You are on page 1of 13

Lục thư 六书 là để chỉ 6 cách tạo ra chữ Hán, bao gồm:

+Tượng hình 象形
+ Chỉ sự 指事 cách tạo thành chữ Hán.
+ Hội ý 会意
+Hình thanh 形声
+ Chuyển chú 转注 cách dùng chữ Hán
+Giả tá 假借

Lục thư là một trong những công cụ quan trọng giúp chúng ta nhận rõ được
cái riêng và cái chung trong văn tự Hán, nên vô hình chung nó rất quan trọng
đối với người mới bắt đầu học thứ tiếng này. Để có thể nhớ được chữ, hiểu
được nghĩa của từ, chúng ta – những người mới học nên bắt đầu từ các nhớ
chữ và cách cấu tạo chữ. Do đó, chúng ta không bao giờ được bỏ qua Lục thư –
phương pháp cơ bản để bước vào thế giới rộng lớn của tiếng Hán.

1. Tượng hình 象形: 


+ Là loại chữ vẽ theo vật thực, nét chữ quanh co, uốn lượn theo hình thể của
vật thực
+ Chữ tượng hình có thể vẽ được một cách đơn giản nhất
+ Nó dựa trên sự kết hợp giữa óc quan sát tỉ mỉ và trí tưởng tượng phong phú
của người xưa
+ Đây là cách tạo từ xuất hiện sớm nhất và sơ khai nhất trong lịch sử hình
thành tiếng Hán.
+ Chữ tượng hình giữ một vai trò quan trọng trong văn tự Hán.
2. Chỉ sự 指事
+ Thường dùng cho các khái niệm trừu tượng không thể vẽ lại được.
+ Nó được tạo từ dựa trên các kí hiệu hoặc trên cơ sở chữ tượng hình được
thêm kí hiệu.
+ Chữ chỉ sự khác chữ tượng hình ở chỗ tính hội họa của nó trừu tượng hơn
nhiều
+ Là phép chỉ vào sự vật mà viết ra chữ, nhìn mà xét ra ý.
3. Hội ý 会意
+  Thường là một chữ có kết cấu phức hợp, gồm hai bộ phận trở lên.
+ Cách tạo từ dùng hai hay nhiều bộ thủ để biểu đạt một từ (hoặc một bộ
phận của từ) với kết cấu ngữ âm mới và ý nghĩa nội hàm mới.
+ Hội ý kết hợp bộ thủ
. giống nhau

BỘ NHÂN ( rén)  - NGƯỜI


CHỮ TÒNG (cóng) -  đi theo

.
CHỮ CHÚNG ( Zhòng )-quần chúng, có 3 người là thành đám đông

( 林 Lâm = rừng. Hai chữ 木 mộc > ngụ ý nhiều cây hợp lại tạo thành
rừng。 Ba chữ mộc 木 = 森( sen1) rừng rậm, dày đặc

khác nhau
CHỮ MINH ( míng ) – sáng, rõ ràng ( 1 bộ NHẬT + 1 BỘ NGUYỆT)

Chữ Nam 男 là sự kết hợp giữ bộ 田 điền và phía dưới là bộ 力 lực. Bộ


Điền mang ý nghĩa là thửa ruộng, bộ Lực mang hình dáng người đàn ông
đang dùng ra sức để làm việc. Hàm ý chỉ người đàn ông thời xưa ra đồng làm
việc sẽ phải dùng sức lực để làm việc.
4. Hình thanh 形声
+ Chữ hình thanh được ghép từ bộ phận Hình 形 – biểu thị ý nghĩa và bộ
phận Thanh 声 - biểu thị âm thanh
+ Vị trí của hai bộ phận này không cố định
+ Chữ hình thanh là loại chữ chiếm tỉ lệ cao nhất trong chữ Hán ngày nay

