You are on page 1of 17

KỊCH BẢN ZUI ZẺ

TẤM CÁM CHUYỆN NHÓM 3 KỂ


Nhân vật
Người dẫn truyện: UThư
Tấm: Văn Thư
Cám: Trân
Dì ghẻ: Má Thảo
Ông Bụt: Lê Trung
Cá bống: Triết
Gà: Bé Mai
Chim sẻ 1: Triết
Chim sẻ 2: Triều
Hoàng tử: Thái
Lính 1: Thanh
Trình chiếu: ChungBui
ChungBui: Chào mừng thầy và các bạn đến với vở kịch: Tấm cám -
Chuyện chưa kể.Vở kịch xin được phép bắt đầu.
Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ là Tấm và Cám. Hai
chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con của người vợ đầu, Cám là con của
người vợ kế. Mẹ Tấm đã mất từ hồi Tấm còn bé, cha Tấm đi thêm bước
nữa. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng mất. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của
Cám. Nhưng dì ghẻ của Tấm là người rất cay nghiệt.
Hàng ngày, Tấm phải làm lụng luôn canh, hết chăn trâu, gánh nước, đến
thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không hết việc. Trong
khi đó thì Cám được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày
quanh quẩn ở nhà không phải làm việc nặng.
Một hôm nọ
*Tấm đang quét nhà
Dì ghẻ said: Con Tấm đâu ra đây tao biểu coi
Tấm: Dạ, dì gọi con.
*Người dì ghẻ đưa cho hai chị em một bản án. Mụ ta hứa hẹn: "Hai đứa
tóm tắt bản án số 02/2013. Hễ đứa nào tóm tắt hay thì ta thưởng cho một cái
yếm đào!".
Ra đồng, Tấm nhờ chăm chỉ đọc bản án đã quen/ nên chỉ 10 phút là tóm
tắt xong. Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến
chiều vẫn không được gì.
*Thấy Tấm đã làm xong, Cám bảo chị:
- Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng
-Tấm: Vậy hả Cám, vậy chị đi gội đầu.
Cám: Dạ chị đi đi, em cầm bài giúp cho. (Tấm cút)
*Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp ăn
trộm bản án của Tấm rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên
Tấm hỏi: “cám ơi em đâu rồi”, kh thấy Cám đâu Tấm bèn ngồi xuống
bưng mặt khóc. Bấy giờ Bụt bỗng nghe tiếng khóc của Tấm liền hiện xuống
hỏi:
- Vì sao con khóc?
Sau đó, Tấm kể sự tình cho Bụt nghe.
*Bụt bảo:
- Thôi con ngậm miệng lại đi Ta cho con cái này (*Bụt đưa cho Tấm cái
túi), con hãy nhìn vào trong xem có gì nào.
Tấm: Ô là một con cá pống!
*Bụt nói:
- Con đem con cá bống ấy về nhà thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, ăn
ba bát thì con ăn hai, còn một đem thả xuống cho bống. Mỗi lần cho ăn,
con nhớ gọi như thế này:
Bống bống, bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta,
Ăn xong thì nhớ giúp ta bài này
*Bụt còn nói thêm:
- GỌI K ĐÚNG NÓ K CHỊU LÊN THÌ RÁNG CHỊU NHA CON
VẬY LÀ DO M XU CHỚ K PHẢI DO T À (Bụt xéo xắt) THÔI TA ĐI
ĐÂY
*Nói xong là Bụt biến mất.
Tấm đi về nhà, thấy Cám đang hí hửng đi đến trước Dì ghẻ
Cám: Mẹ ơi! con đọc tóm tắt bản án cho mẹ nghe nha. Tấm cút
Dì ghẻ: Đâu con gái cưng đọc cho mẹ nghe xem.
Cám: Dạ. Bản án số 02/2013/KDTM - GĐT với nguyên đơn là: Quỹ tín dụng
nhân dân Trung ương - Chi nhánh Đồng Nai và bị đơn là: Bà Đỗ Thị Tỉnh.
