
nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách hay không?
Năm là, quy định về xử lý các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng,
chống tham nhũng của cá nhân phải rõ ràng như với hành vi trong cơ quan, tổ chức
đơn vị nhà nước. Trước hết, cần xác định các hành vi khác vi phạm pháp luật về
phòng, chống tham nhũng bao gồm những vi phạm gì? Đó là những hành vi không
thuộc các trường hợp quy định tại Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018
bao gồm 08 loại hành vi khác nhau21. Bên cạnh đó, cần quy định chi tiết những vấn
đề liên quan đến quy tắc ứng xử, xung đột lợi ích, chuyển đổi vị trí công tác của
người có chức vụ quyền và có dẫn chiếu đến quy định về xử lý vi phạm hành chính.
Đặc biệt, cần ghi nhận các hình thức xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi khác
vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị
khu vực nhà nước. Vì những quy định hiện nay gần như chỉ mang tính chất phòng
ngừa vi phạm và rời rạc.
3. Kết luận
Tham nhũng luôn là vấn đề nhức nhối, là “quốc nạn” trong bất kỳ nhà nước
nào. Cùng với sự phát triển của xã hội, các hành vi tham nhũng ngày càng trở nên
tinh vi, phức tạp và khó phát hiện, xử lý hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, cuộc chiến
chống tham nhũng luôn khó khăn, gay cấn với những thách thức đặt ra cho các cơ
21
Cụ thể trong Khoản 1, Điều 94 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 là những vi phạm quy định
về “a) công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; (b) định mức, tiêu chuẩn, chế độ;
(c) quy tắc ứng xử; (d) xung đột lợi ích; (đ) quy định về chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ,
quyền hạn; (e) nghĩa vụ báo cáo về hành vi tham nhũng và xử lý báo cáo về hành vi tham nhũng; (g) nghĩa
vụ trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm; (h) thời
hạn kê khai tài sản, thu nhập hoặc vi phạm quy định khác về kiểm soát tài sản, thu nhập”. Tuy nhiên, chỉ có
7 hành vi bao gồm a, b, c, d, đ, e và h thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành
chính. Đối chiếu chéo với các quy định về “xử lý vi phạm” tại Điều 19 “Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm
pháp luật về định mức, tiêu chuẩn, chế độ”; Điều 31 “Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan kiểm soát tài sản,
thu nhập”; Điều 64 “xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra, kiểm toán” thì hình thức xử lý vi phạm hành
chính không được quy định ở các quy định riêng biệt này trong Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

194
quan nhà nước. Thông qua việc nghiên cứu, phân tích các chính sách, giải pháp
chống tham nhũng ở Singapore, bài viết đề xuất một vài khuyến nghị có giá trị tham
khảo trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.

195
KINH NGHIỆM CỦA SINGAPORE VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM
NHŨNG – GIÁ TRỊ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM

Huỳnh Thị Hồng Nhiên


Tóm tắt: Singapore được nhắc đến như một hiện tượng hi hữu đại diện cho sự
thành công của cuộc phòng, chống tham nhũng và tạo nên sự phát triển vượt bcủa
quốc gia ở châu Á. Hơn thế nữa, tham nhũng và phòng, chống tham nhũng luôn là
vấn đề thu hút sự quan tâm của mọi người và vẫn đang diễn ra như một cuộc chiến
tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, trong bài tham luận này, tác giả
sẽ tập trung phân tích, đánh giá các quy định theo Luật Phòng, chống tham nhũng
của Singapore, từ đó chỉ ra một số điểm tương đồng và khác biệt với pháp luật Việt
Nam. Thông qua đó, bài viết cũng làm sáng tỏ những kinh nghiệm có giá trị tham
khảo cho Việt Nam trong công cuộc phòng, chống tham nhũng ở hiện tại và tương
lai.
Từ khóa: tham nhũng; phòng, chống tham nhũng; Singapore; kinh nghiệm.
1. Một số nội dung chính theo Luật Phòng, chống tham nhũng Singapore
Singapore ban hành Luật Phòng, chống tham nhũng (Prevention of Corruption
Act - PCA) được ban hành vào ngày 17/6/1960 thay thế Pháp lệnh năm 1937 và đã
trải qua một số lần sửa đổi, bổ sung1 để khắc phục lỗ hổng hay những vấn đề chưa
được lường tới, để xóa bỏ mọi “vùng cấm” trong phòng, chống tham nhũng.
1.1. Những quy định chung
Thứ nhất, Luật PCA mang đến cơ sở pháp lý rõ ràng về việc xác định cụ thể
những trường hợp nào được xem là “tiền tham nhũng”2. Theo đó, Điều 2 của Luật
PCA quy định, “tiền tham nhũng” là: (1) Tiền hay mọi hình thức quà biếu, tiền vay
mượn, các loại phí, tiền thưởng, tiền hoa hồng, sự đảm bảo có giá trị nào đó hay tài
sản, quyền lợi về tài sản ở mọi hình thức, có thể là bất động sản hoặc động sản; (2)
Mọi hình thức trả tiền, chuyển nhượng, thanh toán trừ dần hay thanh toán tiền vay,
thực hiện nghĩa vụ hay mọi khả năng thanh toán khác, thanh toán toàn bộ hay thanh
toán một phần; (3) Mọi hình thức dịch vụ hay giúp đỡ hay tạo điều kiện kể cả việc
bảo đảm để không bị xử phạt hay đảm bảo cho việc không bị xử lý kỷ luật, phạt hay
mọi hình thức khác, kể cả việc thực hiện hay không thực hiện về quyền và nghĩa vụ;


ThS, Khoa Hành chính – Nhà nước, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
1
Vào các năm 1963, 1966, 1972, 1981.
2
Quy định này mang đến tính thống nhất về khái niệm “tiền tham nhũng”, tránh những nhầm lẫn trong việc
xác định và xử lý các hành vi tội phạm tham nhũng.

196
(4) Các hình thức cung phụng, thực hiện hoặc hứa sẽ thực hiện về các khoản tiền
tham nhũng như đã nêu ở trên.
Thứ hai, theo Luật PCA thì việc bổ nhiệm người nào đó vào chức vụ Chủ tịch
Cơ quan điều tra chống tham nhũng hoàn toàn thuộc vào quyền tự quyết định của
Tổng thống. Hầu hết các trường hợp để Tổng thống không bổ nhiệm là vì người đó
không đồng ý với ý kiến, kiến nghị của Chính phủ hay Bộ trưởng về thực thi trách
nhiệm, quyền hạn do Chính phủ giao. Ngoài ra, Tổng thống cũng có thể bổ nhiệm
Phó Chủ tịch, các trợ lý của Chủ tịch, các Điều tra viên chuyên ngành của Cơ quan
điều tra chống tham nhũng và quy định cấp bậc cụ thể đối với trợ lý Chủ tịch và các
Điều tra viên chuyên ngành3.
Thứ ba, ngoài việc điều tra những tội theo quy định của Luật PCA từ Điều 5
đến Điều 134 thì Chủ tịch và Điều tra viên chuyên ngành Cơ quan điều tra chống
tham nhũng cũng có thẩm quyền điều tra mà không cần có sự phê chuẩn của Cơ
quan công tố đối với một số tội được quy định tại một số điều trong Bộ luật Hình
sự. Bên cạnh đó, Luật còn quy định thẩm quyền của Uỷ viên Công tố trong khi tiến
hành điều tra âm mưu, động cơ, mục đích phạm tội, việc giúp sức cho kẻ phạm tội
của người thi hành công vụ thuộc Chính phủ, các cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ
quan công quyền theo quy định của Luật PCA và Bộ luật Tố tụng hình sự5.

3
Tổng hợp các quy định trong Chương 2 của Luật PCA: “Bổ nhiệm nhân viên và các vấn đề cá nhân”.
4
Chẳng hạn: “Người nào vì muốn giành được quyền ký kết hợp đồng với Chính phủ hay một cơ quan công
quyền để làm một việc gì đó, hay hợp đồng dịch vụ, làm việc, cung cấp về hạng mục, vật tư, mà đưa hối lộ
cho người đã giành ưu tiên cho việc ký kết hợp đồng cho người khác do có động cơ cá nhân hoặc vì vụ lợi để
mà huỷ bỏ lời hứa hẹn này; hoặc người nào đòi hoặc nhận tiền hối lộ để can dự vào công vụ hay vì vụ lợi mà
tự ý huỷ bỏ hợp đồng thì sẽ bị coi là phạm tội và có thể bị phạt tiền đến 100.000 đôla Singapore, chịu phạt tù
đến 7 năm hoặc phải chịu cả hai hình phạt này” (Điều 10 Luật PCA) hay “Người nào hối lộ đại biểu Quốc
hội vì động cơ cá nhân hay vì vụ lợi để đại biểu Quốc hội đó làm hay không làm một việc gì đó thuộc thẩm
quyền hoặc Đại biểu Quốc hội nào đòi hay nhận hối lộ vì động cơ cá nhân với mục đích vụ lợi để làm hay
không làm một việc trong thẩm quyền của mình thì bị coi là phạm tội và có thể bị phạt tiền đến 100.000 đôla
Singapore, chịu phạt tù đến 7 năm hoặc phải chịu cả hai hình phạt này” (Điều 11 Luật PCA).
5
Điều 21 Luật PCA quy định, Uỷ viên Công tố có quyền:
- Yêu cầu kê khai tất cả động sản và bất động sản của người đó hay vợ con người đó sở hữu, xác định ngày
tháng năm có tài sản đó, kiểm tra nguồn gốc các tài sản đó do đâu mà có: Mua bán, là quà biếu, được thừa kế
hay do hình thức khác đem lại.
- Yêu cầu kê khai bằng văn bản các khoản tiền gửi hay tài sản khác của người đó và của vợ, con người đó
gửi ở nước ngoài trong từng thời gian cụ thể để làm rõ theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu cán bộ kiểm soát thuế thu nhập cung cấp thông tin về hoạt động của người đó cũng như của vợ,
con người đó. Cán bộ kiểm soát thuế thu nhập phải trình bày, cung cấp đầy đủ các thông tin tài liệu liên quan,
các bản sao có công chứng các tài liệu liên quan đến đối tượng cả về vấn đề sở hữu hay những vấn đề khác
thuộc phạm vi kiểm soát của cán bộ kiểm soát thuế thu nhập.
- Yêu cầu người phụ trách các bộ phận, cơ quan, tổ chức thuộc Chính phủ hay Chủ tịch, Giám đốc, lãnh đạo
cơ quan công quyền cung cấp những thông tin, tài liệu liên quan hoặc những bản sao các tài liệu liên quan
đến sở hữu hay thuộc quyền quản lý của người đó.
- Yêu cầu Giám đốc ngân hàng cung cấp các bản sao tài liệu về tài khoản của người đó hay của vợ, con
người đó gửi ở ngân hàng.

197
Thứ tư, các tài liệu, giấy tờ liên quan là chứng cứ vụ án hay liên quan đến hoạt
động kiểm tra, thanh tra theo thủ tục tố tụng hay liên quan đến cuộc điều tra phát
hiện, khám phá tội phạm mà có chứa tên hay lời trình bày của nhân chứng, người
cung cấp thông tin trong đó thì Toà án trước khi đưa vụ án ra xét xử phải đảm bảo
bí mật cho nhân chứng, người cung cấp thông tin đó và khi cần thiết phải có biện
pháp bảo vệ nhân chứng, người cung cấp thông tin6.
1.2. Đối chiếu với những quy định về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
Thứ nhất, đối tượng điều chỉnh:
Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng Việt Nam năm 2018 (sau đây
gọi tắt là Luật PCTN năm 2018) quy định: “Tham nhũng là hành vi của người có
chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Như vậy, tham
nhũng chỉ có thể là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn và người có chức vụ
quyền hạn là “người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do
một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện
nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm
vụ, công vụ đó, bao gồm: a) Cán bộ, công chức, viên chức; b) Sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân
đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ
thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; c) Người
đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; d) Người giữ chức danh, chức vụ
quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức; đ) Những người khác được giao thực hiện
nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó”7. Và
theo Luật PCTN năm 2018, hành vi tham nhũng cũng như chủ thể thực hiện hành vi
tham nhũng trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước là khác nhau. Do
đó, Luật đã có quy định riêng về các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước
và các hành vi tham nhũng khu vực ngoài nhà nước Đối với hành vi tham nhũng
trong khu vực nhà nước, Luật PCTN năm 2018 quy định là những hành vi do người
có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện,
bao gồm 12 hành vi được quy định tại Điều 2 của Luật. Đối với hành vi tham nhũng
khu vực ngoài nhà nước, do đây là lần đầu tiên chúng ta mở rộng phạm vi áp dụng
ra khu vực này và để phù hợp với Bộ Luật Hình sự nên Luật PCTN năm 2018 chỉ

Người nào cố ý không thực hiện các yêu cầu trên theo thông báo của Uỷ viên Công tố, cho dù luật có quy
định khác thì người đó vẫn sẽ bị coi là phạm tội, phải chịu hình phạt tiền đến 1.000 đôla Singapore hoặc bị
phạt tù đến 1 năm hoặc phải chịu cả hai hình phạt đó.
6
Trừ những trường hợp theo quy định của pháp luật, không có sự tố cáo nào về tội phạm theo quy định của
Luật chống tham nhũng được thừa nhận như chứng cứ vụ án và nhân chứng của vụ án.
7
Khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

198
quy định các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức
vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện, bao
gồm: tham ô tài sản; nhận hối lộ; đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc
của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi8.
Trong khi đó, Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng Singapore (Luật PCA)
quy định “cá nhân” có nghĩa là bất kỳ người nào làm việc hay được thuê làm việc
cho người khác, và bao gồm cả người được ủy quyền, quản lý và người thực hành,
người phục vụ của Chính phủ hay ở bất kỳ tổ chức hay cơ quan công quyền nào, và
Điều 8 Luật PCA ghi nhận bao gồm “những người làm hợp đồng và bất kỳ người
nào đang làm hợp đồng được ủy quyền”. Như vậy, đối tượng điều chỉnh của Luật
PCA của Singapore là tất cả mọi người bao gồm những người làm việc trong khu
vực nhà nước và những người làm việc trong khu vực ngoài nhà nước.
Như vậy, so với Luật PCTN năm 2005 thì Luật PCTN năm 2018 đã mở rộng
phạm vi điều chỉnh người làm việc trong khu vực ngoài nhà nước. Sự điều chỉnh
này là hoàn toàn phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng năm
2005 (sau đây gọi tắt là Công ước về chống tham nhũng) mà Việt Nam đã tham gia
thảo luận và ký kết vào ngày 10/12/2003. Cụ thể, Công ước quy định: “Các quốc
gia thành viên Công ước, trên cơ sở luật pháp quốc gia, áp dụng các biện pháp
phòng ngừa tham nhũng liên quan đến khu vực tư, tăng cường các chuẩn mực kế
toán, kiểm toán liên quan đến khu vực tư; ban hành các chế tài dân sự, hành chính
hoặc hình sự có hiệu lực đối với các hành vi vi phạm”9.
Thứ hai, cơ quan điều tra tham nhũng:
Tại Việt Nam, thẩm quyền điều tra về các hành vi tham nhũng ở Việt Nam là
Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ngày 16/9/2021,
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Quy định số 32-QĐ/TW của Bộ Chính
trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban
Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; trong đó đểm mới nhất
là bổ sung thêm chức năng “phòng, chống tiêu cực”, thể hiện nhận thức mới của
Đảng về mặt khoa học, đồng thời là nhận thức mới về quyết tâm chính trị trong
công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình hiện nay. Ban Chỉ đạo do Bộ
Chính trị thành lập, chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc chỉ
đạo, phối hợp, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu

8
Khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.
9
Điều 12 Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng năm 2005.