Nghĩa bên trái, âm bên phải


Chữ 妈 /Mā /: mẹ =女+马 / mǎ /. Chữ 妈 được tạo nên từ bộ Nữ ở bên trái (đề chỉ
nghĩa, vì mẹ là nữ giới nên có bộ nữ) và chữ Mã ở bên phải (chữ Mã ở đây đóng vai
trò biểu âm, nó tạo nên âm “ma” cho chữ 妈)

Nghĩa bên phải, âm bên trái


Chữ 期 / qī /: kì= 其 / qí /+月, chữ 期 được tạo nên từ chữ 其 ở bên trái (tạo nên âm
“qi”) và bộ Nguyệt ở bên phải biểu thị ý nghĩa trăng mọc theo từng chu kì một
tháng 1 lần.

Trên hình dưới thanh


Chữ 爸 /Bà / : bố= 父+ 巴 /bā /, chữ 爸 được tạo nên từ bộ Phụ ở bên trên ( để chỉ
nghĩa là cha) và chữ Ba ở bên dưới (đóng vai trò biểu âm, nó tạo nên âm “ ba” cho
chữ 爸)

 Dưới hình trên thanh


Chữ 勇 /yǒng /: dũng = 甬 / yǒng /+ 力, chữ 勇 được tạo nên bởi chữ 甬 / yǒng / ở
bên trên ( tạo nên âm “yong” cho chữ 勇) và bộ lực 力 biểu thị có lực, dũng khí.

Ngoài hình trong thanh


Chữ 固 / gù /: Cố = 囗+ 古 / gǔ /, chữ 固 được tạo nên bởi bộ Vi bao bên ngoài và
chữ 古 / gǔ /: Cổ ở bên trong ( tạo nên âm ”gu” cho chữ 固)

Trong hình ngoài thanh


Chữ 问 / wèn /: hỏi = 门 / mén / +口, chữ 问 được tạo nên bởi chữ 门 / mén /bao
bên ngoài và bộ Khẩu ở bên trong ( tạo nên âm “en” cho chữ 问), bên trong bộ khẩu
口 biểu thị liên quan tới hoạt động nói.

Bộ thủ tiếng Trung (部首) là một bộ phận để cấu tạo nên chữ Hán. Một chữ Hán sẽ được cấu tạo
từ một hay nhiều bộ Thủ ghép lại với nhau. Từ bộ thủ có thể đoán được sơ lược ý nghĩa của từ, vì
vậy việc học bộ thủ rất quan trọng.
Thông thường, ý nghĩa của một chữ sẽ có liên quan đến nghĩa của bộ thủ. Các thành phần không
thuộc bộ thủ của chữ thường liên quan đến việc biểu âm (cách đọc của từ), hoặc ngược lại. Học
bộ thủ sẽ giúp chúng ta có thể phân loại chữ Hán, dễ dàng nhớ mặt chữ và nghĩa.

214 bộ thủ được sắp xếp theo số lượng nét viết, trong các từ điển chữ Hán cách sắp xếp các bộ
thủ này thường theo cách xếp của Từ Điển Khang Hy (康煕辞典), từ điển xuất hiện lần đầu tiên
đời nhà Thanh ở Trung Quốc. 

1. TỪ

Khái niệm
- Từ là đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ.
- Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ được vận dụng một cách
độc lập, là đơn vị cơ bản để tạo nên câu hoàn chỉnh, trọn vẹn.
- Từ có thể được dùng để chỉ sự vật, hoạt động, hiện tượng, tính chất, trạng
thái.
- Từ có nhiều công dụng và đóng nhiều vai trò ngữ pháp trong một câu.
Nó có thể là một danh từ, động từ, tính từ hay trạng từ, đại từ,….
( điều này đúng với bất kì ngôn ngữ nào, tiếng Việt - tiếng Trung không
ngoại lệ. )
Tiếng Việt
- Là chữ viết ghi âm(đọc sao viết vậy).
- Chữ ghi âm là chữ không biểu thị ý nghĩa của từ mà tái hiện chuỗi âm thanh
tiếp nối ở trong từ.
- được ghi bằng bộ chữ cái La-tinh (Latin), là chữ ghi âm vị, bắt nguồn từ bộ
chữ cái mà người La Mã cổ đại sử dụng.
- Tiếng gồm 3 bộ phận : phụ âm đầu, vần và thanh điệu.
- Tiếng nào cũng có vần và thanh. Có tiếng không có phụ âm đầu.
- Vd: mèo, chó,..