Ngày 26/9/2006 Quỹ tín dụng cho Doanh nghiệp tư nhân (bà Tỉnh là Chủ Doanh
nghiệp) vay 900 triệu. Do hoàn cảnh bắt buộc nên ông Miễn, bà Cà xác lập hợp đồng
bảo lãnh là quyền sử dụng 20.408m2 đất để đảm bảo cho khoản vay của Doanh
nghiệp. Sau khi vay tiền, bà Tỉnh đã trả 270 triệu tiền gốc (trong đó có 70 triệu do ông
Miễn nộp cho Quỹ tín dụng), hiện vẫn còn nợ 630 triệu tiền gốc và tiền lãi. Vì vậy,
phía Quỹ tín dụng đã yêu cầu bà Tỉnh phải trả cả tiền nợ gốc và lãi tính đến ngày xét
xử. Trong quá trình thụ lý vụ án, cả 2 Tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều chấp nhận yêu
cầu của nguyên đơn. Tuy nhiên, tại quyết định của Tòa giám đốc thẩm đã xét thấy
những sai phạm và thiếu sót của Tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm nên đã cho hủy cả hai
bản án trên.
Dì ghẻ: đúng là con gái giỏi giang của mẹ!
Dì ghẻ tấm tắc khen ngợi Cám rồi thưởng cho Cám một chiếc yếm đào.
Tấm về thì bị Dì ghẻ trừng phạt, do chưa làm được chữ nào.
ra
Cảnh 2- Khu cái giếng
Tấm theo lời Bụt thả bống xuống giếng. Rồi từ hôm ấy trở đi, cứ sau bữa
ăn, Tấm đều để dành cơm đã giấu, đưa ra cho bống và cùng nhau giải đề.
Thấy Tấm sau mỗi bữa ăn thường mang cơm ra giếng, mụ dì ghẻ sinh nghi,
bèn bảo Cám đi rình.
Bống bống, bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta,
Ăn xong thì nhớ giúp ta bài này
Tấm hỏi: Bống ơi cho chị hỏi: Bống nghĩ như thế nào về việc xác định quan
hệ bảo lãnh của Hội đồng thẩm phán trong Quyết định số 02.
*Trong lúc Tấm đặt câu hỏi thì Bống nhìn bản án
Bống trả lời: Theo Bống thì do ông Miễn và bà Cà thông qua hợp đồng thế chấp
quyền sử dụng đất của người thứ ba (đã được chứng thực và đăng ký giao dịch đảm
bảo) đã lấy tài sản của mình để bảo lãnh cho Doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân vay
bên phía Quỹ tín dụng. Nên khi Doanh nghiệp tư nhân không trả hoặc trả không đủ thì
ông Miễn, bà Cà có nghĩa vụ trả thay bằng việc xử lý thế chấp thu hồi nợ theo Điều
361 BLDS năm 2005 (Điều 335 BLDS năm 2015). Vậy nên việc xác định trên của
Hội đồng Thẩm phán là hợp lý và đúng quy định của pháp luật.
Tấm: Chị cảm ơn em nha!(vào cánh gà)
*Cám nấp ở bụi cây bên bờ giếng nghe Tấm gọi bống, bèn nhẩm cho thuộc
rồi về kể lại cho mẹ nghe.
*Cám lầm bẩm câu thần chú:
Bống bống, bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta,
Ăn xong thì nhớ giúp ta bài này
Tối hôm ấy mụ dì ghẻ bảo Tấm sáng mai dậy sớm chăn trâu. Tấm vâng lời,
sáng hôm sau, đưa trâu đi ăn thật xa. Ở nhà, mẹ con Cám mang bát cơm ra
giếng, cũng gọi bống lên ăn y như Tấm gọi.
*Hai mẹ con mang cơm ra ra giếng
*Nghe lời gọi, bống ngoi lên mặt nước. Mẹ con Cám đã chực sẵn, bắt lấy
bống đem về làm thịt.
