You are on page 1of 44

BÀI 7 BÀI GÓC NHÌN THƯƠNG YÊU

MA TRẬN

TT Nội dung kiến thức Nhận biết Thông Vận dụng Tổng số
(theo chương, bài, chủ đề) hiểu câu
1 Ngữ liệu 1: Nói với con 7 7 2 16
2 Ngữ liệu 2: Mẹ tôi 5 4 2 11
3 Ngữ liệu 3: Con cò 4 5 2 11
Tổng 16 16 6 38
Ngữ liệu 1
BÀI THƠ: NÓI VỚI CON
Y Phương
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

Người đồng mình thương lắm con ơi


Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
(1. Thơ Việt Nam 1945-1985, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1985
2. Ngữ văn 9 (tập 2), NXB Giáo dục, 2010)

CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI


a) Nhận biết
Câu 251: Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Nói với con” là:
A. Biểu cảm
B. Miêu tả
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 252: Từ “nhỏ bé” trong câu thơ “Người đồng mình thô sơ da thịt- Chẳng có ai
nhỏ bé đâu con” được dùng biện pháp tu từ nào?
    A. Ẩn dụ
   B. So sánh
    C. Hoán dụ
    D. Nhân hóa
Câu 253: Cụm từ “lên thác xuống ghềnh” là:
     A. Thành ngữ
B. Tục ngữ
    C. Đảo ngữ
    D. Ca dao
Câu 254: Bài thơ “Nói với con” được làm theo thể thơ nào?
    A. Tự do
B. Bảy chữ
    C. Lục bát
    D. Tám chữ
Câu 255: Cách gọi “Người đồng mình” trong bài thơ Nói với con dùng để chỉ:
A. Những người sống cùng miền đất, quê hương
B. Những người ở cùng một làng.
C. Những người ở cùng xã.
D. Những người ở cùng nhà. 
Câu 256: Bài thơ “Nói với con” có giọng điệu như thế nào?
A. Tâm tình tha thiết
B. Sôi nổi, mạnh mẽ
C. Ca ngợi, hùng hồn
D. Trầm buồn, suy tư
Câu 257: Dòng nào dưới đây nêu đúng những đức tính tốt đẹp của người đồng
mình?
     A. Hồn nhiên, mộc mạc, nghĩa tình, giàu chí khí
B. Cần cù, chịu khó, anh dũng, bất khuất
    C. Bền bỉ, nhẫn nại, chịu đựng, hi sinh
    D. Thẳng thắn, trung thực, bền bỉ, dẻo dai
b) Thông hiểu
Câu 258: Dòng nào không nói đúng nghệ thuật của bài thơ “Nói với con” (Y
Phương)?
A. Sử dụng nhiều hình ảnh cụ thể giàu chất thơ
B. Sử dụng rất nhiều từ mượn và từ láy tượng hình
C. Có giọng điệu thiết tha , tình cảm
D. Có bố cục chặt chẽ , hợp lí , dẫn dắt một cách tự nhiên
Câu 259: Người cha nói với đứa con về cội nguồn sinh dưỡng là gia đình và quê
hương nhằm mục đích gì?
A. Nhớ về cội nguồn, tự hào về quê hương, mạnh mẽ kiên cường vượt khó
  B. Nhắc nhở đứa con nhớ về cội nguồn sinh dưỡng là cha
    C. Người cha muốn đứa con tự hào quê hương và tình cảm với cha
    D. Nhắc đứa con mạnh mẽ, kiên cường như truyền thống vượt khó
Câu 260: Bài thơ “Nói với con” của Y Phương đã giúp em hiểu về điều gì ?
A. Sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của người miền núi
B. Vẻ đẹp của con người ở núi rừng
C. Sức sống mãnh liệt của người miền núi
D. Tâm hồn cao thượng của người miền núi
Câu 261: Hai câu thơ sau thể hiện điều gì?
"Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát"
A. Cuộc sống lao động cần cù và vui tươi của con người quê hương.
B. Tình yêu thương của cha mẹ với con cái.
C. Tinh thần đoàn kết của "người đồng mình" trong cuộc sống.
D. Cuộc sống gắn liền với thiên nhiên của "người đồng mình".
Câu 262: Thành ngữ lên thác xuống ghềnh trong đoạn thơ sau có ý nghĩa gì ?
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
A. Nói về nỗi vất vả cực nhọc của người đồng mình
B.Nói về sự vất vả yêu thương của người đồng mình
C. Nói về sự vất vả chán nản của người đồng mình
D. Nói về sự vất vả tự hào của người đồng mình
c) Vận dụng 
Câu 263: Bài thơ ngoài việc nói lên lời dặn dò của người cha với con, nó còn là lời
nhắn nhủ của ai?
A. Thế hệ đi trước đối với thế hệ sau
B. Ông bà với gia đình, con cháu
C. Gia làng với người dân và trẻ con
D. Thần linh với con người miền núi
Câu 264: Qua bài “Nói với con”, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
A. Tình yêu quê hương, cội nguồn sinh dưỡng, niềm tự hào, sức sống bền bỉ
  B. Tình yêu quê hương, tình vợ chồng, tình cha con, anh em sâu nặng
    C. Triết lí về cội nguồn sinh dưỡng của người đồng mình
    D. Niềm tự hào về sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của quê hương,
Câu 265: Bài thơ “Nói với con” của Y Phương, gợi nhắc chúng ta điều gì ?
A. Phải có tình cảm gắn bó với truyền thống , với quê hương và ý chí vươn
lên trong cuộc sống
B. Phải biết ơn cha mẹ
C. Phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình
D. Phải biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình
Câu 266: Thông điệp nào là đúng nhất cho bài thơ trên?
A. Cội nguồn sinh dưỡng là thiêng liêng, vì vậy mỗi người phải biết cố gắng
vì quê hương của mình.
B. Cuộc đời là hữu hạn, vì vậy cần sống hết mình.
C. Sống là cống hiến.
D. Hãy chậm rãi để hưởng thụ cuộc sống tươi đẹp.
Ngữ liệu 2
MẸ TÔI
Thứ năm, ngày 10 tháng 11

Bố để ý là sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ, tôi có nhỡ thốt ra
một lời thiếu lễ độ. Để cảnh cáo tôi, bố đã viết thư này. Đọc thư tôi xúc động vô
cùng.
“Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế không bao giờ
con được tái phạm nữa, En-ri-cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao
đâm vào tim bố vậy! Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi
mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ
khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!.. Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén
được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Con mà lại xúc phạm
đến mẹ con ư? Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một
giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để
cứu sống con!
Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ: Trong đời, con có thể trải qua những ngày
buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ.
Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con
thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng
nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào
đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và
không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau
lòng... Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có
hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ... tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương
tâm[6] con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ
sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu
thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và
nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.
Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải
xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin
mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xoá đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con.
Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hi vọng tha thiết nhất của đời bố,
nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ. Thôi, trong
một thời gian con đừng hôn bố: bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con
được.
Bố của con!
(Trích SGK ngữ văn 7- tập 1, NXB Gáo dục Việt Nam)

CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI


a) Nhận biết
Câu 267. Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Biểu cảm
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Nghị luận
Câu 268. Nhân vật En-ri-cô mắc lỗi gì trước mẹ?
A. Thiếu lễ độ với mẹ
B. Nói dối mẹ
C. Không thương mẹ
D. Giận dỗi mẹ
Câu 269. Thái độ của bố đối với En-ri-cô?
A. Tức giận, đau xót
B. Tức giận, buồn bực
B. Buồn bực, đau xót
C. Đau xót, khổ sở
Câu 270. Bố En-ri-cô đã tìm cách nào để bày tỏ quan điểm của mình trước sự
thiếu lễ độ của En-ri-cô?
A. Viết thư cho En-ri-cô
B. Nói trực tiếp trước mặt En-ri-cô
C. Nhờ cô giáo nhắn nhủ En-ri-cô
D. Ngồi tâm sự với En-ri-cô
271. Tìm trạng ngữ trong câu văn sau: Từ nay, không bao giờ con được thốt ra
một lời nói nặng với mẹ.
A. Từ nay
B. không bao giờ
C. Con
D, Mẹ
b) Thông hiểu
Câu 272. Đề tài được nhắc đến trong văn bản Mẹ tôi là gì?
A. Gia đình
B. Tình bạn
C. Tình yêu
D. Yêu quê hương

