You are on page 1of 5

Đề luyện thi cuối học kì 1 - Năm học 2023 - 2024

Môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề số 1)

I. PHẦN ĐỌC HIÊU 6,0 điểm)


Đọc văn bản sau:
Cuối trời mây trắng bay
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Mùa thu đi cùng lá.

Mùa thu ra biển cả


Theo dòng nước mênh mang
Mùa thu vào hoa cúc
Chỉ còn anh và em.

Chỉ còn anh và em


Là của mùa thu cũ
Chợt làn gió heo may
Thổi về xao động cả:
Lối đi quen bỗng lạ
Cỏ lật theo chiều mây
Đêm về sương ướt má
Hơi lạnh qua bàn tay.

Tình ta như hàng cây


Đã qua mùa gió bão
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ.

Thời gian như là gió


Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em.

Chỉ còn anh và em


Cùng tình yêu ở lại..
– Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may.
( Thơ tình cuối mùa thu – Xuân Quỳnh)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Nghị luận
Câu 2 (0,5 điểm): Bài thơ viết về đề tài gì?
A. Tình yêu
B. Mùa thu
C. Biển
D. Thiên nhiên
Câu 3 (0,5 điểm): Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
A. Mùa thu
B. Chàng trai (Anh)
C. Cô gái ( Em)
D. Chàng trai (Anh) và Cô gái ( Em)
Câu 4 (0,5 điểm): Biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:
“ Thời gian như là gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em”
A. Ẩn dụ
B. Nhân hóa
C. So sánh
D. Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ
Thực hiện yêu cầu:
Câu 5 (1,0 điểm): Khái quát nội dung bài thơ Thơ tình cuối mùa thu:
Câu 6 (1,0 điểm): Bước đi của mùa thu trong hai khổ thơ đầu thể hiện những suy tư của nhân
vật trữ tình về điều gì?
Câu 7(1,0 điểm): Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc trong khổ thơ:
Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ.
Câu 8(1,0 điểm): Từ văn bản trên, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của anh/chị
về quan niệm tình yêu của nữ sĩ Xuân Quỳnh?

II. PHẦN II (4,0 điểm)


Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc thích nghi với cuộc
sống.
ĐÁP ÁN

PHẦN I:

Phần trắc nghiệm:


1B – 2A – 3C – 4C
Phần từ luận:
Câu 5 (1,0 điểm): Khái quát nội dung bài thơ Thơ tình cuối mùa thu:
Gợi ý: Bài thơ là tiếng lòng của người phụ nữ trong tình yêu: Những suy tư, trăn trở về thời gian,
đời người và sự nồng nàn, đằm thắm, niềm tin bất diệt vào sự trường tồn của tình yêu
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương tự 1,0 điểm
- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,75 điểm
Câu 6 (1,0 điểm): Bước đi của mùa thu trong hai khổ thơ đầu thể hiện những suy tư của nhân
vật trữ tình về điều gì?
Gợi ý:
- Bước đi của mùa thu trong hai khổ thơ đầu: Mùa thu đi cùng lá rụng về rừng, mùa thu ra biển cả
theo dòng nước, mùa thu vào hoa cúc (nở rồi tàn).
- Bước đi của mùa thu thể hiện những suy tư của nhân vật trữ tình về bước đi của thời gian. Thời
gian là dòng chảy tuyến tính, mỗi mùa thu qua đẩy thời gian hiện tại vào quá khứ, mùa thu đi
đồng nghĩa với sự ra đi của thời gian, sự sống của đời người. Hai khổ thơ đầu là những suy tư
thoáng chút buồn, lo âu của nhân vật trữ tình trước sự ra đi của mùa thu, của thời gian cuộc đời.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án hoặc tương đương: 1,0 điểm
- Học sinh trả lời được ý 1: 0,25 điểm.
- Học sinh trả lời được ý 1: 0,75 điểm.
Câu 7(1,0 điểm): Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc trong khổ thơ:
Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ.
Gợi ý:
- Biện pháp nghệ thuật lặp cấu trúc trong khổ thơ trên: 2 cấu trúc câu được lặp lại: Tình ta như +
danh từ; Đã + cụm động từ.
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh sự viên mãn, trọn vẹn, sự "bình ổn", vững bền của tình yêu sau những biến cố
thăng trầm của cuộc đời.
+ Tạo nhịp điệu, tăng tính nhạc, tính liên kết và sự sinh động, hấp dẫn cho lời thơ; khiến âm điệu
lời thơ thêm da diết, truyền cảm.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án hoặc tương đương: 1,0 điểm
- Học sinh trả lời 1 ý được: 0,75 điểm.
Câu 8(1,0 điểm): Từ văn bản trên, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của anh/chị
về quan niệm tình yêu của nữ sĩ Xuân Quỳnh?
Gợi ý:
- Bài thơ thể hiện những suy tư của Xuân Quỳnh: Dù thời gian có trôi nhanh như gió, dù mùa có
tiếp mùa trôi qua, dù tuổi trẻ cũng theo mùa trôi qua, nhưng tình yêu của anh và em vẫn ở lại.
Nhà thơ khẳng định lại nhiều lần: "Chỉ còn anh và em. Cùng tình yêu ở lại"..
- Từ đó có thể thấy quan niệm tình yêu của nữ sĩ: Dù vạn vật có vận động, biến thiên nhưng có
một thứ bất biến, vĩnh hằng, đó chính là tình yêu. Tình yêu đích thực vượt qua thời gian và mọi
đổi thay của cuộc đời vẫn mãi thủy chung, gắn bó.
=> Bài thơ là lời khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của tình yêu đôi lứa
Bài thơ khơi dậy trong mỗi chúng ta niềm tin vào tình yêu bền vững, có ý thức vun vén để
tình yêu thêm đẹp và cập bến bờ hạnh phúc.
Hướng dẫn chấm:
- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn:0,25 điểm.
- Nội dung: 0,75 điểm

PHẦN II:

Nội dung Điểm


VIẾT 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát 0,25
được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
0,5
Sự cần thiết của việc thích nghi với cuộc sống
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
* Giải thích: Thích nghi là khả năng làm quen, chuyển đổi của cá nhân 2,5
hoặc tập thể cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường khách quan
* Phân tích, bình luận:
- Thích nghi có vai trò, sức mạnh như thế nào?
+ Thích nghi là một điều kiện quan trọng quyết định sự tiến hóa của vạn
vật con người, cũng chính là chìa khóa giúp con người tồn tại qua các thời
kỳ (như lá xương rồng teo đi để tránh thoát hơi nước, thì con người cũng
dần đứng thẳng lên để tìm kiếm thức ăn)
+ Tùy khả năng thích nghi mà con người tự nâng cao giới hạn của mình
trong những hoàn cảnh khắc nghiệt. Nó đòi hỏi sự can đảm, sáng tạo và
dám thử (dẫn chứng)
+ Sự thích nghi vừa là tố chất, vừa là phẩm chất có thể rèn luyện được.
- Vì sao sự thích nghi lại quan trọng?
+ Môi trường thiên nhiên và xã hội đều liên tục vận động và thay đổi.
+ Không có khả năng thích nghi sẽ không thể nâng cao giới hạn của bản
thân.
* Phản đề
- Nếu chỉ có sự thích nghi mà không có sự chủ động đấu tranh, sẽ dễ dẫn
đến sự lệ thuộc, bị động chờ đợi hoàn cảnh thay đổi.
- Ngày nay, môi trường thay đổi càng diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng,
cần sự thích nghi và chủ động của mỗi cá nhân.
* Liên hệ : Cần đi ra ngoài vùng an toàn với tâm thế sẵn sàng đón nhận
điều mới mẻ, tích cực trau dồi kỹ năng mới,...

Hướng dẫn chấm:


- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.
- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,0 điểm.
- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1,25 điểm.
d. Chính tả, ngữ pháp
0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn
0,5
đạt mới mẻ; có dẫn chứng và cách nhìn vấn đề mang tính thời sự.
10,0

You might also like