Tiếng Trung
- Là chữ viết ghi ý.
- Đây là loại chữ cổ nhất của loài người, mỗi chữ biểu thị một nội dung, ý nghĩa;
trong chữ ghi ý thì từ được biểu hiện bằng kí hiệu duy nhất không liên quan đến âm
thanh cấu tạo nên từ
-  là loại văn tự ngữ tố - âm tiết xuất phát từ tiếng Hán thượng cổ.
- Tiếng Trung vốn là đơn âm, tức là một chữ một âm, một âm có thể chia làm thanh,
vần, điệu.

-  Trong chữ Hán bao gồm có 2 loại: Chữ Hán cổ (phồn thể) và chữ Hán hiện đại
(chữ giản thể).
Vd 猫,狗
Có hai cách phân loại là: dựa vào cấu tạo chia thành từ đơn và từ ghép,
dựa vào từ loại chia thành thực từ và hư từ.
1. Phân loại theo cấu tạo
Từ đơn: do một từ tố tạo thành. Tất cả từ tố đơn âm tiết, hai âm tiết và đa âm tiết
đều có thể tạo nên từ đơn. 

Ví dụ: 如:山、水、天、地、人、有、土、红、凑;仿佛、苍茫、蜈蚣、琉璃、
参差、蹉跎;萨克斯、麦克风

Từ ghép: Do hai từ tố trở lên tạo thành.

Phân loại theo từ loại


1. Thực từ:
Là những từ có ý nghĩa cụ thể, gồm 6 loại.

a. Danh từ: Biểu thị danh xưng của người hoặc sự vật. 

b. Động từ: Biểu thị hành động, động tác, sự thay đổi, khả năng, tâm lý.

c. Tính từ: Biểu thị tính chất, trạng thái và hình dáng của sự vật.

d. Số từ: Biểu thị số lượng sự vật.

e. Lượng từ: Đơn vị biểu thị sự vật hoặc động tác

f. Đại từ: là từ có thể thay thế danh xưng sự vật.


2. Hư từ:
Là từ có ý nghĩa trừu tượng, có tác dụng giúp đặt câu.

a. Phó từ: là từ chỉ phạm vi hoặc mức độ, có tác dụng bổ nghĩa hoặc giới hạn động
từ và tính từ. 

b. Giới từ: Đứng trước danh từ, cụm danh từ hoặc giới từ, kết hợp lại biểu thị đối
tượng hoặc phương hướng.

    

c. Liên từ: là từ liên kết các cụm từ với nhau. 

      d. Trợ từ: là hư từ đặc biệt, đứng sau các từ khác, có tính độc lập thấp và
thường

e. Từ cảm thán: Biểu thị cảm xúc hoặc kêu gọi trả lời.

f. Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh sự vật.