Đến chiều Tấm dắt trâu về, sau khi ăn uống xong Tấm lại mang bát cơm để
dành ra giếng. Tấm gọi mãi nhưng chẳng thấy bống ngoi lên như mọi khi.
Tấm gọi mãi, gọi mãi, cuối cùng chỉ thấy một cục máu nổi lên mặt nước.
Biết có sự chẳng lành cho bống, Tấm òa lên khóc.
* Bụt lại hiện lên, hỏi:
- SAO KHÓC QUÀI ZẬY CON.
Tấm kể sự tình cho Bụt nghe, rồi Bụt bảo:
- Con bống của con người ta đã ăn thịt mất rồi. Thôi con hãy nín đi. Rồi
về nhặt lấy xương nó, kiếm bốn cái lọ bỏ vào, đem chôn xuống dưới bốn
chân giường con nằm.
Tấm trở về theo lời dặn của Bụt đi tìm xương bống, nhưng tìm mãi ở các
xó vườn, góc sân mà không thấy đâu cả.
Một con gà thấy thế, bảo Tấm:
- Cục ta cục tác! Giải đáp câu này, ta bới xương cho: Theo Toà án, quyền
sử dụng đất của ông Miễn, bà Cà trong Quyết định số 02 được sử dụng để
bảo đảm cho nghĩa vụ nào? Vì sao?
*Tấm trả lời câu hỏi của gà:
Theo hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao, quyền sử dụng đất ông Miễn, bà
Cà được sử dụng để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ cho Quỹ tín dụng nhân dân Trung
ương - Chi nhánh Đồng Nai.
Vì căn cứ theo Điều 361 BLDS năm 2005 thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay
cho bên được bảo lãnh, nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Thêm vào đó căn cứ theo Điều 369 BLDS năm
2005 “Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh,
mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo
lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh”.
Do đó, khi Chủ doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân không trả nợ hoặc trả nợ không đủ
thì ông Miễn, bà Cà phải trả thay. Từ đây Tòa án Nhân dân tối cao xác định quyền sử
dụng đất ông Miễn, bà Cà sử dụng để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ cho Quỹ tín dụng
nhân dân Trung ương - Chi nhánh Đồng Nai.(đứng chờ gà lấy xương)
Gà chạy vào bếp bới một lúc thì được xương ngay. Tấm bèn nhặt lấy bỏ
vào lọ và đem chôn dưới chân giường như lời Bụt dặn.
Cảnh 3 - Đi lễ hội
Ít lâu sau, nhà vua mở hội luôn mấy đêm ngày. Già trẻ trai gái trong làng
đều nô nức đi xem. Trên các nẻo đường, quần áo mớ ba mớ bảy dập dìu
tuôn về kinh như nước chảy. Hai mẹ con Cám cũng sắm sửa quần áo đẹp
để đi trẩy hội.

Tấm: Dì ơi, Dì cho con đi với


*Thấy Tấm cũng muốn đi, mụ dì ghẻ lườm nguýt. Sau đó dì lấy BLDS năm
2005 và BLDS năm 2015, bảo Tấm:
- Mày xem rồi trả lời cho tao 2 câu:
+ Những đặc trưng của bảo lãnh
+ Những thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS năm 2005 về bảo
lãnh
Mày trả lời xong rồi muốn có đi đâu thì đi, đừng có bỏ dở, về không có gì thì
chết với bà!
Nói đoạn, hai mẹ con quần áo xúng xính lên đường,
*Tấm ngồi làm một lúc mà chỉ mới được một chút, nghĩ rằng không biết
bao giờ mới làm xong, buồn bã, bèn khóc một mình.
Tấm: Trời ơi, dài như thế này biết bao giờ mới làm xong!