Câu 273. Theo em, điều gì khiến En-ri-cô xúc động khi đọc thư của bố?
A. Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô
B. Vì En-ri-cô sợ bố, sợ mọi người xung quanh
C. Vì En-ri-cô thấy xấu hổ trước lời nói chân tình của bố
D. Vì En- ri- cô sợ mẹ, sợ cô giáo
Câu 274. Tại sao bố En-ri-cô không nói trực tiếp với En-ri-cô lại viết thư? Đáp án
nào không đúng vói tình huống trên.
A. Bố sợ En-ri-cô tủi thân, thiệt thòi với bạn bè
B. Người bố muốn con phải đọc kĩ, và suy ngẫm
C. Cách giữ thể diện cho người bị phê bình
D. Thể hiện bố En-ri-cô là người tinh tế, tâm lí, sâu sắc
Câu 275. Qua những chi tiết nói về mẹ En-ri-cô, em thấy mẹ En-ri-cô là người
như thế nào?
A. Là người mẹ nhân hậu, bao dung, hết lòng yêu thương con
B. Sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau khổ
C. Thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của
con
D. Người mẹ có thể ăn xin để nuôi con, thậm chí có thể hi sinh cả tính
mạng.
c) Vận dụng
Câu 276. Đoạn trích ca ngợi tình yêu thương của người mẹ dành cho con, đồng
thời nêu lên bài học gì về thái độ sống của con cái đối với cha mẹ.
A. Con cái phải yêu thương, kính trọng cha mẹ
B. Cha mẹ phải có trách nhiệm chăm lo cho con
C. Con cái có quyền phản ứng mạnh với cha mẹ
D. Con cái phải có trách nhiệm với cha mẹ
Câu 277: Đối với cha, mẹ của mình; là con, em cần phải làm gì cho cha mẹ vui
lòng?
A. Chăm ngoan, học giỏi
B. Giúp đỡ việc nhà khi có thể
C. Hiếu thảo, lễ độ
D. Chỉ cần tham gia hoạt động cộng đồng
A. 1-2-3
B. 2-3-4
C. 1-3-4
D. 1-2-4
Ngữ liệu 3
CON CÒ
Chế Lan Viên
I
Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay:
"Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ
Con cò Đồng Đăng..."
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ
"Con cò ăn đêm
Con cò xa tổ
Cò gặp cành mềm
Cò sợ xáo măng..."
Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân
Con chưa biết con cò con vạc
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân
II
Ngủ yên, ngủ yên, ngủ yên
Cho cò trắng đến làm quen
Cò đứng ở quanh nôi
Rồi cò vào trong tổ
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi
Mai khôn lớn, con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân
Lớn lên, lớn lên, lớn lên...
Con làm gì?
Con làm thi sĩ
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn
III
Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
À ơi!
Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
Ngủ đi, ngủ đi!
Cho cánh cò, cánh vạc
Cho cả sắc trời
Đến hát
Quanh nôi
(Chế Lan Viên toàn tập (Vũ Thị Thường sưu tập và biên soạn),
NXB Văn học, 2002)
CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI
a) Nhận biết
Câu 278: Bài thơ Con cò được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Biểu cảm
B. Miêu tả
C. Nghị luận
D. Tự sự
Câu 279: Bài thơ Con cò thuộc thể thơ nào?
A. Thơ tự do
B. Thơ lục bát
C. Thơ 7 chữ
D. Thơ 5 chữ
Câu 280: Hình ảnh con cò trong bài thơ Con cò của nhà thơ Chế Lan Viên được
sáng tạo bằng biện pháp tu từ nào?
A. Ẩn dụ.
B. Hoán dụ.
C. Nhân hóa.
D. Điệp từ
Câu 281: Câu ca dao nào không được lấy và đưa vào bài thơ “Con cò”?
A. Một đàn cò trắng bay quanh/  Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta
B. Con cò bay lả, bay la/ Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng
C. Con cò bay lả, bay la/ Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng
D. Còn cò mà đi ăn đêm/ Gặp phải cành mềm, lộn cổ xuống ao…
c) Thông hiểu
Câu 282: Dòng nào sau đây hiểu đúng nhất về hai câu thơ
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”?
A. Tình cảm của người mẹ mãi dạt dào và có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc
đời mỗi người con
B. Tình yêu của mẹ mãi mãi không bao giờ thay đổi, cho dù con có giận mẹ
C. Ca ngợi công sinh thành, dưỡng dục của người mẹ ngay cả khi con khôn
lớn
D. Bổn phận làm con phải luôn ghi nhớ, biết ơn công lao của cha mẹ
Câu 283: Mạch cảm xúc của bài thơ đi theo trình tự nào?
A. Con cò qua lời hát ru đến với tuổi ấu thơ; con cò gần gũi theo con người
trên mọi chặng đường đời; suy ngẫm về ý nghĩa của lời hát ru và lòng me.
B. Con cò qua lời hát ru đến với tuổi ấu thơ; con cò gần gũi theo con người
trên mọi chặng đường đời.
C. Con cò gần gũi theo con người trên mọi chặng đường đời; suy ngẫm về ý
nghĩa của lời hát ru và lòng me.
D. Con cò qua lời hát ru đến với tuổi ấu thơ; suy ngẫm về ý nghĩa của lời hát
ru và lòng me.
Câu 284: Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
A. Âm hưởng lời hát ru trong thể thơ tự do linh hoạt; sáng tạo hình ảnh biểu
tượng.
B. Âm hưởng lời hát ru trong thể thơ tự do linh hoạt; sáng tạo hình ảnh biểu
tượng từ ca dao.
C. Âm hưởng lời hát ru trong thể thơ tự do linh hoạt; sáng tạo hình ảnh biểu
tượng táo bạo.
D. Âm hưởng lời hát ru trong thể thơ tự do linh hoạt; sáng tạo hình ảnh biểu
tượng gợi cảm
Câu 285. Em hiểu gì về đoạn thơ sau::
Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi
 (Về thăm mẹ - Đinh Nam Khương)
A. Hoàn cảnh người con về thăm mẹ
B. Lòng biết ơn của người con đối với mẹ
C. Tình yêu thương của mẹ gắn với những sự vật gần gũi, đời thường
D. Sự hiếu thảo của người con
Câu 286: Em hiểu gì về câu nói sau:
« Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc,
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không.»
Đâu là là đáp án không đúng khi nói về hai câu sau:
A. Ta chỉ cần chăm sóc mẹ lúc ốm, đau
B. Phải biết thương yêu và kính trọng mẹ
C. Mẹ là nhất trên đời đối vói con
D. Mẹ là tất cả đời ta, không ai thay thế được
c) Vận dụng
Câu 287: Nhận xét nào nói đúng nhất về ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò
trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên ?
A. Biểu tượng cho tấm lòng người mẹ và lời mẹ ru
B. Biểu tượng cho cuộc sống khó nhọc trước kia
C. Biểu tượng cho cuộc sống vất vả hôm nay
D. Biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam
Câu 288: Nhận xét nào nói đúng nhất về nội dung của bài thơ?
A. Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm của tác giả về tình cảm mẹ con gắn
bó, thiêng liêng
B. Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm về tình cảm gia đình nói chung
C. Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm về tình yêu quê hương đất nước
D. Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm về cuộc sống sinh hoạt gần gũi,
thân thương

BÀI 8. NHỮNG GÓC NHÌN CUỘC SỐNG


MA TRẬN

TT Nội dung kiến thức Nhận Thông Vận Tổng số


(theo chương, bài, chủ đề) biết hiểu dụng câu
1 Ngữ liệu 1: Bàn về đọc sách 6 3 3 12

2 Ngữ liệu 2: Góc nhìn 6 6 4 16

3 Ngữ liệu 3: Phải chăng chỉ có ngọt ngào 8 5 2 15


mới làm nên hạnh phúc
Tổng 20 14 9 43
Ngữ liệu 1 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

Chu Quang Tiềm

Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con
đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là
việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả
của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có. Các
thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại.
Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là
những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại. Nếu chúng ta
mong tiến lên từ văn hoá, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành
quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xoá bỏ hết các
thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi
điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. Lúc đó,
dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu

….

Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại càng phong phú, sách vở
tích luỹ càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ. Sách tất nhiên là
đáng quý, nhưng cũng chỉ là một thứ tích luỹ. Nó có thể làm trở ngại cho nghiên
cứu học vấn. Ít nhất có hai cái hại thường gặp. Một là, sách nhiều khiến người ta
không chuyên sâu. Các học giả Trung Hoa thời cổ đại do sách khó kiếm, một đời
đến bạc đầu mới đọc hết quyển kinh. Sách tuy đọc được ít, nhưng đọc quyển nào ra
quyển ấy, miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tuỷ,
biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn. Giờ đây sách
dễ kiếm, một học giả trẻ đã có thể khoe khoang từng đọc hàng vạn cuốn sách.
“Liếc qua” tuy rất nhiều, nhưng “đọng lại” thì rất ít, giống như ăn uống, các thứ
không tiêu hoá được tích càng nhiều, thì càng dễ sinh ra bệnh đau dạ dày, nhiều
thói xấu hư danh nông cạn đều do lối ăn tươi nuốt sống đó mà sinh ra cả. Hai là,
sách nhiều khiến người đọc lạc hướng. Bất cứ lĩnh vực học vấn nào ngày nay đều
đã có sách vở chất đầy thư viện, trong đó, những tác phẩm cơ bản, đích thực, nhất
thiết phải đọc chẳng qua cũng mấy nghìn quyển, thậm chí chỉ mấy quyển. Nhiều
người mới học tham nhiều mà không vụ thực chất, đã lãng phí thời gian và sức lực
trên những cuốn sách vô thưởng vô phạt, nên không tránh khỏi bỏ lỡ mất dịp đọc
những cuốn sách quan trọng, cơ bản.

…..

Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc
cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian,
sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thực sự có giá trị. Nếu đọc được 10
quyển sách mà chỉ liếc qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách
cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó
đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc
nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ,
thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến
mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua
chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế
gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của,
chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ để lừa mình dối
người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp
kém.

(Ngữ văn 9, tập hai, Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên), Trần Đình Sử dịch,

NXB Giáo dục Việt nam, 2011)

CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI


a) Nhận biết
Câu 289: Phương thức biểu đạt chính nào được dùng trong văn bản?
A. Nghị luận
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Biểu cảm
Câu 290: Chọn những chi tiết đúng về tầm quan trọng của việc đọc sách?
1. Sách chính là kho tàng lưu giữ những thành quả của nhân loại
2. Đọc sách giúp phát triển kinh tế của đất nước
3. Sách có ý nghĩa quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại
4. Đọc sách là con đường tích lũy, nâng cao vốn tri thức
5. Đọc sách để khẳng định, nâng tầm tên tuổi của mỗi người
6. Đọc sách là trả nợ quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm của loài người, là hưởng thụ
kiến thức, lời dạy tâm huyết của quá khứ
A. 1 - 3 - 4 - 6.
B. 1 - 2 - 3 - 4.
C. 3 - 4 - 5 - 6.
D. 1 - 2 - 3 - 5.
Câu 291: Từ nào trong các tự sau đây không phải là từ mượn?
A. Đọc sách
B. Học vấn
C. Cá nhân
D. Nhân loại
Câu 292: Nội dung nào dưới đây không được đề cập trong văn bản?
A. Những thư viện nôi tiếng trên thế giới
B. Ý nghĩa của việc đọc sách hiện nay
C. Các loại sách cần đọc và đọc đúng
D. Phương pháp đọc sách có hiệu quả
Câu 293: Đọc đoạn văn sau và cho biết, từ “thế gian, trọc phú”, là từ mượn thuộc
loại từ mượn nào?
“Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú
khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ để lừa mình
dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp
kém.”
(Trích văn bản “Bàn về đọc sách”)
A. Hán việt
B. Thái việt
C. Lào việt
D. Ấn Độ
Câu 294: Câu văn nào trong đoạn trích trên thể hiện rõ nội dung: khuyên người đọc
sách phải đọc cho kĩ?
A. Nếu đọc được 10 quyển sách mà chỉ liếc qua, không bằng chỉ lấy một
quyển mà đọc mười lần.
B. Đọc ít mà đọc kĩ, sẽ tập tành được nếp suy nghĩ sâu xa, con người sẽ trở
nên thâm trầm sâu sắc, có giá trị
C. Nếu đọc được 10 quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng lấy 10 quyển
mà đọc 10 lần thì cũng thực sự có giá trị
D. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự,
đọc ít không phải là xấu hổ, miễn sao ta cứ tìm sách đọc là tốt.
b) Thông hiểu:
Câu 295: Vì sao đọc sách trong thời đại ngày nay không dễ?
A. Sách nhiều khiến người đọc dễ lạc hướng và không chuyên sâu
B. Sách thì hay nhưng sách quá nhiều, làm cho người đọc khó chọn lựa
C. Không dễ tìm sách hay để đọc, vì còn tồn tại một số sách không giá trị
D. Sách nhiều nhưng vẫn là một thứ hàng hóa đắt so với điều kiện của nhiều
người
Câu 296: Tại sao không thể coi đọc nhiều là vinh dự?
A. Đọc nhiều mà không chịu suy nghĩ sâu xa
B. Đọc nhiều nhưng đọc toàn sách ít có giá trị
C. Đọc nhiều nhưng không đọc kĩ, thành ra vô ích
D. Đọc nhiều mà đọc lướt qua thì cũng coi như vô ích
Câu 297: Ý nghĩ nào sau đây không phải là kết quả của việc đọc nhiều mà không
chịu nghĩ sâu xa?
A. Sẽ tập tành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do
đến mức làm thay đổi khí chất
B. Chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm
quý, như kẻ trọc phúi khoe của
C. Như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý
loạn, tay không mà về, lừa mình dối người
D. Với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm
người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém
c) Vận dụng:
Câu 298: Qua đoạn trích, em có nhận xét gì về ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm?
A. Bài viết là một kim chỉ nam cho những người mong muốn đọc sách,
muốn tiến xa trên con đường học vấn.
B. Đọc sách để khẳng định tầm vóc của bản thân trước cộng đồng, học đê
thăng quan tiến chức
C. Bài viết xem thường người không biết đọc sách, thích thể hiện, như kẻ
trọc phú khoe của, cưỡi ngựa qua chợ
D. Thế gian có bao nhiêu người đọc sách, mục đích là để trang trí bộ mặt,
chỉ cốt lấy nhiều làm quý.