Điểm giống nhau tiếng Trung và tiếng Việt

- Giống nhau
+ Cấu trúc từ Tiếng Trung, Tiếng Việt có một số điểm tương đối giống nhau.
+ Giống nhau về ngữ âm. Ngữ âm của Trung Quốc và Việt Nam đều do ghép vần
tạo thành. Người Việt mà học tiếng Trung thì có thể nhớ cách phát âm một cách dễ
dàng.
Tiếng Trung và tiếng Việt điều có đơn âm và thanh điệu.
- Về chữ viết: là hai hệ thống chữ viết hoàn toàn khác nhau. So với tiếng Việt hình
thức có phần đơn giản, đọc sao viết vậy, thì chữ viết tiếng Trung có khả năng biểu
thị được khái niệm sự vật (tính quan sát được) lẫn khái niệm trừu tượng. Tuy nhiên,
việc mỗi chữ biểu thị một từ trọn vẹn, số chữ rất nhiều mà trí nhớ con người thì có
hạn cũng là một hạn chế tiếng Trung so với tiếng Việt
2.Ngữ tố/Từ tố/ Hình vị là gì?
- Hình vị còn gọi là ngữ tố, từ tố
- Chúng là những đơn vị nhỏ nhất
- Là các đơn vị 2 mặt, nghĩa là có hình thức và âm thanh và có ý nghĩa nhưng tự
mình chưa có chức năng kết hợp trực tiếp với nhau tạo thành câu.
- Chức năng của các hình vị này về cơ bản là chức năng cấu tạo từ.
- Đồng thời là sự kết hợp nhỏ nhất giữa ngữ âm và ngữ nghĩa.
- Có các loại từ tố
+ Từ tố đơn âm tiết

 Diễn đạt nghĩa hoàn chỉnh một cách độc lập.


 Ví dụ: 土、人、水、风、子、民、大、海……

+ Từ tố hai âm tiết

 Hai âm tiết phải kết hợp lại với nhau thì mới có nghĩa. Khi tách rời, nghĩa
không liên quan đến từ tố đó. 
 Từ tố hai âm tiết chủ yếu gồm: từ ghép, từ ngoại lai, từ riêng.
1. Từ ghép có cùng thanh mẫu:

Ví dụ: 澎湃、仿佛、……

/ ( dâng trào, tuôn trào) péngpài, ( dường như )fǎngfú, .../

2. Từ ghép có cùng vận mẫu, điệp vần:

Ví dụ: 从容、糊涂、……

/( ung dung, thong dong) cóngróng, ( hồ đồ, lung tung)hútú,... /

3. Từ ghép không điệp vần, không cùng thanh mẫu:

Ví dụ: 蜈蚣、珊瑚、……
/( con rết )wúgōng, ( san hô )shānhú, /

4. Từ ngoại lai (Các từ thuộc ngôn ngữ khác được dịch sang tiếng Trung):

Ví dụ:巴士、尼龙、坦克、……

/ ( bus - xe buýt ) bāshì,( ni lông ) nílóng, ( tank - xe tăng)tǎnkè, ..../

5. Danh từ riêng (Chủ yếu là tên địa danh, tên người hoặc vật):

Ví dụ: 纽约、巴黎、北京、李白、……

           /( Newyork )Niǔyuē, ( Paris ) Bālí, ( Bắc Kinh) Běijīng, ( Lý Bạch)Lǐ Bái,..../

3 Từ tố đa âm tiết

 Chủ yếu là các từ tượng thanh, danh từ riêng và từ ngoại lai.


Ví dụ: 星巴克,汉堡包,马克思主义....
          / (Starbucks)xīng bā kè ,( hamburger ) hàn bǎo bāo ( chủ nghĩa Mác) mǎkèsī
zhǔyì/

Trong 1 từ tố:

+ căn tố (cũng còn gọi là chính tố)


– là loại hình vị mang ý nghĩa cơ bản của từ và các hình vị khác phải phụ thuộc vào
nó. 
+ phụ tố
– là những hình vị được ghép với căn tố để tạo nên nghĩa mới và bằng cách ấy tạo ra
từ mới (từ tạo).
Ví dụ: Trong 1 từ tố

 面包 ( bánh mì ):    面: phụ tố

                                          包: chính tố

 老: Trong một từ, nó có thể là phụ tố. Nó hoặc không có nghĩa hoặc chỉ sự
tôn trọng, cảm giác hòa nhã hoặc thâm niên giữa một nhóm người.

