You are on page 1of 5

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BẮC NINH ĐỀ THI KHẢO SÁT NĂM 2023

TRƯỜNG THCS VŨ KIỆT Bài thi: Ngữ văn


Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 01 trang)

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)


Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
(Khi con tu hú – Tố Hữu)
Câu 1. Bài thơ có đoạn thơ trên được nhà thơ Tố Hữu sáng tác trong hoàn cảnh nào? Thuộc thể thơ
gì?
Câu 2. Câu thơ thứ hai thuộc kiểu câu gì? Vì sao?
Câu 3. Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú” nhà thơ viết “Khi con tu hú gọi bầy”, kết thúc bài thơ
là “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”. Theo em, việc lặp lại tiếng chim tu hú như vậy có ý
nghĩa gì?
Câu 4. Nêu nội dung, ý nghĩa của bài thơ

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)


“Nước Đại Việt ta là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc.”
Hãy viết bài văn giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và làm sáng tỏ nội dung nhận xét
trên.

===== Hết =====


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ NGỮ VĂN 8 NĂM 2023
Môn: Ngữ văn
(Hướng dẫn chấm có 03 trang)

Phần Câu Nội dung Điểm


I ĐỌC HIỂU 4.0
1 - Bài thơ được sáng tác vào tháng 7/1939 tại nhà lao Thừa Phủ (Huế), khi tác giả 0.5
bị bắt giam vào đây chưa lâu
- Thể thơ lục bát 0.5
2 Kiểu câu cảm thán 0.25
Vì:
- Có từ ngữ cảm thán “ôi” và kết thúc cuối câu bằng dấu chấm than (!)
- Bộc lộ trực tiếp cảm xúc của nhân vật trữ tình: bức bối, ngột ngạt cao độ và 0.25
niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát khỏi cảnh tù ngục để trở về với cuộc sống
tự do
3 Lặp lại tiếng chim tu hú có ý nghĩa:
- Tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng cho bài thơ 0.5
- Nhấn mạnh tiếng chim tu hú là tiếng gọi tha thiết của tự do, của thế giới sự
sống đầy quyến rũ đối với người tù cách mạng 0.5
- Tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ là tiếng kêu khắc khoải, hối thúc, giục giã như
thiêu đốt lòng người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi; khiến cho người tù cảm thấy 0.5
hết sức ngột ngạt, khao khát thoát khỏi cuộc sống giam cầm; về với tự do, với
đồng đội. Đây là tiếng gọi của sự tự do
4 - Lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ 1.0
cách mạng. Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu lí tưởng của người chiến sĩ trẻ
tuổi trong hoàn cảnh tù đày.