199
cực trong phạm vi cả nước10. Ban chỉ đạo không chỉ có khả năng chỉ đạo chỉ đạo
công tác phòng, chống tham nhũng; phòng, chống tiêu cực, trọng tâm là suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên
chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của các tổ chức trong hệ thống
chính trị trong phạm vi cả nước, mà còn có khả trực tiếp chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ
việc tham nhũng hoặc có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã
hội quan tâm; các vụ án, vụ việc tiêu cực khác ngoài tham nhũng ảnh hưởng nghiêm
trọng đến danh dự, uy tín, phẩm chất đạo đức, vai trò nêu gương của cán bộ, đảng
viên, công chức, viên chức, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà
nước và chế độ (gọi chung hai loại vụ án, vụ việc này là vụ án, vụ việc tham nhũng,
tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm)11.
Singapore không có Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng,
tiêu cực, thay vào đó là Cục điều tra chống tham nhũng (CPIB)12, là một cơ quan
thuộc Văn phòng Thủ tướng, chỉ có một cấp ở Trung ương, hiện có khoảng 200
nhân viên, hoạt động độc lập và được chỉ đạo và chịu trách nhiệm báo cáo với Thủ
tướng về hoạt động của mình, nhưng điều đó không ảnh hưởng đến tính độc lập của
cơ quan này vì Giám đốc cơ quan được bổ nhiệm bởi Tổng thống chứ không phải
Thủ tướng. Đồng thời, Hiến pháp Singapore quy định Giám đốc CPIB có thể tiếp
tục điều tra bất kỳ bộ trưởng hay viên chức cấp cao nào ngay cả khi không có được
sự đồng ý của Thủ tướng, miễn là Giám đốc cơ quan này có sự bảo đảm của Tổng
thống để làm như vậy13. Cục quan Điều tra tham nhũng Singapore gồm có Giám
đốc, các phó giám đốc, các trợ lý Giám đốc và các nhân viên điều tra chuyên
nghiệp, với 3 bộ phận sau: (1) Bộ phận điều tra thực thi nhiệm vụ tiến trình điều tra
các hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu của tội tham nhũng theo luật định14; (2)

10
Điều 2 Quy định số 32-QĐ/TW ngày 16/9/2021 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế
độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
11
Điều 3 Quy định số 32-QĐ/TW ngày 16/9/2021 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế
độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
12
Cục điều tra chống tham nhũng Singapore (The Corrupt Practices Investigation Bureau - CPIB) là cơ quan
chống tham nhũng có lịch sử lâu đời trên thế giới, do người Anh thành lập từ năm 1952 trong bối cảnh tham
nhũng được nhìn nhận như là một hiện tượng thông thường trong xã hội Singapore. Song trong thời
gian đầu, hoạt động của CPIB còn hạn chế bởi hệ thống pháp luật và ý thức của công chức còn rất yếu. Tuy
nhiên, sau khi lên nắm chính quyền, Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã tổ chức lại cơ quan này, tách khỏi
các cơ quan nhà nước khác, trực thuộc thẳng Thủ tướng, có toàn quyền điều tra tham nhũng. Theo Ngô Mạnh
Hùng (2021), “Mô hình cơ quan chuyên trách chống tham nhũng của Singapore và kinh nghiệm đối với Việt
Nam” http://www.issi.gov.vn/mo-hinh-co-quan-chuyen-trach-chong-tham-nhung-cua-singapore-va-kinh-nghiem-
doi-voi-viet-nam_t104c2717n3210tn.aspx (truy cập ngày 26/8/2022)
13
Điều 22G Hiến pháp Singapore.
14
Đây là bộ phận quan trọng nhất, tập trung số lượng lớn nhân viên có trình độ cao. Bộ phận này được chia
thành 7 đơn vị, trong đó có 4 đơn vị đảm trách điều tra các loại hành vi tham nhũng: Đơn vị điều tra đặc biệt
trong khu vực công (có nhiệm vụ điều tra các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước); Đơn vị điều tra
đặc biệt trong khu vực tư (đảm nhiệm chức năng điều tra các hành vi tham nhũng xảy ra trong khu vực tư

200
Bộ phận điều hành bao gồm Phòng Quản lý hành chính, Phòng Hỗ trợ và các bộ
phận tình báo15; (3) Bộ phận quản trị và đối ngoại16. CPIB là cơ quan duy nhất chịu
trách nhiệm điều tra về các hiện tượng tham nhũng trong tất cả các lĩnh vực chính
trị, kinh tế, pháp lý hay các cơ quan công quyền, khu vực tư nhân, hoặc xã hội dân
sự. CPIB được quyền điều tra đối với người bị tình nghi tham nhũng cho dù người
đó là ai, bất kể người đó ở vị trí xã hội nào, thuộc đảng phái chính trị nào, thuộc sắc
tộc hay tín ngưỡng nào, kể cả Thủ tướng. Trong trường hợp Thủ tướng bị tình nghi
tham nhũng, CPIB có thể xin đặc quyền của Tổng thống để tiến hành cuộc điều tra,
vì vậy có thể xóa bỏ mọi cản trở và điều này được quy định trong Hiến pháp.
Không ai và không có cấp nào có thể có ý kiến hay can thiệp vào quá trình điều tra
tham nhũng của CPIB.
Có thể nhận thấy rằng, các thành viên CPIB hoạt động chuyên trách nên dành
toàn bộ thời gian và công sức cho công việc. CPIB còn có Ban tiếp nhận thông tin
hoạt động liên tục. Những người có thông tin về tham nhũng có thể gởi đơn hoặc
gọi điện cho cơ quan CPIB hoặc nhân viên cơ quan này đang thi hành công vụ, hoặc
cũng có thể gọi điện cho bộ phận trực ban 24/24 giờ theo một số máy cố định để
cung cấp thông tin hoặc phản ánh các vấn đề liên quan đến tham nhũng. Cơ quan

nhân); Đơn vị điều tra tài chính (tập trung điều tra hành vi rửa tiền và tham nhũng xuyên quốc gia); Đơn vị
điều tra chung (được giao điều tra các quan chức cao cấp của Chính phủ hoặc những vụ việc có tính chất
phức tạp); Đơn vị đào tạo điều tra (đơn vị chuyên đào tạo các sĩ quan điều tra của CPIB). Các đơn vị đào tạo
điều tra có trách nhiệm lập kế hoạch chương trình giảng dạy và tiến hành các khóa học chuyên ngành trong
điều tra tham nhũng, tập huấn cho các cán bộ cũng như đối với các đối tác nước ngoài của CPIB; Ban Chính
sách điều tra (tiến hành phân tích về xu hướng tham nhũng và cũng được giao nhiệm vụ xây dựng chính sách điều
tra để giải quyết sự thiếu hụt phát hiện tại các tổ chức trong một cuộc điều tra tham nhũng); Bộ phận phỏng vấn
đặc biệt. Theo Ngô Mạnh Hùng (2021), “Mô hình cơ quan chuyên trách chống tham nhũng của Singapore và
kinh nghiệm đối với Việt Nam” https://thanhtravietnam.vn/quoc-te/mo-hinh-co-quan-chuyen-trach-chong-tham-
nhung-cua-singapore-va-kinh-nghiem-doi-voi-viet-nam-197028.html (truy cập ngày 26/8/2022)
15
Bộ phận tình báo thu thập và đối chiếu thông minh để hỗ trợ các nhu cầu điều tra của Cục điều tra. Bộ
phận điều hành có nhiệm vụ quản lý và hỗ trợ bộ phận có liên quan trong việc thực hiện các hoạt động lĩnh
vực khác nhau như giúp đỡ để bắt giữ và áp giải bị cáo và hỗ trợ trong việc bắt giữ và kiểm tra văn bản. Họ
cũng tham gia vào việc sử dụng các công cụ điều tra chuyên ngành như kiểm tra nói dối để hỗ trợ cho CPIB.
Theo Ngô Mạnh Hùng (2021), “Mô hình cơ quan chuyên trách chống tham nhũng của Singapore và kinh nghiệm
đối với Việt Nam” https://thanhtravietnam.vn/quoc-te/mo-hinh-co-quan-chuyen-trach-chong-tham-nhung-cua-
singapore-va-kinh-nghiem-doi-voi-viet-nam-197028.html (truy cập ngày 26/8/2022)
16
Có 4 đơn vị trực thuộc: (1) Phòng Tài chính và quản trị: có trách nhiệm mua sắm tài sản và các vấn đề tài
chính của Văn phòng và cung cấp dịch vụ hành chính khác nhau; (2) Phòng Quản lý nhân sự và phát triển: có
trách nhiệm quản lý nguồn nhân lực, đánh giá và thực hiện các chiến lược nhân sự phù hợp với định hướng
chiến lược của CPIB. Ngoài ra, họ được giao nhiệm vụ phát triển và xây dựng năng lực của đội ngũ nhân
viên để đáp ứng yêu cầu hoạt động của CPIB; (3) Phòng Kế hoạch, chính sách và đối ngoại: phụ trách lập kế
hoạch chiến lược của CPIB. Ngoài ra, bộ phận này còn đảm nhiệm việc đánh giá chính sách, tham vấn điều
chỉnh chính sách chống tham nhũng và thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế của CPIB và xử lý các vấn đề
quan hệ với các doanh nghiệp của cơ quan; (3) Phòng Công nghệ thông tin có nhiệm vụ kết hợp và khai thác
công nghệ thông tin vào hoạt động của Văn phòng để hỗ trợ chức năng của CPIB. Theo Ngô Mạnh Hùng
(2021), “Mô hình cơ quan chuyên trách chống tham nhũng của Singapore và kinh nghiệm đối với Việt Nam”
https://thanhtravietnam.vn/quoc-te/mo-hinh-co-quan-chuyen-trach-chong-tham-nhung-cua-singapore-va-kinh-
nghiem-doi-voi-viet-nam-197028.html (truy cập ngày 26/8/2022)

201
điều tra tham nhũng cũng sẵn sàng tiếp nhận các tố cáo về tham nhũng bằng văn
bản hoặc các hình thức thông tin khác. Vì thế, CPIB luôn tiếp nhận những thông tin
phản ánh một cách nhanh nhạy và đầy đủ, không bỏ sót bất kỳ một tố cáo nào. Điều
này sẽ là tiền đề cho những hoạt động điều tra về sau17. Trong khi đó, tại Việt Nam,
Ban Chỉ đạo làm việc theo chương trình hằng năm, họp thường kỳ 6 tháng một lần,
họp bất thường khi cần; Thường trực Ban Chỉ đạo họp thường kỳ 3 tháng một lần,
họp bất thường khi cần18, mặc dù tính chuyên nghiệp đã được cải thiện nhưng chưa
toàn diện. “Họp bất thường khi cần”, vậy khi nào là cần?, theo tác giả hoạt động
tham nhũng luôn diễn ra muôn hình vạn trạng, vô cùng khó lường nên cần có sự
theo dõi liên tục và sát sao để có thể kịp thời nắm bắt và xử lý khi có những vụ việc
xảy ra. Ngoài ra, hoạt động của Ban Chỉ đạo vẫn thiếu đi tính liên tục và chặt chẽ,
vì mặc dù vẫn có Cơ quan Thường trực hoạt động thường xuyên nhưng cơ quan này
vẫn không có quyền quyết định mà chỉ là những người trực tiếp thực hiện những
công việc của cấp trên giao phó: Trong thời gian Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ
đạo không họp, nếu có vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền của Ban Chỉ đạo hoặc
Thường trực Ban Chỉ đạo cần phải giải quyết khẩn trương, kịp thời, Cơ quan
Thường trực có trách nhiệm gửi văn bản xin ý kiến các thành viên Ban Chỉ đạo
hoặc Thường trực Ban Chỉ đạo và tổng hợp, báo cáo Trưởng ban xem xét, quyết
định; đồng thời thông báo kết quả tới các thành viên Ban Chỉ đạo hoặc Thường trực
Ban Chỉ đạo19.
Trước kia, Ban chỉ đạo giống như một Ban thanh tra trung ương đặc biệt
chuyên về lĩnh vực chống tham nhũng, chỉ có thể kiến nghị, chỉ đạo chủ trương giải
quyết những vụ việc cụ thể phát sinh trong quá trình thực thi nhiệm vụ phòng,
chống tham nhũng, còn việc điều tra, xét xử những vấn đề về tham nhũng vẫn thuộc
về thẩm quyền của Toà án và Viện kiểm sát. Luật PCTN năm 2005, tại Chương V
có quy định về Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng nhưng lại không quy định cụ
thể quyền và nghĩa vụ mà Ban này phải có. Chính vì vậy, vấn đề cấp thiết là phải
quy định Ban chỉ đạo một cơ chế hoạt động hoàn toàn độc lập. Hiện nay, Ban chỉ
đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí

17
Ngô Mạnh Hùng (2021), “Mô hình cơ quan chuyên trách chống tham nhũng của Singapore và kinh nghiệm đối
với Việt Nam” http://www.issi.gov.vn/mo-hinh-co-quan-chuyen-trach-chong-tham-nhung-cua-singapore-va-kinh-
nghiem-doi-voi-viet-nam_t104c2717n3210tn.aspx (truy cập ngày 26/8/2022)
18
Khoản 1 Điều 12 Quy định số 32-QĐ/TW ngày 16/9/2021 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực.
19
Khoản 5 Điều 12 Quy định số 32-QĐ/TW ngày 16/9/2021 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực.

202
thư đứng đầu đã được thành lập. Tổ chức, hoạt động của Ban sẽ được quy định
trong văn kiện của Đảng, không quy định trong Luật PCTN. Thực tiễn đã chứng
minh, tại các quốc gia có chỉ số minh bạch cao như Singapore20, cơ quan có nhiệm
vụ phòng, chống tham nhũng đều là các cơ quan độc lập và không phụ thuộc vào
bất kỳ cơ quan nào khác.
Thứ ba, quy định hình phạt:
Luật PCTN của Việt Nam không quy định các hình phạt khi có hành vi tham
nhũng xảy ra. Do đó, khi xử phạt hành vi tham nhũng, chúng ta phải dẫn chiếu các
quy định trong Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi năm 2017). Trong
BLHS tại Chương XXIII mục 1 quy định về các tội phạm tham nhũng, cụ thể là từ
Điều 353 đến Điều 359 BLHS tương ứng với các hành vi được mô tả trong Điều 2
của Luật PCTN năm 2018. Theo BLHS năm 2015 (sửa đổi năm 2017) thì mức hình
phạt lần lượt từ thấp đến cao là phạt tiền, tù có thời hạn, tù chung thân và tử hình.
Trong khi đó, Luật PCA của Singapore quy định mức hình phạt đối với tội tham
nhũng là hình phạt tù và phạt tiền.
(1) Hình phạt tiền: với hình thức phạt này, BLHS Việt Nam quy định mức
phạt tiền cố định, tùy vào từng loại tội phạm mà có mức phạt tiền khác nhau21. Ví
dụ, người phạm tội tham ô tài sản có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng (khoản 5 Điều 353), người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng (khoản 5 Điều 356),…mức phạt thấp nhất là 10 triệu đồng và mức phạt cao
nhất là 100 triệu đồng. Trong khi đó, Singapore quy định mức phạt các tội đều ở
mức 100.000 SGD22. Có thể nhận định như sau, đối với một số loại tội phạm, mức
phạt tiền mà luật pháp Singapore quy định là khá cao, như vậy sẽ dễ đạt mục đích
trừng phạt và ngăn ngừa tội phạm. Ở Việt Nam, quy định mức phạt tối đa cố định ở
mức 100 triệu đồng là vẫn còn thấp đối với một số tội, đặc biệt là tội tham ô tài sản,
người phạm tội có thể nhận được số tiền lớn hơn rất nhiều lần so với mức phạt mà
luật định. Vì thế, các nhà lập pháp ở nước ta nên xem xét áp dụng một mức chung
đối với các loại tội phạm như Luật PCA của Singapore đã quy định. Lưu ý, mức

20
Dựa trên bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế năm 2020,
Singapore đạt 85 điểm, đứng thứ 03/180 quốc gia, vùng lãnh thổ và trong nhiều năm qua, Singapore luôn đạt
thứ hạng cao trong bảng xếp hạng này. Theo “Báo cáo nghiên cứu, khảo sát mô hình cơ quan chống tham
nhũng tại Singapore ngày 22/6/2018” của Đoàn công tác của Ban chỉ đạo xây dựng Đề án mô hình cơ quan,
đơn vị chuyên trách chống tham nhũng.
21
Nguyễn Thanh Minh, Nguyễn Hồ Quảng Giang, Đinh Trương Anh Phương (2010), “Những Khác biệt
trong pháp luật phòng chống tham nhũng Việt Nam và Singapore”
http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=206943 (truy cập ngày 26/8/2022)
22
Viết tắt của Singapore Dollar equals.