Câu 299: Có ý kiến cho rằng, không cần đọc sách bằng bản in, chỉ cần đọc trên
internet là được, em đồng ý với ý kiến nào sau đây:
A. Đọc cả bản in và đọc sách trên internet
B. Chủ yếu đọc sách bằng bản in là được
C. Phải đọc sách trên internet, sách cộng nghê
D. Không phải đọc bản in và đọc trên internet
Câu 300: Theo em, Nhà nước ta tổ chức Ngày hội đọc sách để làm gì?
A. Khuyến khích mọi người dân đọc sách
B. Cho trẻ em đọc sách để rộng kiến thức
C. Để người thành niên biết sách và đọc sách
D. Nông dân tham gia đọc sách để sản xuất
Ngữ liệu 2
GÓC NHÌN

Ngày xưa, có một vị vua cai trị cả một vương quốc rộng lớn. Một ngày nọ,
ông quyết định vi hành đến những vùng đất xa xôi nhất của đất nước. Khi trở về
cung điện, ông phàn nàn rằng chân ông rất đau. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu,
bởi đây là lần đầu tiên ông thực hiện chuyến đi dài như vậy, trong khi đó, những
con đường ông đi qua đều gập ghềnh sỏi đá. Bực mình vì bị những cơn nhức mỏi
hành hạ, ông ra lệnh cho tất cả các con đường trong vương quốc phải được bao phủ
bằng da súc vật. Tất nhiên, đây là một mệnh lệnh khó thực hiện và tốn kém cả về
sức người, sức của nhưng cũng không ai dám khuyên nhà vua.
Thế rồi cuối cùng, một người hầu khôn ngoan đã dũng cảm đứng ra ngăn
cản nhà vua. Anh ta nói:
- Tại sao vương quốc lại tiêu tốn ngân khố một cách vô ích như vậy ạ? Tại
sao Người không cắt những miếng da bò êm ái phủ quanh đôi chân trần của mình?
Như vậy, không những chân người sẽ không còn bị đau khi đi qua những con
đường gập ghềnh sỏi đá nữa mà cả vương quốc cũng sẽ tiết kiệm được rất nhiều
thời gian, công sức, của cải!
Nhà vua rất ngạc nhiên trước lời đề nghị lạ lùng của người hầu, nhưng rồi
sau đó ông cũng dã đồng ý. Vậy là đôi giày đầu tiên trong lịch sử ra đời.
(Thanh Giang dịch, Hạt giống tâm hồn, tập 8, NXB tổng hợp TP Hồ
Chí Minh, 2016)
CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI
a) Nhận biết
Câu 301. Văn bản Góc nhìn thuộc thể loại truyện gì?
A. Truyện dân gian.
B. Truyện kí.
C. Truyện dài
D. Truyện ngắn.
Câu 302. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản Góc nhìn?
A. Tự sự
B. Nghị luận
C. Miêu tả
D. Thuyết minh
Câu 303. Trong văn bản Góc nhìn, ai là người đã phản đối ý kiến của nhà vua?
A. Người hầu
B. Hoàng hậu
C. Hoàng tử
D. Công chúa
Câu 304. Ai là nhân vật chính trong văn bản Góc nhìn?
A. Nhà vua, người hầu
B. Nhà vua
C. Người hầu
D. Người làm giầy
Câu 305. Trong văn bản Góc nhìn, nhà vua đã đưa ra quyết định gì sau chuyến vi
hành của mình?
A. Ra lệnh phủ da súc vật lên tất cả các con đường
B. Không đi dạo chơi nữa
C. Sai thợ đúc một đôi giày
D. Lệnh làm thật nhiều cỗ xe
Câu 306. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ mượn?
A. ra đời
B. dũng cảm
C. khôn ngoan
D. vương quốc
b) Thông hiểu
Câu 307. Ý nào dưới đây là nghệ thuật được sử dụng trong văn bản Góc nhìn?
A. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục.
B. Lời văn giàu hình ảnh.
C. Sử dụng các dẫn chứng xác đáng, thuyết phục.
D. Nhiều hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng đặc sắc
Câu 308. Văn bản Góc nhìn nói về nội dung gì? 
A. Đưa ra câu chuyện của nhà vua để hướng con người có cái nhìn thấu đáo
trong cuộc sống
B. Đưa ra câu chuyện của nhà vua và dạy con người cách làm giàu
C. Đưa ra câu chuyện của nhà vua và hướng con người cách sống lương
thiện
D. Đưa ra câu chuyện để hướng dẫn cách làm giày
Câu 309. Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích sau?
- Tại sao quốc vương lại có thể tiêu tốn ngân khố một cách vô ích như vậy
ạ? Tại sao Người không cắt những miếng da bỏ êm ái phủ quanh đôi chân trần
của mình? Như vậy, không những chân Người sẽ không còn bị đau khi đi qua
những con đường gập ghềnh sởi đá nữa mà cả vương quốc cũng sẽ tiết kiệm được
rất nhiều thời gian, công sức, của cải!
(Góc nhìn – Hạt giống tâm hồn)
A. Lời khuyên của anh người hầu
B. Giới thiệu về nhà vua
C. Quyết định tốn kém của nhà vua
D. Nhà vua thay đổi suy nghĩ của mình
Câu 310. Đoạn trích dưới đây nói về nội dung gì?
     Nhà vua rất ngạc nhiên trước lời đề nghị của người hầu, nhưng rồi sau đó ông
cũng đã đồng ý. Vậy là đôi giày đầu tiên trong lịch sử đã ra đời.
(Góc nhìn – Hạt giống tâm hồn)
A. Quyết định đúng đắn của nhà vua
B. Giới thiệu về nhà vua
C. Quyết định tốn kém của nhà vua
D. Lời khuyên của anh người hầu
Câu 311. Sắp xếp các ý sau cho đúng trình tự xuất hiện trong văn bản Góc nhìn:
1. Vua yêu cầu bọc da súc vật trên các con đường
2. Vua quyết định vi hành
3. Chân của vua rất đau
4. Người hầu góp ý cắt miếng da bò phủ quanh chân vua
5. Đôi giày chính thức ra đời
A. 2-3-1-4-5
B. 1-2-3-4-5
C. 2-4-5-1-3
D. 5-4-3-2-1
Câu 312. Từ “vi hành” trong câu văn “Ông quyết định vi hành đến những vùng đất
xa xôi nhất của đất nước” được hiểu là?
A. Cải trang để đi đó đây  
B. Một loại rau củ
C. Một lá hành nhỏ
D. Một loại vi khuẩn
c) Vận dụng
Câu 313. Thông điệp được gửi gắm trong văn bản Góc nhìn?
A. Nên nhìn cuộc sống bằng nhiều khía cạnh để chọn giải pháp tối ưu
B. Có nhiều tiền mới mua được mọi thứ mình yêu thích
C. Muốn hiểu biết rộng phải đi nhiều nơi, biết nhiều địa danh
D. Phải có mục đích sống để đạt được ước mơ của mình
Câu 314: Trong cuộc sống, khi cha mẹ có những quyết định chưa đúng, em cần
phải làm gì?
1. Đưa ra lời khuyên để cha mẹ có quyết định đúng
2. Không cần có ý kiến, im lặng là mọi việc sẽ ổn
3. Nhờ người có uy tin can thiệp, khuyên lơn
4. Phản ứng nhanh mà không cần suy nghĩ
A. 1- 3
B. 2- 4
C. 1- 3
D. 2- 4
Câu 315: Em có suy nghĩ gì về anh người hầu trong câu chuyện trên?
A. Thông minh, nhanh trí
B. Nhu nhược yếu đuối
C. Thụ động, thiếu suy nghĩ
D. Học rộng, hiểu sâu
Câu 316: Có phải trẻ con thì không được có ý kiến không? Theo ý kiến của em thì
sao?
A. Trẻ em được quyền tham gia ý kiến
B. Trẻ em phải luôn nghe theo ý kiến của cha mẹ
C. Trẻ em chỉ được phục tùng
D. Trẻ em chỉ có ý kiến khi thích
Ngữ liệu 3
PHẢI CHĂNG CHỈ CÓ NGỌT NGÀO MỚI LÀM NÊN HẠNH PHÚC?
Hôm qua con chợt vô tình hỏi mẹ: “Mẹ ơi! Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới
làm nên hạnh phúc?” Mẹ đã suy nghĩ rất lâu về lời con hỏi. Con yêu ạ, trong cuộc
sống này ai cũng mưu cầu hạnh phúc cho riêng bản thân mình, và người ta vẫn
thường hay nghĩ rằng hạnh phúc chỉ đến từ những điều ngọt ngào nhất, bình yên
nhất. Nhưng liệu điều ấy có thật đúng?
Không ai có thể định nghĩa hoàn toàn cho hai từ “hạnh phúc”, ai cũng có
cách hiểu hạnh phúc của riêng mình.'Thế nhưng người ta vẫn thường hay bảo, ngọt
ngào là hạnh phúc. Ngọt ngào là sự dịu dàng, ấm áp trong tình cảm, ngọt ngào
cũng là sự sung túc, đủ đầy về vật chất lẫn tinh thần trong cuộc sống.
Ngọt ngào mang đến cho con người sự thoải mái, sự bình yên nên hẳn nhiên
nó chính là hạnh phúc. Một cử chỉ quan tâm, yêu thương, một lời hỏi han ngọt
ngào của mẹ dành cho con, của bạn bè dành cho nhau, cũng đủ khiến người ta cảm
thấy sướng vui và ấm lòng. Một cuộc sống giàu có, sung túc, đủ đầy, con người có
thể làm điều mình thích mà không bị giới hạn bời bất kì điều gì, điều ấy cũng làm
cuộc sống thêm phần hạnh phúc, tươi đẹp. Một cuộc sống với những thành công
cũng mang lại cho ta cảm giác thành công mĩ mãn, hạnh phúc biết bao! Quả thật,
những điều ngọt ngào vẫn thường vẽ nên một cuộc sống màu hồng như thế, nó cho
người ta cảm giác rằng cuộc sống này thật hoàn hảo, không có điều gì có thể ngăn
cản người ta sống, mọi thứ dường như quá đẹp, và người ta sẽ chỉ muốn sống,
muốn yêu và được yêu, muốn thành công và luôn luôn như thế. Ngọt ngào mang
đến cho ta hạnh phúc thực sự, nó thỏa mãn mọi xúc cảm trong lòng ta, thỏa mãn
được trái tim ta, cho lòng ta đạt đến sự sung sướng tột cùng.
Ngày trước, khi vẫn còn là một người trẻ bước những bước đi đầu tiên vào
đời, mẹ cũng từng nghĩ rằng, chỉ có ngọt ngào mới cho mẹ hạnh phúc thực sự. Thế
nhưng từ khi có con trong đời, mẹ đã hiểu được rằng, hạnh phúc không chỉ đến từ
những điều ngọt ngào ấy, nó còn được vẽ nên bởi những nỗi đau. Khi có con đến
và ở trong bụng mẹ, con vẫn thường hay ra hiệu cho mẹ biết bàng cách quẫy đạp,
lúc nhẹ lúc mạnh lại khiến mẹ cảm thấy rất đau. Thể nhưng con biết không, chính
nỗi đau đó, lại mang đến cho mẹ sự hạnh phúc. Hạnh phúc khi biết con vẫn bình
an, hạnh phúc khi biết con vẫn khỏe mạnh, vẫn vui vẻ hạnh phúc. Rồi khi chín
tháng mười ngày trải qua, cũng là lần mẹ đau đớn nhất, khi phải sinh con. Lúc ấy
mẹ mới cảmnhận được nỗi đau vượt cạn, đau đến tột cùng, chỉ muốn ngất đi cho
quên hết nỗi đau. Nhưng rồi, trong nỗi đau ấy, khi tiếng khóc của con cất lên, mẹ
lại hạnh phúc vô cùng. Nhìn thấy con lúc ấy, mẹ mới hiểu được giá trị thực sự của
hạnh phúc. Thì ra trong nỗi đau của mẹ, hạnh phúc vẫn tồn tại. Một người mẹ sinh
con, dù đau đến thế nào vẫn chỉ cảm thấy vui sướng, hạnh phúc, con à!
Hay một người khiếm khuyết, mắc những bệnh tật đớn đau, nhưng họ vẫn
cảm thấy hạnh phúc, vì họ vẫn còn thời gian để sống, để cống hiến, làm những
điều mình muốn. Như tấm gương của “đóa hoa khát sống” Võ Thị Ngọc Nữ, dù
đang ở trong độ tuổi của những ước mơ, của những hoài bão, một tuổi trẻ nhiệt
huyết, đầy đam mê, nhưng Ngọc Nữ lại mắc phải căn bệnh hiểm nghèo, nhưng cô
vẫn luôn tươi cười hạnh phúc, nhất là khi có thể được múa, được thực hiện điều
mình mong muốn. Giữa những nỗi đau, là hạnh phúc. Hạnh phúc khi con người
cảm thấy rằng cuộc sống đáng quý, đáng sống hơn bao giờ hết, hạnh phúc khi con
người dù ở trong thử thách, sóng gió cuộc đời vẫn khát khao sống và thực hiện ước
mơ của mình. Có những nỗi đau lạ lùng như vậy, đến tột cùng của nỗi đau chính là
hạnh phúc thực sự. Khi con trải qua đau khổ để tìm kiếm hạnh phúc, con mới thấy
rằng hạnh phúc với con thật đáng trân trọng, đáng quý biết bao! Vì vậy mẹ muốn
con biết ràng, không chỉ có ngọt ngào mới cho con được hạnh phúc, ngay cả trong
khổ đau con vẫn đang hạnh phúc mà con không biết đấy thôi. Trân trọng những
ngọt ngào của cuộc sống, nhưng cũng hãy trân trọng những nỗi đau nữa con nhé, vì
nếu con có thể hiểu được chúng, con sẽ cảm thấy rằng bản thân hạnh phúc trong
từng khoảnh khắc của cuôc đời.
Ngọt ngào và nỗi đau luôn song hành cùng nhau trên bước đường đời của
con. Hạnh phúc của con, có thể đến từ những điều ngọt ngào, cũng có thể đến từ
những nỗi đau con gánh chịu. Điều quan trọng là con phải biết nhận ra hạnh phúc
đang ở ngay trong cuộc sống của mình, con đừng đi tìm một hạnh phúc ngọt ngào
xa xôi mà con hay mường tưởng. Con hãy nhìn ngay đây, ngay cả khi con đau khổ
vì thất bại trong một bài kiểm tra nào đó, hay trong bất kì công việc gì, con vẫn hãy
hạnh phúc bởi con đã làm chúng hết mình, làm bằng nỗ lực của chính con, con gái
à! Hãy luôn nhớ rằng, hạnh phúc luôn ở quanh con.
(Trích Ngữ Văn 6, tập 2, Sách Chân trời sáng tạo)

CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI


a) Nhận biết
Câu 317. Văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? Được
trích từ đâu?
A. Những bài nghị luận xã hội chọn lọc
B. Văn mẫu hay
C. Văn học và cuộc sống
D. Văn học trong nhà trường
Câu 318. Văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? là văn
bản của tác giả nào?
A. Phạm Thị Ngọc Diễm
B. Lí Lan
C. Hà My
D. Nguyễn Nhật Ánh
Câu 319. Văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?, sử dụng
phương thức biểu đạt chính nào?
A. Nghị luận
B. Miêu tả 
C. Biểu cảm
D. Thuyết minh
Câu 320. Trong văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?, khi
trình bày luận điểm Hạnh phúc còn được tạo nên từ những vất vả, mệt nhọc, nỗi
đau, tác giả đã dùng hình ảnh của ai để làm dẫn chứng?
A. Võ Thị Ngọc Nữ
B. Võ Thị Sáu
C. Đặng Thùy Trâm
D. Nguyễn Thị Ánh Viên
Câu 321. Văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? đã mở
đầu bằng tình huống gì?
A. Câu hỏi của con dành cho mẹ
B. Cuộc dạo chơi của hai mẹ con
C. Câu hỏi của học sinh dành cho thầy giáo
D. Thầy giáo giải thích cho học sinh về ý nghĩa hạnh phúc.
Câu 322. Trong văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?, tác
giả đã quan niệm “hạnh phúc” như thế nào?
A. Là cách cảm nhận riêng của mỗi người
B. Là trạng thái đạt được thứ gì đó mình mong muốn
C. Là cảm giác khi gặp người thân
D. Là niềm vui khi chúng ta đạt điểm cao trong học tập
D. Là niềm vui khi chúng ta đạt điểm cao trong học tập
Câu 323. Đoạn trích dưới đây sử dụng phép lập luận nào?
     Không ai có thể định nghĩa trọn vẹn hoàn toàn cho hai chữ “hạnh phúc”, ai
cũng có cách hiểu về hạnh phúc theo cách riêng của mình. Thế nhưng, người ta
vẫn thường hay bảo, ngọt ngào là hạnh phúc. Ngọt ngào là sự dịu dàng, ấm áp
trong tình cảm, ngọt ngào cũng là sự sung túc, đủ đầy về vật chất lẫn tinh thần
trong cuộc sống.
(Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? – Phạm Thị Ngọc Diễm)
A. Phân tích, bình luận, chứng minh vấn đề.
B. Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề nghị luận
C. Khẳng định vấn đề: hạnh phúc luôn ở quanh ta
D. Nhận định về hạnh phúc

Câu 324. Điền vào chỗ trống để được kết luận của văn bản Phải chăng chỉ có ngọt
ngào mới làm nên hạnh phúc?
Hạnh phúc có thể đến từ những điều (…) và cũng có thể đến từ (…)
A. ngọt ngào, nỗi đau
B. đáng yêu, đáng mên
C. ngọt ngào, hạnh phúc
D. giàu có, đau khổ
325. Xác định biện pháp tu từ trong câu sau: Ngọt ngào là sự dịu dàng, ấm áp
trong tình cảm, ngọt ngào cũng là sự sung túc, đủ đầy về vật chất lẫn tinh thần
trong cuộc sống.
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
b) Thông hiểu
Câu 326. Trong ý kiến Ngọt ngào là hạnh phúc, những lí lẽ nào để làm sáng tỏ
cho ý kiến trên? Hãy chọn đáp án đúng.
1. Ngọt ngào mang đến cho con người sự thoải mái, sự bình yên nên hẳn
nhiên đó là hạnh phúc.
2. Một người mẹ sinh con, dù đau đến thế nào vẫn chỉ cảm thấy vui sướng,
hạnh phúc.
3. Một người không may mắc những bệnh tật nguy hiểm, họ vẫn có thể cảm
thấy hạnh phúc
4. Một cuộc sống giảu có, sung túc, đủ đây giúp cho con người có thể làm
điều minh thích
A. 1- 4
B. 2- 3
C. 2- 4
D. 3- 4
Câu 327. Nội dung chính của văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên
hạnh phúc? là gì?
A. Chứng minh quan điểm về hạnh phúc
B. Cho rằng hạnh phúc là một điều rất khó để có được
C. Khẳng định hạnh phúc chỉ đến một lần trong đời
D. Hạnh phúc là khi ta cho đi mà không cần đáp trả
Câu 328. Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của văn bản Phải chăng chỉ có ngọt
ngào mới làm nên hạnh phúc?.?
A. Xây dựng tâm lý nhân vật đặc sắc
B. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục
C. Lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc
D. Sử dụng các dẫn chứng xác đáng, thuyết phục
Câu 329. Đoạn trích sau nói về nội dung gì?
     Hôm qua con chợt vô tình hỏi mẹ: “Mẹ ơi! Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới
làm nên hạnh phúc?”. Mẹ đã suy nghĩ rất lâu về lời con hỏi. Con yêu ạ, trong cuộc
sống này ai cũng mưu cầu hạnh phúc cho riêng bản thân mình, và người ta vẫn
thường hay nghĩ rằng hạnh phúc chỉ đến từ những điều ngọt ngào, bình yên nhất.
Liệu điều ấy có thật đúng?
(Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? – Phạm Thị Ngọc Diễm)
A. Giới thiệu vấn đề nghị luận: hạnh phúc
B. Kể lại câu chuyện vui giữa hai mẹ con
C. Khẳng định hạnh phúc rất quý giá
D. Băn khoăn về khái niệm hạnh phúc
c) Vận dụng
Câu 330: Được cắp sách tới trường em làm gì để cha mẹ cẩm thấy hạnh phúc?
A. Chăm chỉ học tập, ngoan ngoản, thể hiện lòng nhân ái
B. Học giỏi, nghe lời bạn bè, không quan tâm tới lời dạn của cha mẹ
C. Sau mỗi buổi tan học tham gia vui chơi tụ tập bạn bè để cha mẹ ở nhà đợi
D. Gây gổ với bạn bè, đi học thường xuyên không tới lớp
Câu 331. Em rút ra bài học gì từ nội dung câu “Một người không may mắc những
bệnh tật nguy hiểm, họ vẫn có thể cảm thấy hạnh phúc, vi họ vẫn còn thời gian để
sống, để công hiến, làm những điều mình muốn”.
A. Lạc quan, yêu cuộc sống, lỗ lực học hỏi vươn lên để cống hiến
B. Suy nghĩ về bệnh, tìm thầy để điều trị
C. Năm suy nghĩ về bệnh về thời gian sống không còn nhiều, cầu nguyện
được mọi khỏi bệnh
D. Xác định được bệnh nguy hiểm không thể điều trị được nên không cần
uống thuốc để diều trị.
BÀI 9.
NUÔI DƯỠNG TÂM HỒN
MA TRẬN

