You are on page 1of 7

Đề số 1

I. Đọc - hiểu: (6,0 điểm)


Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trai nông thôn hiền lành, khỏe mạnh tên là
Khoai đi cày thuê, cuốc mướn cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này vì muốn lợi
dụng chàng trai, làm việc khỏi trả tiền nên đã hứa: "Mày chịu khó làm lụng cho ta,
ba năm nữa tao sẽ gả đứa con gái xinh đẹp của tao cho”.
Không nghi ngờ gì, anh chàng ra sức làm việc không quản khó nhọc. Thế nhưng,
ba năm sau, ông phú hộ không còn nghĩ gì đến lời hứa khi xưa nữa, ông trở mặt,
định đem gả con gái cho một phú hộ giàu có khác ở trong làng.

Ông phú hộ định lợi dụng chàng trai làm việc không công cho mình
Ông ra điều kiện với chàng trai rằng: “Mày muốn lấy con gái của tao thì phải lên
rừng, tìm ngay cho tao một cây tre có trăm đốt để làm nhà cưới vợ, thì tao mới gả
con gái tao cho mày”.
Vì tình yêu, anh chàng đành nghe theo lời ông phú hộ, vác dao đi rừng, quyết tâm
tìm được một cây tre trăm đốt. Tìm hoài, tìm mãi chẳng ra, anh chàng tủi thân ngồi
ôm mặt khóc. Bỗng có một ông lão râu tóc bạc phơ, tay cầm gậy trúc, nét mặt hiền
hòa, hiện ra hỏi: “Tại sao con khóc?”.
Anh chàng đem kể đầu đuôi sự tình cho ông cụ nghe, ông nghe xong, bảo anh rằng:
“Con hãy đi chặt cho đủ 100 đốt tre rời rồi đọc câu thần chú Khắc nhập, khắc
nhập đủ ba lần thì một trăm khúc tre sẽ tự động kết nối với nhau thành một cây tre
đủ trăm đốt”.
Anh chàng tủi thân ôm mặt khóc và được ông lão hiện ra giúp đỡ
Làm theo lời ông lão dặn, ngay lập tức một cây tre trăm đốt hiện ra trước mắt anh.
Mừng rỡ quá, anh định vác cây tre về, nhưng vì vướng víu quá nên không mang đi
được. Ông lão liền bảo anh hãy đọc: “Khắc xuất, khắc xuất đúng ba lần thì cây tre
trăm đốt sẽ tách ra thành từng khúc như ban đầu”.

Chàng trai hiền lành được ông lão dạy cho câu thần chú
Chàng trai bó các khúc tre lại, gánh về nhà. Đến nơi thấy hai họ đang ăn uống vui
vẻ, chuẩn bị rước dâu, anh chàng mới hay rằng mình đã bị lừa.

