You are on page 1of 15

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THAM KHẢO ĐÁP ÁN

SÓC TRĂNG NGÂN HÀNG ĐỀ ÔN TẬP


TRƯỜNG THPT HOÀNG DIỆU KIỂM TRA GIỮA HKI (2023-2024)
Câu Nội dung Điểm
MÔN: NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 90 phút

ĐỀ 1

Phần
I ĐỌC HIỂU 3.0
1 Thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản trên là: 0.5
Bình luận
2 Văn bản khuyên bạn hãy mơ, hãy đi, hãy làm những gì bạn 0.5
khát khao… là vì: bạn chỉ có một cuộc đời và một cơ hội để
làm tất cả những gì bạn mơ ước.
3 - Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn là: 0.5
+ Điệp từ: hạnh phúc
+ Điệp cấu trúc “biết…”
+ Liệt kê: rơi nước mắt khi tổn thương, đau đớn khi mất mát…
- Tác dụng: 0.5
+ Làm cho lời văn thêm sinh động, hấp dẫn, giàu hình ảnh, gợi
cảm xúc và giàu nhịp điệu.
+ Nhằm nhấn mạnh một quan niệm về hạnh phúc. Qua đó, tác
giả mong mọi người luôn biết trân trọng những gì mình đang
có.
4 Anh/chị có đồng tình với quan niệm của tác giả: “Bạn không 1.0

khi
thể nào thẳng tiến bước trên đường đời cho đến

bạn biết cho qua đi và học hỏi


những thất bại và những sai
lầm, đau buồn trong quá khứ”
không? Vì sao?
Học sinh lựa chọn câu trả lời: Đồng tình hoặc không đồng tình
hoặc vừa đồng tình vừa không đồng tình với ý kiến. Lập luận
chặt chẽ, hợp lí, thuyết phục.
Lưu ý: Đồng tình/không đồng tình hoặc cả hai: 0.25 điểm

Tr: 1
Lí giải thuyết phục: 0.75 điểm (Lí giải được 1 ý: 0,5đ)
II LÀM VĂN 7.0
Cảm nhận của anh/ chị về những kỉ niệm của cuộc
kháng chiến oanh liệt trong đoạn thơ sau. Từ đó, nhận xét
khúc hùng ca và tình ca của đoạn thơ.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, 0.5
thân bài, kết bài.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Những kỉ niệm của 0.5
cuộc kháng chiến oanh liệt. Nhận xét khúc hùng ca và tình
ca của đoạn thơ.
b. Triển khai vấn đề thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận
sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ
giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có nhiều cách cảm nhận và
diễn đạt nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục. Cơ bản phải
đạt được các ý sau:
* Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận 0.5
- Về nội dung: 2.75
+ Hai câu đầu: Bức tranh Việt Bắc hừng hực khí thế ra trận
được tác giả thể hiện qua hình ảnh những con đường chiến
dịch:
+ Hai câu tiếp: Hình ảnh bộ đội ra trận hiện lên vừa hiện thực,
vừa hào hùng và lãng mạn:
+ Hai câu tiếp: Không chỉ có bộ đội ra trận mà nhân dân ta ở
bất kì đâu cũng hăng hái góp sức mình vào cuộc kháng chiến.
Cùng hành quân với bộ đội là những đoàn dân công phục vụ
chiến đấu.
+ Hai câu thơ tiếp theo khẳng định niềm lạc quan tin tưởng
vững chắc vào ngày mai chiến thắng của dân tộc ta.
+ Bốn câu cuối: Gian khổ, hi sinh rồi cũng được đền bù xứng
đáng, những địa danh ghi dấu niềm vui cứ tuôn trào theo từng
câu chữ, từng nhịp điệu đập rộn ràng của trái tim con người.
-Về nghệ thuật: 0.75
+ Sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ lục bát;
+ Giọng thơ sôi nổi, hào hùng;
+ Chọn lựa những hình ảnh, từ ngữ có sức gợi cảm;