203
phạt phải phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước, bảo đảm không được ở mức
quá thấp hoặc là ở mức quá cao.
(2) Hình phạt tù: Cả Luật Phòng, chống tham nhũng Singapore và BLHS của
Việt Nam đều quy định hình phạt tù đối với hành vi tham nhũng. Nhưng mức phạt
tù quy định trong BLHS của Việt Nam cao hơn so với mức phạt tù quy định trong
Luật Phòng, chống tham nhũng của Singapore. Luật Phòng, chống tham nhũng
Singapore quy định mức hình phạt tù thấp nhất là 5 năm và cao nhất là 7 năm. Còn
BLHS Việt Nam quy định mức phạt tù thấp nhất là 1 năm và mức cao nhất là chung
thân. Hiện nay, ở nước ta, có một số ý kiến cho rằng nên áp dụng thay xử lý hình sự
bằng phạt tiền trong án tham nhũng, kinh tế với hy vọng sẽ tăng hiệu quả trong
phòng chống tham nhũng, tiêu cực vừa nhân văn và thuyết phục23.
(3) Hình phạt tử hình: Luật PCA của Singapore không quy định hình phạt tử
hình đối với các hành vi tham nhũng nhưng BLHS Việt Nam thì ngoài quy định
mức hình phạt là phạt tiền, phạt tù, còn quy định mức hình phạt tử hình. Có thể
thấy, tử hình là mức hình phạt cao nhất trong hệ thống khung hình phạt của nước ta.
Hiện nay đang có hai luồng ý kiến về việc có nên hay không nên24 áp dụng án tử
hình đối với hai tội danh là tham ô tài sản (khoản 4 Điều 353 BLHS) và tội danh
nhận hối lộ (khoản 4 Điều 354 BLHS). Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, ở thời điểm
kết thúc năm 2018, có 106 quốc gia đã xoá bỏ hình phạt tử hình với mọi tội phạm, 8
quốc gia đã xoá bỏ hình phạt tử hình với những tội phạm thông thường, 28 quốc gia
tuy chưa xoá bỏ hình phạt tử hình trong pháp luật nhưng thực tế không áp dụng.
23
Tại hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng chống tham nhũng, giai đoạn 2012-2022 do Bộ
Chính trị tổ chức, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí đã kiến nghị áp dụng thay xử lý hình sự bằng
phạt tiền trong án tham nhũng, kinh tế. Theo ông, nếu làm như vậy, nhà nước sẽ thu hồi được tài sản bị tham
nhũng, thất thoát và việc khắc phục hậu quả sẽ tốt hơn nhiều do chủ thể vi phạm sẽ chủ động khắc phục để
không bị xử lý hình sự. Cách làm này vừa hiệu quả trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực vừa nhân văn và
thuyết phục. Theo Trung tướngTrần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao, miễn xử lý hình sự
nhưng người vi phạm vẫn sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng và kỷ luật hành chính của nhà nước, từ
khiển trách, cảnh cáo cho đến cách chức... Luật pháp nghiêm minh nhưng cũng phải nhân văn, có lý, có tình.
Đó còn là biện pháp để khuyến khích người vi phạm nộp lại tài sản, tránh nguy cơ “hy sinh đời bố, củng cố
đời con”. Đồng quan điểm, TS Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra Chính phủ, cho rằng thời
gian qua, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế có xu hướng tăng dần nhưng số tài sản
thu hồi so với bị chiếm đoạt, thất thoát còn thấp. “Phi hình sự hóa các vụ án kinh tế là xu hướng, nhiều nước
đang áp dụng. Tội phạm về kinh tế nên hình phạt hướng đến trừng phạt mạnh về kinh tế là phù hợp, ngân
sách nhà nước thu hồi được tiền thất thoát. Riêng những vi phạm nghiêm trọng vẫn phải xử lý hình sự”. Theo
Nguyễn Hưởng, Phạm Dũng (2022), “Tội phạm tham nhũng, kinh tế: Thay phạt tù bằng phạt tiền: Nên hay
không?” https://nld.com.vn/phap-luat/toi-pham-tham-nhung-kinh-te-thay-phat-tu-bang-phat-tien-nen-hay-
khong-20220706205131113.htm (truy cập ngày 27/8/2022)
24
Ý kiến thứ nhất đồng ý với việc nên áp dụng mức tử hình đối với hai tội phạm trên vì cho rằng đây là tội
phạm nguy hiểm cho quốc gia. Do đó, phải áp dụng hình phạt tử hình. Ý kiến thứ hai đề nghị bỏ mức tử hình
đối với hai tội danh trên vì cho rằng, đây là tội phạm mang tính chất kinh tế, do đó chỉ cần phạt họ với hình
phạt tù có thời hạn hoặc hình phạt tù không thời hạn kèm theo các biện pháp tịch thu tài sản khác, mà không
cần phải thêm có hình phạt tử hình. Theo Thành Chung (2015), “Bỏ phạt tử hình tội ham nhũng – nên hay
không?” https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/tu-van-phap-
luat/9774/bo-phat-tu-hinh-toi-tham-nhung-nen-hay-khong (truy cập ngày 27/8/2022)

204
Như vậy, tổng số quốc gia xoá bỏ hình phạt tử hình trong pháp luật và trong thực tế
là 142 nước, chỉ còn 56 nước vẫn đang duy trì hình phạt tử hình và áp dụng hình
phạt đó trong thực tế25. Tại nước ta, BLHS năm 2015 (sửa đổi năm 2017) tiếp tục
bỏ án tử hình ở tám (08) tội danh khác, tổng cộng, số lượng tội phạm áp dụng hình
phạt tử hình trong BLHS năm 2015 (sửa đổi năm 2017) là 18/314 tội danh26. Điều
này thể hiện nỗ lực lớn của toàn bộ hệ thống chính trị của Việt Nam trong quá trình
hạn chế áp dụng hình phạt tử hình, tiến tới loại bỏ hoàn toàn hình phạt này ra khỏi
pháp luật hình sự27.
Thứ tư, quy định về bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo tham nhũng:
Ở nước ta, việc bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng được thực hiện theo
quy định của pháp luật về tố cáo28. Mục 3, Chương VI của Luật Tố cáo năm 2018
đã dành các điều từ Điều 56 đến Điều 58 để quy định khá cụ thể về các biện pháp
bảo vệ người tố cáo29. Bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo là một nguyên tắc

25
Amnesty (2018), “Abolitionist and retentionist countries as of july 2018”
https://www.amnesty.org/download/Documents/ACT5066652017ENGLISH.pdf (truy cập ngày 27/8/2022)
26
Bảng 1. Diễn biến số lượng các tội danh bị áp dụng hình phạt tử hình qua các Bộ luật Hình sự của Việt
Nam từ năm 1985

Theo Vũ Công Giao, Nguyễn Quang Đức (2021), “Những thuận lợi và thách thức với việc
xoá bỏ hình phạt tử hình ở Việt Nam” https://law.unimelb.edu.au/__data/assets/pdf_file/0007/3604984/Vu-
Cong-Giao_Nguyen-Quang-Duc_Vietnamese.pdf (truy cập ngày 27/8/2022
27
Vũ Đình Hoàng (2021), “Xu hướng xóa bỏ hình phạt tử hình trên thế giới và ở Việt Nam”
http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210857 (truy cập ngày 27/8/2022)
28
Khoản 1 Điều 67 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.
29
Điều 56 Luật Tố cáo năm 2018 quy định: Về biện pháp bảo vệ bí mật thông tin quy định, cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền khi tiếp nhận, chuyển đơn tố cáo, giải quyết tố cáo căn cứ vào tình hình cụ thể quyết
định áp dụng biện pháp sau đây: Giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của người
tố cáo trong quá trình khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu do người tố cáo cung cấp; Lược bỏ họ tên, địa chỉ,
bút tích, các thông tin cá nhân khác của người tố cáo ra khỏi đơn tố cáo và các tài liệu, chứng cứ kèm theo để
quản lý theo chế độ mật khi giao cơ quan, tổ chức, cá nhân xác minh nội dung tố cáo; Bố trí thời gian, địa
điểm, lựa chọn phương thức làm việc phù hợp để bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo khi làm việc trực
tiếp với người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; Áp dụng biện pháp khác theo quy định của
pháp luật; Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan áp dụng biện pháp cần thiết để giữ bí mật thông tin
của người tố cáo.

205
trong công tác giải quyết tố cáo30. Hiện nay, theo quy định tại Điều 22 Nghị định số
31/2019 có quy định về chế tài xử lý kỷ luật hình thức “cảnh cáo” đối với người có
thẩm quyền giải quyết tố cáo làm lộ thông tin cá nhân của người tố cáo31. Với quy
định này thì trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin chỉ thuộc về một mình người có
thẩm quyền giải quyết tố cáo. Vậy cán bộ tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo ví dụ
như: cán bộ tiếp công dân ở các trụ sở tiếp dân, cán bộ tiếp nhận của cơ quan, đơn
vị khác trong trường hợp cơ quan đó không có thẩm quyền giải quyết,…nếu làm lộ
danh tính người tố cáo sẽ bị xử lý như thế nào, thiết nghĩ cần có thêm quy định làm
rõ hơn cho những trường hợp này, để quy định về bảo vệ bí mật thông tin của người
tố cáo được hoàn thiện hơn32. Bên cạnh đó, khi nhận được thông tin có nội dung tố
cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo (tố cáo nặc danh) hoặc qua
kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ
tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh
không theo hình thức quy định tại Điều 22 của Luật Tố cáo thì cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền sẽ không xử lý33. Tuy nhiên, không phải thư nặc danh tố cáo
nào được gửi đi cũng bị bác bỏ. Trong trường hợp đáp ứng được những điều kiện
nhất định của pháp luật thì vẫn hoàn toàn có cơ sở để giải quyết vụ việc, cụ thể: Có
nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật; Có chứng cứ rõ ràng về
hành vi, vi phạm pháp luật; Có cơ sở để kiểm tra, xác minh được chứng cứ và nội
dung tố cáo34.
Tại Singapore, pháp luật về tố cáo cho phép tiếp nhận các đơn thư nặc danh, vì
việc đó có thể làm cho người dân tích cực tố cáo các hành vi tham nhũng, vì họ cảm
thấy mình được bảo vệ an toàn. Nhưng để tránh tình trạng một số người cố tình tố
cáo sai sự thật, nhằm mục đích gây hại đến danh dự của người khác, thì nên xem xét
cách mà Singapore đang áp dụng. Theo Luật PCA, người nào được Cục điều tra yêu

30
Tuy nhiên, do mô hình cơ quan, tổ chức tiếp nhận, xử lý đơn thư và giải quyết tố cáo là những tập thể với
nhiều bộ phận khác nhau nên nếu cán bộ, công chức và những người có liên quan chưa được quán triệt sâu
sắc, nâng cao ý thức về việc giữ gìn bí mật thông tin của người tố cáo thì quy định này khó có thể đảm bảo.
Nhiều trường hợp, vì muốn bao che, có thái độ nể nang nên thông tin về người tố cáo vẫn bị tiết lộ. Theo Đào
Thảo Ly (2021), “Đánh giá thực trạng quy định của pháp luật về bảo vệ người tố cáo hiện nay”
http://thanhtratinh.hatinh.gov.vn/danh-gia-thuc-trang-quy-dinh-cua-phap-luat-ve-bao-ve-nguoi-to-cao-hien-
nay-1638255909.html (truy cập ngày 27/8/2022)
31
Điểm a Khoản 2 Điều 22 Nghị định số 31/2019 có quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi
hành Luật Tố cáo quy định: Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết tố
cáo khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây: a) Tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố
cáo và những thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo.
32
Đào Thảo Ly (2021), “Đánh giá thực trạng quy định của pháp luật về bảo vệ người tố cáo hiện nay”
http://thanhtratinh.hatinh.gov.vn/danh-gia-thuc-trang-quy-dinh-cua-phap-luat-ve-bao-ve-nguoi-to-cao-hien-
nay-1638255909.html (truy cập ngày 27/8/2022)
33
Khoản 1 Điều 25 Luật Tố cáo năm 2018.
34
khoản 2 Điều 25 Luật Tố cáo 2018.

206
cầu đều phải cung cấp thông tin trung thực. Nếu ai từ chối cung cấp thông tin hay
đưa thông tin sai sự thật sẽ bị xử phạt hay thậm chí bị phạt tù. Ngược lại, những
người cung cấp thông tin sẽ được bảo vệ. Họ không nhất thiết phải nêu tên trong
đơn tố cáo (với điều kiện các sự việc tố cáo đã được kiểm chứng là có thật). Các
thông tin mà Cục điều tra hay tòa án cho rằng sẽ gây phương hại đến người tố cáo
sẽ được giữ như thông tin mật35, còn đối với những đơn thư tố cáo chung chung,
không có bằng chứng xác thực thì mới không giải quyết36. Như vậy, để bảo vệ bí
mật thông tin cho người tố cáo, luật pháp của Việt Nam và Singapore đều dành ra
những điều khoản quy định rõ ràng về vấn đề này, nhưng nếu như Singapore giải
quyết gần như tất cả các đơn tố cáo nặc danh thì ở nước ta khái niệm “tố cáo nặc
danh” chưa được nhắc đến một cách “tường minh” và những quy định trong Luật
Tố cáo hiện hành cũng chỉ quy định rất “dè chừng”, chấp nhận “nửa vời” (kèm
theo điều kiện). Tác giả ủng hộ quan điểm cho rằng: muốn phòng, chống tham
nhũng hiệu quả, các cơ quan nhà nước cần phải giải quyết tất cả các đơn thư nặc
danh37.
2. Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của Singapore
Dựa trên việc tiếp cận và áp dụng có hiệu quả các phương pháp lý thuyết như:
lý thuyết bàn tay sắt (Theory arm strong)38; lý thuyết về một người lãnh đạo mạnh
mẽ kiên quyết chống tham nhũng (Strong man theory)39; lý thuyết về một chế độ
tiền lương thoả đáng40. Singapore đã mang đến những kinh nghiệm rất cụ thể về
phòng, chống tham nhũng như sau:

35
Điều 36 Luật PCA.
36
Lã Văn Huy (2013), Pháp luật về phòng chống tham nhũng của Singapore và bài học cho Việt Nam, Luận
văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.49.
37
Nguyễn Thanh Minh, Nguyễn Hồ Quảng Giang, Đinh Trương Anh Phương (2010), “Những Khác biệt
trong pháp luật phòng chống tham nhũng Việt Nam và Singapore”
http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=206943 (truy cập ngày 27/8/2022)
38
Theo lý thuyết này thì cần ban hành một đạo luật chống tham nhũng thật nghiêm khắc, cụ thể là phải qui
định hình phạt thật nặng tội hối lộ (được hiểu là nhận hối lộ và đưa hối lộ) do các cơ quan chống tham nhũng
thi hành. Theo Lê Anh, Ban Mai, Văn Phong và Ngọc Chung (2021), “Bài 4: Phòng, chống tham nhũng –
kinh nghiệm quốc tế và gợi mở cho Việt Nam (tiếp theo và hết)” https://www.qdnd.vn/chinh-tri/dua-nghi-
quyet-cua-dang-vao-cuoc-song/y-kien-tam-huyet-voi-dang/bai-4-phong-chong-tham-nhung-kinh-nghiem-
quoc-te-va-goi-mo-cho-viet-nam-tiep-theo-va-het-663130 (truy cập ngày 29/8/2022)
39
Đó là cấp cao nhất của nhà nước, đặc biệt là người đứng đầu phải tỏ rõ quyết tâm chính trị trong lời nói và
hành động nhằm xây dựng thể chế trong sạch và đấu tranh đẩy lùi tham nhũng. Điều đó phải được thể hiện
qua sự nêu gương của bản thân nhà lãnh đạo đất nước cũng như thái độ kiên quyết trừng trị kẻ tham nhũng ở
bất cứ cương vị nào. Theo Lê Anh, Ban Mai, Văn Phong và Ngọc Chung (2021), “Bài 4: Phòng, chống tham
nhũng – kinh nghiệm quốc tế và gợi mở cho Việt Nam (tiếp theo và hết)” https://www.qdnd.vn/chinh-
tri/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc-song/y-kien-tam-huyet-voi-dang/bai-4-phong-chong-tham-nhung-
kinh-nghiem-quoc-te-va-goi-mo-cho-viet-nam-tiep-theo-va-het-663130 (truy cập ngày 29/8/2022)
40
Theo đó để chống tham nhũng cần áp dụng một chế độ đãi ngộ thoả đáng với đồng lương cao tới mức có
thể để công chức yên tâm thực hiện công vụ mà không phải lo lắng hay bị câu thúc bởi những nhu cầu của
cuộc sống dẫn đến việc ăn của đút. Theo Lê Anh, Ban Mai, Văn Phong và Ngọc Chung (2021), “Bài 4:
Phòng, chống tham nhũng – kinh nghiệm quốc tế và gợi mở cho Việt Nam (tiếp theo và hết)”

207
Thứ nhất, thường xuyên rà soát hệ thống luật pháp, thể chế hoá khuôn khổ
chống tham nhũng toàn diện và chú trọng tăng cường mức độ hình phạt đối với
hành vi tham nhũng. Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, Singapore đã ban hành
Luật phòng, chống tham nhũng, bổ sung quyền hạn điều tra cho CPIB, tăng mức
hình phạt đối với tội tham nhũng. Năm 1989, Đạo luật tham nhũng được thông qua,
trao cho toà án quyền đóng băng và tịch thu tài sản của người phạm tội tham
nhũng41. Mọi điều khoản trong Luật PCA đều thích hợp đối với bất kỳ nhân viên
công vụ nào; hơn nữa những người giữ chức vụ càng cao, thì bị xử phạt càng nặng.
Điều đặc biệt của PCA đó là cung cấp thẩm quyền ngoài lãnh thổ đối với các hành
vi tham nhũng của công dân Singapore ở nước ngoài. Theo đó những hành vi tham
nhũng của công dân Singapore dù diễn ra bên ngoài lãnh thổ quốc gia thì đều được
xử lý giống như hành vi của công dân trong nước, dù hành vi tham nhũng ấy có gây
ra hậu quả đối với Singapore hay không (Cục điều tra tham nhũng 2016a)42. Thêm
vào đó, Luật này cũng thường xuyên được bổ sung43 để phù hợp với sự thay đổi của
thời cuộc, cũng như xóa tan mọi “vùng cấm” trong việc phòng chống tham nhũng ở
đảo quốc này.
Bên cạnh PCA, Singapore còn có nhiều đạo luật khác cũng có quy định về

https://www.qdnd.vn/chinh-tri/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc-song/y-kien-tam-huyet-voi-dang/bai-4-
phong-chong-tham-nhung-kinh-nghiem-quoc-te-va-goi-mo-cho-viet-nam-tiep-theo-va-het-663130 (truy cập
ngày 29/8/2022)
41
Hà Hồng Hà (2013), “Sáu “mũi tên” tiễu trừ tham nhũng của Singapore”
http://petrotimes.vn/news/vn/quoc-te/ho-so- su-kien/sau-mui-ten-tieu-tru-tham-nhung-cua-singapore-(ky-1)
(truy cập ngày 30/8/2022)
42
Dương Nguyễn (2018), “Kinh nghiệm chống tham nhũng của Singapore” 
https://thanhtravietnam.vn/quoc-te/kinh-nghiem-chong-tham-nhung-cua-singapore-181803.html (truy cập
ngày 30/8/2022)
43
Những sửa đổi bổ sung của Luật cho đến nay gồm có:
- Cho toà án quyền ra lệnh kẻ phạm tội phải trả một số tiền tương đương với số tiền hối lộ đã nhận ngoài việc
trừng phạt dưới hình thức phạt tiền và/hoặc ngồi tù.
- Cho điều tra viên nhiều quyền rộng rãi hơn.
- Không cần thiết phải chứng minh rằng kẻ nhận hối lộ có khả năng thực hiện ân huệ theo yêu cầu.
- Cho điều tra viên quyền yêu cầu viên chức nhà nước đang bị điều tra phải cung cấp lời khai có tuyên thệ
nêu rõ các tài sản mà bản thân người này, vợ/chồng và con cái có sở hữu.
- Cho công tố viên quyền lấy thông tin từ cơ quan kiểm soát thuế thu nhập.
- Cho toà án quyền công nhận rằng sự giầu có không tương xứng với thu nhập là bằng chứng vững chắc bổ
sung.
- Cho phép bỏ quy tắc tòng phạm xem bằng chứng tòng phạm như không đáng tin, ngoại trừ được chứng
thực rõ ràng.
- Làm cho việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của điều tra viên Cục điều tra tham nhũng (CPIB) trở thành
nghĩa vụ mang tính luật định.
- Công dân Singapore có thể bị trừng phạt vì những hành vi tham nhũng ở ngoài lãnh thổ Singapore và sẽ bị
xử lý như thể hành vi này đã được thực hiện tại Singapore.
- Cố ý cung cấp thông tin không đúng sự thật là một hành vi phạm tội có thể bị bắt giữ.

