You are on page 1of 18

ĐỀ TỔNG HỢP TRẮC NGHIỆM

Câu 1.
Dòng nào sau đây là tục ngữ?

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

B. Nước chảy đá mòn

C. Rau nào sâu ấy

D. Lên thác xuống ghềnh

Câu 2.
Câu tục ngữ nào sau đây không nói về kinh nghiệm trong lao động sản xuất?

A. Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.

B. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa

C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

D. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

Câu 3.
"Trong ca dao dân ca Việt Nam có nhiều bài nói đến con cò. Con cò là một
trong những con vật gần gũi với người nông dân hơn cả. Những lúc cày cuốc,
cấy hái, người nông dân Việt Nam thường thấy con cò ở bên cạnh họ. Con cò
lội theo luống cày, con cò đứng trên bờ ruộng rỉa lông, ngắm nhìn người nông
dân làm lụng." (Vũ Ngọc Phan)
Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Thuyết minh
D. Nghị luận

Câu 4.
Câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của" khuyên chúng ta điều gì?

A. Hãy biết quý trọng cả người lẫn của cải

B. Hãy biết coi trong của cải của bản thân

C. Đừng nên coi trọng của cải

D. Hãy biết quý trọng con người hơn của cải

Câu 5.
Câu tục ngữ nào không cùng nội dung với câu tục ngữ "Một mặt người bằng
mười mặt của"?

A. Người làm ra của, của không làm ra người

B. Người sống đống vàng

C. Người ta là hoa của đất

D. Người còn thì của còn

Câu 6.
Câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" khuyên chúng ta điều gì?

A. Khi đói cần giữ cho quần áo sạch sẽ, thơm tho

B. Khi đói có thể không cần giữ sạch sẽ nữa

C. Khi đói khi no, lúc nào cũng phải giữ gìn quần áo cho sạch sẽ

D. Dù hoàn cảnh nào cũng phải giữ phẩm giá cho trong sạch

Câu 7.
Đề bài nào dưới đây không phải đề văn nghị luận?
A. Gia đình thân yêu của em.

B. Ý kiến của em về câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm"

C. Chứng minh tính đúng đắn của câu: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

D. Gia đình là điểm tựa của mỗi người. Ý kiến của em về vấn đề này

Câu 8.
Để lập dàn ý cho đề bài: Giải thích câu tục ngữ: "Thương người như thể thương
thân", câu hỏi tìm ý nào dưới đây là không cần thiết?

A. Hiểu ý nghĩa câu tục ngữ như thế nào?

B. Vì sao nhân dân ta lại khuyên phải thương người như thể thương thân?

C. Làm thế nào để thực hiện lời khuyên trong câu tục ngữ?

D. Có khi nào lời khuyên đó sai không?

Câu 9.
Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" (Hồ Chí Minh) thuộc loại văn
bản nào?

A.Tự sự

B. Nghị luận

C. Thuyết minh

D. Biểu cảm

Câu 10.
"Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ
kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo
trong rương, trong hòm" (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh)
Nội dung chính của đoạn văn trên là:
A. Ca ngợi lòng yêu nước là các thứ của quý

B. Thể hiện hai trạng thái của lòng yêu nước

C. Lòng yêu nước có thể âm thầm kín đáo hoặc biểu lộ rõ ràng cụ thể

D. Dù thể hiện dưới hình thức nào, lòng yêu nước cũng vô cùng quý giá

Câu 11.
Nhận định nào nói đúng nhất về văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"?

A. Dẫn chứng tiêu biểu cụ thể, toàn diện

B. Giọng văn giàu cảm xúc

C. Văn bản nghị luận mẫu mực

D. Bố cục chặt chẽ, rành mạch

Câu 12.
"Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện trẻ con. Râm ran" (Duy Khán)
Câu văn trên có mấy câu đặc biệt?

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

Câu 13.
Ý nào dưới đây không cần thiết khi làm bài nghị luận cho đề bài: Chứng minh
câu tục ngữ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"?

A. Giải thích câu tục ngữ

B. Chứng minh truyền thống biết ơn của dân tộc


C. Phát biểu cảm nghĩ về lòng biết ơn

D. Làm thế nào để thực hiện lời khuyên của câu tục ngữ

Câu 14.
Văn bản "Sự giàu đẹp của tiếng Việt" là của tác giả nào?

A. Đặng Thai Mai

B. Hoài Thanh

C. Phạm Văn Đồng

D. Hồ Chí Minh

Câu 15.
Văn bản "Sự giàu đẹp của tiếng Việt" (Đặng Thai Mai) được viết theo phương
thức biểu đạt nào là chính?

