You are on page 1of 8

HỌ VÀ TÊN GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HỒI

SỐ ĐIỆN THOẠI: 0394798258


TÊN TRƯỜNG CÔNG TÁC: TRƯỜNG THPT THÁI NINH
HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH

ĐỀ THI GIỮA KỲ II LỚP 10


I.ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi
NGÔN CHÍ (Bài 3)
Am trúc hiên mai ngày tháng qua.
Thị phi nào đến cõi yên hà.
Bữa ăn dầu có dưa muối;
Áo mặc nài chi gấm là.
Nước dưỡng cho thanh trì thưởng nguyệt;
Đất cày ngõ ải lảnh ương hoa.
Trong khi hứng động vừa đêm tuyết,
Ngâm được câu thần dặng dặng ca.
(Nguyễn Trãi-Toàn tập, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tr396)
Lựa chọn đáp án đúng ( Mỗi câu 0.5 điểm):
Câu 1:Văn bản được viết bằng chữ gì?
A. Chữ quốc ngữ
B. Chữ Hán
C. Chữ Nôm
D. Chữ Tàu
Câu 2:Bài thơ được trích trong tập nào của nhà thơ Nguyễn Trãi?
A. Ức Trai thi tập
B. Quân Trung từ mệnh tập
C. Quốc âm thi tập
D. Chí Linh sơn phú
Câu 3:Bài thơ được viết theo thể nào?
A. Thất ngôn bát cú Đường luật
B. Song thất lục bát
C. Thất ngôn Đường luật biến thể
D. Thất ngôn tứ tuyệt
Câu 4:Phương thức biểu đạt chính của văn bản?

A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Nghị luận
D. Thuyết minh
Câu 5:Đâu là những biện pháp nghệ thuật xuất hiện trong câu thơ 3 và 4?
A. Ẩn dụ, Hoán dụ
B. Ẩn dụ, Điệp từ
C. Đối lập, Nhân hóa
D. Đối lập, Ẩn dụ
Câu 6:Tác giả ngụ ý điều gì khi nói “nài chi gấm là” trong câu thơ 4?
A. Trang phục của quan lại chủ yếu là gấm.
B. Không coi trọng cuộc sống áo gấm xa hoa, vật chất
C. Người ẩn sĩ thư thái trong bộ áo gấm sang trọng
D. Không làm quan nữa nhưng vẫn sang trọng trong bộ áo gấm
Câu 7: Điều gì làm nên những “phá cách” về thi liệu của bài thơ?
A.Thi liệu gắn với cuộc sống của ông quan thanh cao
B.Thi liệu gắn với cuộc sống xa hoa, phú quý
C.Thi liệu gắn với cuộc sống tu sĩ nghèo khó
D.Thi liệu gắn với cuộc sống đời thường chốn thôn quê
Câu 8: Vẻ đẹp của Nguyễn Trãi thể hiện qua bài thơ là gì?
A.Tình yêu thiên nhiên
B.Tình yêu đất nước
C.Phong thái ung dung, tự tại
D.Cả A,B,C đều đúng
Trả lời câu hỏi:
Câu 9 (1.0 điểm):Em hiểu nội dung của hai câu thơ sau như thế nào?
Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt:
Đất cày ngõ ải, lảnh ương hoa.
Câu 10 (1.0 điểm):Anh (chị) có đồng tình với quan niệm: “Ngày càng nhiều
người chọn cuộc sống nhàn như nhân vật trữ tình” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) giới thiệu, đánh giá về nội dung
và nghệ thuật của bài thơ “Ngôn chí” trên?

