You are on page 1of 3

ÔN TẬP KT GKII VĂN 10

*Ngữ liệu: THUẬT HỨNG 24 – Nguyễn Trãi


Công danh đã được hợp về nhàn,
Lành dữ âu chi thế nghị khen.
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Đìa thanh phát cỏ ương sen.
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Bui có một lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.
Câu 1: Nhận xét: “Dường như tác giả đã thu nhận tất cả vẻ đẹp thiên nhiên vào làm tài sản riêng của mình, đúng
như mơ ước “Túi thơ chứa hết mọi giang san” Phù hợp với nội dung những câu thơ nào dưới đây?
A. Hai câu đề
B. Hai câu thực
C. Hai câu luận
D. Hai câu kết
Câu 2: Hai câu thực và hai câu luận có nội dung biểu đạt là gì?
A. Nói về cuộc sống lao động bình dị và khẳng định cuộc sống tinh thần phong phú của Nguyễn Trãi khi về nhàn.
B. Nói về cuộc sống lao động vất vả nhưng đầy đủ vật chất của Nguyễn Trãi khi về nhàn.
C. Nói về cuộc sống lao động thiếu thốn trong hiện tại, đối lập với cuộc sống giàu sang ngày còn làm quan của
Nguyễn Trãi.
D. Nói về những công việc lao động lặp lại nhàm chán và ước mơ của Nguyễn Trãi về một cuộc sống phóng túng.
Câu 3: “Về nhàn rồi thì việc tốt xấu đến cũng không sợ người đời khen hay chê nữa” suy nghĩ trên được thể hiện
trong câu thơ nào?
A. Lành dữ âu chi thế nghị khen.
B. Công danh đã được hợp về nhàn,
C. Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen
D. Bui có một lòng trung lẫn hiếu,
Câu 4: Ý nào sau đây đúng khi nói về nội dung của câu thơ cuối?
A. Thể hiện lòng hiếu thảo của Nguyễn Trãi đối với cha mẹ.
B. Thể hiện lòng trung thành của Nguyễn Trãi đối với vua.
C. Thể hiện tấm lòng phục tùng vua bất kể đúng sai của Nguyễn Trãi.
D. Thể hiện lòng trung với nước, hiếu với dân của Nguyễn Trãi.
Câu 5: Trong hai câu luận: Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc – Thuyền chở yên hà nặng vạy then, tác giả đã sử
dụng các biện pháp nghệ thuật gì?
A. Nhân hóa và so sánh
B. So sánh và ẩn dụ
C. Đối và phóng đại
D. Nhân hóa và đối
Câu 6: Hai câu thơ kết cho ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn gì ở nhà thơ Nguyễn Trãi?
A. Tấm lòng trung hiếu (lòng yêu nước, thương dân), kiên trì với lí tưởng yêu nước thương dân…
B. Tâm hồn thanh cao, lối sống thanh nhàn, hòa hợp với tự nhiên
C. Bất mãn với cuộc sống nghèo khổ ở chốn nông thôn, chán ghét thực tại
D. Tâm hồn yêu thiên nhiên, muốn sống cuộc đời ẩn dật, thanh cao chốn làng quê
Câu 7: Hình ảnh hai câu thơ: Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc – Thuyền chở yên hà nặng vạy then cho thấy điều
gì trong con người Nguyễn Trãi?
A. Một con người gần gũi, gắn bó với thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết
B. Một con người nghệ sĩ có tâm hồn lãng mạn, phóng khoáng
C. Một người nông dân gắn bó với cuộc sống giản dị nơi làng quê
D. Vừa là một con người gần gũi, gắn bó với thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết, vừa là một người nghệ sĩ có tâm
