You are on page 1of 4

LUYỆN TẬP

ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa
Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào
Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!...
Ta lớn lên khao khát những chân trời
Những mảnh đất chân mình chưa bén được
Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực
Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh…
(Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn nghệ giải phóng, 1974)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 2. Niềm tin rất thật trong câu thơ “Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật” được hiểu là:
A. Niềm tin truyện cổ tích có thật trên đời.
B. Niềm tin cô Tấm được sẽ làm hoàng hậu sau khi trải qua những thử thách.
C. Niềm tin đất đai cằn cỗi sẽ nở hoa nhờ công sức lao động của con người.
D. Niềm tin vào hạnh phúc, sự công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Câu 3. Những từ ngữ, hình ảnh nào sau đây không được lấy từ chất liệu văn học dân gian?
A. Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực
B. Cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
C. Cây khế chua có đại bàng đến đậu
D. Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
Câu 4. Từ nào sau đây không phải từ láy?
A. ngon ngọt B. đất đai C. khao khát D. nghẹn ngào
Câu 5. Hình ảnh nào không gợi lên khát khao của nhân vật trữ tình?
A. Những chân trời C. Những biển khơi
B. Hoa của đất D. Những ngàn sao
Câu 6. Hai câu thơ: “Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa/ Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa” đã
sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. So sánh C. Ẩn dụ
B. Nói quá D. Nhân hoá
Câu 7. Dòng nào sau đây nhận xét đúng về đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ?
A. Sử dụng thể thơ 8 chữ, bút pháp ước lệ tượng trưng, giàu sức biểu cảm, giọng thơ trầm lắng
B. Sử dụng thể thơ 8 chữ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, sử dụng nhiểu từ Hán Việt, nhịp điệu tươi vui
C. Sử dụng thể thơ tự do, chất liệu văn học dân gian, bút pháp tả cảnh ngụ tình
D. Sử dụng thể thơ tự do, chất liệu văn học dân gian, giọng thơ trữ tình – chính luận
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: “Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa”?
Câu 9. Nêu tác dụng nghệ thuật của phép điệp trong các câu thơ sau:
1
Ta lớn lên khao khát những chân trời
Những mảnh đất chân mình chưa bén được
Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực
Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh…
Câu 10. Rút ra thông điệp ý nghĩa với anh/chị qua đoạn thơ trên. Lí giải.
II. VIẾT (4.0 điểm)
Lựa chọn Câu 1 hoặc Câu 2
Câu 1: Viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: “Lòng tốt của con
người có thể chữa lành các vết thương nhưng lòng tốt cũng cần đôi phần sắc sảo, nếu không chẳng
khác nào con số không tròn trĩnh”.
Câu 2: Bàn luận về sức hấp dẫn của một tác phẩm nghệ thuật mà anh/chị yêu thích.

ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
LÁ ĐỎ
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường.
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa.
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.
Em vẫy cười đôi mắt trong. 1974
(Trích từ Tuyển tập thơ Việt Nam giai đoạn chống Mĩ cứu nước, Nguyễn Đình Thi)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thể thơ 5 chữ
B. Thể thơ 6 chữ
C. Thể thơ 7 chữ
D. Thể thơ tự do
Câu 2. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Em đứng bên đường như quê hương”:
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Hoán dụ
D. Ẩn dụ
Câu 3. Nhân vật trữ tình trong văn bản là ai?
A. Người lính Trường Sơn
B. Nguyễn Đình Thi
C. Em gái tiền phương
D. Người lính Trường Sơn và em gái tiền phương
Câu 4. Hai câu sau gợi điều gì?
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.
A. Niềm tin và hi vọng vào ngày chiến thắng của người lính Trường Sơn
B. Lời chào và lời ước hẹn của cô gái tiền phương và người lính Trường Sơn
C. Lời chào và lời ước hẹn của người lính Trường Sơn với cô gái tiền phương
D. Lời hẹn ước giữa hai nhân vật trữ tình
Câu 5. Cảm xúc của tác giả qua văn bản là:
A. Niềm vui, tự hào và hy vọng vào tương lai của người lính Trường Sơn.
B. Niềm vui, lạc quan, tin tưởng, tự hào và hy vọng vào ngày mai chiến thắng.
C. Niềm vui sướng, hạnh phúc khi gặp lại người em gái tiền phương.
D. Niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến.
2
Câu 6. Không khí hành quân hào hùng thần tốc được thể hiện qua hình ảnh nào?
A. Rừng ào ào lá đỏ, Bụi Trường Sơn nhoà trời lửa
B. Đoàn lính Trường Sơn hành quân vội vã, rừng ào ào lá đỏ
C. Đoàn quân đi vội vã, bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa
D. Ào ào lá đỏ, vai áo bạc quàng súng trường
Câu 7. Câu thơ “Vai áo bạc quàng súng trường” gợi lên vẻ đẹp gì của người con gái tiền phương?
A. Vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, chân chất, dịu dàng.
B. Vẻ đẹp kiêu sa, đài các, lộng lẫy, dũng cảm.
C. Vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, gần gũi, dịu dàng.
D. Vẻ đẹp giản dị, gần gũi, kiên cường, mạnh mẽ.
Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản.
Câu 9. Hình ảnh “em gái tiền phương” gợi lên cho anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những
người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình? (Một khúc ca, Tố Hữu)
Anh/Chị nghĩ gì về quan niệm sống của Tố Hữu trong đoạn thơ trên? Hãy trả lời câu hỏi bằng
cách viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ).