Không mang 老虎 (lǎo hǔ)  con hổ / 老鼠(lǎo shǔ ) con chuột / 老鹰(lǎo
yīnɡ)chim ưng
nghĩa

Biểu thị sự tôn 老师 (lǎoshī) thầy cô  / 老板(lǎobǎn)Ông chủ


trọng

Biểu thị sự 老张啊,好久不见!(Anh Trương, lâu lắm không gặp!) !  老公


thân thiết (lǎoɡōnɡ ) chồng / 老婆(lǎopó) vợ

Biểu thị sự 老大(lǎo dà)ông chủ  / 老二(lǎo’èr), xếp hàng 2/ 老三(lǎo


thâm niên sān)xếp hạng 3

 
Phụ tố có thể được ghép với căn tố theo những cách thức khác nhau. Tùy theo cách
thức kết hợp phụ tố với căn tố, người ta thường phân biệt các loại phụ tố chủ yếu
sau đây:
– Tiền tố:là loại phụ tố được ghép vào trước căn tố.

  小朋友 ( Bạn nhỏ )        朋友: Chính tố

                                             小: Phụ tố
Minigame: đoán chữ ( 猜谜).  
1 女 ( nữ: con gái )+ 子( tử: con trai ) = 好( hảo: tốt, tốt đẹp)
2 人( nhân: người ) + 木( mộc: cây) = 休 ( hưu: ngừng, nghỉ )
3 人 ( nhân: người ) + 山 ( sơn: núi )= 仙( tiên: thần tiên)
4 宀( miên: mái nhà ) + 子( tử: con trai) = 字 ( tự: chữ)
5 人 (nhân: người ) + 囗(vi: vây quanh)= 囚( tù: cầm tù)

6 夕( tịch: chiều tối ) + 口( khẩu: miệng) = 名 ( danh: tên )


7 口( khẩu: miệng) + 口 ( khẩu: miệng) + 口 ( khẩu: miệng) = 品 ( phẩm: vật phẩm, phẩm
chất)

8 木 ( mộc: cây) + 米( mễ: gạo) + 女 ( nữ: con gái ) = 楼 ( lâu: lầu, tầng )
9 马( mã: ngựa)+ 大( đại: to lớn) + 可( khả: được, đồng ý) = 骑 ( kỵ: cưỡi)
10 宀( miên: mái nhà ) + 人( nhân: người ) + 百( bách: 100) = 宿(túc: 宿舍: kí túc xá )
2. Tìm ra từ đúng
1 土 - 士 ( thổ : đất )
2 干 - 千 ( thiên: 1000)
3 农 - 衣 ( y : y phục, quần áo)
4 师 - 帅 ( sư: lão sư, thầy giáo)
5 楼 - 数 ( lâu: tầng, lầu)
6 蓝 - 篮 ( lam: màu xanh dương)
7 问 - 间 ( vấn: hỏi)
8 第 - 弟 ( đệ: em trai)
9 天 - 夭 ( thiên: trời)
10 小 - 少 ( tiểu: nhỏ)
11 快 - 块 ( khối: miếng, đơn vị tiền tệ)
12 活 - 话 ( thoại: lời nói)
13 对 - 过 ( đối: đúng )
14 牛 - 午 (ngọ: giờ ngọ, trưa )
15 休 - 体 ( hưu: ngừng, nghỉ)
16 写 - 与 ( tả: viết)
17 酒 - 洒 ( tửu: rượu)
18 请 - 情 (thỉnh: mời, thỉnh cầu)
19 经 - 轻 ( khinh: nhẹ )
20 要 - 耍 (yêu: muốn, yêu cầu)
21 五 – 丑 ( ngũ: năm)
22 钱 - 线 ( tiền: tiền)
23 今 - 令 ( kim: bây giờ, hôm nay)
24 夏- 复 ( phục: lặp đi lặp lại)
25 早-旱 ( tảo: sáng sớm)

You might also like