You are on page 1of 31

GIỚI THIỆU CẤU TRÚC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP

THPT MÔN NGỮ VĂN


I. Giới thiệu cấu trúc đề thi THPT tốt nghiệp môn Ngữ
Văn
- Hình thức: tự luận
- Thời gian: 120p
- Cấu trúc đề thi: gồm 2 phần
Đọc - hiểu (3 điểm)

Viết đoạn văn 200 từ


(2đ)

Viết bài văn NLVH


(5đ)
Đọc - hiểu (3 điểm)

Viết đoạn văn 200 từ (2đ)

Viết bài văn NLVH (5đ)


1.Về phạm vi chương trình
+ Kiến thức trong Đề tham
khảo thi Tốt nghiệp năm 2023
chủ yếu là kiến thức thuộc
chương trình của lớp 12.
+ Bám sát chương trình của
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Về định dạng cấu trúc
Đề thi gồm 2 phần:
+ Phần Đọc hiểu: (Chiếm 30% số
điểm toàn bài)
+ Phần Làm văn: (Chiếm 70% số
điểm toàn bài)
 Đề tham khảo 2023 vẫn giữ đúng
cấu trúc như đề tham khảo và đề thi
chính thức môn Ngữ văn kì thi tốt
nghiệp THPT năm 2022.
3. Về mức độ
Phần đọc hiểu
- Có 4 câu hỏi kiểm tra năng lực Đọc hiểu của
học sinh, được sắp xếp theo thang tư duy:
 Câu 1, 2: Nhận biết
 Câu 3: Thông hiểu
 Câu 4: Vận dụng
- Câu 1, 2 hỏi về thể thơ, từ ngữ - yếu tố thuộc hình thức
văn bản.  đồng dạng với câu hỏi trong đề chính thức
năm 2022.
- Câu 3: “Nêu nội dung của hai dòng thơ”  Thông
hiểu nội dung. Cách yêu cầu này nhẹ hơn đề thi các năm
trước.
- Câu 4: “Nhận xét…”  Vận dụng cao mang tính chất
khái quát nội dung của toàn bộ đoạn thơ. Mức độ tương
đương đề thi trước đây.
Phần Nghị luận xã hội
 Nội dung nghị luận bàn luận về
một khía cạnh của vấn đề có mối
quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nội
dung ngữ liệu của phần Đọc hiểu
trước đó.
 Phạm vi kiến thức: Một vấn đề
thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo lí.
Tinh thần vượt khó là vấn đề gần
gũi, quen thuộc với học sinh THPT.
Phần Nghị luận văn học
- Kiến thức nằm trong chương trình Học
kì 1 lớp 12: dạng bài nghị luận một đoạn
thơ.
- Câu hỏi có 2 yêu cầu: lệnh đầu yêu cầu
2023
phân tích đoạn thơ gồm 10 câu trong
bài Việt Bắc của Tố Hữu; lệnh sau yêu
cầu nhận xét về lẽ sống ân nghĩa được
thể hiện trong đoạn trích.
 So với đề thi 2022, đề thi “nhẹ” hơn
nhưng vẫn đảm bảo phân hóa thí sinh
2022
với ý hỏi nâng cao .
Đáp án đề thi tham khảo
Kì thi tốt nghiệp THPT
năm 2023
Phần Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3,0
Câu 1 - Thể thơ: tự do 0,75
Câu 2 Những từ ngữ diễn tả đời sống nghèo khổ, vất vả của người mẹ trong đoạn thơ: Túp 0,75
lều, lợp lá, lợp tranh, lưỡi liềm, bàn chân thô, bùn lấm.
Câu 3 Thí sinh có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau, đảm bảo nội dung sau: 1,0
- Suy nghĩ của người con về giá trị của những di sản văn hoá tinh thần, truyền thống
đạo lí tốt đẹp của dân tộc, là điểm tựa để nuôi dưỡng con từng bước khôn lớn trưởng
thành.
- Hai dòng thơ còn là lời nhắc nhở thế hệ sau phải biết trân trọng, giữ gìn, biết ơn và
phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc.
Câu 4 Nhận xét về hình ảnh dân tộc Việt Nam: 0,5
+ Hình ảnh dân tộc Việt Nam: hiện lên qua chân dung người mẹ, mạnh mẽ vươn lên từ
những khó khăn, gian khổ, ngời sáng phẩm chất tốt đẹp, bền bỉ sức sống qua thời
gian…
+ Nhận xét: Hình ảnh dân tộc được thể hiện trong đoạn trích vừa thân thuộc, gần gũi,
vừa thiêng liêng, giàu tính khái quát. Nó xuất phát từ tình yêu, sự thấu hiểu của nhà
thơ về đất nước, con người Việt Nam từ ngàn đời…
Câu 2: Phân tích đoạn trích trong bài thơ Việt Bắc, từ đó nhận xét về lối 5,0
sống ân nghĩa được thể hiện trong đoạn trích.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. 0,25
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được
vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích đoạn trích trong bài thơ Việt 0,5
Bắc, từ đó nhận xét về lối sống ân nghĩa được thể hiện trong đoạn trích.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: thể hiện sự cảm nhận sâu 3,5
sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về 0,5
vấn đề nghị luận.
* Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm và đoạn trích 0,5
* Phân tích đoạn trích
+ Nội dung 1,75
- Hai câu thơ đầu
 Cặp đại từ “ta – mình” gợi không gian văn hóa dân gian trong những đêm hội giã bạn tình tứ, lưu luyến.
 Điệp từ “nhớ” nhắc lại 3 lần: nhấn mạnh cảm xúc tràn ngập trong tâm hồn người đi.
 Đối tượng nỗi nhớ được nhắc đến cụ thể: “hoa cùng người”- vẻ đẹp tiêu biểu, hài hòa, nổi bật của mảnh đất
Việt Bắc.
- Bức tranh mùa đông
 Thiên nhiên: hài hòa, ấm áp trong sắc đỏ tươi tắn của hoa chuối giữa màu xanh bạt ngàn của núi rừng.
 Con người: khỏe khoắn trong lao động, đẹp lung linh giữa thiên nhiên hùng vĩ
- Bức tranh mùa xuân
 Thiên nhiên: bừng sáng sắc trắng tinh khôi của hoa mơ nhuộm trắng rừng núi.
 Con người: khéo léo, cần mẫn trong lao động “chuốt từng sợi giang”
- Bức tranh mùa hè
 Thiên nhiên: âm thanh rộn ràng của tiếng ve gọi hè về, gọi sắc vàng lộng lẫy bừng thức, đột ngột “đổ” xuống
cánh rừng.
 Con người: lặng thầm mà duyên dáng giữa không gian hoang sơ, thơ mộng.
- Bức tranh mùa thu
 Thiên nhiên: ánh trăng ấm áp, lãng mạn thanh bình.
 Con người: khúc hát ân tình thủy chung của những con người yêu đời, giàu tình cảm, trọng nghĩa trọng tình.
+ Nghệ thuật 0,5
- Thể thơ lục bát, lối đối đáp “mình-ta” đậm đà tính dân tộc.
- Ngôn ngữ giản dị, hình ảnh gần gũi mà độc đáo, giàu tính gợi hình gợi cảm; bút pháp cổ điển và hiện đại.
- Giọng thơ thiết tha, đầy tình cảm.
+ Đánh giá
0,25
 Vẻ đẹp hài hòa giữa hoa và người, vẻ đẹp độc đáo mỗi mùa một sắc, một hình ảnh nhưng mùa nào cũng
đẹp, mùa nào cũng nhớ. Nỗi nhớ đã đan quyện tạo nên bức tranh tứ bình độc đáo về thiên nhiên và con
người Việt Bắc.
 Nghệ thuật đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình – chính trị, đậm đà tính dân tộc của Tố Hữu.