208
kiểm soát quyền lực của công chức, như: i) Luật về tham nhũng, buôn bán ma túy
và các tội nghiêm trọng khác (1992, sửa đổi năm 2000)44; ii) Luật Đặc quyền, Miễn
trừ và Quyền hạn của Nghị viện (1962, sửa đổi năm 2000)45; iii) Luật về quyên góp
chính trị (2000, sửa đổi năm 2001)46; iv) Luật Hải quan (1960, sửa đổi năm
2000)47… Hơn nữa, Singapore còn thực hiện “chính sách dưỡng liêm”48, chú trọng
xây dựng hệ thống lương và đãi ngộ của công chức trong khu vực công sát với khu
vực tư nhân, bảo đảm không có độ chênh lệch quá lớn giữa khu vực nhà nước và
khu vực tư nhân và ngược lại, những công chức thuộc CPIB được yêu cầu đáp ứng
các tiêu chuẩn cao nhất về sự liêm khiết và hiệu quả công việc49. Do đó, Chính phủ
thu hút được những người tài giỏi làm việc cho Nhà nước50. Khi hệ thống lương của
khu vực tư nhân trong một lĩnh vực nào đó tăng lên thì Chính phủ sẽ tăng lương của
công chức nhà nước làm việc trong lĩnh vực đó51. Rõ ràng, việc bảo đảm một mức
lương tốt sẽ giảm rất nhiều cơ hội tham nhũng bởi nếu quan chức có lương cao thì

44
Luật này quy định việc thu giữ số tiền, tài sản mà một nghi can tham nhũng không giải trình thỏa đáng với
mục tiêu đảm bảo rằng thủ phạm sẽ không thể được hưởng bất kì lợi ích gì từ hành vi tham nhũng.
45
Luật đảm bảo rằng các thành viên của Nghị viện sẽ không được hưởng đặc quyền từ một cuộc tranh luận
tại Nghị viện mà người đó có lợi ích liên quan.
46
Luật đảm bảo các ứng cử viên trong các cuộc bầu cử phải công khai các khoản đóng góp mà họ đã nhận
được từ những người ủng hộ để vận động bầu cử.
47
Luật quy định cụ thể về các hình phạt đối với hành vi nhận hối lộ,...) và giả định bất kì khoản tiền nào
thuộc sở hữu của một nhân viên hải quan mà không thể giải trình được sẽ bị xem là tiền có được do tham
nhũng.
48
Xuất phát từ nhận thức “Singapore chỉ giữ được sự trong sạch và lương thiện khi trả một mức lương tương
xứng với những gì mà một người có khả năng và liêm chính có thể được hưởng khi đang điều hành một công
ty lớn hay đang làm những công việc có tính chuyên môn khác”. Dẫn theo: Trần Thị Hợi (2014), “Những
Kinh nghiệm của Singapore trong việc thực hiện chính sách và các biện pháp phòng chống tham nhũng”, Tạp
chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học Huế, tập 1, số 2, tr. 98.
49
Dương Nguyễn (2018), “Kinh nghiệm chống tham nhũng của Singapore”
https://thanhtravietnam.vn/quoc-te/kinh-nghiem-chong-tham-nhung-cua-singapore-181803.html (truy cập
ngày 30/8/2022)
50
Năm 1994, Chính phủ ban hành “Tài liệu trắng về mức lương cạnh tranh dành cho Chính phủ có năng lực
và trong sạch”; theo đó, quy định mức lương của các Bộ trưởng và công chức cao cấp tương đương lương
trung bình của bốn người hưởng lương cao nhất trong sáu ngành nghề của khu vực tư nhân là kế toán, ngân
hàng, kỹ sư, luật, các công ty chế tạo địa phương và các công ty đa quốc gia. Điều đáng nói là, mức lương
của các Bộ trưởng và quan chức cấp cao được điều chỉnh thường xuyên, đảm bảo mức cạnh tranh đối với khu
vực tư nhân, và như đã nói ở trên là nhằm tránh tình trạng “chảy máu chất xám” từ khu vực nhà nước sang
khu vực tư nhân. Dẫn theo: Trần Thị Hợi (2014), “Những Kinh nghiệm của Singapore trong việc thực hiện
chính sách và các biện pháp phòng chống tham nhũng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học
Khoa học Huế, tập 1, số 2, tr. 98.
51
Từ tháng 3/1972, công chức được hưởng tháng lương thứ 13. Hai 2 năm một lần, chính phủ khảo sát để
điều chỉnh lương của khu vực công tương ứng với khu vực tư nhân. Ngoài lương, công chức còn được
thưởng. Tháng 10/1994, Singapore ra “Sách trắng về chế độ lương cạnh tranh vì một chính phủ có năng lực
và trong sạch”, quy định lương bộ trưởng và công chức cao cấp tương đương mức trung bình của 4 người
hưởng lương cao nhất trong 6 ngành nghề của khu vực tư nhân là kế toán, ngân hàng, kỹ sư, luật, doanh
nghiệp chế tạo trong nước và công ty đa quốc gia. Mức lương bộ trưởng và công chức cao cấp được xem xét
điều chỉnh thường xuyên để cạnh tranh được với khu vực tư nhân. Hiện nay, Thủ tướng Lý Hiển Long là nhà
lãnh đạo có mức lương cao nhất thế giới với 1,6 triệu USD/năm, gấp 4 lần lương của người đứng thứ 2 là
Tổng thống Mỹ với 400.000 USD. Theo Phạm Mạnh Hùng và Phạm Tuấn Anh (2021), “Chống tham nhũng
ở nước lương Thủ tướng cao nhất thế giới” https://vietnamnet.vn/chong-tham-nhung-o-nuoc-luong-thu-
tuong-cao-nhat-the-gioi-796793.html (truy cập ngày 14/9/2022)

209
họ sẽ không dại gì nhận một khoản tiền hối lộ nào đó để rồi mất đi tất cả52, tạo ra sự
yên tâm cho lãnh đạo, minh bạch hóa Chính phủ; đồng thời tạo đà cho cán bộ nhà
nước dành hết tâm sức cho việc quản lý, hoạch định chính sách.
Thứ hai, thành lập cơ quan chống tham nhũng độc lập, trong sạch và hiệu
quả. Singapore thành lập cơ quan chống tham nhũng, cụ thể là Cục điều tra tham
nhũng (CPIB)53, hoạt động một cách độc lập và có nguồn lực tốt. CPIB có tính độc
lập gần như tuyệt đối trong hoạt động và tính độc lập đó được bảo đảm bởi Hiến
pháp54. CPIB có quyền tự do hành động để xử lý kẻ tham nhũng bất kể kẻ đó ở vị trí
xã hội nào, thuộc đảng phái chính trị nào55, thuộc sắc tộc hay tín ngưỡng nào. Chính
vì vậy, không ai và không có cấp nào có thể có ý kiến hay can thiệp nhằm làm sai
lệch kết quả điều tra, xử án. Thành viên của CPIB thường là những nhân viên cảnh
sát chuyên về lĩnh vực điều tra tham nhũng nên họ có nhiều kinh nghiệm trong hoạt
động điều tra, nghiên cứu. Hơn nữa, các thành viên CPIB hoạt động chuyên trách
nên họ dành toàn bộ thời gian và công sức cho công việc. Thêm vào đó, Cục điều
tra có quyền bắt giữ những người bị tình nghi tham nhũng mà không cần cơ quan
công an cho phép. Các nhân viên CPIB còn có các quyền đặc biệt khác như quyền
điều tra theo thẩm quyền của cảnh sát được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự
mà không cần sự phê chuẩn của cơ quan công tố, quyền điều tra tài khoản ngân
hàng, cổ phần, tài khoản mua bán, tài khoản chi tiêu hoặc bất kỳ tài khoản nào
khác... Điều này cho phép CPIB phát hiện kịp thời và ngăn chặn hiệu quả các hành

52
Lã Văn Huy (2013), Pháp luật về phòng chống tham nhũng của Singapore và bài học cho Việt Nam, Luận
văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.57.
53
CPIB trên thực tế do người Anh thành lập từ năm 1952 song lúc đầu hoạt động còn hạn chế bởi hệ thống
pháp luật và ý thức của công chức còn rất yếu. Tuy nhiên, ngay sau khi lên nắm chính quyền, Lý Quang Diệu
đã cơ cấu tổ chức lại cơ quan này. Theo đó, cơ quan này tách khỏi các cơ quan nhà nước khác, trực thuộc
thẳng Thủ tướng, có toàn quyền điều tra và kết tội tham nhũng. Theo Trần Thị Hợi (2014), “Những Kinh
nghiệm của Singapore trong việc thực hiện chính sách và các biện pháp phòng chống tham nhũng”, Tạp chí
Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học Huế, tập 1, số 2, tr. 97.
54
Cục Điều tra tham nhũng gần như độc lập hoàn toàn với các cơ quan nhà nước khác. Sau nhiều lần thay
đổi, kể từ năm 1969, thuộc Văn phòng Thủ tướng, Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm và báo cáo trực tiếp
Thủ tướng. Từ năm 1991, điều 22G của Hiến pháp còn cho phép Cục trưởng tiếp tục điều tra các bộ trưởng
và công chức cao cấp bị tình nghi tham nhũng ngay cả khi Thủ tướng không phê chuẩn nhưng được sự phê
chuẩn của Tổng thống. Theo Phạm Mạnh Hùng và Phạm Tuấn Anh (2021), “Chống tham nhũng ở nước
lương Thủ tướng cao nhất thế giới” https://vietnamnet.vn/chong-tham-nhung-o-nuoc-luong-thu-tuong-cao-
nhat-the-gioi-796793.html (truy cập ngày 14/9/2022)
55
CPIB đã điều tra và kết tội tham nhũng đối với các Bộ trưởng, những quan chức cao cấp như Tan Kia Gan
- Giám đốc hãng hàng không Malaya (năm 1966), Wee Toon Boon - Quốc vụ khanh của Bộ Môi trường
(năm 1973), Phey Yew Kook - Chủ tịch Đại hội Nghiệp đoàn toàn quốc (NTUC), nghị sĩ Đảng PAP (năm
1979), Teh Cheang Wan - Bộ trưởng Phát triển quốc gia (1986), Choy Hon Tim - cựu phó giám đốc điều
hành hoạt động của cơ quan thủy lợi quốc gia (1995), Ng Boon Gay - lãnh đạo lực lượng chống ma túy của
cảnh sát Singapore, Koh Seah Wee - Phó giám đốc bộ phận công nghệ thông tin và bộ phận cơ sở hạ tầng
thuộc Cục quản lý đất đai (2010), Peter Lim - cựu Cục trưởng Cục Phòng vệ dân sự (5.2013). Theo Lê Xuân
Lịch (2022), “Tham nhũng và những giải pháp phòng, chống tham nhũng”
https://tcnn.vn/news/detail/54980/Tham-nhung-va-nhung-giai-phap-phong-chong-tham-nhung.html (truy
cập ngày 14/9/2022)

210
vi tham nhũng56. Phương châm hành động của CPIB là “Nhanh chóng và chắc
chắn”, trong đó “nhanh chóng” hàm ý sự khẩn trương và kịp thời, còn “chắc
chắn” hàm ý sự cẩn thận và kiên định trong hoạt động57.
Thứ ba, sự nghiêm minh của Tòa án trong xét xử vi phạm. Ở Singapore, các
vụ án tham nhũng được đặc biệt chú ý, vì thế được các toà án xét xử một cách công
minh dưới sự giám sát của công chúng. Trong khi các tiêu chuẩn về tố tụng dân chủ
đều được áp dụng và tôn trọng, các toà án Singapore có xu hướng nghiêm khắc với
những tội phạm tham nhũng58. Sự công minh và nghiêm khắc của toà án đã gửi một
thông điệp rất rõ ràng và mạnh mẽ đến những công chức ở Singapore, rằng nếu lạm
dụng quyền lực vì lợi ích riêng, họ sẽ phải trả một giá rất đắt. Sự nghiêm minh của
toà án là một trong những biểu hiện rõ nhất phản ánh quyết tâm chính trị mạnh mẽ
trong việc chống tham nhũng của Singapore. Quyết tâm này bắt đầu từ những nhà
lãnh đạo cao nhất và được thể hiện ngay từ thời kì đầu thành lập nước, đóng vai trò
nền tảng cho mọi chiến lược và hành động về phòng, chống tham nhũng của
Singapore từ trước tới nay. Quyết tâm này thể hiện qua nhiều hoạt động, nhưng rõ
nhất là việc xử lý kiên quyết và công minh những kẻ tham nhũng, bất kể ở cương vị
nào, có quan hệ như thế nào và có những đóng góp như thế nào cho đất nước59.
Thứ tư, xây dựng và tổ chức bộ máy công vụ gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả.
Chính phủ đã tổ chức bộ máy gọn nhẹ, chính quyền chỉ có một cấp là Chính phủ
trung ương và luôn coi trọng việc tinh giản bộ máy hành chính60. Mọi quyết đáp

56
Đúng như một nhà quan sát quốc tế đã nhận định “Trong bộ máy hành chính Singapore, CPIB được kính
sợ như con mắt có thể nhìn thấy mọi thứ của lãnh đạo PAP, và được tôn kính vì sự hiệu quả chính xác như
máy đồng hồ và những phương pháp nghiệp vụ tinh vi”. Dẫn theo Hoàng Thị Thanh Nhàn (2012), Chính
sách phòng chống tham nhũng của Singapore, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Đông phương học, Trường Đại
học Khoa học Huế, tr.15.
57
Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao (2021), “Antin-corruption in Sìgapore and Experiences for Other
Countries - Phòng, chống tham nhũng ở Singapore và kinh nghiệm cho các quốc gia”, VNU Journal of
Science: Legal Studies, Vol. 37, No.3, tr. 5.
58
Trong vụ Wong Teck Long kiện PP - liên quan đến hành vi tham nhũng trong ngành ngân hàng, khi bị cáo
kháng cáo, Tòa án cấp cao hơn không chỉ bác kháng cáo mà còn hình phạt từ bốn tháng tù lên 15 tháng, với
lý do là “Để bảo vệ niềm tin của công chúng vào tính liêm chính của hệ thống ngân hàng và danh tiếng của
Singapore như một trung tâm tài chính và khu vực,...”. Theo Wong Teck Long & Public Prosecutor, 2005
SGHC 123 https://www.supremecourt.gov.sg/docs/defaultsource/module-document/judgement/2005-
sghc123.pdf (truy cập ngày 30/8/2022). Hoặc trong vụ PP kiện Lim Teck Chye, Toà kiên quyết tuyên án
phạt tù, mặc dù bị cáo và luật sư ra sức biện hộ để có thể chỉ phải chịu hình phạt tiền. Theo Lim Teck Chye
& Public Prosecutor, 2004, SGHC 72
https://www.supremecourt.gov.sg/docs/defaultsource/module-document/judgement/2004-sghc72.pdf (truy
cập ngày 30/8/2022)
59
Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao (2021), “Antin-corruption in Sìgapore and Experiences for Other
Countries - Phòng, chống tham nhũng ở Singapore và kinh nghiệm cho các quốc gia”, VNU Journal of
Science: Legal Studies, Vol. 37, No.3, tr. 5.
60
Hiện nay, đất nước Singapore được chia thành 5 quận, ở mỗi quận có Hội đồng Phát triển cộng đồng
(CDCs) là những cơ quan hành chính địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế đây không phải là cơ quan quản lý
nhà nước mà chỉ hoạt động như các tổ chức xã hội. Ở cấp trung ương, Phủ Tổng thống và Văn phòng Thủ

