You are on page 1of 8

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II

Môn: Ngữ văn, lớp 11


Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề
Họ và tên học sinh:................................................Học sinh học sinh:.............

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc đoạn trích:
Nhà thi sĩ ấy là một chàng trai trẻ hiền hậu và say mê, tóc như mây vương trên đài trán ngây
thơ, mắt như bao luyến mọi người, và miệng cười mở rộng như một tấm lòng sẵn sàng ân ái.
Chàng đi trên đường thơ, hái những bông hoa gặp dưới bước chân, những hương sắc nảy ra
bởi ánh sáng của lòng chàng. "Thơ Thơ" là cụm đầu mùa chàng tặng cho nhân gian. Và từ
đây, chúng ta đã có Xuân Diệu.
Loài người hãy hiểu con người ấy!
Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên
đất của một tấm lòng trần gian; ông đã không trốn tránh mà lại còn quyến luyến cõi đời, và
lời nguyện ước của ông có bao nhiêu sức mạnh:
Ta ôm bó, cánh tay ta làm rắn,
Làm dây da, quấn quýt cả mình xuân,
Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần,
Chân hoá rễ để hút mùa dưới đất.
Là một người sinh ra để sống, Xuân Diệu rất sợ chết, sợ lặng im và bóng tối, hai hình ảnh
của hư vô. Mục đích của đời người có phải là hạnh phúc đâu! Mục đích chính là sự sống. Mà
còn gì làm sự sống đầy đủ hơn Xuân và Tình?
Cho nên Xuân Diệu say đắm với tình yêu và hăng hái với mùa xuân, thả mình bơi trong ánh
nắng, rung động với bướm chim, chất đầy trong bầu tim mây trời thanh sắc. Ông hăm hở đi
tìm những nơi sự sống dồi dào tụ lại. Khi ông khao khát vô biên, tuyệt đích, chẳng phải ông
muốn lên đến đỉnh cao nhất của sự sống đó sao? Ham yêu, biết yêu, Xuân Diệu muốn tận
hưởng tình yêu, vì ông thấy tình yêu mới gồm được bao nhiêu ý nghĩa.
(Trích “Tựa” của Thế Lữ viết cho tập “Thơ thơ” (Xuân Diệu), Giảng văn văn học Việt Nam,
Nguyễn Đăng Mạnh, NXB Giáo dục, tr.324)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã nhận định như thế nào về tập “Thơ thơ” của Xuân Diệu?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau: “Cho nên Xuân Diệu say
đắm với tình yêu và hăng hái với mùa xuân, thả mình bơi trong ánh nắng, rung động với
bướm chim, chất đầy trong bầu tim mây trời thanh sắc”.
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
II. LÀM VĂN
Câu 1. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về thái độ
sống tích cực.
Câu 2.
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;


Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng. 

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,


Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

(Trích Tràng giang – Huy Cận, Ngữ văn 11,Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.29)

KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC


ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn, Lớp: 11
(Đáp án và hướng dẫn chấm gồm:… trang)