* Nhận xét về lối sống ân nghĩa 0,5


- Lẽ sống ân nghĩa của đồng bào Việt Bắc hiện lên trong nỗi nhớ của người ra đi. Những con người lao động
được khắc hoạ trong đoạn trích với vẻ đẹp khoẻ khoắn, cần mẫn, khéo léo, duyên dáng, và hơn hết là sự “ân
tình thuỷ chung”.
- Lẽ sống ân nghĩa cũng là lẽ sống cao đẹp của những người cán bộ kháng chiến khi rời xa Việt Bắc. Nỗi nhớ
đậm sâu từng con người, từng ngọn núi, con sông; nỗi nhớ trải dài suốt bốn mùa như một lần nữa khẳng định
“lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh”.
- Lẽ sống ân nghĩa, thuỷ chung chính là một nét đẹp truyền thống của nhân dân ta từ ngàn đời. Nó được phát
huy hơn nữa trong thời đại hào hùng của chiến tranh. Việt Bắc không chỉ là khúc hùng ca ca ngợi cuộc kháng
chiến của dân tộc mà còn là khúc tình ca ca ngợi nghĩa tình cách mạng son sắt, thuỷ chung.
1.Phần Đọc hiểu (3 điểm)
• Bao gồm một đoạn văn hoặc đoạn thơ cùng với 4 câu hỏi nhỏ
• Thời gian: khoảng 15p
2. Phần Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2đ): Viết đoạn văn NLXH (khoảng 200 từ) về một hiện
tượng xã hội hay một tư tưởng đạo lý.
• Thời gian: khoảng 20p
Câu 2 (5đ): Viết bài NLVH về các tác phẩm nằm trong chương
trình.
II. Các dạng câu hỏi thường gặp ở phần Đọc-hiểu
- Phong cách ngôn ngữ.
- Phương thức biểu đạt.
- Thao tác lập luận.
- Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu hiệu quả.
- Phân biệt thể thơ
- Xác định nội dung chính của văn bản, câu chủ đề, đặt nhan đề
- Xác định thông tin trong đoạn trích mà đề bài yêu cầu
- Anh/ chị suy nghĩ thế nào về…Anh/ chị hiểu như thế nào về…(một vấn đề
nào đó được trích ra một văn bản)
- Tại sao tác giả lại nói: “…”
- Anh/ chị hãy rút ra một bài học sâu sắc nhất/ một thông điệp ý nghĩa nhất.
III. Kỹ năng viết đoạn văn NLXH 200 chữ
ĐỀ THI NGỮ LIỆU ĐỌC HIỂU CÂU HỎI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một
2018 Đoạn thơ trích trong bài
đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh
ĐỀ CHÍNH Đánh thức tiềm lực của
THỨC thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện
Nguyễn Duy
nay.

2019 Đoạn thơ trích trong bài Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một
ĐỀ CHÍNH Trước biển của Vũ Quần đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sức mạnh ý chí của con người
THỨC
Phương trong cuộc sống.

2020
ĐỀ THAM Đoạn trích trong sách Tất Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một
KHẢO
(Thi tốt cả đều là chuyện nhỏ của đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự cần thiết phải tôn trọng quan
nhiệp tác giả Richard Carlson điểm của người khác.
THPT)
Tài năng Nhân cách và
và lòng tốt lòng tự trọng Hạnh phúc và
niềm tin

Đất nước
và tuổi trẻ
Thái độ sống
Môi MỘT SỐ
trường
Ước và
CHỦ ĐỀ
mơ Cách ứng xử và
cuộc
lòng vị tha
sống

Cống hiến
Ý chí, và đức hi sinh Hướng nghiệp và
nghị lực trải nghiệm
- Hình thức: khoảng 200 chữ (2/3 tờ giấy thi), không được xuống dòng.
- Cấu trúc
+ Mở đoạn : 1 câu nêu vấn đề trực tiếp (hoặc dẫn dắt gián tiếp)
+ Giải thích : 2-3 câu giải thích cụ thể các từ ngữ, khái niệm và chốt lại
vấn đề nghị luận
+ Triển khai : 8-12 câu có thể sử dụng các thao tác lập luận phân tích,
chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ (tùy từng đề)
• Tại sao vấn đề này quan trọng và vai trò to lớn ?
• Điều này đã được thể hiện như thế nào trong thực tế đời sống (mặt
lợi/ mặt hại)
• Nếu không thực hiện được bài học này thì sao?
+ Kết đoạn : 1-2 câu nêu cảm nghĩ, liên hệ bản thân, rút ra bài học
Đề 1

Viết đoạn văn (200 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của lối sống ích kỉ đối với sự phát triển của con người

A
Gạch Đối
chântượng
từ ngữ
và quan
Phạm vi bàn
Khía cạnh cần bàn
trọng luậnluận –
Trọng tâm bài viết là?
Đề 1
Viết đoạn văn (200 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của lối sống ích kỉ đối với sự phát triển của con người