Nội dung kiến thức Thông Vận Tổng


TT Nhận biết
(theo bài) hiểu dụng số câu
4 4 2
1 Ngữ liệu1. Tiếng vọng rừng sâu 10

4 5 1
2 Ngữ liệu 2. Cây nến… 10

8 1 1
3 Ngữ liệu 3. Dựa và bản thân 10

5 3 2
4 Ngữ liệu 4. Bàn tay yêu thương 10

Tổng 21 13 6 40
Ngữ liệu 1
TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU

Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy
đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu bé hét lớn: “Tôi ghét
người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay
về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có
tiếng người ghét cậu.
Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà bảo: “Giờ thì con hãy
hét thật to: Con yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng
lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó
là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó.
Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét thì người cũng thù ghét con. Nếu con
yêu thương người thì người cũng yêu thương con”.
(Theo Qùa tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002)

CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI


a) Nhận biết
Câu 332. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Nghị luận
D. Thuyết minh
Câu 333. Câu chuyện trên có mấy nhân vật?
A. 2 nhân vật
B. 3 nhân vật
C. 4 nhân vật
D. 5 nhân vật
Câu 334. Câu: “Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở” có mấy
cụm động từ?
A. 3 cụm động từ
B. 1 cụm động từ
C. 2 cụm động từ
D. 4 cụm động từ
Câu 335. Đâu là thành tố trung tâm của cụm từ: “Hãy hét lên thật to”?
A. Hét
B. Hãy
C. Hét thật to
D. Thật to
Câu 336. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ ba
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ nhất
D. Ngôi thứ nhất số nhiều
b) Thông hiểu
Câu 337. Trạng ngữ “lúc đó” trong câu “Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con
hiểu.” thể hiện ý nghĩ gì trong câu?
A. Thời gian người mẹ giải thích cho con hiểu
B. Mục đích người mẹ giải thích cho con hiểu
C. Cách thức người mẹ giải thích cho con hiểu
D. Phương tiện người mẹ giải thích cho con hiểu
Câu 338. Dấu ngoặc kép trong câu sau : Lấy hết sức mình, cậu bé hét lớn: “Tôi
ghét người” có tác dụng gì?
A. Trích dẫn nguyên văn lời nói của cậu bé..
B. Đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt.
C. Đánh dấu lời nói của người mẹ.
D. Trích dẫn lới nói của người mẹ.
Câu 339. Xét về nghĩa của từ, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại?
A. Khu rừng
B. Nức nở
C. Hốt hoảng
D. Lạ lùng
c) Vận dụng
Câu 340: Câu nói: “Ai gieo gió thì ắt gặt bão” gợi cho em nhớ đến thành ngữ
nào?
A. Gieo gió gặt bão
B. Ăn cây nào rào cây ấy
C. Tức nước vỡ bờ
D. Thuận buồm xuôi gió
Câu 341: Câu chuyện trên gửi đến cho chúng ta bức thông điệp gì?
A. Cho đi điều tốt đẹp sẽ nhận lại điều tốt đẹp.
B. Hãy biết thứ tha cho những lỗi lầm của người khác.
C. Phải biết trân trọng những gì mình đang có và phải biết yêu thương mẹ.
D. Cần phải có trách nhiệm với những lời nói của mình và lựa lời mà nói.
Ngữ liệu 2
CÂY NẾN …

Có một cô gái trẻ chuyển đến nhà mới. Cô phát hiện hàng xóm nhà mình là
một phụ nữ nghèo goá chồng, sống với hai đứa con nhỏ. Một ngày nọ, khu phố bị
mất điện đột ngột. Mọi người phải dùng nến để thắp sáng.
Một lát sau, có tiếng gõ cửa. Hoá ra là đứa bé con nhà hàng xóm. Nó hồi hộp
hỏi: “Cô ơi cô, nhà cô có nến không ạ?”
        Cô gái trẻ nghĩ: “Nhà nó nghèo khổ đến mức nến cũng không có mà dùng ư?
Cho nhà nó một lần, lần sau lại sang xin nữa cho mà xem!”. Thế là cô gái gằn
giọng: “Không có!”
        Đúng lúc cô định đóng cửa lại, đứa trẻ nhà hàng xóm nghèo mỉm cười nói:
“Cháu biết ngay là nhà cô không có mà!”
        Nói xong, nó chìa ra hai cây nến: “Mẹ cháu với cháu sợ cô chỉ sống có một
mình, không có nến nên bảo cháu mang nến sang cho cô dùng tạm.”
(Những câu chuyện cuộc sống, 2002)

CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI

a) Nhận biết
Câu 342. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Nghị luận
D. Thuyết minh
Câu 343. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ ba
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ nhất
D. Ngôi thứ nhất số ít
Câu 344. Đứa trẻ nhà hàng xóm nghèo đã làm gì khi khu phố mất điện?
A. Mang nến sang cho cô gái trẻ dùng tạm.
B. Đi mua nến đem sang nhà cô gái trẻ.
C. Đóng của nhà lại, không giao tiếp với ai.
D. Mang nến sang bán cho cô gái trẻ.
Câu 345. Câu văn: “Cô phát hiện hàng xóm nhà mình là một phụ nữ nghèo goá
chồng,sống với hai đứa con nhỏ.” Có mấy cụm danh từ?
A. 3 cụm danh từ
B. 4 cụm danh từ
C. 2 cụm danh từ
D. 5 cụm danh từ
b) Thông hiểu
Câu 346. Từ “đột ngột” trong câu: “Một ngày nọ, khu phố bị mất điện đột ngột”có
nghĩa là gì?
A. Nhanh chóng, bất ngờ.
B. Nhanh chóng.
C. Nhanh chóng nhưng có dự báo trước.
D. Bình thường.
Câu 347. Tình huống nào là tình huống có tính bước ngoặc của câu chuyện?
A. Một ngày nọ, khu phố bị mất điện đột ngột.
B. Hoá ra là đứa bé con nhà hàng xóm.
C. Mọi người phải dùng nến để thắp sáng.
D. Thế là cô gái gằn giọng: “Không có!”
Câu 348. Trạng ngữ “một ngày nọ” trong câu văn: “Một ngày nọ, khu phố bị mất
điện đột ngột.” bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
A. Bổ sung ý nghĩa về thời gian khu phố bị cúp điện đột ngôt.
B. Liên kết câu văn trên với câu trước đó.
C. Bổ sung ý nghĩa về nơi chốn khu phố bị cúp điện đột ngôt.
D. Bổ sung ý nghĩa về điều kiện khu phố bị cúp điện đột ngôt.
Câu 349. Nếu đổi câu văn: “Cô ơi cô, nhà cô có nến không ạ?” thành : “Nhà cô có
nến không ạ” thì ý nghĩa của câu thay đổi như thế nào?
A. Làm giảm mức độ hồi hộp của đứa bé.
B. Lời nói của đứa bé không còn sự hồi hộp nữa.
C. Không thay đổi.
D. Làm mất đi thái độ lễ phép của đứa bé.
Câu 350. Suy nghĩ “Nhà nó nghèo khổ đến mức nến cũng không có mà dùng ư?
Cho nhà nó một lần, lần sau lại sang xin nữa cho mà xem!”cho thấy cô gái trẻ là
người như thế nào?
A. Ích kỷ, hẹp hòi, không quan tâm giúp đỡ người khác.
B. Tham lam, hẹp hòi, không chia sẽ với người khác.
C. Chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mình.
D. Tích cực giúp đỡ mọi người xung quanh
c) Vận dụng
Câu 351. Câu chuyện trên muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì trong cuộc sống?
A. Cần quan tâm, tìm hiểu, chia sẽ với những người quanh ta.
B. Không được coi thường những người nghèo khổ.
C. Phải biết lắng nghe ý kiến góp ý của người khác.
D. Phải chuẩn bị mọi thứ cho gia đình mình.
Ngữ liệu 3
DỰA VÀO BẢN THÂN

Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ của nó: “Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra
phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!”.
“Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò thì
không nhanh”- Mẹ nói.
“Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không
cần đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”
“Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy”.
“Nhưng em giun đất cũng không có xương và cũng bò chẳng nhanh, cũng
không biến hóa được tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”
“Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy”.
Ốc sên con bật khóc, nói: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo
vệ chúng ta, lòng đất cũng không che chở chúng ta”.
“Vì vậy mà chúng ta có cái bình!- Ốc sên mẹ an ủi con - Chúng ta không
dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân
chúng ta”
(Theo “Sống đẹp Xitrum.net”)

CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI


a) Nhận biết
Câu 352. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ ba
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ nhất
D. Kết hợp nhiều ngôi kể
Câu 353. Các nhân vật xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện là ai?
A. Ốc sên con, ốc sên mẹ
B. Ốc sên con, giun đất
C. Ốc sên mẹ, sâu róm
D. Sâu róm, giun đất

Câu 354. Từ “bảo vệ” trong câu:“Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ
bảo vệ chị ấy” thuộc từ loại nào?
A. Động từ
B. Danh từ
C. Tính từ
D. Số từ
Câu 355. Vì sao chị sâu róm không phải mang chiếc bình vừa nặng, vừa cứng?
A. Vì chị biến thành bướm
B. Vì chị có xương và bò rất nhanh
C. Vì lòng đất sẽ bảo vệ chị
D. Vì chị giống ốc sên
Câu 356. Ai sẽ bảo vệ giun đất?
A. Lòng đất.
B. Bầu trời.
C. Chiếc bình.
D. Người mẹ.
Câu 357. Ý nào không đúng khi nói về lí do Ốc sên khóc?
A. Cảm thấy mình thật vô dụng, không được tích sự gì.
B. Cảm thấy mình đáng thương, không được ai che chở.
C. Cảm thấy sâu róm và giun đất may mắn hơn mình.
D. Cảm thấy mệt vì phải mang cái bình vừa nặng vừa cứng.
Câu 358. Ốc sên con cảm thấy như thế nào khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng
vừa cứng trên lưng?
A. Cảm thấy mệt chết đi được.
B. Cảm thấy nặng nhọc hơn sâu róm.
C. Cảm thấy bất hạnh hơn giun đất.
D. Cảm thấy mình quá bất hạnh
Câu 359. Ốc sên mẹ đã khuyên con phải như thế nào?
A. Phải dựa vào chính mình.
B. Phải dựa vào người mẹ.
C. Phải dựa vào sâu róm và giun đất.
D. Phải dựa vào trời đất.
b) Thông hiểu
Câu 360. Dấu ngoặc kép trong câu sau dùng để làm gì?
Ốc sên con bật khóc, nói: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ
chúng ta, lòng đất cũng không che chở chúng ta”.
A. Trích dẫn nguyên văn lời nói của Ốc sên con.
B. Đánh dấu lời nói của nhân vật trong truyện.
C. Đánh dấu lời nói của người khác.
D. Trích dẫn lới nói của người khác.

c) Vận dụng
Câu 361. Bài học được rút ra từ câu chuyện trên là gì?
A. Không nên bi quan, ỷ lại, phải biết tự lâp, dựa vào chính mình để có thể
thành công.
B. Không nên buồn chán dù cho cuộc sống của mình có ra sao đi nữa.
C. Không nên nghe theo lời của người khác, không nên so sánh với người
khác.
D. Phải biết lắng nghe lời của cha mẹ, phải biết vượt qua chính mình.