A. Thuyết minh

B. Tự sự

C. Nghị luận

D. Biểu cảm

Câu 16.
Câu văn "Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến rước
Mị Nương về núi" có mấy trạng ngữ?

A. Không có

B. Một

C. Hai

D. Ba
Câu 17:
Câu văn:"Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt,
bồn chồn" ở đoạn "Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xõa gối. Trong lúc tiếng đờn
vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn" là:

A. Câu rút gọn

B. Câu đặc biệt

C. Trạng ngữ được tách thành câu riêng

D. Câu mở rộng thành phần

Câu 18.
Trong văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ", tác giả Phạm Văn Đồng đã sử
dụng thao tác nghị luận nào là chính?

A. Phân tích và giải thích

B. Chứng minh

C. Phân tích

D. Giải thích

Câu 19.
Câu nào không phải là câu bị động?

A. Giáp được thầy giáo khen

B. Thằng bé bị ngã rất đau

C. Nó được mẹ dắt đi chơi

D. Nó bị phê bình

Câu 20.
Câu văn "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình
cảm ta sẵn có" trong văn bản "Ý nghĩa văn chương" của Hoài Thanh nói về điều
gì?

A. Ý nghĩa của văn chương

B. Công dụng của văn chương

C. Nguồn gốc của văn chương

D. Nhiệm vụ của văn chương

Câu 1.
Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?

A. Lòng yêu mến những con người sống xung quanh ta

B. Lòng yêu mến cảnh vật tươi đẹp xung quanh

C. Lòng tự thương chính bản thân mình

D. Lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật muôn loài

Câu 2.
Dòng nào dưới đây là câu chủ động?

A. Truyện cổ tích được trẻ em rất yêu thích

B. Nó được mẹ dắt đi chơi

C. Ông em trồng cây cam này đã từ lâu

D. Ta được văn chương luyện cho những tình cảm ta sẵn có

Câu 3.
Dòng nào sau đây không phù hợp khi viết đoạn văn chứng minh?

A. Có câu chủ đề nêu lên luận điểm chính của đoạn văn
B. Các câu còn lại trong đoạn tập trung làm sáng tỏ câu chủ đề

C. Các dẫn chứng phải được chọn lọc và phối hợp chặt chẽ với lí lẽ để làm
sáng tỏ luận điểm.

D. Chỉ cần chú ý tới nhận xét, bình luận vấn đề chứng minh

Câu 4.
Trạng ngữ “Từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm
vịnh” trong câu “Từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề
ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay” có ý nghĩa gì?

A. Xác định nơi chốn

B. Xác định mục đích

C. Xác định nguyên nhân

D. Xác định thời gian

Câu 5.
Nhận định nào không cần thiết đối với một bài tập làm văn nghị luận?

A. Lập luận chặt chẽ, hợp lí

B. Luận điểm rõ ràng, đúng đắn

C. Sự việc đầy đủ, chi tiết

D. Luận cứ tiêu biểu, đúng đắn

Câu 6.
Dòng nào nói đúng về nghệ thuật của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”?

A. Là một văn bản mẫu mực về lập luận, bố cục và cách đưa dẫn chứng của
thể văn nghị luận
B. Văn bản có một lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình
ảnh

C. Văn bản có sự kết hợp các thao tác chứng minh, giải thích, đánh giá, bình
luận với những dẫn chứng cụ thể, xác thực và những nhận xét sâu sắc, giàu sức
thuyết phục

D. Văn bản có những lí lẽ, chứng cứ chặt chẽ, toàn diện

Câu 7.
Trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chí Minh đã sử dụng
thao tác lập luận nào là chính?

A. Bình luận

B. Chứng minh

C. Phân tích

D. Giải thích

Câu 8.
Câu văn “Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm” thuộc kiểu
câu gì?

A. Câu rút gọn

B. Câu đặc biệt

C. Câu đơn mở rộng thành phần

D. Câu bị động

Câu 9.
Câu sau dưới đây là câu dùng cụm chủ vị để mở rộng?
A. Khiêm tốn là tính nhã nhặn.

B. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng.

C. Bỗng một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình.

D. Tiếng Việt rất giàu thanh điệu.

Câu 10.
Nhận xét nào sau đây không đúng với phép lập luận giải thích?

A. Kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác

B. Dùng lí lẽ và dẫn chứng đã được chọn lọc để làm sáng tỏ vấn đề được
giải thích

C. Chỉ ra các mặt lợi hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi
theo

D. Nêu định nghĩa về sự vật, hiện tượng

Câu 11.
Dòng nào nói đúng nhất về giá trị hiện thực của văn bản “Sống chết mặc bay”?

A. Phản ánh thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại trước sinh mạng của
người dân

B. Phản ánh cuộc sống vô cùng cơ cực của người nông dân trong xã hội cũ

C. Phản ánh cuộc sống nhàn hạ và vô cùng sung túc của bọn quan lại sâu
mọt

D. Phản ánh cuộc sống vô cùng cơ cực của người nông dân trong xã hội cũ
và thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại

Câu 12:
Dòng nào nói đúng nhất về giá trị nhân đạo của văn bản “Sống chết mặc bay”?
A. Thể hiện nỗi buồn của tác giả trước cuộc sống vô cùng cơ cực của người
nông dân trong xã hội cũ và thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại

B. Thể hiện sự căm ghét của tác giả trước lối sống ăn chơi hưởng thụ và sự
vô trách nhiệm của bọn quan lại

C. Thể hiện sự phẫn nộ trước lối sống ăn chơi hưởng thụ và sự vô trách


nhiệm của bọn quan lại với sinh mạng của người dân

D. Thể hiện sự phẫn nộ trước sự vô trách nhiệm của bọn quan lại với sinh
mạng của người dân và sự thương cảm trước nỗi cơ cực của người dân

Câu 13.
Dòng nào dưới đây không cần thiết khi lập ý cho đề văn: Giải thích câu tục ngữ
“Lá lành đùm lá rách”?

A. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ

B. Kể ra các hiện tượng “Lá lành đùm lá rách”

C. Giải thích tại sao “lá lành” phải đùm “lá rách”?

D. Cần làm gì để phát huy truyền thống “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc
ta?

Câu 14.
Văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” của Nguyễn Ái Quốc
được viết vào thời gian nào?

A.  Từ năm 1922 đến 1925

B.  Trước năm 1925

C.  Trong năm 1925

D.  Sau năm 1925


Câu 15.
Nhân vật nào là nhân vật chính trong văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và
Phan Bội Châu” là 

A. Phan Bộ Châu

B. Va-ren

C. Người lính dõng An Nam

D. Va-ren và Phan Bội Châu

Câu 16.
Nhận xét nào nói đúng nhất nội dung hiện thực của văn bản “Những trò lố hay
là Va-ren và Phan Bội Châu” (Nguyễn Ái Quốc)?

A. Tố cáo chính phủ Pháp bắt giam nhà cách mạng Phan Bội Châu

B. Ca ngợi vị anh hùng dân tộc Phan Bội Châu

C. Khắc họa sự đối lập giữa Va-ren: gian trá, lố bịch đại diện cho thực dân
Pháp ở Đông Dương và Phan Bội Châu: kiên cường, bất khuất tiêu biểu cho dân
tộc Việt Nam

D. Tố cáo bộ mặt gian trá, lố bịch của Va-ren

Câu 17.
Trong văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” (Nguyễn Ái
Quốc), nhà cách mạng Phan Bội Châu đã có cách ứng xử như thế nào trước
những trò lố của Va-ren?

A. Đối đáp lại

B. Dửng dưng, im lặng

C. Lắng nghe chăm chú


D. Đồng ý với những lời dụ dỗ của Va-ren

Câu 18.
Câu văn “Anh quả quyết - cái anh chàng ranh mãnh đó- rằng có thấy đôi ngọn
râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay” (Trích “Những trò
lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” – Nguyễn Ái Quốc) thuộc kiểu câu nào?

A. Câu ghép

B. Câu rút gọn

C. Câu bị động

D. Câu đơn mở rộng thành phần

Câu 19.
Khi giải thích một câu tục ngữ, thao tác nào sau đây là không cần thiết?

A. Phân tích ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ

B. Tra từ điển để biết rõ nghĩa của câu tục ngữ

C. Tìm bằng được người sáng tác ra câu tục ngữ

D. Dùng lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh sự đúc kết chân lí của câu tục
ngữ

Câu 20.
Văn bản “Ca Huế trên sông Hương” (Hà Ánh Minh) đề cập đến nội dung gì?