Tr: 2
+ Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ (điệp, so sánh,
cường điệu, liệt kê,…).
Nhận xét khúc hùng ca và tình ca của đoạn thơ. 1.0
Khúc hùng ca là khúc ca hào hùng, ngợi ca cuộc kháng
chiến chống Pháp gian khổ mà oanh liệt của dân tộc. Khúc
tình ca là bài ca trữ tình dạt dào yêu thương, chan chứa ân tình
của cái tôi trữ tình nhà thơ, của người kháng chiến, của nhân
dân dành cho Đảng, cho đất nước, dân tộc, cho Bác Hồ kính
yêu…
Việt Bắc là bản hùng ca của cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp, phản ánh những ngày đầu kháng chiến đầy khó
khăn, gian khổ, anh dũng và kết thúc bằng thắng lợi vẻ vang.
Bức tranh Việt Bắc ra quân giữa một không gian núi rừng rộng
lớn qua những hình ảnh nhân dân ta anh hùng: anh bộ đội, chị
dân công…Những kì tích, những chiến công gắn với những địa
danh…có được bởi xuất phát từ lòng yêu nước, căm thù giặc,
tình nghĩa thủy chung của con người kháng chiến. Tuy đề cập
đến đề tài chiến tranh cách mạng nhưng bài thơ Việt Bắc nói
chung, đoạn thơ nói riêng hướng cảm xúc đến nghĩa tình thuỷ
chung cách mạng của con người Việt Nam trong kháng chiến.
Tất cả tạo nên phong cách thơ độc đáo của Tố Hữu, làm cho
thơ ông trở nên gần gũi dễ học dễ thuộc đi vào lòng người.
Kết bài: 0.5
- Kết luận về nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp của đoạn thơ
trong bài Việt Bắc.
- Nêu cảm nghĩ về hình ảnh Việt Bắc ra trận, lòng tự hào về
quá khứ vẻ vang, hào hùng của dân tộc
c. Sáng tạo: Có cách thể hiện sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu 0.25
sắc và mới mẻ về vấn đề.
d. Trình bày sạch đẹp, đáp ứng về chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10.00 ĐIỂM.

ĐỀ 2
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3.0
1 Phong cách ngôn ngữ: chính luận 0.5

Tr: 3
2 Hình ảnh biểu đạt khao khát của con người muốn trở thành
những cá nhân nổi bật, có vị trí quan trọng trong đời sống: mặt 0.5
trời, cây lớn, con sông lớn…
3 -Biện pháp tu từ:
+Điệp cấu trúc: “Có lẽ bạn muốn…”
+Liệt kê: mặt trời, ngôi sao, cây lớn, ngọn cỏ, con sông lớn,
con suối nhỏ…
+Điệp từ: bạn, bản thân…
-Tác dụng:
+Làm cho đoạn văn thêm sinh động, hấp dẫn, tăng tính thuyết 1.0
phục.
+Nhấn mạnh mỗi người đều có vẻ đẹp, giá trị riêng, cũng là
một phần đặc sắc của thế giới này và đều có vị trí đặc biệt,
không thể thay thế trong đời sống.
HS trình bày được 2/3 biện pháp cho 0.5 điểm; mỗi tác dụng:
0.25 điểm.
4 - Học sinh trình bày quan điểm đồng tình, không đồng tình
hoặc đồng tình một nửa: 0.25 điểm
1.0
-Lí giải thuyết phục, hợp lí, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã
hội 0.75 điểm
II LÀM VĂN 7.0
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ. Từ đó nhận xét về
phong cách nghệ thuật Tố Hữu:
“Mình đi, có nhớ những ngày
...
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