*Giữa lúc ấy Bụt hiện lên, hỏi:
- Mắc cái giống ôn gì khóc nữa zậy con? M hay dậy quá àà
*Tấm chỉ vào Bộ luật, thưa:
- Dì con bắt phải giải 2 câu hỏi này rồi mới được đi xem hội. Nhưng lúc
xong thì hội đã tan rồi, còn gì nữa mà xem.
*Bụt bảo:
- Con đừng khóc nữa (ĐỪNG KHÓC NỮA HÃY NÍN ĐI ĐƯỢC KHÔNG
NHÌN ĐÔI MẮT CON ĐANG SƯNG LÊN KÌA). Con mang đề đặt ra
giữa sân, để ta sai chim sẻ xuống giúp con.
Tự nhiên ở trên không, có hai chú chim sẻ đáp xuống sân giúp Tấm giải
bài. + Hiệu ứng âm thanh
Chim Triết + Triều: Để chúng em giúp chị!
*2 con chim giả bộ gật gù đọc đọc
- Chim Triết: Chíp chíp em sẽ trả lời câu một, Đặc trưng của bảo lãnh là:
mối quan hệ giữa 3 chủ thể: bên nhận bảo lãnh, bên bảo lãnh và bên được bảo
lãnh:
+ Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh: Trường hợp bên được
bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình
thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh
chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường
hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận
bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho
bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn. Bên bảo lãnh không phải
thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể
bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh. Điều này được quy định cụ thể
tại Điều 339 BLDS năm 2015.
+ Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh: bên bảo lãnh dùng tài
sản thuộc sở hữu của mình hoặc tự mình thực hiện một công việc để
chịu trách nhiệm thay cho bên được bảo lãnh hoặc dùng uy tín của bản
thân để đảm bảo. Khi bên bảo lãnh thực hiện xong những cam kết đối
với bên nhận bảo lãnh thì việc bảo lãnh này được coi là chấm dứt và
điều này được quy định tại Khoản 3 Điều 343 BLDS năm 2015.
+ Quan hệ giữa bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh: người được bảo
lãnh vẫn là người có nghĩa vụ chính. Do vậy, nếu người bảo lãnh được
người nhận bảo lãnh miễn hết thực hiện nghĩa vụ thì người được bảo
lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đó đối với người có quyền. Tuy nhiên
Khoản 1 Điều 341 BLDS năm 2015 lại đi theo hướng là: “Trường hợp
bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh
miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh
không phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường
hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác”.
- Về chủ thể, người được bảo lãnh là người có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ
chính. Người nhận bảo lãnh là người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ chính,
cụ thể, khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì họ phải liên đới thực
hiện việc bảo lãnh và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số người bảo
lãnh phải liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, điều này được quy định cụ thể tại
Điều 338 BLDS năm 2015.
- Phạm vi: Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ
cho bên được bảo lãnh. Nếu không có thỏa thuận thì nghĩa vụ bảo lãnh bao
gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại. Điều này được
quy định cụ thể tại Khoản 1, 2 Điều 336 BLDS năm 2015.
- Thời điểm mà bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ được xác định theo hai
trường hợp sau:
+ Thứ nhất, khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng bảo lãnh đến thời hạn thực
hiện, xác định việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh bắt đầu từ thời
điểm này, trong trường hợp các bên trong quan hệ bảo lãnh không có
thỏa thuận khác về thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Như vậy,
trong trường hợp này, bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh
thực hiện nghĩa vụ kể từ thời điểm bên được bảo lãnh không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ khi đến hạn.
+ Thứ hai, khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ
của mình thì thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được xác định từ
thời điểm có đủ căn cứ để xác định về việc bên được bảo lãnh không
còn khả năng thực hiện nghĩa vụ.
- Chấm dứt bảo lãnh được quy định cụ thể tại Điều 343 BLDS năm 2015. Đối
với căn cứ chấm dứt tại Khoản 1 và Khoản 2 của Điều 343 vừa nêu, người bảo
lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nên không có quyền đòi người
được bảo lãnh. Ngược lại, đối với căn cứ thứ ba, người bảo lãnh phải thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh nên có quyền đòi người được bảo lãnh.
