You are on page 1of 17

ÔN TẬP THƠ TỰ DO

1. Một số lưu ý khi đọc hiểu thơ


- Đọc bài thơ/ đoạn thơ để xác định được thể loại qua các yếu tố như số tiếng, số
dòng, vần, nhịp.
- Đọc kĩ bài thơ/ đoạn thơ để hình dung chủ thể trữ tình - người đang giãi bày, thổ lộ
tình cảm trong thơ và cảm nhận ý thơ qua hình ảnh, từ ngữ…
- Xác định chủ đề của bài thơ/ đoạn thơ.
- Nhận biết và nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả, các biện pháp tu từ
được sử dụng trong bài thơ/ đoạn thơ.
- Liên tưởng, tưởng tượng để hình dung thế giới xã hội, con người…được tác giả thể
hiện qua ngôn ngữ thơ.
- Phân tích ngôn ngữ, hình ảnh thơ để khám phá nội dung, cảm xúc của nhân vật trữ
tình. Suy nghĩ để cảm nhận tư tưởng, quan niệm của tác giả thể hiện qua nội dung của
bài thơ/ đoạn thơ.
- Liên hệ bản thân (nếu có)
2. Một số đề đọc hiểu
ĐỀ 1: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên


Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

1
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?
(Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 2. Bài thơ “Mẹ và quả” thuộc thể thơ gì?
A. Thơ lục bát
B. Thơ năm chữ
C. Thơ sáu chữ
D. Thơ tự do
Câu 3. Bài thơ là lời của ai nói về ai?
A. Người con nói về cha
B. Người con nói về mẹ
C. Người cháu nói về ông
D. Người cháu nói về bà
Câu 4. Câu thơ Những mùa quả lặn rồi lại mọc/Như mặt trời, khi như mặt trăng sử
dụng biện pháp tu từ gì?
A. Nói quá
B. So sánh
C. Nhân hóa

2
D. Điệp ngữ
Câu 5. Ở khổ thơ thứ nhất, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào?
A. Lam lũ, tần tảo
B. Vất vả
C. Lạc quan
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6. Biện pháp tu từ đối lập được thể hiện qua chi tiết nào trong bài thơ?
A. Mẹ - con, lặn – mọc
B. Lặng lẽ - ồn ào, thanh xuân – tuổi già
C. Lặn – mọc, lớn lên – lớn xuống
D. Xanh - chín
Câu 7. Nội dung chính của bài thơ là gì?
A. Nỗi xót xa về sự vất vả của mẹ
B. Sự hi sinh của mẹ trong kháng chiến.
C. Sự vất vả của mẹ khi con vắng nhà.
D. Công lao trời biển mẹ dành cho con.
Câu 8. Từ “lặn” và “mọc” trong bài thơ có nghĩa là gì?
A. Mùa trái cây chín mỗi năm
B. Sự tuần hoàn trái chín, mùa qua rồi mùa lại tới
C. Năm này qua năm khác quả lại mọc
D. Mặt trờ lặn và mọc mỗi ngày
Câu 9. Theo em, câu thơ “ Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi / Mình vẫn còn một
thứ quả non xanh”  thể hiện tâm trạng, suy nghĩ gì của người viết?
HS trả lời theo cảm nhận của bản thân.
Câu 10. Từ nội dung bài thơ, em sẽ làm gì để thể hiện tình cảm của em với mẹ của
mình?

3
Đề số 2:
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
(Trích Nói với con – Y Phương)
Câu 1. Bài thơ “Nói với con” thuộc thể thơ gì?
A. Thơ tự do
B. Thơ lục bát
C. Thơ năm chữ
D. Thơ sáu chữ
Câu 2. Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?

