You are on page 1of 7

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ 2 NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn: Ngữ văn; Khối: 10

A. GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH:


- Năng lực đọc (6 điểm): Phạm vi tri thức Đọc hiểu thuộc Bài 6,7.
- Năng lực viết (4 điểm): Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.
B. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận.
C. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
I. Phần Đọc hiểu (6 điểm)
1. Thơ Nguyễn Trãi
- Vận dụng những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trãi và thơ văn của ông để đọc hiểu văn bản.
- Lưu ý kĩ năng đọc hiểu thể loại thơ trữ tình. Cụ thể:
Nhận biết:
- Nhận biết được các biểu hiện của thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, đối và các biện pháp nghệ thuật
trong bài thơ.
- Nhận biết được bố cục, những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu trong bài thơ.
- Nhận biết được nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong bài thơ.
- Nhận biết được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong bài thơ.
- Nhận biết được những biểu hiện trực tiếp của tình cảm, cảm xúc trong bài thơ.
Thông hiểu:
- Phân tích được giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của từ ngữ, vần, nhịp và các biện pháp tu từ
được sử dụng trong bài thơ.
- Phân tích được ý nghĩa, giá trị của hình ảnh, chi tiết tiêu biểu trong bài thơ
- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ.
- Nêu được cảm hứng chủ đạo, chủ đề, thông điệp của bài thơ.
- Phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ bài thơ.
Vận dụng:
- Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do bài thơ gợi ra.
- Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản
thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học Vận dụng cao:
- Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong bài thơ để lí giải
ý nghĩa, thông điệp của bài thơ.
- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn, cách cảm nhận riêng của tác
giả về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.
2. Truyện
* Nhận biết:
- Nhận biết lời kể, ngôi kể, lời người kể chuyện và lời nhân vật.
- Nhận biết đề tài, không gian, thời gian, chi tiết tiêu biểu trong truyện.
- Nhận biết được những đặc điểm của nhân vật, cốt truyện, câu chuyện trong tác phẩm truyện.
- Nhận biết được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong văn bản truyện.
* Thông hiểu:
- Tóm tắt được cốt truyện và lí giải được ý nghĩa, tác dụng của cốt truyện.
- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện và lí giải được mối quan hệ giữa các
yếu tố này trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
- Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của việc lựa chọn lời kể, ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm.
- Phân tích, đánh giá được đặc điểm của nhân vật và vai trò của nhân vật trong tác phẩm.
- Xác định được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm; chỉ ra được những căn cứ để xác định chủ đề,
tư tưởng của tác phẩm.
- Phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản.
- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật.
* Vận dụng:
- Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra.
- Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản
thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học.
* Vận dụng cao:
- Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải
ý nghĩa, thông điệp của văn bản.
- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng, những đặc sắc về nghệ
thuật trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân.
- Liên hệ để thấy một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm truyện thuộc những nền
văn học khác nhau.
II. Phần Viết (4 điểm): Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
- Giới thiệu được vấn đề xã hội cần bàn luận.
- Nêu rõ lí do lựa chọn và quan điểm cá nhân về vấn đề xã hội cần bàn luận.
- Chứng minh quan điểm của mình bằng hệ thống luận điểm chặt chẽ, hợp lý; sử dụng các lí lẽ
thuyết phục và bằng chứng chính xác, đầy đủ.
- Biết sử dụng yếu tố biểu cảm để tăng sức thuyết phục của văn bản.
- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề cần bàn luận.

D – MA TRẬN VÀ ĐỀ THAM KHẢO


Mức độ nhận thức

TT năn Nội dung kiến thức / Đơn vị kĩ năng Vận Tổng
Nhận Thông Vận
dụng %
g biết hiểu dụng
cao điểm
1 Đọc Thần thoại và sử thi 2 3 1 1 60
(20%) (25%) (10%) (5%)
Truyện
Thơ trữ tình
Sân khấu dân gian (chèo/tuồng)
Văn nghị luận
Văn bản thông tin
2 Viết Viết văn bản nghị luận về một vấn đề 1* 1* 1* 1* 40
xã hội (5%) (20%) (10% (5%)

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá


một đoạn trích/tác phẩm văn học
Viết bài luận thuyết phục người khác từ
bỏ một thói quen hay một quan niệm
Viết bài luận về bản thân
Viết bản nội quy hoặc bản hướng dẫn nơi
công cộng
Tỉ lệ% 25% 45% 20% 10%
100
Tổng 70% 30%
Lưu ý:
Cách cho điểm mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án - Hướng dẫn chấm
II. Đề tham khảo

TRƯỜNG THPT TÔN THẤT TÙNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023 – 2024
TỔ NGỮ VĂN Môn: Ngữ văn, lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Họ và tên học sinh:…..………………….......................……... Lớp:……………………….