Ngữ liệu 4
BÀN TAY YÊU THƯƠNG

Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm
cho em thích nhất trong đời.
Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc
những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên
trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.
Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu
tượng này. Một em phán đoán:
- "Đó là bàn tay của bác nông dân".
Một em khác cự lại:
-  "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....".
Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng
nghịu:
- "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".
Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt
Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn
như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt
hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với
Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.
(Quà tặng cuộc sống – Bài học yêu thương của thầy, Mai Hương) 

CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI


a) Nhận biết
Câu 362. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 363. Cô bé Douglas là người có ngoại hình như thế nào?
A. Là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như những đưa
trẻ khác.
B. Là một cô bé khuyết tật nhưng có khuôn mặt rất xinh đẹp.
C. Là một cô bé có khuôn mặt xinh xắn, có đôi chân khuyết tật.
D. Là cô bé bình thường như bao đứa trẻ khác.
Câu 364. Câu văn “Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt
Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn
như những đứa trẻ khác.’’có bao nhiêu từ láy?
A. Môt
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
Câu 365. Trong câu "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc
những món đồ chơi, quyển truyện tranh" có mấy cụm danh từ?
A. Bốn cụm danh từ.
B. Hai cụm danh từ
C. Ba cụm danh từ
D. Một cụm danh từ
Câu 366. Từ “tay” trong câu: "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác
sĩ phẫu thuật...." là từ gì?
A. Từ đơn nghĩa
B. Từ đa nghĩa
C.Từ đồng âm
D.Từ trái nghĩa
b) Thông hiểu
Câu 367. Tại sao cô giáo lại ngạc nhiên khi Douglas vẽ một bàn tay? 
A. Vì cô nghĩ các em vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ
chơi, quyển truyện tranh.
B. Vì cô nghĩ các em vẽ những gói quà, những ly kem, những người bạn
thân hay ông bà cha mẹ mình.
C. Vì cô nghĩ các em vẽ những ly kem, những chậu hoa hoặc những món đồ
chơi, quyển truyện tranh.
D. Vì cô nghĩ các em vẽ những quyển truyện tranh, những bông hoa hoặc
những người thân yêu của mình.
Câu 368. Trạng ngữ “trong một tiết dạy vẽ” trong câu “Trong một tiết dạy vẽ, cô
giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho em thích nhất trong đời.’’
có ý nghĩa gì?
A. Chỉ nơi chốn
B. Chỉ mục đích
C. Chỉ nguyên nhân
D. Liên kết với câu trước
Câu 369. Dấu ngoặc kép trong câu: Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ
những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh." dùng
để làm gì?
A. Đánh dấu ý nghĩ của cô giáo
B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của các em học sinh.
C. Đánh dấu từ ngữ dùng với ý nghĩa đặc biệt.
D. Đánh dấu lời đối thoại của nhân vật.
c) Vận dụng
Câu 370. Việc Douglas vẽ bàn tay cô giáo có ý nghĩa gì?
A. Điều đó cho thấy bàn tay cô giáo chính là biểu tượng mà em thích nhất.
B. Tình cảm của em giành cho cô giáo rất sâu đậm.
C. Em rất thích đôi bàn tay xinh đẹp của cô giáo.
D. Em rất biết ơn sự giúp đỡ, sự dìu dắt của cô giáo trong thòi gian qua.
Câu 371. Thông điệp mà tác giả gửi gắm đến bạn đọc là gì?
A. Tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẽ là nghị lực to lớn giúp người khác
vượt qua những bất hạnh trong cuộc đời.
B. Cần rèn luyện cho các em yêu thích môn vẽ ngay từ khi còn bé để mai
sau các em tạo nên các tác phẩm có giá trị.
C. Tình yêu thương sẽ giúp người khác có thêm nghị lực để tạo nên những
tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao.
D. Cần quan tâm đến những người có nhiều nghị lực để họ vươn lên trong
cuộc sống.
BÀI 10 MẸ THIÊN NHIÊN
MA TRẬN
Nội dung kiến thức Thông Tổng
TT Nhận biết Vận dụng
(theo bài) hiểu số câu
Ngữ liệu1. Nguyên nhân khiến 4 4 1
1 trái đất nóng lên 9

6 3 1
2 Ngữ liệu 2. Thế giới sẽ ra sao? 10

6 3 1
3 Ngữ liệu 3. Ngủ ở Mũi 10

Ngữ liệu 4. Lễ hội nghinh ông 7 2


4 1 10
Cần Giờ
Tổng 24 10 5 39
Ngữ liệu 1
NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRÁI ĐẤT NÓNG LÊN

Hiện tại, Trái Đất nóng lên chủ yếu là do con người tạo ra thông qua các hoạt
động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (dầu, khí đốt, than đá…) cùng các loại khí thải
khác nên lượng nhiệt bị giữ lại ở bầu khí quyển.
Một số hoạt động chính là nguyên nhân khiến cho Trái Đất nóng lên:
Hiệu ứng nhà kính
Các hiện tượng hiệu ứng nhà kính tăng lên rõ rệt trong thời gian gần đây đã
làm thủng tầng ô-zôn... Những nơi bị thủng hoặc mất đi tầng ô-zôn thì nơi đó đất
đai sẽ bị sa mạc hóa không còn tác dụng cân bằng hệ sinh thái như hiện tại thành
ra ban ngày nóng, ban đêm lạnh.
Quá trình công nghiệp hóa
Do sự phát triển nhanh chóng như vũ bão của khoa học công nghệ cùng sự phát
triển của nền kinh tế nên nhiều nhà máy xả thải trực tiếp và phun khí thải vào môi
trường. Số lượng phương tiện từ xe cộ (xe máy, xe đạp, ô tô…) cũng đã thải ra một
lượng lớn khí các-bô-níc. Khi lượng khí các-bô-níc có nhiều trong bầu khí quyển
do ánh nắng Mặt Trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.
Rừng bị tàn phá
Nếu như khí các-bô-níc thải ra thì theo quy luật tự nhiên sẽ được cây xanh
quang hợp để cung cấp lượng ô-xi cần thiết cho con người. Tuy nhiên, số lượng
cây xanh đã bị tàn phá hết nên đã không thể phân giải hết lượng khí các-bô-níc
trong môi trường khiến cho Trái Đất càng ngày càng nóng lên rõ rệt. Diện tích
rừng bị tàn phá ngày càng rộng nên tia nắng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất không
có tầng lá xanh của cây chặn lại nên khi chiếu xuống mặt đất sẽ hình thành nên
những vùng đất khô cằn, nóng như hoang mạc. Mùa mưa không có rừng để giữ
nước lại nên sẽ gây lũ lụt còn mùa khô thì xảy ra hạn hán.
(Theo LV, quangnam.gov.vn)

CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI


a) Nhận biết
Câu 372: Văn bản trên được trình bày theo kiểu văn bản nào?
A. Văn bản thông tin
B. Văn bản nghị luận
C. Văn bản tự sự
D. Văn bản biểu cảm
Câu 373. Văn bản trên gồm có mấy đoạn văn?
A. Bốn đoạn văn
B. Ba đoạn văn
C. Hai đoạn văn
D. Một đoạn văn
Câu 374. Theo nội dung văn bản, các nguyên nhân chính khiến Trái Đất nóng lên
là gì?
A. Hiệu ứng nhà kính; quá trình công nghiệp hóa; rừng bị tàn phá.
B. Hiệu ứng nhà kính; thủng tầng ô-zôn; quá trình công nghiệp hóa.
C. Quá trình công nghiệp hóa; tăng khí mê tan; rừng bị tàn phá .
D. Số lượng phương tiện xe cộ tăng nhanh; hiệu ứng nhà kính; rừng bị tàn
phá.
Câu 375. Từ được in đậm trong câu: “Khi lượng khí các-bô-níc có nhiều trong bầu
khí quyển do ánh nắng Mặt Trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất”
có nguồn gốc từ tiếng nước nào?
A. Tiếng Anh.
B. Tiếng Pháp.
C. Tiếng Hàn.
D. Tiếng Hán
b) Thông hiểu
Câu 376. Các đề mục được in đậm trong văn bản có tác dụng nào sau đây?
A. Nêu lên các thông tin chủ yếu của văn bản.
B. Nêu lên chủ đề của văn bản.
C. Nêu lên thông điệp của văn bản.
D. Nêu lên mục đích của văn bản.
Câu 377. Dòng nào sau đây nêu lên chính xác nghĩa của từ hoang mạc trong văn
bản trên?
A. Vùng đất rộng lớn, khí hậu khô cằn, không có cây cối và người ở.
B. Vùng đất hoang rộng lớn, khí hậu khô cằn, hầu như không có cây cối và
người ở.
C. Vùng đất có khí hậu khô cằn, không có cây cối và người ở.
D. Vùng đất hoang rộng lớn, hầu như không có cây cối và người ở.
Câu 378. Trạng ngữ trong câu văn sau cung cấp thông tin gì?
“Hiện tại, Trái Đất nóng lên chủ yếu là do con người tạo ra thông qua các
hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (dầu, khí đốt, than đá…) cùng các loại khí
thải khác nên lượng nhiệt bị giữ lại ở bầu khí quyển.”
A. Cung cấp thông tin về thời gian diễn ra sự việc được nói đến trong câu.
B. Cung cấp thông tin về địa điểm diễn ra sự việc được nói đến trong câu.
C. Cung cấp thông tin về nguyên nhân diễn ra sự việc được nói đến trong
câu.
D. Cung cấp thông tin về cách thức diễn ra sự việc được nói đến trong câu.
Câu 379. Đáp án nào sau đây nêu lên nội dung chính của đoạn văn?
“Do sự phát triển nhanh chóng như vũ bão của khoa học công nghệ cùng sự
phát triển của nền kinh tế nên nhiều nhà máy xả thải trực tiếp và phun khí thải vào
môi trường. Số lượng phương tiện từ xe cộ (xe máy, xe đạp, ô tô…) cũng đã thải ra
một lượng lớn khí các-bô-níc. Khi lượng khí các-bô-níc có nhiều trong bầu khí
quyển do ánh nắng Mặt Trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.”
A. Quá trình công nghiệp hóa là nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên.
B. Hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên.
C. Sự phát triển của khoa học công nghệ là nguyên nhân làm Trái Đất nóng
lên.
D. Lượng khí các-bô-níc có nhiều trong khí quyển làm tăng nhiệt độ của
Trái Đất.

c) Vận dụng
Câu 380. Bức thông điệp mà tác giả gửi gắm qua văn bản trên là gì?
A. Bên cạnh việc phát triển kinh tế cần phải có những giải pháp để chung tay
bảo vệ môi trường.
B. Không nên đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế đất nước.
C. Cần trồng nhiều cây xanh để cải tạo môi trường sống, cải tạo bầu khí
quyển.
D. Phải tập trung cải tạo môi trường sống, không nên chăm lo cho phát triển
kinh tế.