- Đảm bảo bố cục của bài văn nghị luận. 0.5


Xác định đúng vấn nghị luận: 0.5
-Giới thiệu chung: về tác giả, tác phẩm, đoạn trích. 0.5
- Bốn câu đầu là lời của người ở lại nhắn nhủ người ra đi đừng
quên Việt Bắc – mảnh đất cách mạng gắn bó với quá khứ chiến
đấu hào hùng, với những khó khăn gian nan trong cuộc kháng
chiến trường kì của dân tộc.
- Lời bày tỏ tình cảm gắn bó, yêu thương của đồng bào Việt Bắc
dành cho cán bộ kháng chiến, cho cách mạng. Nỗi nhớ dâng 3.5
trào trong người, bao trùm không gian núi rừng.
- Nghệ thuật: sử dụng phép điệp từ (mình đi,mình về),cấu trúc
đối,.. để diễn tả tình cảm sâu đậm thủy chung của người dân
Việt Bắc.
-Khẳng định lại giá trị đoạn thơ, nêu cảm nghĩ của bản thân.
-Phong cách nghệ thuật của tác giả Tố Hữu: 1.0
+ Thơ Tố Hữu mang đậm chất trữ tình chính trị: Đoạn thơ làm
nổi bật lẽ sống lớn, tình cảm lớn của dân tộc.
+ Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc: sử dụng thể thơ lục bát
truyền thống, vận dụng lối đối đáp “mình-ta” trong ca dao…

Tr: 4
-Đánh giá chung 0.5
-Sáng tạo, dùng từ, đặt câu…. 0.5
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10.00 ĐIỂM.

ĐỀ 3.
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC-HIỂU 3,0
1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5
Theo tác giả, để đạt được thành công như mong muốn chúng ta
cần phải:
2 -Học hỏi tinh thần của các bậc tiền bối. 0,5
-Biết quên những ước mơ không thành của ngày hôm qua, biến
ước mơ của ngày mai thành những công việc cụ thể…
Thí sinh có thể trả lời :
-Ước mơ phù hợp là những ước mơ nằm trong khả năng, điều 1,0
3 kiện, năng lực của bản thân…
- Ước mơ phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

4 Thí sinh trình bày ý kiến cá nhân về sự lựa chọn thông điệp của 1,0
mình và có cách lí giải hợp lý,thuyết phục.
II LÀM VĂN 7,0
Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến được thể hiện trong 7.0
đoạn trích
a.Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài 0,5
khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Hình tượng người lính Tây Tiến được thể hiện qua đoạn trích 0,5
c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt
các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng;
đảm bảo các yêu cầu sau:
*Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và 0,5
đoạn trích
*Hình tượng người lính Tây Tiến được Quang Dũng thể hiện qua 3,0

Tr: 5
đoạn trích.
- Ngoại hình:
+ “Không mọc tóc”, “quân xanh màu lá”: diện mạo độc đáo, lạ
thường đồng thời phản ánh được hiện thực tàn khốc nơi rừng núi
Tây Bắc.
-Tâm hồn, tính cách:
+“Dữ oai hùm” tinh thần của họ cho thấy sự mạnh mẽ đối lập với
vẻ ngoài vàng vọt xanh xao do bệnh sốt rét rừng mang lại.
+“Mắt trừng” khí thế quyết tâm trong từng người lính.
- “Gửi mộng qua biên giới”: Quyết tâm giết giặc lập công.
- “Mơ dáng kiều thơm”: Giấc mơ hào hoa lãng mạn về quê hương
Hà Nội mà mỗi người lính mang theo, chính là động lực giúp họ
kiên cường hơn khi thực tế quá khắc nghiệt.
- Lí tưởng cao đẹp:
- Các từ Hán Việt “biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào...”
làm cho không khí trở nên trang trọng và thiêng liêng hơn.
- Bút pháp nói giảm nói tránh “anh về đất” mang ý nghĩa nhân
văn và rất hào hùng, không mang lại cảm giác bi lụy.
- Các anh hy sinh cả tuổi trẻ, cuộc đời mình cho đất nước“chẳng
tiếc đời xanh”
- “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” –nhân hóa hình ảnh con
sông Mã lời tiễn biệt , để nói lên sự hi sinh cao cả của người lính
Tây Tiến.
Giải thích tính bi tráng được thể hiện qua đoạn thơ
“Bi”: Buồn, đau thương. 1,0
“Tráng”: Mạnh mẽ, hùng tráng.
Người lính Tây Tiến có sự hi sinh, mất mát nhưng không làm
giảm đi tinh thần mạnh mẽ,quyết tâm sẵn sàng hi sinh để bảo vệ
đất nước.
*Đánh giá
-Đoạn thơ khắc họa rõ nét chân dung người lính với ngoại hình và
tâm hồn bằng bút pháp lãng mạn, đậm chất bi tráng. 0,5
-Người chiến sĩ Tây Tiến đã để lại một ấn tượng sâu sắc cho
người đọc, tạo nên một tượng đài bất tử về anh bộ đội cụ Hồ trong
kháng chiến chống Pháp.