Phần Câu Nội dung Điểm


I ĐỌC HIỂU 3,0
1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận 0,75
Hướng dẫn chấm: Học sinh xác định phương thức biểu đạt của
đoạn văn: nghị luận
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như đáp án: 0,75 điểm
- Trả lời không đúng: 0 điểm
2 Trong đoạn trích, tác giả đã nhận định như thế nào về tập “Thơ 0,75
thơ” của Xuân Diệu: "Thơ Thơ" là cụm đầu mùa chàng tặng
cho nhân gian
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như đáp án: 0,75 điểm
- Không rả lời được yêu cầu trong đáp án: không cho điểm
điểm
3 Biện pháp tu từ: 1,0
+ Liệt kê: say đắm với tình yêu, hăng hái với mùa xuân, thả
mình bơi trong ánh nắng, rung động với bướm chim, chất đầy
trong bầu tim mây trời thanh sắc
+ Tác dụng: diễn tả niềm khao khát sống, giao cảm với đời
mãnh liệt của nhà thơ Xuân Diệu
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như Đáp án: 1,0 điểm
- Trả lời được 1 ý trong Đáp án: 0,5 điểm
- Trả lời được 1 phần của ý 1 hoặc ý 2 trong Đáp án: 0,25 điểm
Lưu ý: Học sinh trả lời các ý trong Đáp án bằng các cách diễn
đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa.
4 Thông điệp nào của đoạn trích: Thái độ sống tích cực, Chủ động 0,5
trước cuộc sống..
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- Trả lời được ½ yêu cầu trong Đáp án: 0,25 điểm
Lưu ý: Học sinh trả lời bằng thông điệp khác bằng các cách
diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa.
II LÀM VĂN 7,0
1 Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ 2,0
của anh/ chị về thái độ sống tích cực.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp,
tổng-phân- hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25
Vấn đề cần nghị luận: thái độ sống tích cực.
c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75
Học sinh có thể vận dụng các thao tác lập luận phù hợp để triển
khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể trình bày theo
hướng sau:
1. Giải thích thái độ sống tích cực là gì?
- Thái độ sống tích cực: Thái độ chủ động trước cuộc sống,
được biểu hiện thông qua cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động.
2. Bàn luận về thái độ sống tích cực
a. Biểu hiện của thái độ sống tích cực
- Có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống, về mối liên hệ giữa cá
nhân với cuộc đời, về trách nhiệm của bản thân với gia đình và
xã hội.
- Luôn chủ động trước cuộc sống:
 Xác định được mục tiêu sống, có ước mơ, hoài bão, dám
phấn đấu cho ước mơ, hoài bão dù phải đối diện với
nhiều thử thách khó khăn.
 Luôn có khát vọng vươn lên khẳng định bản thân và hoàn
thiện mình, luôn phấn đấu sống tốt, cho mình và cho mọi
người.
 Có năng lực sống, năng lực tinh thần mạnh mẽ, không
buông xuôi đầu hàng trước khó khăn, không dựa dẫm ỷ
lại vào người khác.
- Thái độ sống tích cực là phẩm chất đáng quý của con người, là
lối sống đẹp.
b. Những giá trị mà thái độ sống tích cực mang lại
* Với cá nhân:
- Người có thái độ sống tích cực cơ hội thành công trong cuộc
sống sẽ cao hơn đồng nghĩa với việc tạo dựng được những
thành quả từ chính sức lực, trí tuệ, lối sống của mình.
 Những giá trị vật chất sẽ đáp ứng được nhu cầu cuộc sống
của cá nhân, góp phần giúp đỡ người thân, cộng đồng.
 Những giá trị tinh thần đem lại cho con người nhiều niềm
vui, niềm hạnh phúc khi thấy cuộc sống của mình có ích,
có nghĩa, được quý trọng, có được sự tự chủ, niềm lạc
quan, sự vững vàng từ những trải nghiệm cuộc sống.
* Với xã hội:
- Thái độ sống tích cực của cá nhân góp phần thúc đẩy xã hội
phát triển, tiến bộ.
3. Bài học nhận thức và hành động:
 Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa to lớn của thái độ sống tích
cực nhất là trong xu thế hội nhập của đất nước.
 Tích cực phấn đấu rèn luyện trong học tập, trong cuộc
sống, bồi dưỡng lòng tự tin, ý thức tự chủ.
4. Khái quát vấn đề
 Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Thái độ sống tích cực
chính là tài sản có giá trị nhất mà mỗi người đang có.
 Liên hệ bản thân, rút ra bài học kinh nghiệm
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu
biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng
(0,75 điểm).
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng
nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu
(0,5 điểm).
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác
đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có
dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).
Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng
phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả,
ngữ pháp.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt 0,5
mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của
bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có
sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng
điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng dược 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
2 5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết
bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5
Tâm trạng buồn, cô đơn, bơ vơ của tác giả khi nhớ nhà.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng
tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Huy Cận, bài thơ Tràng giang và 0,5
đoạn trích.
Hướng dẫn chấm: Phần giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới
thiệu tác phẩm, đoạn trích: 0,25 điểm.
1. Khổ 3 2,5
 Hình ảnh những cánh “bèo dạt” lại gợi lên cảm giác chia
li đã xuất hiện từ đầu thi phẩm.
 Sự cô quạnh đã được đặc tả bằng cái không tồn tại
( không gian mênh mông, trong đó không có bất cứ dấu
hiệu nào là của thế giới con người: không cầu, không
chuyến đò ngang).
 Nỗi buồn này như vậy không chỉ là nỗi buồn giữa trời
rộng, sông dài mà còn là nỗi buồn về cuộc đời và nhân
thế.
2. Khổ cuối
- Hai câu đầu: màu sắc cổ điển của các hình ảnh thiên nhiên
 Các hình ảnh mây, núi, gió được thể hiện rất rõ và nổi bật
qua đoạn thơ
 Hình ảnh lớp mây thể hiện nỗi buồn của tác giả vô bờ
 Hình ảnh cánh chim lẻ loi, thể hiện nỗi buồn của tác giả
thêm sâu nặng
 Hình ảnh cánh chim không chỉ báo hiệu hoàng hôn mà
còn chỉ cái tôi nhỏ nhoi, cô độc của tác giả
- Hai câu cuối:
 Nhà thơ có cảm giác nhớ quê hương khi đứng trước cảnh
thiên nhiên
 Nỗi buồn của Huy Cận được thể hiện rất sâu sắc và nổi
bật
 Khát vọng sự đẹp đẽ, tươi đẹp về quê hương đất nước,
góp sức mình cho quê hương, đất nước
Hướng dẫn chấm:
- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm - 2,5 điểm.
- Phân tích đầy đủ nhưng có ý chưa sâu hoặc phân tích sâu
nhưng chưa thật đầy đủ: 1,0 điểm - 1,75 điểm.
- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,25 điểm -
0,75 điểm.
* Đánh giá: 0,5
“Tràng giang” là một bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng buồn,
đặc biệt hai khổ thơ cuối thể hiện tình yêu quê hương, đất nước
của nhà thơ. Tình yêu ấy mang tâm sự thầm kín của tác giả.
Trong đó còn có sự kết hợp giữa hiện đại và cổ điển, xứng đáng
là bài thơ hay nhất của tập “Lửa thiêng”.
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.
- Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi
chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học
trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác
phẩm khác, với thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị
luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
Tổng điểm 10,0

You might also like