ĐỀ SỐ 3
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
(1) Sau Tết Nguyên Đán một tháng là thời gian thích nhất ở rừng. Cây cối đều nhú lộc non. Rừng
xanh ngắt vầ ẩm ướt. Thiên nhiên vừa trang trọng vừa tình cảm. Điều ấy một phần là do mưa xuân.
(2) Khoảng thời gian này mà đi trong rừng, chân giẫm lên lớp lá ải mục, hít thở không khí trong lọc,
thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần thì thật tuyệt thú. Tất cả
những trò nhố nhăng đê tiện vấp phải hàng ngày hoàn toàn có thể rũ sạch bởi một cú nhảy của con
sóc nhỏ trên cành dâu da.
(3) Chính dịp đó ông Diểu đi săn.
(4) Ý nghĩ đi săn nảy sinh khi thằng con học ở nước ngoài gửi về biếu ông khẩu súng hai nòng. Khẩu
súng tuyệt vời, nhẹ bỗng, hệt như một thứ đồ chơi, thật nằm mơ cũng không thấy được. Ở tuổi sáu
mươi, đi săn trong rừng vào một ngày xuân kể cũng đáng sống.

(5) Ông Diểu thấy buồn tê tái đến tận đáy lòng. Ông nhìn cả hai con khỉ và thấy cay cay sống mũi.
Hóa ra ở đời, trách nhiệm đè lên lưng mỗi sinh vật quả thật nặng nề. « Thôi tao phóng sinh cho
mày ! » - Ông Diểu ngồi yên một lát rồi bỗng đứng dậy nhổ bãi nước bọt dưới chân mình. Lưỡng lự
giây phút rồi ông vội vã bước đi. Hình như chỉ chờ có thế, con khỉ cái vọt ngay ra khỏi chỗ nấp, chạy
vội đến con khỉ đực nằm.
(6) Ông Diểu rẽ sang một lối đi khác. Ông muốn tránh sẽ gặp người. Lối này đầy những bụi gai ngáng
đường nhưng hoa tử huyền nhiều không kể xiết. Ông Diểu dừng lại sững sờ. Loài hoa tử huyền cứ ba
chục năm mởi nở một lần. Người nào gặp hoa tử huyền sẽ gặp may mắn. Hoa này màu trắng, vị mặn,
bé bằng đầu tăm, người ta vẫn gọi hoa này là muối của rừng. Khi rừng kết muối, đấy là điềm báo đất
nước thanh bình, mùa màng phong túc.
(Muối của rừng, Nguyễn Huy Thiệp, Tập truyện Tình yêu, tội ác và trừng phạt, NXB Trẻ, 2012)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích:
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 2. Trong đoạn (1), tác giả đã sử dụng phép liên kết hình thức nào?
3
A. Phép nối
B. Phép lặp
C. Phép thế
D. Phép điệp
Câu 3. Ý nghĩ đi săn của ông Diểu nảy sinh khi nào?
A. Khi cây cối đều nhú lộc non
B. Khoảng thời gian rừng xanh ngắt và ẩm ướt
C. Khi ông sáu mươi tuổi
D. Khi thằng con học ở nước ngoài gửi về biếu ông khẩu súng hai nòng
Câu 4. Tính từ “tuyệt thú” là sự kết hợp của 2 từ nào?
A. Tuyệt vời, thú vị.
B. Tuyệt bích, hứng thú.
C. Tuyệt vời, thú vui.
D. Tuyệt vời, hứng thú
Câu 5. Tại sao tác giả lại cho rằng: Tất cả những trò nhố nhăng đê tiện vấp phải hàng ngày hoàn toàn
có thể rũ sạch bởi một cú nhảy của con sóc nhỏ trên cành dâu da.?
A. Tác giả muốn nhấn mạnh con sóc có thể xua đi những suy nghĩ xấu xa của con người
B. Tác giả muốn khẳng định sự thú vị của việc đi vào rừng ngắm cảnh thiên nhiên
C. Tác giả muốn nhấn mạnh việc ngắm nhìn, hòa mình vào thiên nhiên có thể thanh lọc tâm hồn con
người
D. Cả ba ý trên
Câu 6. Xác định các phép liên kết hình thức được sử dụng trong những câu văn sau: Loài hoa tử
huyền cứ ba chục năm mởi nở một lần. Người nào gặp hoa tử huyền sẽ gặp may mắn. Hoa này màu
trắng, vị mặn, bé bằng đầu tăm, người ta vẫn gọi hoa này là muối của rừng?
A. Phép nối
B. Phép lặp
C. Phép thế
D. Cả B và C
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 7. Theo anh/chị, tại sao ông Diểu lại phóng sinh cho con khỉ đực?
Câu 8. Hình ảnh hoa tử huyền có ý nghĩa biểu tượng gì?
Câu 9. Từ văn bản, anh/chị hãy nêu quan điểm của bản thân về cách con người nên ứng xử với thiên
nhiên.
II. VIẾT (4.0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình
đủ lớn”.
Anh/Chị hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của bản thân về ý kiến trên.

You might also like