A. Ca ngợi vẻ đẹp của sông Hương trong những đêm trăng

B. Ca ngợi vẻ đẹp của ca công trong đêm biểu diễn ca Huế

C. Ca ngợi vẻ đẹp của một nét sinh hoạt văn hóa ở cố đô Huế

D. Ca ngợi vẻ đẹp của phong cảnh cố đô Huế


Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Tôi yêu Sài Gòn da diết... Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào,
vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ.
Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại
như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường
náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi
sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn
nhiều cây xanh che chở."
(Sài Gòn tôi yêu, Ngữ văn 7, tập 1)

Tác giả của đoạn văn trên là ai?

A. Minh Hương

B. Vũ Bằng

C. Thạch Lam

D. Xuân Quỳnh

Đoạn văn trên được viết chủ yếu theo phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Biểu cảm

Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

A. Miêu tả những vẻ đẹp riêng của thành phố Sài Gòn

B. Bộc lộ tình yêu sâu sắc của tác giả với Sài Gòn
C. Bình luận về những vẻ đẹp riêng của vùng đất Sài Gòn

D. Giới thiệu những nét riêng về thiên nhiên khí hậu của Sài Gòn

Cụm từ chỉ thời gian nào không được nhắc đến trong đoạn văn trên?

A. Sáng tinh sương

B. Buổi chiều

C. Đêm khuya

D. Giữa trưa

Từ nào sau đây không phải là từ láy?

A. da diết

B. dập dìu

C. thưa thớt

D. phố phường

Trong đoạn văn trên, ý nào sau đây không phải là nét riêng của thiên nhiên
và cuộc sống Sài Gòn?

A. Nhiều hiện tượng thời tiết cùng có trong ngày

B. Thời tiết có sự thay đổi đột ngột, nhanh chóng

C. Bốn mùa trong năm đều có vẻ đẹp riêng, hấp dẫn và quyến rũ

D. Nhịp điệu sống đa dạng trong những thời điểm khác nhau

Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng đại từ xưng hô ở ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ hai số ít

B. Ngôi thứ hai số nhiều

C. Ngôi thứ nhất số ít


D. Ngôi thứ nhất số nhiều

Từ cây mưa được dùng với phép tu từ gì?

A. Ẩn dụ

B. Nhân hoá

C. Hoán dụ

D. So sánh

Từ nào trái nghĩa với từ thưa thớt trong đoạn văn trên?

A. vắng vẻ

B. vui vẻ

C. đông đúc

D. đầy đủ

Trong đoạn trích, tác giả đã trình bày nội dung bằng cách nào?

A. Miêu tả để bày tỏ cảm xúc

B. Bày tỏ cảm xúc trực tiếp

C. Kể chuyện để bày tỏ cảm xúc

D. Nghị luận để bày tỏ cảm xúc

Dòng nào sau đây diễn đạt chính xác nội dung, định nghĩa văn bản biểu
cảm?

A. Văn bản biểu cảm là bộc lộ cảm xúc, tình cảm của người viết

B. Văn bản biểu cảm là khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc

C. Văn bản biểu cảm là nêu sự đánh giá của con người
D. Văn bản biểu cảm trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng, tình cảm, cảm
xúc, thái độ, sự đánh giá của người viết đối với đối tượng được nói tới.

Trình tự các bước làm bài văn biểu cảm?

A. Tìm ý, tìm hiểu đề, viết bài, lập dàn ý, sửa bài.

B. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, sửa bài.

C. Sửa bài, viết bài, tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý.

D. Lập dàn ý, viết bài, sửa bài, tìm ý, tìm hiểu đề.

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 1

Câu 1. Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của chúng:
a) Buồn ơi! Xa vắng mênh mông là buồn.
(Thế Lữ)
b. Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm,
cây tre mang đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của con người Việt
Nam.
(Thép Mới)
Câu 2. Tìm câu rút gọn, khôi phục lại thành phần bị lược bỏ và nhận xét tác dụng
của việc rút gọn ấy trong đoạn văn sau:
a, Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế! Mãi không về!
(Nguyên Hồng)
b. Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường nhưvang
bên tai tiếng đọc bài trầm bổng…
(Lí Lan)
Câu 3. Nêu điểm khác nhau giữa câu rút gọn và câu đặc biệt.
Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về câu tục
ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm. Trong đoạn văn có sử dụng câu rút gọn hoặc câu
đặc biệt (gạch chân và chú thích).
Câu 5. Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ Ăn
quả nhớ kẻ trồng cây. Trong đoạn văn có sử dụng câu rút gọn hoặc câu đặc
biệt (gạch chân và chú thích rõ).

You might also like