Tr: 6
d. Chính tả, ngữ pháp 0,5
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận; có cách diễn 0,5
dạt mới mẻ.

ĐỀ 4
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3.0
1 - Nhan đề: Ngọn gió và cây sồi già. 0,75
Lưu ý: Trả lời như đáp án đạt 0,75 điểm, trả lời ½ đáp án
0,5 điểm.
2 - Phản ứng của cây sồi già: Cây sồi vẫn bám chặt đất, im 0,75
lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục
ngã.
Lưu ý: Trả lời như đáp án đạt 0,75 điểm, trả lời ½ đáp án
0,5 điểm.
3 - Hình ảnh “ ngọn gió” và “ cây sồi” tượng trưng: 1,0
+ Ngọn gió: Hình ảnh tượng trung cho những khó khăn,
thử thách, nghịch cảnh trong cuộc sống.
+ Cây sồi: Hình ảnh tượng trung cho lòng dũng cảm, dám
đối đầu, không gục ngã trước hoàn cảnh.
Lưu ý: Trả lời như đáp án đạt 1,0 điểm, trả lời ½ đáp án
0,5 điểm.

4 Thông điệp: 0,5


Trong cuộc sống, con người cần có lòng dũng cảm, tự tin,
nghị lực và bản lĩnh vững vàng trước những khó khăn, trở
ngại của cuộc sống.
Lưu ý: Trả lời như đáp án đạt 0,5 điểm, trả lời ½ đáp án
0,25 điểm.

II LÀM VĂN 7.0


Đảm bảo bố cục của bài văn nghị luận: Mở bài, thân bài, kết 0,5
bài.
Xác định đúng vấn nghị luận: 0,5
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Giới thiệu được tác giả, 0,5
tác phẩm, nội dung chính của đoạn trích.

- Về nội dung: 3,0


+ Bức tranh thiên nhiên miền Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ,
hiểm trở và heo hút.
. Thời tiết khắc nghiệt “ sương lấp, đêm hơi”.
. Địa hình đồi núi, khó khăn, gập ghềnh “ Dốc khúc khuỷu,

Tr: 7
dốc thăm thẳm, cồn mây…”.
. Có nhiều ải thác hiểm trở, nhiều thú dữ đang hoành hành
“ thác gầm thét, cọp trêu người”.
+ Nỗi nhớ tha thiết, mãnh liệt của nhà thơ đối với đoàn
quân Tây Tiến.
. Nhớ tha thiết về đơn vị cũ, về những địa danh mà đoàn
quân Tây Tiến đóng quân ( Sài Khao, Mường Lát, Pha
Luông, Mường Hịch, Mai Châu).
. Nhớ về những khó khăn, mất mát mà đoàn quân Tây Tiến
đã trải qua ( đối diện với thiên nhiên, thời tiết khắc nghiệt,
thú dữ hoành hành, nhiều đồng chí đã hi sinh).
. Nhớ về kỉ niệm tình quân dân gắn bó mật thiết trong một
bữa cơm thân mật.

- Về nghệ thuật: 1,0


+ Điệp từ: “ Nhớ”, “ dốc”.
+ Liệt kê : “Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường
Hịch, Mai Châu”.
+ Đối lập: “ Ngàn thước lên cao/ ngàn thước xuống”.
+ Nhân hóa “ Súng ngửi trời”.
+ Nói giảm nói tránh: “ Không bước nữa, bỏ quân đời”…

- Khẳng định lại vấn đề. 0.5


- Sáng tạo. 0,5
- Chính tả, dùng từ, đặt câu…. 0,5
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10.00 ĐIỂM.