211
được thực hiện rất nhanh chóng từ Thủ tướng mà không phải bàn thảo quá nhiều
trong Quốc hội và qua quá nhiều tầng nấc quyền lực. Như vậy, chính sự gọn nhẹ về
bộ máy tạo sự thuận lợi cho việc làm trong sạch bộ máy đó, hay chính là việc giảm
đối tượng phải giám sát và loại trừ tham nhũng. Mặt khác, Từ năm 1983, cùng với
sự phát triển của khoa học công nghệ, Singapore đã nỗ lực xây dựng chính phủ điện
tử, chính phủ số và công dân điện tử (nước này luôn được xếp vào nhóm những
nước đi đầu trong việc áp dụng công nghệ mới trong quản lý quốc gia)61. Đây là
một chiến lược lâu dài với việc triển khai công nghệ mới nhất để hợp lý hóa các thủ
tục thuộc khu vực công và nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ của Chính
phủ cho mọi công dân, hơn nữa việc áp dụng này không chỉ giúp gia tăng hiệu quả
của nền kinh tế quốc dân, mà còn giúp giảm thiểu cơ hội lạm quyền để tham nhũng
của đội ngũ công chức, bởi các quy trình, thủ tục hành chính đều được chuẩn hoá,
đưa lên mạng internet một cách công khai, minh bạch và việc thực hiện các thủ tục
hành chính không cần có sự tiếp xúc giữa người dân, doanh nghiệp và công
chức...62 Với việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong bộ máy đã giảm
thiểu tối đa việc tiếp xúc trực tiếp của công chúng với những nguồn, những bộ phận
có khả năng nhũng nhiễu bằng các thủ tục hành chính, đây cũng là một kênh để
giảm thiểu tình trạng tham nhũng ở Singapore63.
Thứ năm, xây dựng chương trình giáo dục, tuyên truyền về phòng chống tham
nhũng sâu rộng. Ngay từ khi mới cải tổ lại CPIB, Singapore đã nghiêm túc xây
dựng một chương trình giáo dục sâu rộng ý thức của người dân trong phòng chống
tham nhũng, thực hiện đồng bộ trong giới học sinh, sinh viên và trong cộng đồng.
Đặc biệt, chính sách này cũng nhận được sự hỗ trợ từ các bộ, ngành khác. Thông
qua các chiến dịch tuyên truyền rộng lớn, mọi người dân đều có thể hiểu về ảnh
hưởng nghiêm trọng của tham nhũng đến sự phồn vinh của đất nước, về danh dự,
lòng tự trọng, giá trị đạo đức của con người và cả dân tộc. Điều đáng chú ý là,

tướng chỉ có các cố vấn theo dõi công việc của từng bộ, ngành. Theo Trần Thị Hợi (2014), “Những Kinh
nghiệm của Singapore trong việc thực hiện chính sách và các biện pháp phòng chống tham nhũng”, Tạp chí
Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học Huế, tập 1, số 2, tr. 100.
61
Hiện nay, Singapore có tỷ lệ dân số sử dụng Chính phủ điện tử cao nhất châu Á, xếp trên Hàn Quốc và
Hồng Kông với 75%, cao hơn nhiều so với mức trung bình 30% của toàn cầu và chỉ đứng sau Canada - nước
có Chính phủ điện tử tiên tiến nhất trên thế giới. Theo Trần Thị Hợi (2014), “Những Kinh nghiệm của
Singapore trong việc thực hiện chính sách và các biện pháp phòng chống tham nhũng”, Tạp chí Khoa học và
Công nghệ, Trường Đại học Khoa học Huế, tập 1, số 2, tr. 100.
62
Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao (2021), “Antin-corruption in Sìgapore and Experiences for Other
Countries - Phòng, chống tham nhũng ở Singapore và kinh nghiệm cho các quốc gia”, VNU Journal of
Science: Legal Studies, Vol. 37, No.3, tr. 7.
63
Trần Thị Hợi (2014), “Những Kinh nghiệm của Singapore trong việc thực hiện chính sách và các biện
pháp phòng chống tham nhũng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học Huế, tập 1, số
2, tr. 100.

212
chương trình giáo dục trong học sinh, sinh viên được thực hiện ngay từ những lớp
rất bé để đào tạo những lớp công dân tốt, có giá trị về nhân cách, trở thành những
con người hữu ích cho xã hội. CPIB còn thường xuyên tổ chức các chương trình tập
huấn với hiệu trưởng các trường để cập nhật những thông tin mới nhất và lồng ghép
với chương trình giảng dạy của nhà trường. Bên cạnh đó, CPIB cũng tổ chức những
lớp học đặc biệt dành riêng cho sinh viên cao đẳng, nhất là sinh viên thuộc lĩnh vực
hành chính công và quản lý Chính phủ để học cách chống tham nhũng với những ví
dụ thực tế sinh động, lồng ghép với các giáo trình hành chính công, quản lý tài
chính hoặc tham quan tìm hiểu công tác ở các cơ quan nhà nước64.
Như vậy, tổng hợp từ các kinh nghiệm cụ thể nêu trên, Singapore đã thực hiện
chính sách 3 không: (1) Không dám tham nhũng; (2) Không thể tham nhũng và (3)
Không cần tham nhũng65. Giải pháp “4 không với tham nhũng” này chắc chắn có
tính khả thi đối với tất cả các nước đang tiến hành cuộc chiến chống tham nhũng
trong đó có Việt Nam.
3. Những gợi mở cho Việt Nam về phòng, chống tham nhũng
Tham nhũng và đấu tranh phòng, chống tham nhũng luôn nhận được sự quan
tâm đặc biệt của các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, tham nhũng được nhận
diện là một quốc nạn, một trong bốn nguy cơ làm suy giảm niềm tin của nhân dân
vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; công tác phòng, chống tham
nhũng được xác định là cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn và phức tạp. Có thể thấy,
kỷ lục về phòng, chống tham nhũng của Singapore không phải không có vấn đề, thế
nhưng với những chính sách hợp lý, biện pháp hữu hiệu, Singapore đã có những
64
Trần Thị Hợi (2014), “Những Kinh nghiệm của Singapore trong việc thực hiện chính sách và các biện
pháp phòng chống tham nhũng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học Huế, tập 1, số
2, tr. 101.
65
Không dám tham nhũng: Tức là quan chức, công chức Singapore không dám tham nhũng vì sợ hai điều
sau: Bị xử lý nghiêm và bị trưng thu tiền tiết kiệm bắt buộc. Chính phủ Singapore có quy định mọi công chức
đều phải trích một phần tiền lương để gửi tiết kiệm, khởi đầu là 5% lương, sau đó tăng dần, chức càng lớn thì
càng phải trích nhiều. Số tiền này chỉ được nhận khi về hưu. Trong quá trình làm việc nếu phạm tội tham
nhũng, cho dù ở mức độ nhẹ như cho thôi việc thì vẫn bị trưng thu khoản tiền tiết kiệm này.
Không thể tham nhũng: Tức là tham nhũng rất khó thực hiện do các quy định quản lý chặt chẽ về tài sản đối
với công chức. Mỗi năm, công chức, viên chức, quan chức phải khai báo tài sản của bản thân và vợ (chồng),
phải giải thích nguồn gốc hợp pháp các tài sản tăng lên, tài sản tăng lên không giải trình rõ được nguồn gốc
sẽ bị coi là có tham nhũng và bị trưng thu.
Không cần tham nhũng: Tức là công chức, quan chức có mức lương cao so với mặt bằng chung của xã hội
nên họ không cần tham nhũng vì đời sống vật chất được đảm bảo, có thể chu cấp cho gia đình. Không cần
tham nhũng được hiểu một cách đầy đủ là công chức của Singapore được nhà nước đãi ngộ kinh tế để không
cần tham nhũng mà vẫn đảm bảo tốt cho cuộc sống bản thân, gia đình.
Theo Khải Duy (2017), “Từ bài học “3 không” của Singapore: Hiến kế về cải cách tiền lương”
https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/tu-bai-hoc-3-khong-cua-singapore-hien-ke-ve-cai-cach-tien-luong-
20170827075926209.htm (truy cập ngày 30/8/2022) và Phạm Mạnh Hùng và Phạm Tuấn Anh (2021),
“Chống tham nhũng ở nước lương Thủ tướng cao nhất thế giới” https://vietnamnet.vn/chong-tham-nhung-o-
nuoc-luong-thu-tuong-cao-nhat-the-gioi-796793.html (truy cập ngày 14/9/2022)

213
thành công vượt trội trong việc phòng, chống tham nhũng, làm cho đất nước ổn
định, xã hội thịnh vượng66. Đây cũng chính là một trong nhiều lý do giải thích tại
sao quốc gia này lại có sự phát triển nổi trội trong khu vực. Chính vì vậy, dựa trên
những kinh nghiệm của Singapore về giải quyết vấn đề phòng, chống tham nhũng,
có thể đúc kết một số bài học có giá trị cho Việt Nam như sau:
Một là, chú trọng yếu tố con người. Kinh nghiệm của Singapore đã chỉ rõ,
muốn thành công trong sự nghiệp cam go này thì trước hết đòi hỏi những người
đứng đầu bộ máy nhà nước đó phải là những con người có thực tài, biết đặt lợi ích
dân tộc lên hàng đầu. Đặc biệt, họ phải có quyết tâm mạnh mẽ, ý chí kiên quyết,
dám dũng cảm đấu tranh với những thế lực cản trở sự phát triển của đất nước67.
Trong đó, cần nâng cao năng lực Chính phủ, năng lực điều hành, vấn đề quan trọng
cần phải có chính sách tuyển dụng nhân tài dựa vào những cơ chế công khai hóa, có
tính cạnh tranh và đào tạo đội ngũ cán bộ công chức hành chính đáp ứng yêu cầu
của nhiệm vụ. Đặc biệt cần bổ nhiệm đúng người tài, đức vào bộ máy lãnh đạo.
Ngoài ra, cần xây dựng và ban hành bộ quy tắc ứng xử của cán bộ, đảng viên trong
công việc và trách nhiệm giải trình trước cơ quan có trách nhiệm về những vấn đề
liên quan theo quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao. Có cơ chế phù hợp khen
thưởng, bảo vệ người tố cáo tham nhũng, lãng phí đúng. Tạo điều kiện, cơ chế đãi
ngộ xứng đáng cho đội ngũ chuyên trách làm công tác phòng, chống tham nhũng.
Nâng cao mức sống cho đội ngũ cán bộ, công chức thực thi chức trách, nhiệm vụ
được giao68, từ đó chấp hành tốt “bốn không với tham nhũng” (không muốn tham
nhũng, không thể tham nhũng, không dám tham nhũng và không cần tham nhũng)

66
Nhiều năm qua có nhiều quốc gia - bao gồm danh sách dài các nền dân chủ - đã cử đại diện đến Singapore
để nghiên cứu sự thành công của Singapore. Từ năm 1992, quốc đảo này đã cung cấp chương trình đào tạo
chống tham nhũng cho hơn 80.000 quan chức từ 170 quốc gia khác. Các chính quyền từ Argentina, Hong
Kong cho đến Thái Lan đều đã thử thực thi những hệ thống kiểu Singapore, và chỉ trong vài năm qua, các
nhân vật cấp cao từ Brazil, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kì đã đến Singapore để nghiên cứu kỹ những phương pháp
phòng chống tham nhũng của Singapore. Theo Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao (2021), “Antin-
corruption in Sìgapore and Experiences for Other Countries - Phòng, chống tham nhũng ở Singapore và kinh
nghiệm cho các quốc gia”, VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 37, No.3, tr. 8.
67
Trên thực tế, chúng ta có thể thấy Philippines là minh chứng, ở đất nước này tình trạng tham nhũng khá
nghiêm trọng; và một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó chính là Chính phủ, người đứng đầu
nhà nước đã thiếu quyết tâm trong công cuộc phòng chống tham nhũng; hơn nữa trong một số thời kỳ, có
không ít nguyên thủ quốc gia đã tham nhũng. Chẳng hạn, trong thời kỳ cầm quyền của mình (1965 - 1986),
Tổng thống Ferdinand Marcos đã tham nhũng 100 tỷ USD, tiếp đến Tổng tống Joseph Estrada (1998 - 2001)
tham nhũng 80 triệu USD. Và nữ Tổng thống Gloria Macapagal Arroyo (2001 - 2010) cũng bị cáo buộc tham
nhũng. Trần Thị Hợi (2014), “Những Kinh nghiệm của Singapore trong việc thực hiện chính sách và các biện
pháp phòng chống tham nhũng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học Huế, tập 1, số
2, tr. 101.
68
Phạm Ngọc Hiền, Phạm Anh Tuấn (2013), Hỏi – Đáp về phòng, chống tham nhũng, NXB Chính trị quốc
gia, tr. 78.

214
như Singapore trong phòng, chống tham nhũng69.
Hai là, áp dụng những biện pháp hữu hiệu, quyết liệt. Muốn ngăn chặn và đẩy
lùi nạn tham nhũng “từ gốc” và “tận gốc” thì phải xây dựng được hệ thống luật
pháp hoàn thiện, chặt chẽ, xử phạt nghiêm minh, không thiên vị, không châm
chước. Đối với các vụ tham nhũng liên quan đến cán bộ lãnh đạo, dù cán bộ đó ở
cấp nào, đương chức, đã chuyển công tác hoặc đã nghỉ hưu phải được xem xét đầy
đủ trách nhiệm về hành chính lẫn hình sự không kể người đó là ai, tuyệt đối không
được “nặng dưới, nhẹ trên”. Muốn vậy phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
kỷ luật Đảng70; quản lý chặt chẽ cán bộ, đảng viên, công chức; siết chặt kỷ luật, kỷ
cương trong Đảng và bộ máy Nhà nước. Việc này phải được tiến hành thường
xuyên, toàn diện, công khai, dân chủ, thận trọng, chặt chẽ. Không những thế, các cơ
quan chức năng tập trung nâng cao chất lượng công tác tiếp nhận, xử lý tố giác, tin
báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; chấp hành nghiêm quy định của pháp luật
trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, bảo đảm các hành vi phạm tội
phải được phát hiện, xử lý kịp thời; phối hợp chặt chẽ trong giải quyết các vụ việc,
vụ án kinh tế, tham nhũng; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng bị chiếm
đoạt, thất thoát trong các vụ việc, vụ án kinh tế, tham nhũng và chú trọng công tác
điều tra, mở rộng án, thu hồi tài sản, không để các đối tượng đối phó, tiêu hủy tài
liệu, bỏ trốn, tẩu tán tài sản; không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm71.
Ba là, đẩy mạnh cải cách hành chính. Thực hiện cải cách hành chính quyết

69
Tại Việt Nam, chế độ đãi ngộ của nhà nước đối với cán bộ, công chức vẫn chưa thỏa đáng, mức lương thấp
và có khoảng cách rất lớn đối với khu vực tư nhân, nước ngoài. Theo đó, dòng máu chất xám không chỉ bị
chảy ra khu vực tư nhân, nước ngoài, mà tham nhũng cũng có cơ hội nảy sinh. Chính vì vậy, muốn những
người tham gia vào bộ máy nhà nước khỏi lún sâu vào bước đường tham nhũng, thì một trong những biện
pháp hàng đầu là phải quan tâm đúng mực đến đời sống của họ. Đó là cách giải quyết “từ gốc” và có nhiều
tác động nhất đến quá trình hạn chế tham nhũng trong xã hội. Theo Hà Công Hải (2016), “Thực trạng và kiến
nghị về chính sách thu hút, sử dụng nhân tài ở Việt Nam”
https://tcnn.vn/news/detail/32028/Thuc_trang_va_kien_nghi_ve_chinh_sach_thu_hut_su_dung_nhan_tai_o_
Viet_Namall.html (truy cập ngày 14/9/2022)
70
Theo đó, nên đưa nội dung phòng, chống tham nhũng và kiểm tra, rà soát các cuộc thanh tra kinh tế - xã
hội, việc thực hiện các kiến nghị của cơ quan Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước vào chương trình kiểm tra,
giám sát hàng năm của cấp ủy. Trong đó, đặc biệt tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra các lĩnh vực quản
lý, cho thuê đất công, mua bán, chuyển nhượng tài sản công, quản lý trật tự xây dựng, xây dựng cơ bản, quản
lý, sử dụng tài chính, công tác tổ chức, cán bộ. Chú trọng kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực trong công
tác tổ chức, cán bộ; kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên có biểu hiện tham nhũng, nhiều đơn thư phản ánh, tố
cáo tham nhũng; cán bộ có dấu hiệu suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ người tố cáo;
kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên sai phạm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và
bộ máy Nhà nước. Theo Nguyễn Xuân Trường (2022), “Thách thức và giải pháp phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực ở nước ta hiện nay” https://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/202202/thach-thuc-va-giai-phap-
phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-o-nuoc-ta-hien-nay-310641/ (truy cập ngày 14/9/2022)
71
Lương Tri Thức (2022), “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng”
https://tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin/?/mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-phong-chong-tham-
nhung/36084577 (truy cập ngày 30/8/2022)