Ngữ liệu 2
THẾ GIỚI SẼ RA SAO?

Giờ đây, loài người thống trị hầu khắp hành tinh đến mức chúng ta đang
đẩy các động thực vật hoang dã ra khỏi bề mặt Trái Đất. Chúng ta đã sử dụng hơn
một nửa đất đai của thế giới cho lương thực, thành phố, đường sá và hầm mỏ;
chúng ta sử dụng hơn 40% sản lượng sơ cấp của hành tinh (tất cả mọi thứ chế biến
từ thực vật và động vật); và chúng ta kiểm soát 3/4 lượng nước ngọt. Con người
hiện là loài động vật lớn với số lượng nhiều nhất trên Trái Đất và đứng thứ hai
trong danh sách đó chính là những con vật được chúng ta nhân giống để phục vụ
mình. Những thay đổi trên cấp độ hành tinh giờ đây đang đe dọa gây tuyệt chủng
cho 1/5 sinh vật, gấp khoảng một nghìn lần tỉ lệ tuyệt chủng tự nhiên - chúng ta đã
mất một nửa số động vật hoang dã chỉ trong vòng 40 năm qua...
(Nhiều tác giả, Thế giới sẽ ra sao? NXB Dân trí - Hà Nội 2020, trang 38 - 39)

CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI


a) Nhận biết
Câu 381: Văn bản trên được trình bày theo kiểu văn bản nào?
A. Văn bản thông tin
B. Văn bản nghị luận
C. Văn bản tự sự
D. Văn bản biểu cảm
Câu 382: Chúng ta đã mất một nửa số động vật hoang dã trong vòng bao nhiêu
năm?
A. Trong vòng 40 năm qua.
B. Trong vòng 50 năm qua.
C. Trong vòng 60 năm qua.
D. Trong vòng 70 năm qua.
Câu 383: Từ “hành tinh” trong câu văn sau thuộc từ loại nào? “Giờ đây, loài người
thống trị hầu khắp hành tinh đến mức chúng ta đang đẩy các động thực vật hoang
dã ra khỏi bề mặt Trái Đất.”
A. Danh từ
B. Động từ
C. Tính từ
D. Số từ
Câu 384: Đâu là yếu tố phi ngôn ngữ có trong đoạn trích?
A. 40%, 1/5, ¾, 40 năm.
B. Số lượng nhiều nhất trên trái đất.
C. Trong vòng 40 năm qua.
D. Động vật hoang dã.
Câu 385. Đặc trưng nào của văn bản thông tin được thể hiện qua đoạn trích trên?
A. Truyền tải thông tin chính xác, tin cậy.
B. Nêu lên các hành vi hủy hoại môi trường của con người.
C. Số động vật hoang dã bị suy giảm nhanh chóng.
D. Nêu các dẫn chứng minh họa có tính thuyết phục cao.
b) Thông hiểu
Câu 386: Trạng ngữ “giờ đây” trong câu “Giờ đây, loài người thống trị hầu khắp
hành tinh đến mức chúng ta đang đẩy các động thực vật hoang dã ra khỏi bề mặt
Trái Đất.” bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
A. Thời gian loài người thống trị hầu khắp hành tinh …
B. Mục đích loài người thống trị hầu khắp hành tinh…
C. Nguyên nhân loài người thống trị hầu khắp hành tinh…
D. Liên kết với câu trước loài người thống trị hầu khắp hành tinh
Câu 387: Dấu chấm phẩy trong câu văn sau dùng để làm gì? “Chúng ta đã sử
dụng hơn một nửa đất đai của thế giới cho lương thực, thành phố, đường sá và
hầm mỏ; chúng ta sử dụng hơn 40% sản lượng sơ cấp của hành tinh (tất cả mọi
thứ chế biến từ thực vật và động vật); và chúng ta kiểm soát 3/4 lượng nước ngọt”.
A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
B. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.
C. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận đồng chức.
D. Đánh dấu ranh giới giữa các vế,báo trước một lời thoại.
Câu 388: Từ “tuyệt chủng” trong câu văn sau có nghĩa là gì? “Những thay đổi
trên cấp độ hành tinh giờ đây đang đe dọa gây tuyệt chủng cho 1/5 sinh vật, gấp
khoảng một nghìn lần tỉ lệ tuyệt chủng tự nhiên - chúng ta đã mất một nửa số động
vật hoang dã chỉ trong vòng 40 năm qua...”
A. Là sự kết thúc tồn tại của một nhóm sinh vật theo đơn vị phân loại.
B. Là sự kết thúc của xã hội loài người.
C. Là sự kết thúc của một giai đoạn lịch sử.
D. Là sự kết thúc của một phong trào đấu tranh bảo vệ tổ quốc.
Câu 389: Trong đoạn trích trên, câu văn nào là câu mang nội dung chính của cả
đoạn?
A. Giờ đây, loài người thống trị hầu khắp hành tinh đến mức chúng ta đang
đẩy các động thực vật hoang dã ra khỏi bề mặt Trái Đất.
B. Con người hiện là loài động vật lớn với số lượng nhiều nhất trên Trái Đất
và đứng thứ hai trong danh sách đó chính là những con vật được chúng ta nhân
giống để phục vụ mình.
C. chúng ta đã mất một nửa số động vật hoang dã chỉ trong vòng 40 năm qua...
D. Con người hiện là loài động vật lớn với số lượng nhiều nhất trên Trái Đất.
c) Vận dụng
Câu 390. Đoạn trích trên gửi đến người đọc biết điều gì?
A. Sự thống trị hầu khắp hành tinh của loài người, đẩy các loài động thực
vật ra khỏi bề mặt Trái Đất.
B. Môi trường thế giới bị ô nhiễm nghiêm trọng, chúng ta cần hành động.
C. Các loài động vật, thực vật đang đe dọa sự sống của con người.
D. Sự hủy diệt nghiêm trọng của con người đối với môi trường sống.

Ngữ liệu 3
NGỦ Ở MŨI

Ở đó có những căn nhà không bao giờ khép cửa. Những căn nhà không
cả vách che đằng trước, vì chẳng ai thèm tham lam của ai cái gì. Không cần
giới thiệu gì cả, bản chất của xứ sở chúng tôi là đây, những ngôi nhà nây 1. Mưa
Nam hay mưa Chướng2, nhà chỉ treo một cái rèm bằng mấy cái bao bố may
ghép lại hoặc bằng lá chằm đóp3. Không cái gì cho người ta cái cảm giác thái
bình, no ấm như thế, không có gì cho ta sự gần gũi, thân thuộc như thế. Những
ngôi nhà tất rộng lòng, mở trong tầm nhìn của ta một chiếc giường, một cái bàn
thờ gia tiên, cái bàn trà, một bức màn vải thêu hình hai con chim loan đậu trên
cành trúc, thấy nhà nó hợp với con rạch 4 nầy làm sao đâu, vì khi nước
ròng5 rạch cũng cạn lòng, phơi đáy. Nó hợp với tính cách con người của vùng
đất nầy làm sao đâu, vì người ở đây cũng sống khoảng khoát 6, cởi mở, rộng rãi,
hào sảng.
Người ấp7 Mũi ít khi làm buồng để ngủ, buồng chỉ để cho con gái, cho
những cặp vợ chồng son, người xứ biển thích ngủ đằng trước nhà, chỉ cần cái
mùng8, khỏi9 chiếu, áp cái lưng trần đỏ au xuống với sàn nhà bằng gỗ đước
bóng như gương đồng vậy là được một giấc ngủ ngon. Mà đúng là ngủ ở ngoài
nầy thì thích không chịu được.
Nhà bao nhiêu gian thì bấy nhiêu gian đầy gió. Trong cái mùi biển tanh
nồng mặn mòi của những giàn lưới phơi trên giá, trong cái mùi khói ngọt bùng
nhùng toả ra từ mẻ un?, dường như có nhà ăn cơm chiều trễ, nghe mùi béo ngậy
của cá thòi lòi10 kho với nước cốt dừa. Và đâu đó chắc có vài người chuẩn bị lai
rai11, rõ ràng là mùi thơm khô mực nướng trên lò than đang tàn.
[...] Gió vẫn như múa, như ca, như chạy, như nấp bên ngoài cái mùng vải
thơm mùi nắng. Những chiếc tàu đánh cá ầm ì chạy qua, và tiếng biển, đúng là
tiếng biển lướt trên những búp lá đẫm sương trong rừng đước, rì rào rất gần.
Chỉ có tiếng biển mới mênh mông một nỗi nhớ bờ như thế.
(Nguyễn Ngọc Tư, Ngủ ở Mũi, in trong Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư,
NXB Trẻ và Thời báo Kinh tế Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh, 2006, tr. 159 - 161)
Chú thích:
CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI
a) Nhận biết
Câu 391: Văn bản “Ngủ ở Mũi” của Nguyễn Ngọc Tư được trình bày theo kiểu văn
bản nào?
A. Văn bản thông tin
B. Văn bản nghị luận
C. Văn bản tự sự
D. Văn bản biểu cảm
Câu 392. Văn bản trên gồm có mấy đoạn văn?
A. Bốn đoạn văn
B. Ba đoạn văn
C. Hai đoạn văn
D. Một đoạn văn
Câu 393. Người ấp Mũi làm buồng để cho ai ngủ?
A. Buồng để cho con gái, cho những cặp vợ chồng son ngủ.
B. Buồng để cho con gái và dòng họ ngủ.
C. Buồng để cho các cặp vợ chồng son, cha mẹ ngủ.
D. Buồn để cho bà con dòng họ và khách lỡ đường ngủ.
Câu 394. Trong câu: “Chỉ có tiếng biển mới mênh mông một nỗi nhớ bờ như thế.”
Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hóa
B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ
D. So sánh
Câu 395. Xác định từ ngữ địa phương có trong câu văn sau: “Và đâu đó chắc có
vài người chuẩn bị lai rai, rõ ràng là mùi thơm khô mực nướng trên lò than đang
tàn.”
A. Lai rai
B. Mùi thơm
C. Khô mực
D. Lò than
Câu 396. Những ngôi nhà vùng ấp Mũi có gì đặc biệt?
A. Không bao giờ khép cửa, không có vách che đằng trước, chỉ treo cái rèm
sơ sài chắn mưa, đặc biệt nhiều gió.
B. Luôn khép cửa, tường vách che đằng trước kiên cố, chỉ treo cái rèm sơ
sài chắn mưa, đặc biệt nhiều gió.
C. Luôn giờ khép cửa, có vách che đằng trước, luôn treo cái rèm sơ sài chắn
mưa, đặc biệt gió không vào được.
D. Không bao giờ khép cửa, có vách che đằng trước, có rèm sơ sài chắn
mưa, đặc biệt nhiều gió.
Câu 397: Những nét sinh hoạt nào của cư dân vùng ấp Mũi Cà Mau được nói tới
trong đoạn trích?
A. Cách dựng nhà cửa, cách bài trí nhà cửa, thói quen ăn uống, sở thích ngủ
đằng trước nhà,...
B. Cách bơi thuyền, cách bài trí nhà cửa, thói quen ăn uống, sở thích ngủ
đằng trước nhà,...
C. Cách dựng nhà cửa, cách bài trí nhà cửa, ca hát, phong tục, sở thích ngủ
đằng trước nhà,...
D. Cách dựng nhà cửa, cách làm kinh tế, thói quen ăn uống, giao lưu, sở
thích ngủ đằng trước nhà,...
b) Thông hiểu
Câu 398. Cảnh sinh hoạt lúc chiều tối của cư dân ấp Mũi được miêu tả trong đoạn
trích gợi cho người đọc cảm giác gì?
A. Cảm giác về sự ấm cúng, no đủ.
B. Cảm giác về sự nghèo khó, túng thiếu.
C. Cảm giác buồn bả, vắng vẻ, heo hút.
D. Cảm giác cô đơn, khó khăn, khổ sở.
Câu 399. Việc tác giả sử dụng nhiều từ ngữ địa phương trong văn bản như: nầy,
chằm đóp, con rạch, nước ròng, mùng, khỏi, mẻ un, lai rai… có tác dụng gì?
A. Làm tăng sắc thái địa phương, gây ấn tượng, tác động tới cảm quan của
người đọc.
B. Gây ấn tượng, tạo sự tò mà cho người địa phương khác khi đọc văn bản.
C. Tạo sức ảnh hưởng về vùng đất ấp Mũi đến người đọc, người nghe.
D. Làm tăng sắc thái địa phương, tạo sự tò mò cho người đọc, người nghe.
c) Vận dụng
Câu 400. Sở thích ngủ đằng trước nhà thể hiện điều gì ở con người ấp Mũi?
A. Thể hiện sự khoáng đạt, mạnh mẽ, cởi mở trong tính cách của con người
ấp Mũi.
B. Thể hiện họ là những người gan dạ, mạnh mẻ, không hề sợ thú dữ.
C. Thể hiện cuộc sống hiền hòa, gần gũi, gắn bó với thiên, với biển cả.
D. Thể hiện tính cách thật thà, chất phát của người dân vúng ấp Mũi.