Về đến nhà, anh mới hay rằng mình đã bị lừa


Anh không nói gì, đợi đến lúc nhà trai đốt pháo cưới, anh đem một trăm khúc tre
xếp dài dưới đất, rồi lẩm bẩm đọc: “Khắc nhập, khắc nhập” bỗng hóa ra một cây
tre trăm đốt, anh chàng gọi ông phú hộ đến bảo là đã tìm ra được và đòi gả con
gái cho anh.
Không tin vào mắt mình, ông phú hộ sờ tay vào cây đếm từng khúc tre. Anh chàng
đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”, thế là ông ta bị hút dính luôn vào cây tre.
Thấy vậy, ông phú hộ sợ quá nên đồng ý giữ lời hứa gả con gái cho, anh bèn đọc:
“Khắc xuất, khắc xuất” để giải thoát cho cha vợ của mình. Cuối cùng, anh nông
dân và con gái ông phú hộ sống với nhau hạnh phúc trọn đời.
Ông phú hộ ăn năn, hối lỗi đồng ý để chàng Khoai cưới con gái mình
(Theo: https://truyencotich.vn/truyen-co-tich/co-tich-viet-nam/su-tich-cay-
vu-sua.html)
Câu 1. Nhân vật chính trong truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt” là ai ?
A. Cây tre B. Anh Khoai
C. Lão phú ông D. Con gái phú ông
Câu 2. Trong câu chuyện anh Khoai là nhân vật như thế nào ?
A. Thông minh, khôn khéo B. Hiền lành, nhút
nhát
C. Dũng sĩ có tài năng kì lạ D. Ngốc nghếch
Câu 3. Từ in đậm trong câu văn: “Mày chịu khó làm lụng cho ta, ba năm nữa tao
sẽ gả đứa con gái xinh đẹp của tao cho” thuộc kiểu từ loại nào ?
A. Từ đơn B. Từ láyC. Từ ghép D. Từ Hán Việt
Câu 4. Mâu thuẫn trong truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt” là mâu thuẫn giữa ai với
ai?
A. Người thông minh và người ngốc nghếch B. Người giàu và người nghèo
C. Chủ và tớ D. Vợ và chồng
Câu 5. Mục đích chính của việc tác giả dân gian đưa yếu tố kì ảo vào trong truyện
cổ tích
A. Giải thích được các hiện tượng xảy ra trong xã hội
B. Giúp trừng trị cái ác tốt hơn
C. Thể hiện ước mơ lẽ công bằng góp phần tạo lên chất lãng mạn cho câu chuyện
D. Góp phần làm cho câu chuyện mang nét đặc trưng của truyện cổ tích
Câu 6. Câu văn “Anh chàng đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”, thế là ông ta bị hút
dính luôn vào cây tre.” Có sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. So sánh B. Điệp ngữ C. Ẩn dụ D. Hoán dụ
Câu 7.Ý nghĩa, giá trị đạo đức của truyện cây tre trăm đốt?

A. Gieo nhân nào, gặt quả nấy B. Ở hiền gặp lành


C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây D. Uống nước nhớ nguồn
Câu 8. Nhận định nào không đúng về truyện cổ tích?
A Thể hiện ước mơ công bằng hạnh phúc B. Truyện kể về sự tích
các loài vật
C. Truyện gắn với sự kiện lịch sử D. Truyện có yếu tố kì ảo
Câu 9. Em hãy đóng vai nhân vật anh Khoai trong câu chuyện, hãy viết từ 5 đến 7
câu văn kể cho mọi người nghe về “câu chuyện của mình...”
Câu 10. Từ nội dung câu chuyện, em rút ra một bài học sâu sắc nào? Bài học đó có
ý nghĩa gì đối với em ?
II. Viết: (4,0 điểm)
Bằng lời văn của mình, hãy kể lại một câu chuyện truyền thuyết mà em yêu
thích.
Đề số 2
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
CẬU BÉ TÍCH CHU
Ngày xưa, có một bạn tên là Tích Chu. Bố mẹ Tích Chu mất sớm, Tích Chu ở
với bà.
Hàng ngày bà phải làm việc quần quật kiếm tiền nuôi Tích Chu, có thức gì
ngon bà cũng dành cho Tích Chu. Ban đêm, khi Tích Chu ngủ thì bà thức quạt.
Thấy bà thương Tích Chu, có người bảo:
- Bà ơi! Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Lớn lên, Tích
Chu sẽ không khi nào quên ơn bà.
Thế nhưng lớn lên, Tích Chu lại chẳng thương bà. Bà thì suốt ngày làm việc
vất vả, còn Tích Chu suốt ngày rong chơi. Vì làm việc vất vả, ăn uống lại kham khổ
nên bà bị ốm. Bà lên cơn sốt nhưng chẳng ai trông nom. Tích Chu mãi rong chơi
với bạn bè, chẳng nghĩ gì đến bà đang ốm. Một buổi trưa, trời nóng nực, cơn sốt
lên cao, bà khát nước quá liền gọi:
- Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước. Bà khát khô cổ rồi!
Bà gọi một lần, hai lần…rồi ba lần nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại.
Mãi sau Tích Chu thấy đói mới chạy về nhà kiếm cái ăn. Tích Chu ngạc nhiên hết
sức thấy bà biến thành chim và vỗ cánh bay lên trời. Tích Chu hoảng quá kêu lên:
- Bà ơi! Bà đi đâu? Bà ở lại với cháu. Cháu sẽ mang nước cho bà, bà ơi!
- Cúc cu … cu! Cúc … cu cu! Chậm mất rồi cháu ạ, bà khát quá không thể chịu nổi
phải hóa thành chim để bay đi kiếm nước. Bà đi đây, bà không về nữa đâu!
Nói rồi chim vỗ cánh bay đi. Tích Chu hoảng quá chạy theo bà, cứ nhằm theo
hướng chim bay mà chạy. Cuối cùng Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một
dòng suối mát. Tích Chu gọi:
- Bà ơi! Bà trở về với cháu đi. Cháu sẽ đi lấy nước cho bà, cháu sẽ giúp đỡ bà,
cháu sẽ không làm bà buồn nữa!
- Cúc …cu…cu, muộn quá rồi cháu ơi! Bà không trở lại được nữa đâu!
Nghe chim nói, Tích Chu òa khóc, Tích Chu thương bà và hối hận. Giữa lúc
đó, có một bà tiên hiện ra, bà bảo Tích Chu:
- Nếu cháu muốn bà trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối Tiên cho bà
cháu uống. Đường lên suối Tiên xa lắm, cháu có đi được không?
Nghe bà Tiên nói, Tích Chu mừng rỡ vô cùng, vội vàng hỏi đường đến suối
Tiên, rồi chẳng một phút chần chừ, Tích Chu hăng hái đi ngay.
Trải qua nhiều ngày đêm lặn lội trên đường, vượt qua rất nhiều nguy hiểm,
cuối cùng Tích Chu đã lấy được nước suối mang về cho bà uống. Được uống nước
suối Tiên, bà Tích Chu trở lại thành người và về ở với Tích Chu.
Từ đấy, Tích Chu hết lòng yêu thương chăm sóc bà.
( Trích “Truyện cổ tích Việt Nam”, tr.21,22, NXB Mĩ thuật 2018).