HƯỚNG DẪN CHẤM


PHẦN NỘI DUNG ĐIỂM
Câu 1: C 0.5
Câu 2: C 0.5
I.ĐỌC HIỂU Câu 3: C 0.5
Câu 4: B 0.5
Câu 5: D 0.5
Câu 6: B 0.5
Câu 7: D 0.5
Câu 8: D 0.5
Câu 9: Nội dung của hai câu luận: Giữ nước ao 1.0
trong xanh để đón ánh trăng chiếu xuống, đất đã
được cày cuốc, vun xới và phơi nắng nên rất khô,
tơi, bở. Đây là môi trường sống thuận lợi của cỏ
cây. Khi ta nuôi dưỡng được ý thức tốt đẹp thì
chúng ta có thể được thưởng thức và hưởng những
thành quả tốt đẹp từ suy nghĩ ấy.
(HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau
nhưng cần nêu bật được nội dung).
Câu 10: 1.0
-HS đồng tình/không đồng tình/ vừa đồng tình,
vừa không đồng tình.
-Lí giải: sau đây là gợi ý
+Nếu đồng tình: lối sống nhàn; tránh xa thị phi,
bon chen; sống giản dị, hòa nhập với thiên nhiên
dân dã khiến con người thư thái, không vội vã.
Với cuộc sống đó con người cảm thấy bình an, tự
tại.
+Nếu không đồng tình: Cuộc sống biến đổi không
ngừng với vô vàn điều hấp dẫn, hiện đại; đối diện
và hòa nhập với thế giới thực tại khiến con người
không lạc hậu, không bỏ lỡ cơ hội tốt để trưởng
thành và trải nghiệm.
II.LÀM VĂN a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học 0.25
b.Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.25
c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5
HS có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau,
nhưng cần giới thiệu được vấn đề nghị luận, hệ
thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục,
dẫn chứng tiêu biểu. Có thể theo gợi ý sau:
-Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
*Tác giả :
+ Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, là “danh nhân
văn hóa thế giới”, là một tác gia văn học với sự
nghiệp sáng tác đồ sộ.
+Thơ văn Nguyễn Trãi phong phú, đa dạng về đề
tài, cảm hứng; giàu giá trị tư tưởng và đậm chất
trữ tình.
*Tác phẩm :
+ « Ngôn chí » trích trong tập thơ Nôm tiêu biểu
của NT « Quốc âm thi tập » .
+ Thể loại : Bài thơ là một sự “phá cách” về thể
loại với thể thất ngôn bát cú Đường luật biến thể
(xen lẫn câu lục ngôn giữa các câu thất ngôn)
- Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc, độc đáo
của bài thơ:
*Hình tượng thiên nhiên: thanh bình, yên tĩnh,
giản dị, mộc mạc mà cũng thơ mộng, thanh cao,
đầy sức sống.
+Đó là không gian một am trúc, hiên mai yên tĩnh
của người ẩn dật, tách khỏi những ồn ào của chốn
bụi bặm đời thường.
+Đó là ngõ ải mộc mạc, thân quen, quê mùa bình
dị.
+ Từ "ương" được hiểu là ấp ủ, làm cho một vật gì
đó sinh sôi, nảy nở. Như vậy, đất ươm mầm những
loài hoa, giúp hoa tỏa hương thơm ngát. Dòng thơ
gợi ra sự tốt tươi, trù phú của vạn vật. Thiên nhiên
hiện lên đầy sức sống
+Đó là khung cảnh nên thơ, lãng mạn với ao trong
để ngắm trăng, có ngõ hoa, đêm tuyết.
*Tâm trạng của nhân vật trữ tình
+Nhàn nhã, thảnh thơi, thả mình tận hưởng cuộc
sống điền viên giản dị, êm đềm. Mạch cảm xúc
chảy tràn trong bài thơ là tình yêu thiên nhiên, tình
yêu cuộc sống với tâm hồn rộng mở, tinh tế, lãng
mạn. Nguyễn Trãi nâng niu từng vẻ đẹp, từng
khoảnh khắc của cuộc sống đời thường, sống và
tận hưởng trong từng phút giây.
+Hài lòng, mãn nguyện với cuộc sống đạm bạc
với cơm dưa muối, mặc áo the.
+Lãng mạn, thi sĩ, nghệ sĩ với ngâm thơ, thưởng
nguyệt.
-Đánh giá
*“Ngôn chí” không đơn thuần chỉ để “nói chí”.
Bài thơ hàm chứa cả chí lẫn tình của nhà thơ. Tình
và chí ấy thể hiện rõ nét, sâu sắc qua hình tượng
thiên nhiên và thế giới tâm trạng của nhân vật trữ
tình. Qua đó ta thấy tư tưởng vượt thời đại, luôn
gắn bó tha thiết với thiên nhiên, đất nước và con
người.
*Nghệ thuật:
+Bài thơ thể hiện rõ nét ý thức sáng tạo một thể
thơ Nôm riêng khi đưa câu thơ lục ngôn xen vào
bài thơ thất ngôn ở những vị trí linh hoạt.
+Sự kết hợp các hình ảnh thơ giản dị, gần gũi,
mang đậm hơi thở cuộc sống với những hình ảnh
thơ ước lệ.
+Sự “phá cách’ về thi liệu: thi liệu gắn với cuộc
sống bình thường chốn thôn quê.
d.Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, 0.5
ngữ pháp tiếng Việt.
e.Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng, cách diễn 0.5
đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy…
TỔNG 10