215
liệt hơn, chú trọng rà soát, đơn giản hóa, công khai thủ tục hành chính, mở rộng các
lĩnh vực cung cấp dịch vụ công trực tuyến; tinh giản bộ máy nhà nước, xây dựng cơ
chế quản lý năng động và thông thoáng72; đặc biệt cần xóa bỏ các thủ tục hành
chính phiền hà, nhất là ở những khâu, những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng; công
khai, minh bạch, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận thông tin và
giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng kế hoạch
và thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác hàng năm, điều chuyển vị trí công tác
đối với cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ, mức độ hài lòng
của người dân không cao, uy tín giảm sút. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ việc kiểm
soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn và phòng chống tham nhũng
trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước theo đúng quy định của Luật
PCTN năm 2018.
Bốn là, phải xây dựng cơ quan chống tham nhũng đủ mạnh và hoạt động độc
lập. Giải quyết vấn đề tham nhũng muốn đạt hiệu quả cao thì còn cần phải có một
cơ quan chống tham nhũng đủ mạnh, hoạt động độc lập. Ở Singpore đó là CPIB -
cơ quan được trao “quyền lực tuyệt đối”, hoàn toàn độc lập trong điều tra, xét xử tội
phạm tham nhũng. Và thực tế đã chứng minh những nước, lãnh thổ khác có cơ quan
phòng chống tham nhũng độc lập đều có thành tích chống tham nhũng cao như
Iceland, Đan Mạch, Phần Lan, Hồng Kông... Chính vì vậy, việc thành lập cơ quan
chống tham nhũng độc lập, có thực quyền và có khả năng điều tra phát hiện các vụ
tham nhũng từ nhỏ đến lớn là việc nên làm ở tất cả các quốc gia. Nhưng điều cần
nhấn mạnh là cơ quan này phải được tổ chức gọn nhẹ, tuyệt đối liêm khiết; và bất
kỳ nhân viên nào bị kết tội tham nhũng phải bị trừng trị đích đáng và bị đuổi ra khỏi
ngành - theo cách làm rất đúng đắn của đảo quốc Sư tử.
Năm là, cần sử dụng báo chí, truyền thông như một công cụ hữu hiệu cho
cuộc vận động toàn dân chống tham nhũng. Chú trọng công tác tuyên truyền về
phòng, chống tham nhũng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016
của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) Về tăng cường xây dựng,
chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Gắn công tác phòng, chống
tham nhũng với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, gắn phòng, chống tham nhũng

72
Lê Hồng Quang (2022), “Một số kết quả nổi bật về cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh
doanh năm 2021 của Bộ Tài chính”
http://thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/TinBoNganh/View_Detail.aspx?ItemID=358 (truy cập ngày
30/8/2022)

216
với xây dựng và chỉnh đốn Đảng; chấn chỉnh, đấu tranh, loại bỏ tư tưởng lo ngại
việc đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng của một số cán bộ, công chức, nhất là cán
bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Đồng thời, cần đẩy mạnh tuyên truyền nhân dân, giáo
dục học sinh, sinh viên thấy rõ tác hại của tham nhũng đối với vận mệnh quốc gia,
tạo ra văn hóa chống tham nhũng trong xã hội73. Qua đó, phát hiện, xử lý kịp thời,
nghiêm minh các vụ án liên quan đến tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận
xã hội quan tâm. Tập trung lực lượng, phối hợp chặt chẽ với báo chí và truyền
thông để giải quyết các vụ việc phát sinh mới với nguyên tắc: “Tích cực, khẩn
trương, làm rõ đến đâu xử lý đến đó”, “Không có vùng cấm”, “Không có ngoại
lệ”. Có như vậy mới có thể xử lý nghiêm những người bao che, dung túng, tiếp tay
cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc xử lý hành vi tham nhũng và ngăn chặn, xử
lý có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh
nghiệp, nhất là “tham nhũng vặt” trong giải quyết công việc.
Sáu là, đẩy mạnh và tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng.
Chủ động hội nhập quốc tế trên lĩnh vực phòng, chống tham nhũng và tăng cường
tương trợ tư pháp, nhất là tư pháp hình sự để xử lý hành vi tham nhũng có yếu tố
nước ngoài và thu hồi tài sản tham nhũng. Triển khai nghiêm túc kế hoạch thực hiện
Cống ước và quy chế phối thực hiện Cống ước của Liên hợp quốc về chống tham
nhũng. Bên cạnh đó, tổ chức nghiên cứu, học tập, trao đổi để tiếp thu có chọn lọc
kinh nghiệm của các nước và các tổ chức quốc tế trong phòng, chống tham nhũng
và tăng cường đối thoại để bạn bè quốc tế thấy rõ quyết tâm phòng, chống tham
nhũng của Đảng và Nhà nước ta74.
Tham nhũng luôn được xem là “quốc nạn” trong bất kỳ bộ máy nhà nước nào.
Và phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, phải tiến hành
căn cơ với những bước đi vững chắc. Chính vì vậy, nghiên cứu tìm hiểu về chính
sách phòng chống tham nhũng khá thành công của Singapore sẽ góp những kinh
nghiệm quý báu trong việc tìm ra “lời giải” cho công cuộc phòng ngừa và chống
tham nhũng có hiệu quả ở Việt Nam - quốc gia có vấn đề tham nhũng nghiêm trọng
và phức tạp./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

73
Lương Tri Thức (2022), “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng”
https://tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin/?/mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-phong-chong-tham-
nhung/36084577 (truy cập ngày 30/8/2022)
74
Lã Văn Huy (2013), Pháp luật về phòng chống tham nhũng của Singapore và bài học cho Việt Nam, Luận
văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.86.

217
1. Phạm Ngọc Hiền, Phạm Anh Tuấn (2013), Hỏi – Đáp về phòng, chống
tham nhũng, NXB Chính trị quốc gia.
2. Lã Văn Huy (2013), Pháp luật về phòng chống tham nhũng của Singapore
và bài học cho Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
3. Hoàng Thị Thanh Nhàn (2012), Chính sách phòng chống tham nhũng của
Singapore, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Đông phương học, Trường Đại học Khoa
học Huế.
4. Trần Thị Hợi (2014), “Những Kinh nghiệm của Singapore trong việc thực
hiện chính sách và các biện pháp phòng chống tham nhũng”, Tạp chí Khoa học và
Công nghệ, Trường Đại học Khoa học Huế, tập 1, số 2.
5. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao (2021), “Antin-corruption in Sìgapore
and Experiences for Other Countries - Phòng, chống tham nhũng ở Singapore và
kinh nghiệm cho các quốc gia”, VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 37,
No.3.
6. Ngô Mạnh Hùng (2021), “Mô hình cơ quan chuyên trách chống tham nhũng
của Singapore và kinh nghiệm đối với Việt Nam” http://www.issi.gov.vn/mo-hinh-co-
quan-chuyen-trach-chong-tham-nhung-cua-singapore-va-kinh-nghiem-doi-voi-viet-
nam_t104c2717n3210tn.aspx (truy cập ngày 26/8/2022)
7. Nguyễn Thanh Minh, Nguyễn Hồ Quảng Giang, Đinh Trương Anh Phương
(2010), “Những Khác biệt trong pháp luật phòng chống tham nhũng Việt Nam và
Singapore”

http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=206943 (truy
cập ngày 26/8/2022)
8. Nguyễn Hưởng, Phạm Dũng (2022), “Tội phạm tham nhũng, kinh tế: Thay
phạt tù bằng phạt tiền: Nên hay không?” https://nld.com.vn/phap-luat/toi-pham-
tham-nhung-kinh-te-thay-phat-tu-bang-phat-tien-nen-hay-khong-
20220706205131113.htm (truy cập ngày 27/8/2022)
9. Thành Chung (2015), “Bỏ phạt tử hình tội ham nhũng – nên hay không?”
https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/tu-van-
phap-luat/9774/bo-phat-tu-hinh-toi-tham-nhung-nen-hay-khong (truy cập ngày
27/8/2022)

218
10. Amnesty (2018), “Abolitionist and retentionist countries as of july 2018”
https://www.amnesty.org/download/Documents/ACT5066652017ENGLISH.pdf
(truy cập ngày 27/8/2022)
11. Theo Vũ Công Giao, Nguyễn Quang Đức (2021), “Những thuận lợi và
thách thức với việc
xoá bỏ hình phạt tử hình ở Việt Nam”
https://law.unimelb.edu.au/__data/assets/pdf_file/0007/3604984/Vu-Cong-
Giao_Nguyen-Quang-Duc_Vietnamese.pdf (truy cập ngày 27/8/2022
12. Vũ Đình Hoàng (2021), “Xu hướng xóa bỏ hình phạt tử hình trên thế giới
và ở Việt Nam” http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210857
(truy cập ngày 27/8/2022)
13. Đào Thảo Ly (2021), “Đánh giá thực trạng quy định của pháp luật về bảo
vệ người tố cáo hiện nay” http://thanhtratinh.hatinh.gov.vn/danh-gia-thuc-trang-
quy-dinh-cua-phap-luat-ve-bao-ve-nguoi-to-cao-hien-nay-1638255909.html (truy
cập ngày 27/8/2022)
14. Lê Anh, Ban Mai, Văn Phong và Ngọc Chung (2021), “Bài 4: Phòng,
chống tham nhũng – kinh nghiệm quốc tế và gợi mở cho Việt Nam (tiếp theo và
hết)” https://www.qdnd.vn/chinh-tri/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc-song/y-
kien-tam-huyet-voi-dang/bai-4-phong-chong-tham-nhung-kinh-nghiem-quoc-te-va-
goi-mo-cho-viet-nam-tiep-theo-va-het-663130 (truy cập ngày 29/8/2022)
15. Hà Hồng Hà (2013), “Sáu “mũi tên” tiễu trừ tham nhũng của Singapore”
http://petrotimes.vn/news/vn/quoc-te/ho-so- su-kien/sau-mui-ten-tieu-tru-tham-
nhung-cua-singapore-(ky-1) (truy cập ngày 30/8/2022)
16. Dương Nguyễn (2018), “Kinh nghiệm chống tham nhũng của Singapore”
https://thanhtravietnam.vn/quoc-te/kinh-nghiem-chong-tham-nhung-cua-singapore-
181803.html (truy cập ngày 30/8/2022)
17. Phạm Mạnh Hùng và Phạm Tuấn Anh (2021), “Chống tham nhũng ở nước
lương Thủ tướng cao nhất thế giới” https://vietnamnet.vn/chong-tham-nhung-o-
nuoc-luong-thu-tuong-cao-nhat-the-gioi-796793.html (truy cập ngày 14/9/2022)
18. Lê Xuân Lịch (2022), “Tham nhũng và những giải pháp phòng, chống
tham nhũng” https://tcnn.vn/news/detail/54980/Tham-nhung-va-nhung-giai-phap-
phong-chong-tham-nhung.html (truy cập ngày 14/9/2022)

219
19. Khải Duy (2017), “Từ bài học “3 không” của Singapore: Hiến kế về cải
cách tiền lương” https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/tu-bai-hoc-3-khong-cua-
singapore-hien-ke-ve-cai-cach-tien-luong-20170827075926209.htm (truy cập ngày
30/8/2022)
20. Hà Công Hải (2016), “Thực trạng và kiến nghị về chính sách thu hút, sử
dụng nhân tài ở Việt Nam”
https://tcnn.vn/news/detail/32028/Thuc_trang_va_kien_nghi_ve_chinh_sach_thu_h
ut_su_dung_nhan_tai_o_Viet_Namall.html (truy cập ngày 14/9/2022)
21. Nguyễn Xuân Trường (2022), “Thách thức và giải pháp phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực ở nước ta hiện nay” https://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-
doi/202202/thach-thuc-va-giai-phap-phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-o-nuoc-ta-
hien-nay-310641/ (truy cập ngày 14/9/2022)
22. Lương Tri Thức (2022), “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
phòng, chống tham nhũng” https://tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin/?/mot-so-giai-phap-
nang-cao-hieu-qua-cong-tac-phong-chong-tham-nhung/36084577 (truy cập ngày
30/8/2022)
23. Lê Hồng Quang (2022), “Một số kết quả nổi bật về cải cách thủ tục hành
chính, cải thiện môi trường kinh doanh năm 2021 của Bộ Tài chính”

http://thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/TinBoNganh/View_Detail.asp
x?ItemID=358 (truy cập ngày 30/8/2022)

220
THAM NHŨNG TỪ GÓC NHÌN VÀ QUY ĐỊNH CỦA QUỐC TẾ (LIÊN
HỢP QUỐC VÀ ÚC), MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Nguyễn Đức Hiếu


I. ĐẶT VẤN ĐỀ VỀ THAM NHŨNG
Tham nhũng (corruption) là gì? Định nghĩa tham nhũng được xây dựng bởi
Ngân hàng thế giới (WB - World Bank) và tổ chức minh bạch quốc tế (IT -
International Transparency) đã được sử dụng phổ biến. Tham nhũng được định
nghĩa là “lạm dụng (hay sử dụng sai) sức mạnh công quyền (hay sức mạnh được
giao phó) cho lợi ích tư” (tiếng Anh là “the abuse (misuse) of public power
(entrusted power) for private gain”. Tham nhũng xảy ra nơi có sự tiếp xúc giữa khu
vực công và tư thông qua đó lợi ích tập thể được chuyển giao bất hợp pháp thành
lợi ích cá nhân1.
Từ định nghĩa trên, lạm dụng hay sử dụng sai điển hình có liên quan đến áp
dụng một chuẩn mực pháp lý. Sức mạnh công đề cập đến sức mạnh được giao cho
nhân viên nhà nước (NVNN) bởi chính quyền nhằm phục vụ mối quan tâm cho
riêng họ. Lạm dụng sức mạnh công cho lợi ích tư được hiểu là hành vi tìm kiếm tạo
lập tài sản tư, lệch lạc từ trách nhiệm chính trong vai trò phục vụ của NVNN, và
như một phản ứng khi có những cơ hội có thể đạt được lợi ích và sức mạnh phân
quyền để phù hợp hóa lợi ích đó2. Một mặt, sức mạnh công quyền bị lạm dụng cho
lợi ích tư khi một NVNN nhận, kèo chài, hay đòi hối lộ3.
Theo số liệu do Tổ chức Minh bạch thế giới (TI) công bố, Chỉ số cảm nhận
tham nhũng (CPI) của Việt Nam trong những năm gần đây đã tăng lên, thể hiện một
chỉ báo tích cực đối với các nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta trong công tác phòng,
chống tham nhũng (PCTN). Cụ thể, năm 2018, Việt Nam đạt 33/100 điểm, xếp
hạng 117/180 toàn cầu. Trong năm 2018, Đảng và Nhà nước đã có nhiều nỗ lực đẩy
mạnh công tác PCTN, điển hình là việc nhanh chóng, kiên quyết xử lý các vụ án
tham nhũng lớn và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về PCTN. Tháng 11/2018, Quốc
hội đã thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) gồm 10 chương với 96
điều. Chính phủ đã chỉ đạo tăng cường kiểm tra và tổ chức thực hiện nghiêm các


ThS, Giảng viên Khoa Luật Hành chính – Nhà nước, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh
1
Phan Anh Tú, (2013). Tham nhũng định nghĩa và phân loại. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ,
(25), 1-7.
2
Misangyi, V. F., Weaver, G. R., & Elms, H. (2008). Ending corruption: The interplay among institutional
logics, resources, and institutional entrepreneurs. Academy of Management Review, 33(3), 750-770.
3
Tú, P. A. (2013). Tham nhũng định nghĩa và phân loại. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (25),
1-7.