4
   A. Tình yêu quê hương sâu nặng
   B. Triết lí về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người
   C. Niềm tự hào về sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của quê hương
   D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 3. Nhận xét nào dưới đây nêu đúng những đức tính tốt đẹp của người đồng
mình?
   A. Cần cù, chịu khó, anh dũng, bất khuất
   B. Bền bỉ, nhẫn nại, chịu đựng, hi sinh
   C. Hồn nhiên, mộc mạc, nghĩa tình, giàu chí khí
   D. Thẳng thắn, trung thực, bền bỉ, dẻo dai
Câu 4. Qua bài thơ Nói với con bằng từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, Y Phương
thể hiện tình cảm ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê
hương và dân tộc mình. Đúng hay sai?
   A. Đúng
   B. Sai
Câu 5. Cách gọi “Người đồng mình” trong bài thơ Nói với con dùng để chỉ ai?
A. Chỉ những người sống trong cùng một làng
B. Chỉ những người sống trong cùng một xã
C. Chỉ những người sống trong cùng nhà
D. Chỉ những người sống trong cùng quê hương, đất nước
Câu 6. Thành ngữ “Lên thác xuống ghềnh” có nghĩa là gì?
A. Chỉ sự khó khăn vất vả, hiểm nguy.
B. Chỉ những vùng nước sâu, xoáy mạnh
C. Chỉ những chỗ có vực đá cao
D. Chỉ sự siêng năng, chăm chỉ
Câu 7. Đoạn thơ trên gợi nhắc cho chúng ta tình cảm gì?

5
A. Phải biết ơn cha mẹ
B. Phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình
C. Phải biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn
D. Phải có tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương, và ý chí vươn lên
cuộc sống.
Câu 8. Qua những lời tâm tình, căn dặn, người cha muốn nói với con về những điều
gì?
A. Luôn nhớ về tình cảm của cha mẹ, của gia đình mình.
B. Luôn yêu mến, tự hào về quê hương, xứ sở.
C. Luôn ý thức được những phẩm chất cao quý của “người đồng minh” (những
con người của quê hương).
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 9. Theo em, quê hương có vai trò như thế nào đối với mỗi người?
Câu 10. Em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu quê hương, đất nước?
Đề số 3
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Nếu mẹ bỗng hoá thành vầng trăng
Thì con xin được làm dòng suối mát
Suối chan hoà trong ánh trăng bát ngát
Con ngoan hiền trong tình mẹ bao la.

(2) Nếu mẹ bỗng là một vầng dương


Con xin làm một loài cây cỏ
Cây không thể thiếu mặt trời đỏ
Cũng như con chẳng thể thiếu người.
(3) Nếu mẹ bỗng tan thành cơn gió

6
Con sẽ là đồng ruộng xanh tươi
Gió mơn man ngọn lúa vui cười
Hai mẹ con ta cùng ca hát...

(4) Nếu mẹ bỗng...


Thôi mẹ ơi mẹ đừng là gì nữa
Con muốn mẹ chỉ là mẹ mà thôi
Mẹ của con có một trên đời.
(Nếu mẹ là - Trần Liêm)
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
A. Thơ tự do
B. Thơ lục bát
C. Thơ năm chữ
D. Thơ sáu chữ
Câu 2. Trong bài thơ, nếu “mẹ là vầng dương” thì con sẽ là gì?
A. Là dòng suối mát
B. Là loài cây cỏ
C. Là ngọn gió
D. Là đồng ruộng xanh tươi
Câu 3. Trong bài thơ, người viết đã so sánh mẹ với những gì?
A. một vầng trăng
B. một vầng dương
C. cơn gió
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 4. Nội dung chính của bài thơ là gì?
A. Những việc làm của người mẹ dành cho con.

