You are on page 1of 3

Câu 2.

(5,0 điểm) Phân tích sự chuyển biến về nhận thức và tình cảm của
người chiến sĩ cộng sản qua hai khổ thơ sau:
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

Tôi đã là con của vạn nhà


Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ...
(Trích Từ ấy, Tố Hữu, Ngữ văn 11, Tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, trang 44)
HƯỚNG DẪN
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái
quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25
Sự chuyển biến về nhận thức và tình cảm của người chiến sĩ cộng sản qua
hai khổ thơ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các
thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các
yêu cầu sau:
1. Mở bài 0,5
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng Việt Nam với phong cách thơ
trữ tình - chính trị
- Bài thơ Từ ấy sáng tác 7/1938, nằm trong phần Máu lửa của tập thơ cùng
tên - tập thơ đầu tay của Tố Hữu. Niềm vui sướng, hân hoan và niềm tự
hào khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng là cảm xúc chủ đạo để Tố
Hữu viết nên bài thơ này.
- Hai khổ thơ cuối đã thể hiện một cách sâu sắc những chuyển biến trong
nhận thức và tình cảm của người chiến sĩ cộng sản.
2. Thân bài 2,5
Phân tích sự chuyển biến về nhận thức và tình cảm của người chiến sĩ cộng
sản
* Vị trí đoạn thơ: Đoạn trích gồm hai khổ thơ cuối của bài thơ Từ ấy sau
khổ thơ thứ nhất – diển tả niềm vui sướng, say mê của người thanh niên
khi bắt gặp lí tưởng cộng sản.
* Sự chuyển biến về nhận thức và tình cảm:
Khổ 2: Sự chuyển biến về nhận thức
- Nhận thức mới:
+ Về lẽ sống: tự nguyện đem cái Tôi (lòng tôi, tình tôi, hồn tôi) gắn bó,
hòa nhập, lan tỏa, đồng cảm, sẻ chia (buộc, trang trải, gần gũi) với quần
chúng cần lao (mọi người, trăm nơi, bao hồn khổ).
+ Về sức mạnh đoàn kết: khi cái Tôi hòa trong cái Ta, khi cái riêng hòa vào
cái chung, cá nhân hòa vào tập thể cùng chung lí tưởng thì sức mạnh sẽ
nhân lên gấp bội.
 Lẽ sống lớn, nhận thức đúng đắn của người chiến sĩ cộng sản.
- Nghệ thuật thể hiện:
+ Sử dụng các động từ, từ láy giàu sức biểu đạt: buộc, trang trải, gần gũi.
+ Phép tu từ đặc sắc: ẩn dụ: khối đời
+ Giọng thơ: vừa dứt khoát vừa thiết tha.
Khổ 3: Sự chuyển biến về tình cảm
- Tự nguyện gắn kết, coi mình là một thành viên (con, em, anh) của đại
gia đình lao khổ (vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn đầu em nhỏ), đặc biệt
quan tâm tới những con người bé nhỏ, cùng khổ nhất (kiếp phôi pha, em
nhỏ không áo cơm cù bất cù bơ…)
Tình cảm lớn lao, cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản.
- Đặc sắc nghệ thuật: 0,5
+ Điệp từ là, vạn (số từ) kết hợp biện pháp liệt kê.
+ Dùng những từ thuộc cùng trường nghĩa (chỉ mối quan hệ ruột thịt): con,
anh, em
+ Giọng điệu khẳng định.
3. Kết bài 0,5
* Đánh giá:
- Hai khổ thơ đã thể hiện được một cách chân thực những nhận thức mới
về lẽ sống lớn, tình cảm lớn lao, cao đẹp của tác giả, qua đó thấy được khả
năng soi rọi, tác động sâu sắc của lí tưởng cách mạng đối với nhận thức,
tâm hồn, lẽ sống của người chiến sĩ cộng sản.
- Sự chuyển biến ấy được diễn tả thành công thông qua các biện pháp nghệ
thuật như: ẩn dụ, điệp từ, liệt kê; ngôn ngữ thơ giản dị, giọng điệu mạnh
mẽ, dứt khoát và tha thiết...
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo 0,25
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

You might also like