II LÀM VĂN 6.0


Làm sáng tỏ nhận định
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được
vấn đề.
b. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác
lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
Mở Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vấn đề chứng minh 0.5
bài
* Trình bày tác giả Nguyễn Trãi 1.0
Thân - Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, hiệu là Ức Trai, quê ở làng Chi
bài Ngại (Chi Linh, Hải Dương) sau rời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay
thuộc Hà Nội)
- Người đã từng sát cánh cùng Lê Lợi lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân
Minh. Người có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Sau
này, ông bị chết một cách oan uổng
- Nguyễn Trĩa là người anh hùng dân tộc, nhà văn hóa lớn, nhà văn, nhà thơ nổi
tiếng.
* Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm 1.0
- “Nước Đại Việt ta” được trích từ tác phẩm “Đại Cáo Bình Ngô”. Bài đại cáo
do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo sau khi cuộc kháng chiến chống quân
Minh vừa kết thúc năm 1428 để tuyên bố chiến thắng.
* Chứng minh “Nước Đại Việt ta” là một áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc
- Nước Đại Việt ta tự hào có một nền văn hiến lâu đời (dẫn chứng và phân tích)
- Nước Đại Việt ta tự hào có lãnh thổ riêng (dẫn chứng và phân tích) 3.0
- Nước Đại Việt ta tự hào có phong tục, tập quán riêng (dẫn chứng và phân tích)
- Nước Đại Việt ta tự hào có truyền thống, lịch sử vẻ vang (dẫn chứng và phân
tích)
- Nước Đại Việt ta tự hào có nhiều anh hùng hào kiệt (dẫn chứng và phân tích)
- Nước Đại Việt ta tự hào có nhiều chiến công lưu danh sử sách (dẫn chứng và
phân tích)
Kết Khẳng định vị trí của tác phẩm, tác giả trong nền văn học Việt Nam 0.5
bài Khẳng định vấn đề nghị luận
Suy nghĩ, liên hệ của bản thân
áng tóc trữ tình…đốt nương xuân), nước sông Đà thay đổi theo mùa, mùa xuân
dòng xanh ngọc bích, mùa thu nước sông Đà lừ lừ chin đỏ như da mặt một
người bầm đi vì rượu bữa.Vẻ đẹp của mây trời đã tạo cho sông Đà một vẻ đẹp
riêng không trộn lẫn, những sắc màu gợi cảm, trong lành, đó là màu sắc của
nước, của núi, phù sa, da trời -> nhấn mạnh vẻ đẹp trữ tình, gợi cảm của dòng
sông.
+ Nghệ thuật: câu văn dài, nhịp văn chậm rãi, thong thả; ngôn ngữ và hình ảnh
gợi cảm tuôn dài tuôn dài, áng tóc trữ tình, xanh ngọc bích, lừ lừ chín đỏ; nghệ
thuật nhân hóa... làm nổi bật vẻ đẹp mểm mại trữ tình, thơ mộng và gợi cảm
của dòng sông.
* Điểm giống nhau và khác nhau của hai đoạn văn. 1.0
- Điểm giống:
+ Nội dung: hai đoạn văn đều nói đến vẻ đẹp của sông Đà, đặc biệt là nước
sông Đà, qua đó làm hiện lên cái tôi độc đáo của Nguyễn Tuân: phóng túng, tài
hoa, uyên bác, trí tưởng tượng mãnh liệt; tiếp cận đối tượng ở phương diện văn
hóa thẩm mỹ, không ưa những gì bằng phẳng, nhợt nhạt.
+ Nghệ thuật: ngôn ngữ giàu có, phong phú, khả năng tổ chức câu văn xuôi
giàu giá trị tạo hình, nghệ thuật so sánh, nhân hóa, liên tưởng độc đáo.
- Điểm khác:
+ Nội dung: cả hai đoạn văn cùng tả nước sông Đà nhưng đoạn văn thứ nhất tả
âm thanh đoạn văn thứ hai tả màu nước. Vì thế đoạn văn thứ nhất giống như
một bản nhạc, đoạn văn thứ hai giống như một bức họa; đoạn văn thứ nhất tô
đậm vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội; đoạn văn thứ hai tô đậm vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình.
+ Nghệ thuật: câu văn (đoạn văn thứ nhất sử dụng câu văn ngắn, nhịp nhanh;
đoạn văn thứ hai câu văn dài, nhịp chậm); ngôn ngữ (đoạn văn thứ nhất ngôn
ngữ thiên về góc cạnh, nhiều động từ; đoạn văn thứ hai thiên về gợi hơn tả,
nhiều tính từ); về giọng điệu (đoạn văn thứ nhất giọng điệu mạnh mẽ, đoạn văn
thứ hai giọng điệu tha thiết, nhẹ nhàng).
* Nhận xét về những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Tuân. 0.5
- Nguyễn Tuân có một vốn tri thức phong phú, nhiều mặt về lịch sử, địa lý,
quân sự, điện ảnh…Qua việc miêu tả sông Đà trong tác phẩm nói chung và
trong hai đoạn văn nói riêng, ông đã cung cấp hiểu biết nhiều mặt về dòng sông
này, mang lại những kiến thức lý thú, bổ ích, những góc nhìn đa dạng, nhiều
chiều, những ấn tượng, cảm giác phong phú.
- Hai đoạn văn đã góp phần tái hiện vẻ đẹp của hình tượng sông Đà: dòng sông
vừa hung bạo, dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình đồng thời bộc lộ tình cảm tha thiết
gắn bó của tác giả với con sông miền Tây Bắc của tổ quốc.
- Hai đoạn văn tiêu biểu cho sự độc đáo, tài hoa trong phong cách nghệ thuật
của Nguyễn Tuân.Ông thực sự xứng đáng là người nghệ sĩ của ngôn từ ,thầy
phù thủy trong nghệ thuật hô chữ gọi câu..
d. Chính tả, ngữ pháp 0.25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo 0.25
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.
TỔNG ĐIỂM 10

You might also like