ĐỀ 5
Phần Câu Nội dung Điểm
I Đọc-hiểu 3,0
điểm
Biện pháp tu từ: ẩn dụ (hạt giống tốt đẹp; cỏ dại xấu xa)
1 Tác dụng: làm tăng tính hình tượng, biểu cảm cho đoạn; chỉ 0,5
ra những sự lựa chọn phải trái; đúng sai trong cuộc sống.
Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều
hoang vắng với cỏ dại lan tràn… Điều đó hoàn toàn tùy
thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, không
phụ thuộc vào bất kỳ ai khác. Đoạn này có thể hiểu là (gợi
2 ý): 0,5
- Chính chúng ta lựa chọn và quyết định để làm nên một tâm
hồn tốt đẹp hay u ám.
- Mỗi người phải nỗ lực làm đẹp cuộc sống, tâm hồn của
mình; đừng nên trông chờ vào người khác.
3 Việc nuôi dưỡng tâm hồn có ý nghĩa 1,0
- Hướng con người tới những giá trị tốt đẹp; tránh xa những

Tr: 8
điều tối tăm, u ám.
- Tâm hồn đẹp sẽ giúp chúng ta tự tin, yêu đời; nhận ra
những điều giản đơn nhưng vô cùng ý nghĩa đối với tâm hồn.
- Thông điệp tâm đắc nhất: Con người phải nỗ lực không
ngừng để làm nên một cuộc sống tốt đẹp.
- Lý giải:
+ Nhiều người vẫn đang loay hoay đi tìm lời giải về hạnh
phúc, giá trị sống đích thực mà quên mất đáp án tồn tại ngay
4 1,0
trong họ.

+ Cuộc sống và lòng người đang có nhiều biến đổi, nếu mỗi
người biết tự ý thức làm đẹp tâm hồn cuộc sống này sẽ đáng
yêu biết bao.
II Phần làm văn 7,0
2 Câu 1. Anh/ chị hãy nêu cảm nhận của mình qua đoạn thơ
sau:
“Những đường Việt Bắc của ta
……………………………………….
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.”
(trích Việt Bắc- Tố Hữu)

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0, 5


Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết luận. Phần
mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân bài
biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau
cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề
và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân…
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. 0, 5
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ ( trích 0,5
đoạn thơ).
- Tám câu thơ đầu của đoạn thơ tái hiện khung cảnh của một
Việt Bắc chiến đấu 4,0
+ Một không gian núi rừng rộng lớn với những âm thanh sôi
nổi, dồn dập, náo nức đã khơi dậy sức sống mạnh mẽ của
thiên nhiên, con người Việt Bắc cùng sức mạnh vô địch của
khối đoàn kết toàn dân kháng chiến.
+Hai câu thơ tiếp theo, vẫn tiếp tục cảm hứng sử thi, lãng
mạn hào hùng đã vẽ ra một viễn cảnh tương lai tươi sáng:
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
-> Với hình ảnh đối lập kết hợp với phép ẩn dụ, câu thơ đã
diễn tả niềm tự hào, lạc quan tin tưởng vào tương lai tươi
sáng của đất nước: chúng ta sẽ được độc lập, tự do, no ấm.
- Kết thúc đoạn thơ là những chiến công lừng lẫy đã cùng
Việt Bắc đi vào lịch sử dân tộc: liệt kê hàng loạt những địa
danh từ Bắc vào Nam và sử dụng điệp từ vui

Tr: 9
->khẳng định niềm vui chiến thắng.

- Nghệ thuật: Giọng thơ mạnh mẽ, dồn dập, hình ảnh con 1,0
người kì vĩ, cảm hứng sử thi, lãng mạn cùng với phép tu từ
(từ láy, phóng đại, so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,...)-> tạo nên một
bức tranh sử thi hoành tráng để ngợi ca sức mạnh toàn quân
toàn dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Đánh giá lại vấn đề 0,25