Câu 1. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?
A. Lời của nhân vật Tích Chu. B. Lời của người kể chuyện.
C. Lời của nhân vật người bà. C. Lời của nhân vật người bố.
Câu 2. Việc làm nào của bà khôngdành cho Tích Chu?
A. Làm việc quần quật kiếm tiền nuôi Tích Chu.
B. Có thức gì ngon cũng dành cho Tích Chu.
C. Cho Tích Chu tiền rong chơi với bạn bè.
D. Khi Tích Chu ngủ thì bà thức quạt.
Câu 3. Từ chạy, bay trong câu văn “Tích Chu hoảng quá chạy theo bà, cứ nhằm
theo hướng chim bay mà chạy” thuộc từ loại nào?
A. Danh từ. B. Động từ. C. Tính từ. D. Đại từ.
Câu 4. Đọc câu chuyện em thấy tình cảm của bà dành cho Tích Chu như thế
nào?
A. Bà không yêu thương Tích Chu. B. Bà tảo tần vất vả sớm hôm.
C. Bà yêu thương, chăm sóc cho Tích Chu . D. Bà làm việc quần quật kiếm tiền
nuôi Tích Chu.
Câu 5. Điều gì khiến bà tiên xuất hiện giúp Tích Chu tìm bà?
A. Tích Chu đã lớn. B. Tích Chu trí tuệ hơn người.
C. Tích Chu đi đường mệt. D. Tích Chu hối hận và đã biết
thương bà.
Câu 6. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện cổ tích Cậu béTích Chu?
A. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên.
B. Ca ngợi Tích Chu có sức khỏe phi thường.
C. Giải thích nguồn gốc nước suối Tiên.
D. Ca ngợi tình cảm gia đình.
Câu 7. Khi bà biến thành chim, thái độ của Tích Chu ra sao?
A. Mừng rỡ. B. Hoảng hốt. C. Dửng dưng. D. Ngạc nhiên.
Câu 8. Nhận xét nào đúng về cậu bé Tích Chu?
A. Đáng khen vì biết đi tìm bà. B. Đáng trách vì mải chơi.
C. Đáng yêu vì cậu rất hồn nhiên. D. Vừa đáng khen vừa đáng trách.
Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc xong truyện cổ tích Cậu
bé Tích Chu.
Câu 10. Em có nhận xét gì về sự xuất hiện của nhân vật của bà Tiên trong truyện
cổ tích Cậu bé Tích Chu này?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em.

You might also like