221
biện pháp PCTN như: đề cao tính liêm chính trong khu vực công, thực hiện hiệu
quả công tác kê khai và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức... Vì vậy,
chỉ số CPI của Việt Nam năm 2019 đạt 37/100 điểm, tăng 4 điểm so với năm 2018,
đứng thứ 96/180 quốc gia, vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng toàn cầu, tăng 21 bậc
so với năm 2018. Đây là mức điểm cao nhất mà Tổ chức Minh bạch thế giới đánh
giá đối với Việt Nam và là năm có mức tăng điểm cao nhất từ trước đến nay; cũng
là sự khẳng định những kết quả tích cực trong công tác PCTN ở Việt Nam4. Tuy
nhiên, chúng ta vẫn là quốc gia có chỉ số tham nhũng cao, cần phải đấu tranh nhiều
hơn nữa.
Bài viết này tập trung vào một số phân tích về góc nhìn và quy định của quốc
tế cũng như các phân tích về thực trạng và chính sách của Việt Nam để đưa ra một
số khuyến nghị cho việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng
chống tham nhũng.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM
NHŨNG QUỐC TẾ
1. Liên hợp quốc
Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng là công cụ chống tham
nhũng phổ quát duy nhất có tính ràng buộc pháp lý. Cách tiếp cận sâu rộng của
Công ước và tính chất bắt buộc của nhiều điều khoản đã làm cho Công ước trở
thành một công cụ duy nhất để phát triển một phản ứng toàn diện đối với một vấn
đề toàn cầu. Công ước bao gồm năm lĩnh vực chính: các biện pháp phòng ngừa,
hình sự hóa và thực thi pháp luật, hợp tác quốc tế, thu hồi tài sản, hỗ trợ kỹ thuật và
trao đổi thông tin5. Nắm bắt được xu thế tất yếu phải thúc đẩy hợp tác quốc tế trong
phòng, chống tham nhũng, Đảng và Nhà nước ta sớm có chủ trương giao Thanh tra
Chính phủ làm đầu mối chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan
tham gia vào quá trình xây dựng, đàm phán, ký kết Công ước. Từ ngày 9 đến ngày
11-12-2003, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ
đã dẫn đầu đoàn công tác của Việt Nam tham gia Lễ ký Công ước tại Merida,
Mexico. Ngày 30-6-2009, Chủ tịch nước ký Quyết định số 950/2009/QĐ-CTN, “Về
việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng”, theo đó, Việt
Nam chính thức trở thành thành viên của Công ước kể từ ngày 19-8-2009.

4
https://snv.binhthuan.gov.vn/1316/32261/66823/605452/phong-chong-tham-nhung/thuc-trang-va-mot-so-
giai-phap-phong-chong-tham-nhung-o-viet-nam-hien-nay.aspx truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2022
5
https://www.unodc.org/unodc/en/treaties/CAC/ truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2022

222
Đối với tham nhũng trong lĩnh vực công từ lâu đã là một vấn đề của cả Nhà
nước và toàn xã hội. Nó là vấn đề mang tính truyền thống nhưng chưa bao giờ là hết
nóng bỏng. Trên thế giới có nhiều quan điểm về phòng chống tham nhũng, nhưng
trong khuôn khổ ngắn gọn của bài viết, tôi đi trực tiếp vào vấn đề đó là làm sao để
chống tham nhũng theo quan điểm của Liên hợp quốc và các học giả quốc tế.
Một là, quy tắc ứng xử (Code of conduct)
Theo Williams-Elegbe, các cơ chế phòng ngừa tham nhũng thường bắt đầu với
các quy tắc cấm một số loại hành vi. Các quy tắc bao gồm các quy định cấm của
pháp luật đối với tham nhũng, và các hình thức xử lý khác như phạt tiền bên cạnh
các chế tài hình sự nhằm vào cả khu vực công và tư, nhưng những quy định trong
pháp luật cũng phải hàm chứa các quy tắc ứng xử và đạo đức đối với công chức6.
Theo Điều 8 của Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC), các
quy tắc này sẽ được sử dụng để thúc đẩy các tiêu chuẩn cá nhân (liêm chính, trung
thực và trách nhiệm) và trách nhiệm nghề nghiệp để thực hiện đúng, không thiên vị,
vì danh dự và phù hợp các chức năng được giao. Các quy tắc đưa ra các hướng dẫn
về cách các cán bộ công chức phải tự ứng xử liên quan đến các tiêu chuẩn này và
cách họ có thể chịu trách nhiệm về các hành động và quyết định của mình. Ngoài
UNCAC, các sáng kiến khác của các tổ chức khu vực và quốc tế cũng ghi nhận và
thúc đẩy việc thực hiện các quy tắc ứng xử. Một ví dụ về điều này là Bộ Quy tắc
Ứng xử Quốc tế dành cho Công chức, được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua
năm 1996.
Hai là, hệ thống thưởng và khuyến khích
Theo Fisman và Miguel, 2007 ở cấp độ cơ bản, tất cả các quốc gia nên thiết
lập một hệ thống khen thưởng hành vi thích hợp và trừng phạt hành vi tham nhũng
trong khu vực công. Hệ thống nên bao gồm các động lực bên ngoài như mức lương
phù hợp và các cuộc hẹn và thăng chức dựa trên thành tích. Nhiều nghiên cứu cho
thấy mối liên hệ bất biến giữa mức lương thấp hơn cho cán bộ công chức và tham
nhũng không tồn tại ở tất cả các quốc gia, nhưng trong một số trường hợp, mức
lương cao hơn và sự thăng tiến dựa trên thành tích liên quan đến xác suất chấp nhận
các khoản thanh toán bất hợp pháp thấp hơn. Về động cơ nội tại, tinh thần của nhân
viên cao là yếu tố quan trọng để các nỗ lực chống tham nhũng thành công và có
mức độ khoan dung thấp hơn đối với tham nhũng ở những người cảm thấy hài lòng

6
Williams-Elegbe, S. (2012). Fighting corruption in public procurement: A comparative analysis of
disqualification or debarment measures. Bloomsbury Publishing.

223
với công việc của họ7. Các hình phạt đối với hành vi tham nhũng được đưa vào luật
chống tham nhũng của nhiều quốc gia và nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong một số
trường hợp, hình phạt cao hơn hoặc khắc nghiệt hơn đối với hành vi tham nhũng có
thể dẫn đến giảm tham nhũng trong khu vực công8.
Ba là, khả năng tiếp cận
Điều này đề cập đến khả năng của tất cả các doanh nghiệp trong việc tiếp cận
các cơ hội hợp đồng với chính phủ9 (OECD, 2016). Cần có khả năng tiếp cận đầy
đủ để tăng cạnh tranh trong mua sắm công và thúc đẩy sự tham gia của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa (SME) vào mua sắm công. Tiếp cận được thúc đẩy bằng cách
giảm bớt sự quan liêu vốn có trong quá trình đấu thầu, cắt giảm chi phí tham gia
vào mua sắm công và hợp lý hóa quy trình đấu thầu. Hạn chế quan liêu là đặc biệt
quan trọng trong mua sắm công. Việc tiếp cận các hợp đồng công của các DN vừa
và nhỏ và các công ty mục tiêu khác có thể được tạo điều kiện thuận lợi bằng các
quy tắc yêu cầu một phần hợp đồng chính phủ được trao cho các DN vừa và nhỏ và,
phụ nữ, thiểu số và các nhóm đối tượng khác. Việc tiếp cận còn bao hàm cả sự dễ
dàng trong lấy thông tin từ các cơ quan công quyền.
Bốn là, quản lý nguồn nhân lực
Các quy định và thủ tục tuyển dụng, luân chuyển, đề bạt, chuyên nghiệp hóa
và đào tạo công chức cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chống tham nhũng
trong khu vực công. Ví dụ, việc luân chuyển cán bộ vào những công việc dễ xảy ra
tham nhũng được kỳ vọng sẽ hỗ trợ ngăn chặn hình thành các mối quan hệ tham
nhũng và phá vỡ các mối quan hệ tham nhũng đã được thiết lập. Việc luân chuyển
cũng có thể dẫn đến giảm động lực tham gia vào tham nhũng đối với các tác nhân
trong khu vực tư nhân, vì có thể không có sự đảm bảo trong tương lai cho việc tiếp
tục của đối tác tham nhũng trong một vị trí cụ thể. Tuyển dụng dựa trên thành tích
là một ví dụ khác về hệ thống quản lý nguồn nhân lực được thiết kế để ngăn chặn
tình trạng tham nhũng. Điều 7 của UNCAC quy định rằng hệ thống quản lý nguồn
nhân lực của nền công vụ phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản là minh bạch, liêm
chính và hiệu quả. Điều này bao gồm việc đảm bảo sự phổ biến của các tiêu chí
khách quan đối với việc tuyển dụng, giữ chân, thăng chức và nghỉ hưu đối với cán
bộ công chức, cũng như cơ hội học tập liên tục, chế độ đãi ngộ và điều kiện việc

7
Hasty, J. (2005). The press and political culture in Ghana. Indiana University Press.
8
Fisman, R., & Miguel, E. (2007). Corruption, norms, and legal enforcement: Evidence from diplomatic
parking tickets. Journal of Political economy, 115(6), 1020-1048.
9
OECD, F. (2016). FDI in Figures. Paris: Organisation for European Economic Cooperation.

224
làm đầy đủ, công bằng đối với cán bộ công chức. Như với tất cả các biện pháp
chống tham nhũng, luân chuyển phải được cân bằng với các mối quan tâm khác,
chẳng hạn như xây dựng năng lực và cam kết phục vụ công.
Năm là, sự tham gia của người dân và các bên liên quan
Trách nhiệm giải trình của khu vực công đòi hỏi một loạt các bên liên quan -
chẳng hạn như văn phòng chống tham nhũng, các tổ chức khu vực tư nhân, người
dùng cuối, xã hội dân sự, giới học giả, truyền thông và công chúng - tham gia vào
các quy trình của khu vực công và trong quá trình mua sắm nói riêng10. Sự tham gia
của người dân là đặc biệt quan trọng trong vấn đề này, kể cả trong việc mua
sắm11,12. Ở một số quốc gia, việc công nhận tầm quan trọng của sự tham gia của
người dân vào các quá trình mua sắm công được thể hiện trong luật. Ví dụ, luật ở
Mông Cổ và Mexico kêu gọi sự tham gia của công dân vào các quá trình mua sắm
công. Điều này đã cho thấy hiệu quả ở Mexico trong việc giảm chi phí trong đấu
thầu và thực hiện hợp đồng công13.
Sáu là, Chính phủ mở và Chính phủ điện tử
Điều 10 của UNCAC yêu cầu các quốc gia áp dụng các thủ tục báo cáo công
khai và tiếp cận thông tin khu vực công. Về vấn đề này, nhiều quốc gia đã thiết lập
các dịch vụ chính phủ điện tử cho phép sử dụng công nghệ thông tin và truyền
thông (ICT) liên quan đến các chức năng và thủ tục của chính phủ, với mục đích
tăng cường hiệu quả, minh bạch và sự tham gia của người dân (Liên hợp quốc,
2016). ICT có thể cải thiện việc cung cấp các dịch vụ công, xây dựng lòng tin giữa
người dân và chính phủ, và đóng góp vào các sáng kiến cải cách khu vực công14.
ICT được sử dụng tích cực để thúc đẩy tính liêm chính, đặc biệt là trong mua sắm
công và quản lý tài chính công vì nó có thể tăng cường tính minh bạch, tạo điều
kiện tiếp cận các đấu thầu công và đơn giản hóa thủ tục hành chính (Liên hợp quốc,
2016). Hơn nữa, ICT có thể giúp: giảm tương tác trực tiếp giữa các quan chức mua
sắm và các công ty ... và cho phép dễ dàng phát hiện các sai phạm và tham nhũng,
chẳng hạn như các âm mưu gian lận đấu thầu. Việc số hóa các quy trình đấu thầu
tăng cường các biện pháp kiểm soát chống tham nhũng nội bộ và phát hiện các vi

10
OECD, F. (2016). FDI in Figures. Paris: Organisation for European Economic Cooperation.
11
Mexicana, T., Gusmao, A., Saldívar, Á. T., Speck, B. W., Cummins, D., Devrim, D., ... & Shah, S.
(2012). A New Role For Citizens in Public Procurement. Transparencia Mexicana, AC.
12
Landell-Mills, P. (2013). Citizens against corruption: report from the front line. Troubador Publishing Ltd.
13
De Simone, F., & Shah, S. (2012). Civil society procurement monitoring: challenges and opportunities. A
New Role for Citizens in public Procurement.
14
Curristine, T. (2006). Performance information in the budget process: Results of the OECD 2005
questionnaire. OECD Journal on Budgeting, 5(2), 87-131.

225
phạm liêm chính, đồng thời cung cấp các đường dẫn dịch vụ kiểm toán có thể tạo
thuận lợi cho các hoạt động điều tra (OECD, 2016).
Một ví dụ điển hình về việc thúc đẩy quyền tiếp cận thông tin là Hiến chương
về dữ liệu mở, tính đến tháng 9 năm 2019 đã được 71 chính quyền địa phương và
quốc gia trên toàn thế giới thông qua, mặc dù có rất ít bên ký kết từ các quốc gia
không phải phương Tây, và được xác nhận bởi 49 tổ chức từ các tổ chức xã hội dân
sự và tư nhân.
Bảy là, quản lý xung đột lợi ích
Xung đột lợi ích có thể dẫn đến tham nhũng, do đó, những xung đột như vậy
cần phải được công khai và giải quyết theo cách ngăn chặn tình trạng tham nhũng.
Nhìn chung, xung đột lợi ích được giải quyết thông qua các yêu cầu công khai tài
chính và tài sản, các quy tắc ứng xử và các quy định khác, chẳng hạn như cấm công
chức làm việc trong khu vực tư trong một thời gian nhất định sau khi họ rời khỏi
nhà nước. Mục đích của các biện pháp này là để yêu cầu các công chức sử dụng lại
bản thân từ các quyết định mà xung đột thực tế hoặc tiềm ẩn có thể phát sinh15
(Mattarella, 2014).
Hầu hết các hệ thống công khai tài sản và lãi suất hiện đại đã được phát triển
sau khi UNCAC thông qua, đáp ứng các yêu cầu của Điều 8 của Công ước nhằm
tránh các xung đột lợi ích tiềm ẩn trong tương lai, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
quản lý các xung đột đó và đảm bảo rằng các quan chức nhà nước tham nhũng sẽ
không thể che giấu số tiền thu được từ bất kỳ hoạt động bất hợp pháp nào (Liên hợp
quốc, 2018). Các biện pháp dữ liệu mở đã được thảo luận ở phần trên cũng có thể
được sử dụng để tạo thuận lợi cho việc kê khai tài sản cho cán bộ công chức. Ngoài
ra, việc cung cấp thông tin dễ dàng về các chủ đề như kê khai tài sản và quy trình
đấu thầu trong mua sắm công khuyến khích các nhà báo và nhà nghiên cứu xem xét
kỹ lưỡng dữ liệu và các lĩnh vực của xã hội thường dễ bị tham nhũng.
Tám là, môi trường thân thiện với tuân thủ pháp luật
Liên quan đến việc đảm bảo tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực chống tham
nhũng trong khu vực công, khuyến khích và các chương trình đào tạo là những cách
phổ biến để tạo môi trường tuân thủ. Lý thuyết Nudge đã được phổ biến bởi Thaler
và Sunstein (2008)16, những người đã định nghĩa nó là: bất kỳ khía cạnh nào của

15
Mattarella, M., Berstis, L., Baldridge, K. K., & Siegel, J. S. (2014). Synthesis of bioconjugated sym-
pentasubstituted corannulenes: Experimental and theoretical investigations of supramolecular
architectures. Bioconjugate Chemistry, 25(1), 115-128.
16
Sunstein, C. R., & Thaler, R. H. (2008). Privatizing marriage. The Monist, 91(3/4), 377-387.

226
kiến trúc lựa chọn làm thay đổi hành vi của mọi người theo cách có thể dự đoán
được mà không cấm bất kỳ lựa chọn nào hoặc thay đổi đáng kể các động lực kinh tế
của họ. Để được coi là một cú huých đơn thuần, biện pháp can thiệp phải dễ thực
hiện và tiết kiệm chi phí. Lý thuyết Nudge cho rằng, khi đứng trước một lựa chọn,
mọi người có nhiều khả năng đi đến một lựa chọn mặc định, và do đó, việc đưa ra
các lựa chọn thay thế đơn giản tại thời điểm ra quyết định có thể thay đổi hành vi
mà không cần thực thi nghiêm túc.
Chín là, giám sát và kiểm tra
Giám sát có thể được thực hiện dưới hình thức kiểm toán, các biện pháp minh
bạch cung cấp thông tin cần thiết để giữ khu vực công phải giải trình và giám sát xã
hội dân sự. Nghiên cứu của Di Tella và Schargrodsky (2003)17 chứng minh rằng các
cuộc kiểm toán đối với các bệnh viện công ở Argentina đã giảm 15% chi phí cung
cấp vật tư y tế, và Bobonis, Fuertes và Schwabe (2016)18 cho thấy rằng các cuộc
kiểm toán đã làm giảm 67% tham nhũng ở thành phố ở Puerto Rico . Ví dụ, loại và
bản chất của việc giám sát quá trình đấu thầu phụ thuộc vào việc đánh giá rủi ro của
môi trường đấu thầu. Do đó, các biện pháp kiểm soát có thể được coi là công cụ
quản lý rủi ro miễn là chúng "nhất quán và bao gồm các thủ tục hiệu quả và rõ ràng
để đối phó với những nghi ngờ về hành vi vi phạm pháp luật và quy định, đồng thời
tạo điều kiện báo cáo cho các cơ quan có thẩm quyền mà không sợ bị trả đũa"19.
2. Tham nhũng ở Úc
2.1. Các quy định
Úc là một liên bang bao gồm sáu tiểu bang và hai lãnh thổ tự quản. Hiến pháp
Úc quy định những lĩnh vực mà liên bang có quyền lập pháp và giao phần còn lại
cho các bang. Tham nhũng và hối lộ phần lớn là vấn đề của Nhà nước. Các bang
đều hình sự hóa hành vi hối lộ của cả khu vực công và khu vực tư. Tuy nhiên, nhiều
hành vi vi phạm trong số này có tính chất kỹ thuật và do đó khó thực thi. Theo tổ
chức Minh bạch thế giới thì Úc là nước có chỉ số nhận thức tham nhũng cao, tỷ lệ
tham nhũng rất thấp. Theo thống kê có khoảng 3% các công vụ đã dính đến tham
nhũng trong năm 202120.