c. Sáng tạo, không mắc lỗi chính tả dung từ , đặt câu 0,25

ĐỀ 6
Phần Câu Nội dung Điểm

I ĐỌC HIỂU 3,0


1 Tác dụng: 1,0
- Trung thực là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ
được bền vững
- Trung thực là điều kiện đủ để thành công
- Trung thực giúp cảm nhận trọn vẹn những giá trị của bản
thân và tìm thấy sự bình an trong tâm hồn
2 Vì: 0,5
Để đạt đến thành công, ngoài những yếu tố đó, con người còn
cần đến những mối quan hệ xã hội. Và sự trung thực là yếu tố
giúp tạo nên những mối quan xã hội tốt đẹp và bền vững.
3 Nghĩa là: 0,5
- Trung thực là đức tính cần thiết & quan trọng nhất
- Trung thực tạo nên lòng tin - yếu tố quyết định & duy trì
các mối quan hệ xã hội.
4 - Trả lời: đồng tình hoặc không đồng tình 0,25
- Lí giải hợp lí. 0,75
Gợi ý:
+ Không trung thực sẽ đánh mất niềm tin của mọi người dành
cho mình
+ Không trung thực có thể có lợi trước mắt nhưng làm ảnh
hưởng đến người khác và để lại hậu quả về sau
+ Người không trung thực sẽ không được thanh thản và vui vẻ

II LÀM VĂN 7,0
A. Yêu cầu về kỹ năng: 2,0
- Xác định đúng yêu cầu của đề: Nỗi nhớ của người cán bộ, chiến 0,5
sĩ cách mạng về thiên nhiên và con người Việt bắc.
- Đảm bảo bố cục của bài văn nghị luận gồm MB, TB, KB 0,5

Tr: 10
- Làm rõ vấn đề bằng những luận điểm cụ thể. Sử dụng hợp lí các 0,5
thao tác lập luận. Kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

- Ít sai chính tả, ngữ pháp, dùng từ 0,5


B. Yêu cầu về kiến thức 5,0
Hv có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những ý
sau:
- Bức tranh tứ bình: Xuân - Hạ - Thu - Đông được miêu tả bằng bút 1,5
pháp chấm phá, tượng trưng qua những hình ảnh tiêu biểu, nổi bật
của từng mùa. Thiên nhiên Việt Bắc được tái hiện sinh động và
giàu sức sống.
- Con người Việt Bắc được thể hiện với tư thế vững vàng của một 1,5
người tự do đang lao động, sản xuất, để làm chủ cuộc sống và góp
sức cho kháng chiến.
- Giữa con người và thiên nhiên có sự giao hòa, gắn kết. 0,5
- Bút pháp chủ đạo: kết hợp giữa lãng mạn và hiện thực. Kết cấu đối 1,0
đáp “mình - ta” mang âm hưởng dân gian.
Trình bày sạch đẹp, sáng tạo 0,5

ĐỀ 7
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3.0
1 Bài thơ được làm theo thể thơ bốn chữ 0,5
Lưu ý: Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm
2 - Biện pháp tu từ so sánh 0,75
- Tác dụng:
+ Làm cho cách diễn đạt thêm giàu hình ảnh.
+ Ngợi ca vẻ đẹp của người lính, đem đến liên tưởng thật đẹp.
Lưu ý: Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm
Học sinh trả lời 1/3 ý: 0,25 điểm
3 Hai câu thơ được hiểu là: 1,0
- Người lính tuy ngã xuống, hi sinh vì đất nước nhưng anh sẽ còn
sống mãi trong trái tim bạn bè và mọi người.
- Anh hy sinh nhưng trở thành ngọn lửa rực sáng lí tưởng soi
đường, dẫn lối cho bàn bè, đồng đội, cho những lớp người sau…
Lưu ý: Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm
Học sinh trả lời 1/2 ý: 0,5 điểm
4 Học sinh trả lời ngắn gọn trách nhiệm của mình đối với đất nước 0,75
dựa trên văn bản nhưng phải hợp lí và đúng chuẩn mực của người
Việt Nam.
Lưu ý: Học sinh trả lời 03 ý trở lên: 0,75 điểm
Học sinh trả lời 02 ý: 0,5 điểm
Học sinh trả lời 1 ý: 0,25 điểm
II LÀM VĂN 7.0