hồn lãng mạn, phóng khoáng
Câu 8: Nêu những yếu tố của văn học dân gian trong bài thơ.
Câu 9: Bài thơ trên thể hiện vẻ đẹp gì trong tâm hồn của Nguyễn Trãi.
*Ngữ liệu: BẢO KÍNH CẢNH GIỚI
(Bài 38)
Mấy phen lần bước dặm thanh vân(1),
Đeo lợi(2) làm chi luống nhọc thân.
Nhớ chúa lòng còn đơn một tấc(3),
Âu thì(4) tóc đã bạc mười phân.
Trì thanh cá lội in vừng nguyệt,
Cây tĩnh chim về rợp bóng xuân.
Dầu phải dầu chăng mặc thế,
Đắp tai biếng(5) mảng sự vân vân.
(Trích Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi, phần Vô đề, Nguồn thivien.vn)
(1) Dặm thanh vân: chỉ con đường làm quan, con đường công danh.
(2) Đeo lợi: đeo đuổi con đường danh lợi.
(3) Lòng còn son một tấc: một tấc lòng son, một lòng trung thành, do chữ “nhất thốn tâm đan”.
(4) Âu thì: lo việc đời.
(5) Mảng: nhiều bản khác thường phiên là mảng. Có nghĩa là “nghe”. Nghĩa cả câu: bịt tai không muốn nghe việc
này việc nọ.
Câu 1: Qua câu thơ " Đeo lợi làm chi luống nhọc thân", nhân vật trữ tình thể hiện thái độ gì đối với chữ lợi?
A. Coi cái lợi là mục đích phấn đấu của cuộc đời mình
B. Coi cái lợi là sự ích kỉ, xấu xa
C. Coi cái lợi là gánh nặng phải đeo bên mình, khiến cho người mang lợi chỉ nhọc thân
D. Coi cái lợi là điều tất yếu ở đời và bình tâm đón nhận
Câu 2. Ý nào sau đây không thể hiện đúng tác dụng của câu thơ 6 chữ: Dầu phải dầu chăng mặc thế?
A. Câu thơ tạo ấn tượng đặc biệt bởi sáng tạo mởi mẻ, súc tích, cô đọng.
B. Thái độ kiên quyết, dứt khoát không bận tâm trước thế sự đảo điên, trước miệng thế.
C. Sự xót xa của bậc yêu nước nhưng bất lực trước sự rối ren của thế sự; qua đó, khẳng định con người chân chính
dù bất cứ hoàn cảnh nào luôn giữ vững vẻ đẹp tâm hồn.
D. Thể hiện thái độ xót xa, nuối tiếc của tác giả khi không còn làm quan.
Câu 3. Qua câu thơ: Đeo lợi làm chi luống nhọc thân tác giả thể hiện thái độ gì?
A. Phủ định vai trò của lợi danh, không màng đến cái lợi cho bản thân, mà còn khiến bản thân nhọc nhằn, lao đao.
B. Mệt mỏi, chán nản, biếng lười ngại chen vào chốn công danh, quan trường.
C. Công danh là mục đích phấn đấu, nên dù nhọc nhằn cũng phải gắng sức.
D. Phủ định vai trò, mục đích của danh lợi và thái độ mệt mỏi, chán nản, biếng lười, ngại chen vào chốn lợi danh
khiến bản thân nhọc nhằn.
Câu 4. Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Bảo kính cảnh giới (Bài 38) là:
A. Sáng tạo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn đầy ấn tượng.
B. Ngôn ngữ gần gũi, trong sáng, chắt lọc, hình ảnh biểu tượng.
C. Sử dụng nghệ thuật đối lập, tả cảnh ngụ tình.
D. Cả A, B, C.
Câu 5: Nhận xét về bức tranh thiên nhiên được khắc họa trong bài thơ?
Câu 6: Anh chị suy nghĩ như thế nào về quyết định mặc thế của nhân vật trữ tình " Dầu phải dầu chăng mặc thế"
Câu 7. Hai câu luận sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng:
Trì thanh cá lội in vừng nguyệt,
Cây tĩnh chim về rợp bóng xuân.

You might also like