- Căn cứ theo Điều 337 BLDS năm 2015 thì bên bảo lãnh được hưởng thù lao
nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thỏa thuận.
- Chim Triều: Chúp chúp, để câu 2 cho em
- Về hình thức bảo lãnh, BLDS năm 2015 đã không còn quy định gì về điều này
nhưng ở Điều 362 BLDS năm 2005 lại đưa ra quy định “Việc bảo lãnh phải
được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp
đồng chính”, do phải lập thành văn bản nên văn bản đó phải được công chứng
hoặc chứng thực theo pháp luật quy định.
- Về phạm vi bảo lãnh, Khoản 2 Điều 336 BLDS năm 2015 đã bổ sung thêm
nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả lãi trên số tiền trả chậm. Ngoài ra, tại điều này
còn quy định thêm hai Khoản 3 và 4 về “Các bên có thể thỏa thuận sử dụng
biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh” và
“Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai”.
- Về quyền yêu cầu của bên bảo lãnh, Điều 340 BLDS năm 2015 đã hướng đến
giá trị pháp lý về quyền của bên bảo lãnh khác hẳn so với Điều 367 BLDS năm
2005. Khi mà BLDS năm 2015 không còn quy định việc bên bảo lãnh phải
hoàn thành xong nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì mới có quyền yêu cầu bên
được bảo lãnh thực hiện trong phạm vi luật định nữa, mà bất kỳ lúc nào trong
trong phạm vi bên bảo lãnh đã thực hiện, thì sẽ phát sinh nghĩa vụ đối với bên
được bảo lãnh nếu bên bảo lãnh có đưa ra yêu cầu.
- Về việc miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, ở Điều 341 BLDS năm 2015, các
nhà làm luật đã hướng đến việc xem nghĩa vụ của bên bảo lãnh và bên được
bảo lãnh là một. Vì BLDS năm 2015 đã ra quy định khi bên nhận bảo lãnh
miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh không
phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh. Tức là bên được bảo lãnh sẽ
được chấm dứt việc thực hiện nghĩa vụ cho bên nhận bảo lãnh khi có yêu cầu
miễn thực hiện nghĩa vụ, chứ không phải như ở Điều 368 BLDS năm 2005 quy
định bên được bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ dù có yêu cầu miễn đến từ
bên nhận bảo lãnh.
- Về trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh, tại Điều 342 BLDS năm 2015 đã quy
định cụ thể hơn khi mà đã trao cho bên nhận bảo lãnh quyền được yêu cầu bên
bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ và buộc bên bảo lãnh phải bồi thường thiệt
hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ đó gây ra. Còn đối với Điều 369 BLDS năm
2005 chỉ đưa ra quy định rằng bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của
mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh khi đến hạn thực hiện mà bên bảo
lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.
- Về việc hủy bỏ việc bảo lãnh, nếu ở Điều 370 BLDS năm 2005 có quy định về
việc hủy bỏ này nếu bên nhận bảo lãnh đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác, thì ở BLDS năm 2015 đã hoàn toàn lược bỏ điều khoản quy định cụ
thể về việc này.
Chim Triết + chim Triều: xong rồi đó chị!
Tấm: Chị cảm ơn hai em (vẫy tay chào)
*Chúng nó lăng xăng ríu rít chỉ trong một lát đã cùng nhau bay đi mất.
*Tấm nhìn vào quần áo lấm lem của mình rồi lại khóc.
*Bụt xuất hiện kèm hiệu ứng âm thanh
- Sao khóc tiếp vậy con? M để t yên 1 lúc k được hay sao v
Tấm:
- Con rách rưới quá, người ta không cho con vào xem hội!
Bụt:
- Con hãy đào những cái lọ xương của bống đã chôn ngày trước lên và trả
lời câu hỏi được ta đặt trong đó thì sẽ có đủ mọi thứ cho con điđi trẩy hội
Tấm vâng lời, đi đào các lọ lên.