Tr: 11
Phân tích đoạn thơ Tây Tiến- Quang Dũng
-Đảm bảo bố cục của bài nghị luận: Mở bài, thân bài, kết bài. 0,5
-Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận. 0,5
-Về nội dung:
-Nêu vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây tiến. 2,25
+Miêu tả ngoại hình: sốt rét rừng hành hạ, đấu tranh trong điều
kiện thiếu thốn,..: không mọc tóc, da xanh xao,..
+Vẻ đẹp kiêu hùng của người lính Tây tiến.
+Thể hiện thái độ dứt khoát với kẻ thù: mắt trừng
+Nét đẹp lãng mạn hào hoa: mơ Hà Nội dáng kiều thơm 2,25
+Sự hy sinh, lòng quả cảm của người lính, xem cái chết nhẹ tựa
lông hồng- quyết tử cho tổ quốc quyết sinh: chẳng tiếc đời xanh,
anh về đất
+ Thiên nhiên đồng cảm với con người- đưa tiễn người lính về
cõi vĩnh hằng bằng khúc nhạc của núi rừng Tây Bắc : Sông Mã
gầm lê khúc độc hành
-Về nghệ thuật: 0,5
+Thể thơ 7 chữ điêu luyện.
+Sử dụng từ Hán Việt
+Nghệ thuật nói giảm, nói tránh, nhân hóa,…
+Ngôn ngữ giàu hình ảnh
+Âm điệu bi tráng
-Đánh giá chung 0,5
-Sáng tạo, dùng từ, đặt câu…. 0,5
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10.00 ĐIỂM.
ĐỀ 8
I.Đọc - hiểu:
Câu 1: Thể thơ tự do
Câu 2: Từ ngữ diễn tả đời sống nghèo khó của mẹ: Túp lều, lợp lá, lợp tranh, lưỡi liềm,
bàn chân thô, bùn lấm
Câu 3: Nội dung câu thơ như một lời nhắc nhở thế hệ sau phải biết giữ gìn truyền thống
của dân tộc. Biết ghi nhớ và biết ơn giá trị của dân tộc mình
Câu 4: Nhận xét về hình ảnh dân tộc Việt Nam:
- Con người Việt Nam phải sống trong muôn vàn khó khăn vất vả nhưng họ vẫn ngời
sáng phẩm chất tinh thần tốt đẹp.
- Lòng biết ơn, sự kiên cường.
- Lòng yêu nước căm thù giặc sâu sắc
*Sự trưởng thành lớn mạnh của dân tộc gắn liền với hình ảnh, vẻ đẹp của người mẹ tảo
tần, vất vả và bền bỉ vượt qua những khó khăn. Dân tộc vừa mang những gian khó, đau
thương để trưởng thành, vừa toát lên từ đỏ vẻ đẹp sáng ngời,vẻ đẹp của sự hóa thân của
nhân dân để tạo nên đất nước trường tồn.
II. Làm văn
*Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh viết kết hợp kiến thức và kỹ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản
bài viết