7
B. Tình yêu của người con dành cho mẹ.
C. Sự vất vả, hi sinh của người mẹ dành cho con.
D. Những việc làm con dành cho mẹ.
Câu 5. Từ láy trong câu “Gió mơn man ngọn lúa vui cười” là:
A. Mơn man
B. Ngọn lúa
C. Vui cười
D. Lúa vui
Câu 6. Trong bài thơ, người con thể hiện khát khao gì?
A. Khát khao luôn sống bên mẹ ở quê nhà.
B. Khát khao luôn ở bên cạnh mẹ dù trong mọi hoàn cảnh.
C. Khát khao được đưa mẹ đi khắp nơi tận hưởng những ngày hạnh phúc.
D. Khát khao được sống cùng mẹ một cuộc sống xa hoa, giàu có.
Câu 7. Ý nghĩa của bài thơ là gì?
A. Ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng, bất diệt.
B. Ca ngợi tình anh em thiêng liêng, bất diệt.
C. Ca ngợi tình yêu thiêng liêng, bất diệt.
D. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Câu 8. Điền các từ thiêng liêng, vô bờ bến, lớn lao, vào chỗ chấm để hoàn thiện nhận
xét về tác dụng biện pháp so sánh trong bài thơ.
Trong bài thơ, người con đã so sánh mẹ với những hình ảnh............, biểu tượng đẹp đẽ
và ............ nhất trong cuộc sống. Qua đó để nói lên tình yêu thương ………. của mẹ
dành cho con.
Câu 9. Chia sẻ cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ sau:
Nếu mẹ bỗng...
Thôi mẹ ơi mẹ đừng là gì nữa

8
Con muốn mẹ chỉ là mẹ mà thôi
Mẹ của con có một trên đời.
Câu 10. Em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu thương dành cho mẹ của mình.
HS chia sẻ theo cảm nhận của bản thân, rút ra bài học phù hợp, thiết thực.
Đề số 4:
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
THỜI GIAN
Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỷ niệm trong tôi
Rơi như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn
Riêng những câu thơ còn xanh
Riêng những bài hát còn xanh
Và đôi mắt em như hai giếng nước.
(Theo Văn Cao, cuộc đời và tác phẩm, NXB Văn học, 1996, tr.80)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?
A.Tự sự
B. Biểu cảm
C. Nghị luận
D. Miêu tả
Câu 2.  Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
A. Tự do
B. Bốn chữ
C. Năm chữ
D. Lục bát

9
Câu 3. Câu thơ Kỷ niệm trong tôi/Rơi như tiếng sỏi/trong lòng giếng cạn sử dụng biện
pháp tu từ nào?
A. Nhân hoá
B. So sánh
C. Nói quá
D. Hoán dụ
Câu 4.  Sự trôi chảy của thời gian làm thay đổi những điều gì?
A. Khô những chiếc lá, làm lãng quên kỉ niệm (chỉ còn vang vọng như tiếng sỏi rơi
vào lòng giếng cạn)
B. Những câu thơ, những bài hát và đôi mắt em.
C. Những câu thơ, những bài hát
D. Khô những chiếc lá, ướt những nhành hoa
Câu 5. Tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong các diễn đạt: những câu thơ còn
xanh, những bài hát còn xanh là gì?
A.  Khẳng định vẻ đẹp, sức sống vĩnh cửu của những câu thơ, những bài hát.
B. Thể hiện niềm tin của tác giả về sự trường tồn của những giá trị tinh thần của
cuộc đời.
C. Làm cho câu thơ, hình ảnh thơ thêm sinh động, ấn tượng.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6. Nêu hiệu quả của phép tu so sánh được sử dụng trong câu thơ “ Đôi mắt em
như hai giếng nước”
A. Ca ngợi vẻ đẹp của đôi mắt – vẻ đẹp của tình yêu.
B. Nhấn mạnh, khẳng định thái độ thách thức chống lại tác động của thời gian.
C. Khẳng định sự bất tử của nghệ thuật.
D. Những sáng tạo nghệ thuật làm giàu đẹp cho tâm hồn con người.
Câu 7. Từ “còn xanh” trong hai câu thơ 5 và 6 diễn tả điều gì?