II. LÀM VĂN (Đảm bảo các luận điểm cơ bản dưới đây)
1. Mở bài:
-Giới thiệu tác giả, tác phẩm :
-Lê Trí Viễn: Nguyễn Trãi là bông hoa đầu mùa tuyệt đẹp của thơ Nôm Việt
Nam, người đặt nền móng cho nền thơ ca tiếng Việt . Hoặc: “1 bậc đại nho, 1
đấng công thần, sự nghiệp dày khắp thiên hạ, văn chương vang đến muôn đời”
(Dương Bá Cung), hoặc “Ức TRai tâm thượng quang khuê tảo”.(khuê: văn học,
tảo: rong biển đẹp đẽ, người xưa thường thêu hình rong biển để trang trí trên áo
mũ, “khuê tảo”: văn chương, chữ nghĩa,“tâm thượng” là trong lòng, trong
tâm=>Tấm lòng, nhân cách, tài năng Ức Trai tỏa sáng trong văn chương, trong
mỗi con chữ)
- Bài thơ vẽ ra bức tranh thiên nhiên thanh bình nơi am trúc, thể hiện sự say
mê, giao hòa với thiên nhiên và tâm hồn thi sĩ của tác giả.
2. Thân bài
a.Khái quát
-Tác giả :
+ Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, là “danh nhân văn hóa thế giới”, là một tác
gia văn học với sự nghiệp sáng tác đồ sộ.
+Thơ văn Nguyễn Trãi phong phú, đa dạng về đề tài, cảm hứng; giàu giá trị tư
tưởng và đậm chất trữ tình.
-Tác phẩm :
+ « Ngôn chí » trích trong tập thơ Nôm tiêu biểu của NT « Quốc âm thi tập » .
+ Thể loại : Bài thơ là một sự “phá cách” về thể loại với thể thất ngôn bát cú
Đường luật biến thể (xen lẫn câu lục ngôn giữa các câu thất ngôn)
b. Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ:
-Hình tượng thiên nhiên: thanh bình, yên tĩnh, giản dị, mộc mạc mà cũng thơ
mộng, thanh cao, đầy sức sống.
+Đó là không gian một am trúc, hiên mai yên tĩnh của người ẩn dật, tách khỏi
những ồn ào của chốn bụi bặm đời thường.
+Đó là ngõ ải mộc mạc, thân quen, quê mùa bình dị.
+ Từ "ương" được hiểu là ấp ủ, làm cho một vật gì đó sinh sôi, nảy nở. Như vậy,
đất ươm mầm những loài hoa, giúp hoa tỏa hương thơm ngát. Dòng thơ gợi ra sự
tốt tươi, trù phú của vạn vật. Thiên nhiên hiện lên đầy sức sống
+Đó là khung cảnh nên thơ, lãng mạn với ao trong để ngắm trăng, có ngõ hoa, đêm
tuyết.
-Tâm trạng của nhân vật trữ tình
+Nhàn nhã, thảnh thơi, thả mình tận hưởng cuộc sống điền viên giản dị, êm đềm.
Mạch cảm xúc chảy tràn trong bài thơ là tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống
với tâm hồn rộng mở, tinh tế, lãng mạn. Nguyễn Trãi nâng niu từng vẻ đẹp, từng
khoảnh khắc của cuộc sống đời thường, sống và tận hưởng trong từng phút giây.
. (GV giảng: Cụm từ "ngày tháng qua" gợi ra sự chảy trôi của thời gian. Thời gian
đi qua một cách êm đềm từ ngày này qua tháng nọ cũng như cuộc sống an yên của
nhân vật trữ tình. Lui về ở ẩn, những đàm tiếu, dị nghị của thiên hạ không thể đến
được chốn ở của thi nhân "Thị phi nào đến cõi yên hà". Nhân vật trữ tình sống ở
chốn thanh tĩnh cách xa cuộc sống xô bồ, bỏ lại bên ngoài những "thị phi", đúng
sai, phải trái của người đời. Dường như, chủ thể trữ tình đã đạt đến sự tự do, tự tại
trong tâm hồn.).
*Ở hai câu thơ đầu tiên, chúng ta có thể thấy được không gian sống yên bình,