Tr: 12
- Phải có bố cục đầy đủ rõ ràng, văn viết có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính
liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp
*Về yêu cầu nội dung:
- Giới thiệu chung: Tố Hữu là lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam hiện đại.
Nội dung thơ Tố Hữu hướng tới những sự kiện cách mạng của dân tộc trong thế kỷ XX.
Bài thơ Việt Bắc ra đời sau kháng chiến chống Pháp thắng Lợi năm 1954. Được coi là
thi phẩm xuất sắc tiêu biểu trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Đoạn thơ là lời
người đi để khẳng định lòng thủy chung với Việt Bắc.
- Khái quát vấn đề phân tích đoạn thơ: từ đó nhận xét về lẽ sống ân nghĩa được thể hiện
trong đoạn trích phân tích
*Phân tích đoạn thơ bức tranh tứ bình
+ Mùa đông: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi/ Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng:
Cảnh: với sắc xanh ngút ngàn của núi rừng điểm những bông hoa chuối đỏ tươi như
những bó đuốc sáng rực, xua đi sự lạnh lẽo hiu hắt của núi rừng. Thắp lên ngọn lửa ấm
áp, mang lại ánh sáng nơi hơi ấm cho nơi đây.
Con người: trước thiên nhiên bao la của núi rừng trở nên kỳ bí, hùng tráng hơn với hoạt
động phát nương làm rẫy.
+ Mùa xuân: Ngày xuân mơ nở trắng rừng/ Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Cảnh: hoa mơ rừng nở trắng khiến bừng sáng cả khu rừng, làm dịu mát tâm hồn con
người
Con người: đan nón, chuốt từng sợi giang. Một vẻ đẹp tình nghĩa được biểu hiện qua
bàn tay khéo léo, tài hoa, nhanh nhẹn, chăm chút cẩn thận đối với từng sản phẩm lao
động
+ Mùa hè: Ve kêu rừng phách đổ vàng/ Nhớ cô em gái hái măng một mình
Cảnh: rừng khách đổ vào màu vàng rực của thiên nhiên dường như chuyển đột ngột qua
"tự đổ" . Với tiếng ve kêu khiến cảnh sinh động có hồn và tưng bừng hơn.
Con người: hình ảnh cô gái hái măng một mình đã lột tả được vẻ đẹp của sự dịu thương
chịu khó của con người nơi đây
+ Mùa thu: Rừng thu trăng gọi hòa bình/ Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
Cảnh: ánh trăng dịu nhẹ, huyền ảo gợi không khí thanh bình yên ả.
Con người: hiện lên với tiếng hát ân tình thủy chung, với bao tình cảm ân tình sâu sắc
với cách mạng
* Nhận xét về lẽ sống ân nghĩa được thể hiện trong đoạn trích:
+Lẽ sống ân nghĩa được thể hiện thông qua nỗi nhớ, sự lưu luyến, trong giây phút chia
tay giữa đồng bào miền núi với các cán bộ khi trở về Hà Nội.
+Lẽ sống ân nghĩa còn được thể hiện qua sự mường tượng của tác giả về những kỉ niệm,
sự gắn bó giúp đỡ của những đồng bào trong suốt quá trình sống và chiến đấu của các
chiến sĩ ở khu vực miền Bắc.
+Lẽ sống ân nghĩa chính là một nét đẹp truyền thống của nhân dân ta, nó tạo nên sự liên
kết giữa con người với con người. Góp phần xây dựng nên sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân
Kết luận: Khái quát lại vấn đề, giá trị nội dung nghệ thuật

ĐỀ 9
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3.0

Tr: 13
1 PCNN nghệ thuật 0,5
2 Biểu cảm 0,5
3 Điệp cú pháp. 1,0
Tác đụng: chàng trai quan tâm , lo lắng cho cô gái .
4 Là cách chàng trai bày tỏ tình cảm yêu thương đối với cô 1,0
gái
II LÀM VĂN 7.0
1 Cảm nhận đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Ta về mình có nhớ ta ,
Ta về , ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh , dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”

Đảm bảo bố cục của bài văn nghị luận: Mở bài, 0,5
thân bài, kết bài
-Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 0,5
Phần đầu gồm hai câu như một lời đưa đẩy trong các cuộc 1,0
hát giao duyên, trong đó người về vừa ướm hỏi người ở lại,
vừa khẳng định những tình cảm trong lòng mình : nhớ cả
hoa và người.
Phần sau là bức tranh tứ bình về cảnh (hoa) và người 4,0
Việt Bắc trong bốn mùa với những nét đặc trưng nhất của
miền đất này.
-Cặp lục bát thứ nhất : hoa chuối đỏ tươi nổi bật giữa màu
xanh của rừng già trong mùa đông.Và tư thế con người thật
vững chãi khi làm chủ núi rừng.
-Cặp lục bát thứ hai : Cảnh khu rừng như bừng sáng trên
nền trắng tinh khiết của hoa mơ khi mùa xuân đến. Hình
ảnh con người đang làm việc một cách âm thầm, lặng lẽ.
-Cặp lục bát thứ ba: Âm thanh của núi rừng đã xuất hiện
gợi nhắc mùa hè. Tiếng ve làm không khí trở nên xao động.
Ở đây xuất hiện hình ảnh cô gái Việt Bắc cần cù chịu
thương , chịu khó hái măng một mình.
-Cặp lục bát thứ tư vẽ ra ánh trăng thu rọi qua vòm lá tạo
nên khung cảnh huyền ảo. Chữ ai làm cho đoạn thơ tình tứ
hơn. Và qua đó ta cũng thấy được phẩm chất ân nghĩa,
thủy chung của người Việt Bắc.
- Khẳng định lại vấn đề 0,5
- Sáng tạo, dùng từ, đặt câu…. 0,5
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10.00 ĐIỂM.

Tr: 14
Tr: 15

You might also like