10
A. Màu xanh của lá
B. Sự tồn tại mãi mãi với thời gian
C. Cái bình dị của cuộc sống luôn bất diệt
D. Vẻ đẹp của nghệ thuật.
Câu 8. Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh chiếc lá trong câu thơ thứ hai?
A. Biểu tượng về dòng chảy của thời gian, tác động nghiệt ngã của thời gian với con
người và sự sống.
B. Biểu tượng cho thiên nhiên và sự sống.
C. Biểu tượng cho cái đẹp
D. Biểu tượng cho sự vĩnh hằng.
Câu 9. Nhận xét những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
Gợi ý:
- Sử dụng biện pháp tương phản, đối lập
- Sử dụng hình ảnh nhân hóa
- Sử dụng biện pháp cường điệu
- Ngắt nhịp linh hoạt
Câu 10. Theo em, chúng ta cần làm gì khi ý thức được sự trôi chảy của thời gian?

11
Đề số 5:
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Con là nỗi buồn của Cha
Dù to bằng trời
Cũng sẽ được lấp đầy

Con là niềm vui của Cha


Dù nhỏ bằng hạt vừng
Ăn mãi không bao giờ hết

Con là sợi giây hạnh phúc


Mảnh hơn sợi tóc
Buộc cuộc đời Cha vào với Mẹ.
(Con là… - Y Phương)
Câu 1.  Bài thơ được viết theo thể thơ tự do. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 2. Câu thơ “Con là nỗi buồn của cha” sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 3. Những hình ảnh đặc sắc trong bài thơ là:
A. Trời, hạt vừng, sợi dây
B. Trời. hạt gạo, sợi tóc
C. Trời, hạt gạo, sợi dây

12
D. Trời, hạt vừng, sợi tóc
Câu 4. Trong bài thơ, khi con là niềm vui được ví nhỏ bằng gì?
A. Hạt thóc
B. Hạt vừng
C. Hạt đậu
D. Hạt gạo
Câu 5. Hoàn thiện nhận xét sau bằng cách điền từ to, tình cảm, con, cha, nỗi buồn
vào chỗ chấm:
Trong bài thơ, người viết đã sử dụng những hình ảnh tương phản như ………..><
niềm vui; …….>< nhỏ để tăng hiệu quả diễn đạt, làm nổi bật ……của ……..dành
cho……..
Thứ tự các từ: nỗi buồn, to, tình cảm, cha, con
Câu 6. Nhận xét nào sau đây đúng với nội dung bài thơ:
A. Bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình và khẳng định tầm quan trọng của người con đối với
cha, với mẹ trong mỗi gia đình.
B. Bài thơ ca ngợi tình cảm anh em và khẳng định tầm quan trọng của người anh chị
em trong mỗi gia đình.
C. Bài thơ ca ngợi tình cảm mẹ con và khẳng định tầm quan trọng của người con đối
với với mẹ trong gia đình.
D.Bài thơ ca ngợi tình cảm ông cháu và khẳng định tầm quan trọng của người cháu đối
với ông bà trong gia đình.
Câu 7. Nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ là gì?
A. Miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc, hình ảnh so sánh giản dị.
B. Sử dụng nhiều hình ảnh quen thuộc của kho tàng văn học dân gian Việt Nam giúp
bài thơ sinh động, hấp dẫn.
C. Sáng tạo tình huống truyện, lựa chọn nhân vật độc đáo.

13
D. Thể thơ tự do kết hợp với những biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ,... sinh động, hấp
dẫn.
Câu 8. Tác dụng của điệp ngữ “Con là…” được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ là gì?
A. Giúp bài thơ được dài hơn, sinh động hơn.
B. Giúp nhấn mạnh vai trò của con rất quan trọng đối với cha.
C. Giúp người đọc dễ hình dung những việc làm của con đã giúp cha.
D. Giúp bài thơ trở nên dài hơn, dễ thuộc hơn.
Câu 9. Nêu cảm nhận về tình cảm của người cha dành cho con thể hiện qua bài thơ.
HS nêu cảm nhận của bản thân.
Gợi ý: Tình cảm của cha dành cho con bao la, vô bờ bến. Với người cha, con là niềm
vui, nỗi buồn, sợi dây hạnh phúc. Với cha, con có giá trị rất lớn.
Câu 10. Theo em gia đình có ý nghĩa như thế nào với mỗi người?
Đề số 6:
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu :
Không có gì tự đến đâu con
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa
Mùa bội thu trải một nắng hai sương.