Ngữ liệu 4
LỄ HỘI NGHINH ÔNG CẦN GIỜ

Lễ hội “nghinh Ông” ở xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí
Minh là một trong những lễ hội thờ cúng cá voi được xác định đã có lâu đời, ít
nhất là từ đầu thế kỉ trước. [...] Tại xã Cần Thạnh, trước ngày lễ hội người ta đã
tạm ngưng mọi việc đi biển để lo trang trí ghe thuyền cũng như chuẩn bị các điều
kiện khác cho lễ hội. Từ chiều ngày 15 tháng 8 đến sáng ngày 16 tháng 8 âm lịch,
quanh khu vực Lăng Ông (nơi thờ cá voi), người ta đã tổ chức nhiều hoạt động văn
nghệ, trò chơi dân gian sôi nổi... Khoảng 9 giờ ngày 16 tháng 8, nghi thức chính
của lễ hội bắt đầu bằng “Lễ nghinh (rước) Ông” trên biển với hàng trăm chiếc
ghe (thuyền) được trang hoàng cờ hoa rực rỡ và có bày hương án cùng các lễ vật
như heo quay (với đủ cả “bộ đồ lòng”), xôi, gạo, muối, hoa, trái, nhang, đèn và
vàng bạc,... Trong đó, chiếc ghe của chủ lễ phải là ghe lớn nhất và được trang
hoàng đặc biệt nhất: rồng được vẽ hai bên thành ghe, hoa (vạn thọ) trang trí bốn
góc mui ghe, cờ nước và nhiều cờ ngũ hành ở trước và sau ghe, những hoành phi
đề chữ to “Cung nghinh Ông Thuỷ Tướng” “Hiển hách anh linh” và “Quốc thái
dân an”. Trên ghe, bên cạnh bàn hương án có linh vị thờ Ông là các lễ vật, các đồ
khí tự... và túc trực chung quanh là Ban tế lễ, Ban nhạc lễ cùng các lễ sinh... Tất cả
đều mặc lễ phục trang trọng.chờ đợi thì chiếc ghe của chủ lễ đi thêm một đoạn rồi
dừng lại giữa biển để làm “Lễ cúng Ông”. Sau ba hồi trống nổi lên, vị chủ lễ bắt
đầu thực hiện việc tế tự theo nghi thức cổ truyền Nam Bộ như dâng hương, dâng
rượu, dâng trà, đọc văn tế (trước kia sau khi làm lễ xong người ta còn ném các lễ
vật xuống biển để “cúng” những người chết biển...). Sau đó, kết thúc “Lễ cúng
Ông” trên biển trước đây phải là những tràng pháo ròn rã, là hiệu lệnh để tất cả
các ghe thuyền cùng tiến ra đón “Ông” và cùng “Ông” diễu hành quay trở về bờ.
Không khí lúc này thật rộn ràng bởi tiếng pháo, tiếng chiêng, tiếng trống vang
động cả một vùng biển trời dày đặc những thuyền ghe lớn nhỏ xen cài vào nhau.
[...]
Từ bến tàu trở về Lăng Ông lại tiếp tục diễn ra “Lễ rước Ông” rất long trọng
với múa lân (sau này có cả múa rồng) cùng tiếng nhạc, tiếng pháo tưng bừng và
đông nghịt người kéo theo đoàn rước giữa những bàn hương án toả nhang khói mù
mịt hai bên đường đi. Sau khi làm lễ an vị Ông tại lăng, lễ tế Tiền Hiền, Hậu Hiền
diễn ra và tiếp theo, ngay tối hôm đó (tức ngày 16 tháng 8, khoảng 12 giờ khuya),
lễ “Chánh tế” được cử hành với các nghi thức và lễ vật tương tự như trong lễ Kì
Yên của cung đình Nam Bộ. Sau đó là phần “Hát bội”. Chen kẽ giữa các nội dung
trên là phần tế lễ tự do cho khách thập phương, và đương nhiên không thể thiếu
những buổi liên hoan ăn uống, sinh hoạt văn nghệ vui vẻ tại lăng hoặc tại các gia
đình ngư dân.
(Huỳnh Quốc Thắng, Lễ hội dân gian của người Việt ở Nam Bộ, Viện Văn hoá
và NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 2003, tr. 105 – 109)
CÂU HỎI VÀ PHUONG ÁN TRẢ LỜI
a) Nhận biết
Câu 401. Văn bản trên được trình bày theo kiểu văn bản nào?
A. Văn bản thông tin
B. Văn bản nghị luận
C. Văn bản tự sự
D. Văn bản biểu cảm
Câu 402. Các nội dung trong văn bản trên chủ yếu được triển khai theo trình tự
nào?
A. Theo trình tự thời gian.
B. Theo trình tự không gian.
C. Không theo trình tự nào.
D. Theo mạch cảm xúc của văn bản.
Câu 403. Trong lễ hội “nghinh Ông” chiếc ghe của chủ lễ phải là chiếc ghe như
thế nào?
A. Phải là ghe lớn nhất và được trang hoàng đặc biệt nhất.
B. Phải là chiếc ghe đẹp nhất và có giá trị nhất.
C. Phải là chiếc ghe lớn nhất, đánh bắt được nhiều hải sản nhất.
D. Phải là chiếc ghe lớn nhất, có tuổi đời lâu nhất.
Câu 404. Từ bến tàu trở về Lăng Ông lại tiếp tục diễn ra lễ gì?
A. Lễ rước Ông
B. Lễ Kì Yên
C. Lễ tế Tiền Hiền
D. Lễ tế Hậu Hiền
Câu 405. Lễ hội “nghinh Ông” diễn ra ở đâu?
A. Diễn ra trên biển và trên Lăng Ông.
B. Diễn ra trên biển và nhà dân.
C. Diễn ra trên Lăng Ông và nhà dân.
D. Diễn ra trên biển.
Câu 406. Tìm từ ngữ địa phương có trong câu văn sau: “Trên ghe, bên cạnh bàn
hương án có linh vị thờ Ông là các lễ vật, các đồ khí tự... và túc trực chung quanh
là Ban tế lễ, Ban nhạc lễ cùng các lễ sính…”
A. Ghe
B. Bàn hương án
C. Các lễ vật
D. Ban nhạc lễ
Câu 407. Xác định phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ có trong câu văn sau: “Sau
khi làm lễ an vị Ông tại lăng, lễ tế Tiền Hiền, Hậu Hiền diễn ra và tiếp theo, ngay
tối hôm đó (tức ngày 16 tháng 8, khoảng 12 giờ khuya), lễ “Chánh tế” được cử
hành với các nghi thức và lễ vật tương tự như trong lễ Kì Yên của cung đình Nam
Bộ.”
A. Tức ngày 16 tháng 8, khoảng 12 giờ khuya.
B. Sau khi làm lễ an vị Ông tại lăng.
C. “Chánh tế” được cử hành với các nghi thức.
D. Trong lễ Kì Yên của cung đình Nam Bộ.
b) Thông hiểu
Câu 408. Trong câu văn: “Không khí lúc này thật rộn ràng bởi tiếng pháo, tiếng
chiêng, tiếng trống vang động cả một vùng biển trời dày đặc những thuyền ghe lớn
nhỏ xen cài vào nhau.” tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào, tác
dụng?
A. Miêu tả, liệt kê, tạo bức tranh tấp lập, đông đúc.
B. So sánh, nhân hóa, tạo sự hoành tráng, mênh mang
C. Miêu tả, ẩn dụ, muốn nói thiên nhiên hùng vĩ.
D. Ẩn dụ, nhân hóa, toát lên vẻ đẹp dông đúc của thuyền, ghe khi ra khơi.
c) Vận dụng
Câu 409. Qua lễ hội “Lễ hội “nghinh Ông” ở xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ,
Thành phố Hồ Chí Minh” nhân dân miền biển muốn thể hiện ước mơ gì?
A. Sống hài hoà với tự nhiên, tôn trọng và nương theo quy luật của tự nhiên
để xây dựng một cuộc sống yên bình, hạnh phúc.
B. Mong muốn khuất phục được thiên nhiên để thiên nhiên phục vụ cho cuộc
sống con người.
C. Ước mơ mỗi chuyến ra khơi mang về đầy tôm cá để làm cho kinh tế gia
đình ngày thêm giàu có.
D. khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng cường đánh bắt
thủy hải sản.
Câu 410. Lễ hội thờ cúng cá voi thể hiện nét đẹp gì trong đời sống của cư dân vùng
biển Việt Nam?
A. Lòng biết ơn Mẹ thiên nhiên, các lực lượng trong tự nhiên (cá voi) đã giúp
con người vượt qua nhiều hoạn nạn.
B. Tinh thần đoàn kết, vươn khơi, bám biển để có một vụ mùa bội thu.
C. Lòng biết ơn của cư dân miền biển đối với sự bao dung, hiền hòa của biển
cả.
D. Ý chí quyết tâm phát triển kinh tế đất nước bằng con đường khai thác
biển.

You might also like