thanh tĩnh qua hình ảnh mái hiên và cây mai. Từ "yên hà" ngoài việc chỉ nơi ở yên
tĩnh còn diễn tả vẻ đẹp của bầu trời lúc bình minh hoặc hoàng hôn. Khói sương,
khói sóng ngập tràn khắp đất trời, hòa cùng với ánh rực rỡ của bầu trời khi ngày
mới sang hay lúc chiều tà
* "Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt": Đây là lối nói ẩn dụ, nước giữ gìn
sự thanh khiết để thưởng thức ánh trăng cũng như con người giữ gìn sự liêm khiết
và cốt cách cao cả.
* "Đất cày ngõ ải, lảnh ương hoa": hoạt động cày cuốc, trồng trọt.
+Hài lòng, mãn nguyện với cuộc sống đạm bạc với cơm dưa muối, mặc áo the.
* "Cơm ăn dầu có dưa muối;/ Áo mặc nài chi gấm là.": hài lòng với cuộc sống giản
đơn, không màng đến vinh hoa phú quý. (Vải gấm là một loại vải có nguồn gốc từ
tự nhiên, được dệt từ sợi tơ tằm. Đây được coi là loại vải thượng hạng vì có họa
tiết cầu kì, bắt mắt cũng như đem đến cho người mặc cảm giác mềm mịn, mượt
mà. Bởi lẽ đó, gấm chỉ dành cho các vị vua chúa, quan lại ở thuở xưa. Từ bỏ quan
trường để lui về ở ẩn, nhân vật trữ tình không cần đến áo gấm lụa là, cơm ăn dù chỉ
có dưa muối nhưng vẫn cảm thấy vui vẻ, mãn nguyện. Đó là cốt cách của một con
người đường hoàng, cao cả, không màng vinh hoa, phú quý)
+Lãng mạn, thi sĩ, nghệ sĩ với ngâm thơ, thưởng nguyệt.
* « Nước dưỡng cho thanh trì thưởng nguyệt » :vừa diễn tả được độ trong của nước
ao vừa khắc họa được sự huyền hoặc, lung linh của ánh trăng. Vào đêm thanh
vắng, bóng trăng in xuống mặt nước trong xanh
* "Trong khi hứng động vừa đêm tuyết": Cảm hứng được khơi dậy vào đêm tuyết.
* "Ngâm được câu thần dặng dặng ca": cảm xúc tràn đầy, cất tiếng ngâm ca.
c.Đánh giá
-“Ngôn chí” không đơn thuần chỉ để “nói chí”. Bài thơ hàm chứa cả chí lẫn tình
của nhà thơ. Tình và chí ấy thể hiện rõ nét, sâu sắc qua hình tượng thiên nhiên và
thế giới tâm trạng của nhân vật trữ tình. Qua đó ta thấy tư tưởng vượt thời đại, luôn
gắn bó tha thiết với thiên nhiên, đất nước và con người.
-Nghệ thuật:
+Bài thơ thể hiện rõ nét ý thức sáng tạo một thể thơ Nôm riêng khi đưa câu thơ lục
ngôn xen vào bài thơ thất ngôn ở những vị trí linh hoạt.
+Sự kết hợp các hình ảnh thơ giản dị, gần gũi, mang đậm hơi thở cuộc sống với
những hình ảnh thơ ước lệ.
+Sự “phá cách’ về thi liệu: thi liệu gắn với cuộc sống bình thường chốn thôn quê.
+ Ngôn ngữ dân dã, mang giọng điệu của lời ăn tiếng nói hàng ngày trong dân gian
(cơm ăn dầu có dưa muối).
3.Kết bài: Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ.
-Bài thơ “Ngôn chí” (bài 3) đã thể hiện rõ nét vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: tình
yêu thiên nhiên và cuộc sống tha thiết. Bài thơ là thế giới tâm hồn rộng mở, tinh tế,
lãng mạn- nâng niu từng vẻ đẹp, từng khoảnh khắc giao hòa cùng thiên nhiên.
-Bài thơ cũng là một trong những thi phẩm đặc sắc thể hiện đỉnh cao của nghệ
thuật thơ Nôm Nguyễn Trãi với những cách tân, phá cách và ý thức sáng tạo mãnh
liệt trong việc Việt hóa thơ Đường luật.

You might also like