Đào lọ thứ nhất thì nhận được câu hỏi: Hãy tóm tắt Quyết định
968/2011/DS-GĐT ngày 27/12/2011 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao
(slide - ko đọc). Tấm trả lời: Quyết định số 968/2011/DS-GĐT ngày 27/12/2011
với nguyên đơn là Bà Vũ Thị Hồng Nhung và bị đơn là Bà Nguyễn Thị Thắng.
Ngày 30-11-2005 bà Nhung cho bà Mát vay tiền thông qua sự giới thiệu của bà
Thắng. Bà Mát trả tiền lãi được 8 tháng thì không trả nữa. Bà Nhung kiện bà Thắng
phải trả tiền thay cho bà Mát cả gốc và lãi. Tòa sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của bà
Nhung, buộc bà Mát và bà Thắng cùng có nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm trả nợ
cho bà Nhung. Còn Tòa phúc thẩm lại nhận định rằng quan hệ vay tiền và quan hệ bảo
lãnh là hai quan hệ độc lập, cho nên bà Nhung có quyền khởi kiện yêu cầu bà Mát trả
tiền hoặc yêu cầu bà Nhung thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Tòa án giám đốc thẩm xác
định lại bà Mát là người trực tiếp vay tiền nên là bị đơn có trách nhiệm trả tiền, còn bà
Thắng và ông Ân chỉ là người bảo lãnh. Theo Tòa giám đốc thẩm thì chỉ khi xác định
được bà Mát không có khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự hoặc chỉ có thể thực hiện
được, một phần thì phần không thực hiện được bà Thắng và ông Ân mới phải có trách
nhiệm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Sau khi trả lời xong, Tấm nhận được một bộ áo mớ ba, một cái xống lụa,
một cái yếm lụa điều và một cái khăn nhiễu
Đào lọ thứ hai là câu hỏi: Suy nghĩ về hướng giải quyết trong Quyết định số
968 của Toà giám đốc thẩm liên quan đến vấn đề liên đới được đề cập (slide -
ko đọc).
Tấm trả lời:
Hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên quan đến vấn đề liên đới nêu trên
là thuyết phục. Việc Tòa án xác định bà Mát là người vay tiền của bà Nhung còn bà
Thắng với ông Ân (Nhơn) chỉ là người bảo lãnh cho bà Mát là có cơ sở (dựa trên giấy
biên nhận được lập ngày 30/11/2005). Do đó, trước hết cần xác định bà Mát phải là
người thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình đối với bà Nhung; nếu bà Mát không có
khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự hoặc chỉ có thể thực hiện được một phần thì phần
không thực hiện được bà Thắng và ông Ân mới phải có trách nhiệm thực hiện thay
theo quy định tại Điều 361, 363, 365 BLDS năm 2005. Tuy nhiên, việc Tòa án sơ
thẩm chưa thu thập, cũng như chưa xác định rõ khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự
của bà Mát nhưng đã buộc bà Thắng cùng liên đới thực hiện nghĩa vụ dân sự cùng bà
Mát là chưa chính xác. Vì thế, việc Tòa giám đốc thẩm tuyên hủy bản án sơ thẩm số
376/2009/DS-ST và có hướng giải quyết như trên là hợp tình, hợp lý.
Sau khi trả lời xong, Tấm nhận được một đôi giày thêu, đi vừa như in.

Lọ thứ ba đào lên là câu hỏi: Phân biệt thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo
lãnh và thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. (slide - ko đọc)
Tấm trả lời: Căn cứ theo Khoản 1 Điều 335 BLDS năm 2015 thì thời điểm phát sinh
nghĩa vụ bảo lãnh sẽ bắt đầu kể từ thời điểm cam kết bảo lãnh. Như vậy, kể từ thời
điểm cam kết bảo lãnh được xác lập sẽ phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh của người bảo lãnh
đối với người nhận bảo lãnh.