Không có gì tự đến, dẫu bình thường


Phải bằng cả đôi tay và nghị lực.
Như con chim suốt ngày chọn hạt
Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ.
Dẫu bây giờ cha mẹ đôi khi,
Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi.
Có roi vọt khi con hư và có lỗi
Thương yêu con đâu đồng nghĩa với nuông chiều!

14
Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu …
Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng,
Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng,
Chỉ có con mới nâng nổi chính mình.
Nhớ nghe con!
( Không có gì tự đến đâu con - Nguyễn Đăng Tấn)
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
A. Thơ bốn chữ
B. Thơ năm chữ
C. Thơ bảy chữ
D. Thơ tự do
Câu 2. Bài thơ là lời của ai nói với ai?
A. Thầy cô nói với học sinh
B. Ông bà nói với cháu
C. Cha mẹ nói với con
D. Anh chị nói với em
Câu 3. Câu thơ “Như con chim suốt ngày chọn hạt” sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Điệp ngữ
D. Nói quá
Câu 4. Thành ngữ “Một nắng hai sương” trong câu thơ : Mùa bội thu trải một nắng
hai sương, có ý nghĩa gì?
A. Nói về sự lao động vất vả, dãi nắng dầm sương từ sáng đến tối của những
người làm nghề nông.

15
B. Là những kinh nghiệm của nhân dân ta về sự khắc nghiệt của các hiện tượng
thời tiết.
C. Nhắc nhở mọi người muốn mùa màng bội thu cần phải có nắng, sương để cây
trồng sinh trưởng.
D. Thể hiện niềm hạnh phúc khi được mùa của người nông dân.
Câu 5. Đôi tay nghị lực trong câu thơ: Phải bằng cả đôi tay nghị lực tượng trưng cho
điều gì?
A. Sức khỏe của con người
B. Sự hi sinh và nỗ lực của con người
C. Sức lao động và ý chí quyết tâm của con người
D. Sự vất vả của con người.
Câu 6.Dòng nào sau đây nêu đúng nhất ý nghĩa của câu thơ: Chỉ có con mới nâng nổi
chính mình ?
A. Chỉ có ý chí, nghị lực và lòng quyết tâm của con mới giúp con đạt được ước
mơ, hoài bão, khát vọng.
B. Chỉ có con mới có thể vững bước trưởng thành và hoàn thành những nhiệm
vụ của mình trong cuộc sống.
C. Chỉ có con mới lập nghiệp cho tương lai của chính mình.
D. Chỉ có con mới làm được mọi việc trong cuộc sống.
Câu 7. Hoàn thiện nhận xét sau bằng cách điền từ điều kì diệu, thời gian, giá trị vào
chỗ chấm:
Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu “Năm tháng bao dung nhưng
khắc nghiệt lạ kỳ.” là nhấn mạnh …….. của thời gian. Thời gian khắc nghiệt, trôi qua
rất nhanh, nhưng chính …….. cũng tạo nên giá trị, những ……… của cuộc sống.
Thứ tự các từ: giá trị, thời gian, điều kì diệu

16
Câu 8. Những ý nào sau đây nêu đúng biểu hiện tình cảm của cha mẹ đối với con
trong bài thơ?
A. Đối với con, có lúc giận dỗi khi con làm sai.
B. Dành hết tình cảm yêu thương cho con.
C. Nghiêm khắc với con khi con hư và có lỗi
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 9. Em có cảm nhận gì về nỗi lòng của cha mẹ được gửi gắm qua đoạn thơ?
Gợi ý:
Cha mẹ rất yêu thương con, nói với con những lời răn dạy nhẹ nhàng và sâu lắng.
Nhắc nhở và động viên con nỗ lực, kiên trì vững tin hơn trên bước đường đầy khó
khăn, thử thách.
Câu 10. Từ tình cảm và lời răn dạy trong bài thơ, em rút ra bài học gì cho bản thân?

17

You might also like