I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản:

Công danh đã được hợp về nhàn,


Lành dữ âu chi thế nghị khen.
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Đìa thanh phát cỏ ương sen.
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Bui một tấc lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.
(Nguyễn Trãi, Quốc âm thi tập, NXB Khoa học xã hội, 1976)

(1) Hợp: Tiếng cổ, nghĩa là “nên”; (2) Âu: Lo; (3) Thế: Đời, thế gian; (4) Nghị: Bàn bạc; (5) Đìa: chỗ trũng nhỏ ở đồng, có
bờ để giữ nước và bắt cá; (6) Thu: Cất, chứa; (7) Yên hà: Khói ráng

Thực hiện các yêu cầu sau:


Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.
Câu 2. Xác định chủ thể trữ tình của văn bản trên.
Câu 3. Tìm những từ ngữ nói về công việc lao động chốn thôn quê trong đoạn trích trên.
Câu 4. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đối được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Đìa thanh phát cỏ ương sen.
Câu 5. Theo anh/chị, đối tượng hướng tới của hai từ “trung”, “hiếu” trong câu thơ 7 là ai?
Câu 6. Anh/Chị có nhận xét gì về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi được thể hiện qua bài thơ
trên?
Câu 7. Đọc bài thơ, anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân từ quan niệm sống, cách sống của
Nguyễn Trãi?
Câu 8. Anh/Chị có đánh giá gì về cách sử dụng từ ngữ trong bài thơ?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết một bài văn nghị luận (Khoảng 400 từ) bàn về tình yêu tuổi học trò.

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
----- Hết -----

V. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM


TRƯỜNG THPT TÔN THẤT TÙNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023 – 2024
TỔ NGỮ VĂN ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn, Lớp: 10
(Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 03 trang)

Phần Nội dung Điểm


Câu
I ĐỌC HIỂU 6.0
1 Thể thơ: Thất ngôn xen lục ngôn 0,5
2 Chủ thể trữ tình: Tác giả Nguyễn Trãi 0,75
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh không trả lời đúng như đáp án: không cho điểm.
3 Những từ ngữ nói về công việc lao động chốn thôn quê: Vớt bèo;
cấy muống; phát cỏ; ương sen.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. 0,75
- HS trả lời được 2/4 đáp án: 0,5 điểm
- HS trả lời được 1/4 đáp án: 0,25 điểm
- Học sinh không trả lời đúng như đáp án: không cho điểm.
4 Tác dụng của nghệ thuật đối:
- Làm cho câu thơ thêm cân đối, nhịp nhàng, hấp dẫn.
- Làm nổi bật cuộc sống dân dã chốn thôn quê.
Hướng dẫn chấm: 0,75
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm.
- HS trả lời được 1 trong 2 đáp án: 0,5 điểm
- Học sinh không trả lời đúng: Không cho điểm
5 Đối tượng hướng đến: vua, nước và dân.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án hoặc “vua + dân”; “nước + dân”:
0,75
0,75 điểm.
- HS trả lời được 1/3 đáp án: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời sai hoặc không có câu trả lời: không cho điểm.
Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: sống giản dị; yêu thiên nhiên; yêu
nước thương dân;
- Học sinh trả lời được 2/3 đáp án hoặc như đáp án: 1,0 điểm.
6 - Học sinh có cách diễn đạt tương đương và hợp lý: vẫn cho trọn 1,0
điểm.
- Học sinh trả lời được 1 trong 3 : 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời sai hoặc không có câu trả lời: không cho điểm.
Bài học cho bản thân: HS rút ra được bài học hợp lý, không vi 1.0
7 phạm chuẩn mực đạo đức xã hội.
Gợi ý: Sống đơn giản; yêu thiên nhiên; trân trọng cuộc sống…
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời thuyết phục: 1.0 điểm.
- Học sinh trả lời sai hoặc không có câu trả lời: không cho điểm.
Ngôn ngữ gần gũi, giản dị; kết hợp cả từ thuần việt và Hán Việt.
Hướng dẫn chấm:
8 - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. 0,5
- HS trả lời được 1 trong 2 đáp án: 0,25 điểm
- Học sinh không trả lời đúng: Không cho điểm
II PHẦN VIẾT 4,0
2 Viết một bài văn nghị luận (Khoảng 400 từ) bàn về tình yêu tuổi
học trò. 4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận


Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài 0,5
khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Tình yêu tuổi học trò.
Hướng dẫn chấm:
0,5
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
- Học sinh xác định sai vấn đề nghị luận: 0 điểm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt 2.0
các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng;
đảm bảo các yêu cầu sau:
- Chứng minh quan điểm của mình bằng hệ thống luận điểm chặt
chẽ, hợp lý; sử dụng các lí lẽ thuyết phục và bằng chứng chính
xác, đầy đủ.
- Biết sử dụng yếu tố biểu cảm để tăng sức thuyết phục của văn
bản.
- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề cần bàn luận.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trình bày đầy đủ các ý, thuyết phục: 2,0 điểm.
- Học sinh trình bày chưa đầy đủ hoặc ý đầy đủ nhưng chưa
thuyết phục:1,75 – 1,5 điểm
- Học sinh trình bày chung chung, chưa rõ các ý: 1,0 – 1,25 điểm.
- Học sinh trình bày sơ lược, không rõ các ý: 0,25 điểm - 0,75
điểm.
- HS khuyết tật: chỉ cần đáp ứng được yêu cầu 1: 2,0 điểm.
- HS khuyết tật: trình bày chung chung, không rõ các ý trong
yêu cầu 1: 1,0 – 1,5 điểm.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,5
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
- Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
Không trừ điểm HS khuyết tật
e. Sáng tạo
Lập luận chặt chẽ; diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết đưa dẫn chứng, lí lẽ thuyết phục;
văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, rõ ràng. 0,5
- Đáp ứng được 2 yêu cầu: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
Không trừ điểm HS khuyết tật
Tổng điểm 10,0
VI. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………
..........................Hết............................
Đà Nẵng, ngày 18 tháng 2 năm 2024
TTCM

Phạm Ngọc Thủy

You might also like