17
Di Tella, R., & Schargrodsky, E. (2003). The role of wages and auditing during a crackdown on corruption
in the city of Buenos Aires. The Journal of Law and Economics, 46(1), 269-292.
18
Bobonis, G. J., Cámara Fuertes, L. R., & Schwabe, R. (2016). Monitoring corruptible politicians. American
Economic Review, 106(8), 2371-2405.
19
OECD, F. (2016). FDI in Figures. Paris: Organisation for European Economic Cooperation.
20
https://www.transparency.org/en/countries/australia truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2022

227
Các Điều 141 và 142 của Bộ luật Hình sự 1995 (Cth) (“Bộ luật Hình sự Úc”)
coi nó là bất hợp pháp nếu:
• hứa hẹn hoặc đưa ra một khoản hối lộ hoặc làm hỏng lợi ích cho một quan
chức của liên bang; hoặc
• cung cấp hoặc tạo tiền đề để được đưa khoản hối lộ hoặc làm tác động đến
lợi ích cho một công chức thuộc liên bang
Các cá nhân và tập đoàn có thể bị buộc tội về những tội hình sự này và không
cần thiết phải chứng minh rằng họ, cho dù đó là một cá nhân hay tổ chức, biết rằng
công chức đó là một quan chức của liên bang.
Theo Điều 10.9 của Bộ luật hình sự Úc, việc một cá nhân hoặc công ty cố ý
hoặc tạo điều kiện, che giấu hoặc ngụy tạo trong tài liệu kế toán của họ để xảy ra
hối lộ, tham nhũng hoặc mất mát (“sai phạm về kế toán”) sẽ bị phạt:
(a) Đối với cá nhân
Khi hối lộ một quan chức liên bang :
• phạt tù đến 10 năm; và/hoặc
• Phạt tiền lên đến 10.000 đơn vị phạt (penalty unit) (hiện tại tương đương 8
triệu AUD).
Khi cung cấp các lợi ích cho một quan chức của liên bang:
• phạt tù lên đến năm năm; và/hoặc
• tiền phạt lên đến 300 đơn vị phạt (hiện tại tương đương 54.000 AUD)
Đối với các vi phạm về kế toán :
• nếu cố ý - 10 năm tù và/hoặc phạt 8 triệu AUD; hoặc
• nếu liều lĩnh - phạt tù 5 năm và/hoặc phạt 900.000 AUD
(b) Đối với các tổ chức/tập đoàn
Khi hối lộ một quan chức thuộc liên bang, mức phạt tối đa lớn hơn:
• 100.000 Đơn vị tiền phạt (hiện tương đương 18 triệu AUD); 5
• nhân ba giá trị của lợi ích bất chính; hoặc
• 10% doanh thu hàng năm của công ty trong năm trước
Khi cung cấp lợi ích cho một quan chức công của liên bang, tiền phạt lên đến
1.500 đơn vị phạt (hiện tại tương đương 270.000 AUD)

228
Điều 70.2 Bộ luật hình sự Úc có phạm vi tiếp cận ngoài lãnh thổ. Trách nhiệm
pháp lý phát sinh nếu hành vi hối lộ xảy ra ở Úc và cả ở nơi xảy ra bên ngoài nước
Úc, miễn là người thực hiện hành vi hối lộ là công dân hoặc cư dân Úc, hoặc một
công ty cơ quan được thành lập tại Úc.
Hình phạt tối đa cho một cá nhân bị kết án theo Điều 70.2 (1) là 10 năm tù,
tương đương 2,22 triệu đô la Úc, hoặc cả hai. Một công ty có thể bị phát tới mức
lớn nhất: 22,2 triệu đô la Úc; gấp ba lần giá trị của bất kỳ tài sản nào thu được trực
tiếp hoặc gián tiếp; hoặc, trong trường hợp không thể xác định được giá trị thì phạt
10% doanh thu hàng năm của công ty trong 12 tháng tính đến cuối tháng mà hành
vi phạm tội xảy ra. Hối lộ cũng có thể cấu thành tội rửa tiền theo Điều 400 của Bộ
luật hình sự Úc.
2.2. Cơ chế chống tham nhũng của Úc
2.2.1 Thưởng và bảo vệ cho người phát hiện và tố cáo tham nhũng
Những cải cách sâu rộng trong khuôn khổ bảo vệ người tố cáo của Úc có hiệu
lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2019 trong Luật sửa đổi Luật kho bạc (Tăng cường bảo
vệ người tố cáo) năm 2019, Điều 9.4AAA của Luật công ty cũng đã mở rộng và
tăng cường đáng kể các biện pháp bảo vệ người tố cáo ở khu vực tư nhân, tăng các
hình phạt áp dụng và quy định về yêu cầu đối với các công ty đại chúng và các công
ty độc quyền lớn phải có chính sách cho người tố cáo.
Việc tiết lộ được bảo vệ không còn giới hạn ở những vi phạm tiềm ẩn đối với
luật pháp của tập đoàn, mà giờ đây mở rộng đến những trường hợp tiết lộ mà người
tố cáo có cơ sở hợp lý để nghi ngờ rằng thông tin liên quan đến hành vi sai trái,
hoặc tình trạng hoặc hoàn cảnh không phù hợp, liên quan đến công ty.
Khi đáp ứng các tiêu chí nhất định, người tố cáo sẽ nhận được sự bảo vệ liên
quan đến tính bảo mật của danh tính và nạn nhân của họ. Các hình phạt cho việc vi
phạm các biện pháp bảo vệ này đã được tăng lên đáng kể. Ví dụ, hình phạt dân sự
tối đa đối với các công ty hiện là hơn 11,1 triệu đô la Úc, gấp ba lần số tiền thu
được từ hành vi vi phạm hoặc 10% doanh thu hàng năm (tối đa là 555 triệu đô la
Úc). Giờ đây, những người tố cáo bị hại cũng dễ dàng hơn trong việc yêu cầu bồi
thường và các biện pháp khắc phục hậu quả khác.
Chính phủ liên bang đã xem xét việc sử dụng phần thưởng tài chính để khuyến
khích việc tố giác. Các quan chức nhà nước được bảo vệ theo Luật tiết lộ lợi ích
công cộng 2013 (Luật PID). Luật PID tìm cách khuyến khích các quan chức công
khai báo cáo các hành vi sai trái bị nghi ngờ trong khu vực công của Úc, đồng thời

229
bảo vệ những người tiết lộ lợi ích công cộng khỏi bị trả thù. Các bang cũng đều có
các quy định tương tự của liên bang như trên. Ngoài ra còn có các biện pháp bảo vệ
cụ thể tránh sự trả thù đối với những người tố cáo công ty.
2.2.2 Cơ quan điều tra và các cơ quan thực thi pháp luật về chống tham
nhũng
Australia đã áp dụng cách tiếp cận đa cơ quan để chống tham nhũng. Các cơ
quan thực thi pháp luật hình sự chính của Úc trong các trường hợp tham nhũng là
Cảnh sát liên bang Úc (The Australian Federal Police - AFP) và Văn phòng giám
đốc công tố liên bang (The Office of the Commonwealth Director of Public
Prosecutions - DPP). Việc điều tra ở cấp tiểu bang thường được tiến hành bởi Cơ
quan chống tham nhũng của sở cảnh sát tiểu bang và cơ quan công tố tiểu bang.
Đây là các cơ quan điều tra độc lập, chỉ có nhiệm vụ chuyên trách là điều tra chống
tham nhũng. Việc thành lập các cơ quan điều tra độc lập cũng là một trong những
đặc trưng trong phòng chống tham nhũng của Úc.
Cảnh sát liên bang Úc AFP, các cơ quan khác có thể tham gia vào quá trình
điều tra bao gồm Ủy ban Đầu tư và Chứng khoán Úc (ASIC)21; Ủy ban liêm chính
của cơ quan thực thi pháp luật Úc; Ủy ban Tình báo hình sự Úc; Tổng Thanh tra
Tình báo và An ninh; và và Văn phòng công tố Liên bang (DPP). DPP chịu trách
nhiệm phần lớn trong việc truy tố người phạm tội theo các điều khoản chống hối lộ
của Bộ luật hình sự.
Tham nhũng liên quan hoặc ảnh hưởng đến khu vực công (bao gồm các cơ
quan chính quyền liên bang, chính quyền địa phương, các thành viên của quốc hội
và cơ quan tư pháp) cũng được xử lý ở cấp tiểu bang thông qua các cơ quan độc lập
như Ủy ban độc lập chống tham nhũng (ICAC) của New South Wales 22. Mặc dù
không thể buộc tội các cá nhân hoặc tập đoàn có hành vi phạm tội, ICAC có quyền
điều tra các hành vi tham nhũng liên quan đến các quan chức hoặc cơ quan công
quyền NSW sau đó các báo cáo có thể được cung cấp cho quốc hội, cảnh sát hoặc
được công bố công khai.
III. KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

21
Other bodies include: the Independent Broad-based Anti-Corruption Commission in Victoria; the Crime
and Corruption Commission in Queensland; and the Corruption and Crime Commission in Western Australia
22
Other bodies include: the Independent Broad-based Anti-Corruption Commission in Victoria; the Crime
and Corruption Commission in Queensland; and the Corruption and Crime Commission in Western
Australia.

230
1. Cần thành lập các cơ quan phòng chống tham nhũng chuyên trách và
độc lập
Điều 83 Luật phòng chống tham nhũng của Việt Nam đã quy định về đơn vị
chuyên trách về chống tham nhũng:
1. Trong Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có
đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định tổ chức, nhiệm vụ,
quyền hạn của đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng trong Viện kiểm sát nhân
dân tối cao trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Tổng thanh tra Chính phủ,
Bộ trưởng Bộ Công an quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị chuyên
trách về chống tham nhũng trong Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an.
Tuy nhiên, trên thực tế, có thể thấy các cơ quan này hoạt động vẫn còn phụ
thuộc rất nhiều vào cơ quan cấp trên, chưa phát huy được sự năng động, linh hoạt,
chủ động tấn công vào các tội phạm tham nhũng. Thậm chí có tình trạng “tham
nhũng trong các cơ quan phòng chống tham nhũng”23. Việc thành lập một lực lượng
chuyên trách, thậm chí độc lập khỏi Bộ công an và Viện kiểm sát nhân dân tối cao
sẽ hình thành nên một lực lượng mạnh, năng động, chủ động trong tấn công vào
tham nhũng, đặc biệt là trong nhiều nhiều cơ quan trung ương hiện nay, vốn dĩ rất
khó tiếp cận nếu như các cơ quan phòng chống là các cơ quan ngang hàng và có sự
lệ thuộc qua lại cao như hiện nay.
2. Xây dựng cơ chế bảo vệ người tố cáo một cách rõ ràng hơn, đặc biệt
trong các công ty, doanh nghiệp
Theo Luật tố cáo thì:
Một là, biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người được bảo vệ là
cán bộ, công chức, viên chức bao gồm: Tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn
bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp
pháp của người được bảo vệ; Khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản
thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người được bảo vệ; Xem xét bố
trí công tác khác cho người được bảo vệ nếu có sự đồng ý của họ để tránh bị trù
dập, phân biệt đối xử; Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi trả

23
https://vietnamnet.vn/chong-tham-nhung-trong-co-quan-phong-chong-tham-nhung-2056277.html truy cập
ngày 20 tháng 9 năm 2022

231
thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được
bảo vệ.
Hai là, biện pháp bảo vệ việc làm của người được bảo vệ là người làm việc
theo hợp đồng lao động bao gồm: Yêu cầu người sử dụng lao động chấm dứt hành
vi vi phạm; khôi phục vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác
từ việc làm cho người được bảo vệ; Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Theo kinh nghiệm của Úc, trong lĩnh vực tư, để bảo vệ người tố cáo, họ yêu
cầu xây dựng các cơ chế (như nội quy, cam kết, điều lệ) nhằm tạo hành lang và cơ
chế cũng như các căn cứ giúp bảo vệ người tố cáo nói riêng và tố cáo tham nhũng
nói chung. Ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực tư, vấn đề bảo vệ người tố
cáo vẫn chưa được như mong đợi24,25. Do vậy, cần đưa ra các quy định về bảo vệ
người tố cáo tham nhũng, đặc biệt trong các lĩnh vực tư.
3. Tăng cường khả năng tiếp cận của người dân, đặc biệt là tiếp cận thông
tin, minh bạch thông tin
Theo Liên hợp quốc thì khả năng tiếp cận của tất cả các doanh nghiệp trong là
việc tiếp cận các cơ hội hợp đồng với chính phủ26 (OECD, 2016). Cần có khả năng
tiếp cận đầy đủ để tăng cạnh tranh trong mua sắm công và thúc đẩy sự tham gia của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) vào mua sắm công. Tiếp cận được thúc đẩy
bằng cách giảm bớt sự quan liêu vốn có trong quá trình đấu thầu, cắt giảm chi phí
tham gia vào mua sắm công và hợp lý hóa quy trình đấu thầu.
Một mặt khác, công khai minh bạch về thông tin giúp người dân dễ dàng tiếp
cận các thông tin để chủ động tố cáo tham nhũng cũng là vấn đề rất cần thiết trong
phòng chống tham nhũng.
Theo Điều 9, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định, cơ quan, tổ
chức, đơn vị phải công khai, minh bạch thông tin về tổ chức, hoạt động của cơ
quan, tổ chức, đơn vị mình, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh
và nội dung khác theo quy định của pháp luật. Việc công khai, minh bạch phải bảo
đảm chính xác, rõ ràng, đầy đủ, kịp thời theo trình tự, thủ tục do cơ quan, tổ chức,
đơn vị có thẩm quyền quy định và phù hợp với quy định của pháp luật.

24
https://nongnghiep.vn/nguoi-to-cao-bi-tru-dap-nhu-the-nao-d249677.html truy cập ngày 20 tháng 9 năm
2022
25
https://thanhnien.vn/tru-dap-nguoi-to-cao-khong-the-xin-loi-la-xong!-post1023388.html truy cập ngày 20
tháng 8 năm 2022
26
OECD, F. (2016). FDI in Figures. Paris: Organisation for European Economic Cooperation.

232
Một là, nội dung công khai, minh bạch bao gồm:
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai, minh bạch theo quy định
của pháp luật về các nội dung sau đây:
a) Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến
quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức; người lao động; cán bộ,
chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và công dân;
b) Việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công hoặc kinh
phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác;
c) Công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; quy tắc ứng
xử của người có chức vụ, quyền hạn;
d) Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung không thuộc
trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà theo quy định của pháp
luật phải công khai, minh bạch.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp giải quyết công việc của cơ
quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác ngoài nội dung công khai, minh bạch quy định
tại khoản 1 Điều này còn phải công khai, minh bạch về thủ tục hành chính.
Hai là, hình thức công khai bao gồm:
a) Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Niêm yết tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có
liên quan;
d) Phát hành ấn phẩm;
đ) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
e) Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử;
g) Tổ chức họp báo;
h) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá
nhân.
Tuy nhiên, theo khảo sát của tác giả thì 60% các đơn vị công quyền không
thực hiện hoặc thực hiện việc công khai thông tin đặc biệt là các thông tin nhạy cảm
như kế toán, tài chính, dự án…đến người dân. Thậm chí, công dân hỏi về thông tin
phải công khai sẽ bị đối xử như người từ hành tinh khác tới. Điều đó cho thấy các

233
quy định còn chưa đủ sức nặng để buộc những người có “quyền” phải tuân theo.
Tăng tính chi tiết, đưa ra các chế tài và thúc đẩy các cơ quan truyền thông tiếp cận
các nguồn tin từ các cơ quan công quyền là mấu chốt cho sự thành công của việc
tiếp cận thông tin của người dân và xã hội. Càng minh bạch, thông tin càng dễ tiếp
cận thì tham nhũng càng giảm.

234

You might also like