Còn về thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì ta có thể chia ra 2 trường hợp cụ thể:
- Khi nghĩa vụ đến hạn thực hiện mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ (Khoản 1 Điều 335 BLDS năm 2015). Như
vậy, việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh sẽ bắt đầu từ thời điểm đến hạn
thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ trong trường hợp các bên trong quan hệ bảo lãnh không
có thỏa thuận khác về thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Như vậy, bên
nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ kể từ thời
điểm bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
khi đến hạn.
- Khi giữa các bên có thỏa thuận về việc bên được bảo lãnh không có khả năng
thực hiện nghĩa vụ của mình (Khoản 2 Điều 335 BLDS năm 2015). Nếu các
bên trong quan hệ bảo lãnh có thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực
hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thì
dù nghĩa vụ đã đến thời hạn thực hiện mà bên được bảo lãnh không thực hiện,
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên nhận bảo lãnh vẫn không được
quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đó khi chưa có đủ căn cứ để xác
định bên được bảo lãnh không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ. Như vậy, thời
điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp này được xác định từ thời
điểm có đủ căn cứ để xác định về việc bên được bảo lãnh không còn khả năng
thực hiện nghĩa vụ.
*Sau khi trả lời xong, Tấm nhận được con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt con
ngựa xuống đất bỗng chốc nó hí vang lên và biến thành ngựa thật.
Đào đến lọ cuối cùng thì Tấm nhận được câu hỏi: Theo BLDS, khi nào
người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. (slide - ko đọc)

Tấm trả lời: Căn cứ theo Điều 335 BLDS năm 2015 thì người bảo lãnh phải thực hiện
nghĩa vụ thay thế cho bên được bảo lãnh khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên
được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ (trong trường hợp
hai bên không có thỏa thuận với nhau). Còn bên bảo lãnh chỉ thực hiện nghĩa vụ thay
thế cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng
thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (trong trường hợp này hai bên đã có thỏa thuận với nhau).
*Sau khi trả lời xong, Tấm nhận được một bộ yên cương xinh xắn.
*Tấm đi zô
Tấm mừng quá, vội tắm rửa mang y phục vào, rồi cưỡi ngựa mà đi. Ngựa
phóng một chốc đã đến kinh đô. Nhưng khi đang đi, thì Tấm đánh rơi một
phần bản án số 968 mà không biết. Khi ngựa dừng lại ở đám hội, Tấm chen
vào biển người. Giữa lúc ấy, thì đoàn xa giá cũng vừa tiến đến. Hai con voi
ngự dẫn đầu đoàn đến đây tự nhiên cắm ngà xuống đất, kêu rống lên
không chịu đi. Vua sai quân lính thử tìm xem; họ nhặt được ngay bản án
của Tấm đánh rơi lúc nãy. Vua đọc bản án hồi lâu không chán mắt, bụng
bảo dạ:
- Chà, thật là 1 bản án thú vị. Người giải được câu hỏi hẳn phải là người
tài.
Lập tức vua hạ lệnh cho rao mời tất cả người đi xem hội đến xem bản án và
giải đáp câu hỏi
Lính đọc câu hỏi:
LOA LOA LOA! NHÀ VUA CÓ CHỈ TÌM NGƯỜI TÀI, AI TRẢ LỜI ĐƯỢC
HỄ NAM THÌ PHONG QUAN, NỮ THÌ VUA LẤY LÀM VỢ! CÂU HỎI NHƯ
SAU:
Có bản án, quyết định nào theo hướng giải quyết về thời điểm thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh giống với quyết định số 968 chưa? Nêu rõ bản án mà các ngươi biết.
VÀ câu hỏi
Đánh giá hướng giải quyết về thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong quyết
định số 968 của Tòa giám đốc thẩm. LOA LOA LOA

Đám hội vì thế lại càng náo nhiệt. Nhưng rốt cuộc chả có một ai làm vừa ý
vua.

*Mẹ con Cám cũng trong số đó. Khi Cám và dì ghẻ bước ra khỏi lầu thì
gặp Tấm. Cám mách mẹ:
- Mẹ ơi, ai nhìn hao hao giống chị Tấm zậy nè!
*Mụ dì ghẻ của Tấm bĩu môi:
- Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre!
Nhưng khi Tấm cất tiếng:
(4.12) Muôn tâu bệ hạ, dân nữ xin được trả lời câu hỏi:
Bản án số 16/2018/DS-ST ngày 14/05/2018 cũng theo hướng giải quyết trên về thời
điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. với Nguyên đơn là Ông Bùi Tuấn V và Bị đơn là
Ông Trần Thanh H;

Do cần tiền để giải quyết công việc làm ăn nên ngày 28/12/2015, ông H có viết giấy
mượn nợ của ông V số tiền 300.000.000 đồng và hẹn thời gian trả vào ngày 28/3/2016
200.000.000 đồng và ngày 01/4/2016 trả 100.000.000 đồng. Để ông H được mượn số
tiền trên của ông V, ông T là bạn của ông H đã xác nhận bảo lãnh cho ông H đến ngày
ông H không trả thì ông trả thay. Đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ nhưng ông H
không trả và không có thiện chí trả nợ. Trong thời gian ông V gửi đơn khởi kiện đến
Tòa án thì ông H đã trả được 100.000.000 đồng, số tiền còn lại ông T cam kết sẽ trả
nợ thay cho ông H trong trường hợp ông H không trả được nợ và không có tài sản để
trả số nợ trên. Tòa án buộc ông H trả nợ vốn và lãi cho ông V, đồng thời công nhận sự
tự nguyện của ông T.

(4.13) Theo dân nữ, hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm là hợp lý. Vì giữa
bà Nhung, bà Mát cùng với ông Ân và bà Thắng đã có lập giấy biên nhận bảo lãnh.
Tại đây mối quan hệ giữa những người này là mối quan hệ giữa các bên trong quan hệ
bảo lãnh, cụ thể như sau: bà Nhung sẽ là bên nhận bảo lãnh, bà Mát là bên được bảo
lãnh còn ông Ân bà Thắng sẽ là bên bảo lãnh. Do đó, căn cứ theo quy định tại Điều
335 BLDS năm 2015 cũng như quy định tại Điều 361 BLDS năm 2005 chỉ khi nào bà
Mát không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hay bà Mát không có
khả năng thực hiện nghĩa vụ thì ông Ân với bà Thắng mới đứng ra thực hiện nghĩa vụ
thay cho bà Mát. Chính vì vậy, hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm là hoàn
toàn hợp lý và thuyết phục, đảm bảo dung hòa lợi ích cho tất cả các bên.
Nhà vua gật gù khen ngợi và vội đi đến đỡ nàng, lấy từ trong tay áo ra một
nửa bản án số 968 và khi thấy nhà vua cầm nửa bản án của mình, nàng mở
khăn, lấy nửa bản án còn lại cho ngài xem. Hai phần này gộp lại là 1 bản
án hoàn chỉnh.
+*Bụt vuốt râu: Tao giúp nó á
Vua: Mai đẹt ti ni!
Bọn lính hầu hò reo vui mừng. Lập tức vua sai đoàn thị nữ rước nàng vào
cung. Tấm bước lên kiệu trước con mắt ngạc nhiên và hằn học của mẹ con
Cám.
Vở kịch của nhóm 3 chúng em đến đây là kết thúc, xin cảm ơn thầy và các
bạn đã chú ý theo dõi.
ĐẠO CỤ:
+ BLDS 2015
+ BLDS 2005
+ CHỔI
+ 4 LY NHỰA
+ GIẤY
+ PHOTO BẢN ÁN SỐ 02 - 1 TỜ A4
+ KỊCH BẢN - 5 BẢN
+ Đôi giày - VĂN THƯ MANG

You might also like