DÀN Ý 1. Câu chủ đề: Giới thiệu vấn đề, khẳng định tác hại của lối sống ích kỉ đối với sự phát triển của con người
(Lối sống ích kỉ có tác hại vô cùng to lớn đối với sự phát triển của con người)
. Giải thích vấn đề: lối sống ích kỉ ?
(“ích kỉ” là lối sống thực dụng, vụ lợi, đặt quyền lợi , địa vị của bản thân lên trên hết, mà không coi trọng lợi
ích của 2tập thể hay quyền lợi của người khác. .)
3. Phân tích, chứng minh, bàn luận về tác hại của lối sống ích kỉ đối với sự phát triển của con người
+ Làm tha hóa con người, khơi dậy những ham muốn bản năng, cơ hội, chạy theo hưởng lạc, những lợi ích trực
tiếp trước mắt, xa rời những mục tiêu phấn đấu.
+ Trong đời sống, họ vô trách nhiệm, bàng quan, vô cảm, không đấu tranh chống cái sai và cũng không ủng hộ cái
đúng, cái tốt.
+ Người sống ích kỉ sẽ bị những người xung quanh xa lánh, ghét bỏ…
+ Làm cho xã hội thiếu tình yêu thương, sự sẻ chia và các tệ nạn trộm cắp, tham ô tham nhũng hoành hành
+ Dẫn chứng: Người ích kỉ luôn tìm cách bòn rút của công về túi mình, kẻ chỉ nghĩ đến quyền
lợi của mình không bao giờ muốn cống hiến,…)
4. Bài học nhận thức và thông điệp
Bởi vậy chúng ta cần lên án, đấu tranh, bài trừ lối sống cích kỉ, nêu cao trách nhiệm với
cộng đồng, quan tâm, sẻ chia cùng mọi người để cuộc sống ý nghĩa hơn, xã hội ngày càng
tốt đẹp hơn)
Bài Tác hại của lối sống ích kỉ đối với sự phát triển của con người
mẫu 1
Ai đó từng nói rằng: “khi thói ích kỉ trở thành lối sống của con người thì tình yêu thương và sự
sẻ chia sẻ chỉ còn là những giá trị lạc lõng”. Quả thực, lối sống ích kỉ có tác hại vô cùng ghê gớm đối với
Trọng tâm
sự phát triển của con người. “Ich kỉ” là lối sống thực dụng, vụ lợi, đặt quyền lợi , địa vị của bản thân lên
trên hết, mà không coi trọng lợi ích của tập thể hay quyền lợi của người khác. Người nhiễm thói ích kỉ
thường không quan tâm người khác, trở nên tham lam, và thủ đoạn. Không khó để nhận ra kẻ sống ích
kỉ bởi từng lời nói, cử chỉ, hành động của họ đều vì lợi ích của bản thân mình. Điều đó khiến tâm hồn
họ khô héo, tàn lụi, và bị mọi người xa lánh, ghẻ lạnh, thâm chí, họ dễ rơi vào vòng lao lí. Thật đáng sợ
khi quyền lực rơi vào tay kẻ ích kỉ, bởi điều duy nhất họ hướng đến là vơ vét công quỹ cho đầy túi tham
GiớiBài
thiệu
Giải
họcthích
vấn đề
và thông
của họ, kinh tế đất nước sẽ suy kiện bởi những sâu mọt ấy. Những vụ tham nhũng hàng nghìn tỉ đồng
của nhà nước cũng xuất phát từ căn bệnh nguy hiểm này. Không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế của đất
điệp
nước, khi lối sống ích kỉ trở nên phổ biến trong đời sống thì những giá trị đạo đức truyền thống sẽ mai
một. Con người sẽ không còn quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ, sẽ không còn những tấm gương cống hiến vì
cộng đồng và hẳn xã hội sẽ không có tình người nữa. Bởi vậy hơn bao giờ hết, mỗi chúng ta hãy đấu
tranh loại bỏ lối sống này ra khỏi bản thân và xã hội, hãy tôn vinh những con người biết cống hiến, hi
sinh vì cộng đồng để nhân lên những điều tốt đẹp!
Bài mẫ Tác hại của trào lưu sống ảo trên mạng xã hội của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
u
2
Hiện tượng sống ảo trên mạng xã hội ở giới trẻ ngày nay đã dần trở nên phổ biến và đang
trở thành một trào lưu. Nó gây tác hại không nhỏ đến sự phát triển nhân cách và tương lai của giới
trẻ. Thường ngày, ở công viên hay quán cà phê, không khó để chúng ta bắt gặp hình ảnh từng nhóm
Trọng tâm
bạn trẻ, mỗi người với một chiếc điện thoại thông minh trên tay đắm chìm trong các trang mạng xã
hội thay vì trò chuyện cùng nhau. Họ hầu như không tương tác với thế giới thực mà chỉ quan tâm tới
lượt like và comment, những mối quan hệ ảo trên facebook, zalo hay những mạng xã hội khác. Điều
này vô cùng nguy hiểm. Nó khiến các bạn trẻ mất rất nhiều thời gian, mất phương hướng phấn đấu,
Giới thiệu
thậm chí sẽ bị lôi kéo, dụ dỗ vào những trào lưu xấu, những việc làm phi pháp hoặc bị lừa đảo. Thực
tế cho thấy, có những bạn trẻ dễ dàng tin tưởng người trong thế giới ảo mà trao gửi vật chất, tình
vấn đề
cảm. Kết cục phần lớn đều rất bi đát. Khi bạn đắm chìm vào thế giới ảo, bạn không còn mấy quan
tâm tới những người thân yêu xung quanh bạn. Các mối quan hệ từ đời thực sẽ dần lỏng lẻo và bạn
Giải thích
rơi vào cô đơn, cô lập. Và bạn sẽ sụp đổ nếu gặp phải vấn đề khó giải quyết. Người sống ảo không
thể biến ước mơ thành hiện thực, bởi con đường thực hiện ước mơ chỉ có ở thế giới thực. Đừng
lãng phí thời gian cho những điều không có thật. Hãy tắt điện thoại, gập máy tính lại để bước ra đời
thực để thực hiện những ước mơ có thật!
IV. Giới thiệu một số dạng đề NLVH
1. Dạng đề phân tích/cảm nhận về đoạn trích thơ/ văn xuôi
2. Dạng đề phân tích/cảm nhận về một khía cạnh nội dung/ nghệ
thuật của tác phẩm
3. Dạng đề so sánh, đối chiếu: hai nhân vật, hai đoạn văn, hai
đoạn thơ…
4. Dạng đề bình luận một ý kiến bàn về văn học.
5. Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo
Sau đó có thể có câu hỏi thêm về một vấn đề nội dung/ nghệ
thuật hoặc liên hệ thực tế.
Đề Đọc-hiểu số 1

Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về
thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại
như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương
pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của
chính mình.
Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh
nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời.
Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn
điện, J.K.Rowling, tác giả của “Harry Poter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản
thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nối tiếng
và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long
đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim
Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được
anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp
sĩ Thượng Hải”.
Thất bại không phải cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính. Chỉ ra các
thao tác lập luận
Câu 2. Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas
Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác
dụng gì?
Câu 3. Chỉ ra mặt tích cực của thất bại mà “người thành
công luôn dùng” được nêu trong đoạn trích.
Câu 4. Anh/chị có cho rằng trong cuộc sống, thất bại
luôn “là cái cớ để ta chần chừ” không? Vì sao?
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
- Thao tác lập luận: chứng minh, bác bỏ
Câu 2. Việc đưa ra dẫn chứng có tác dụng:
- Khẳng định không ai thành công mà không phải trải qua thất bại. Từ
chính trong thất bại họ đã vươn đến thành công
- Tăng sức thuyết phục đối với người đọc
Câu 4:
- Đồng ý. Vì: Con người luôn mang trong mình tâm lí sợ hãi, buồn chán,
thất vọng khi gặp một lần thất bại sẽ lấy lí do để ngừng cuộc chơi.
Chính điều đó sẽ khiến họ không bao giờ có thể vươn đến thành công.
- Không đồng ý. Vì: có một số người coi thất bại là việc thu nhận được
bài học, kinh nghiệm và bản lĩnh nên họ càng có động lực cố gắng để
đạt đến thành công
Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn
văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý
kiến: “Cần chấp nhận sự thất bại để được thành công
trong cuộc sống”
– Câu chủ đề: dẫn vào vấn đề và trích ý kiến
- Giải thích: “Thất bại” là gì? “Thành công” là gì thời điểm mà người ta
chưa thể thực hiện được những mục tiêu mà mình đề ra, là những vấp
ngã, khiến ta cảm thấy chán nản và mệt mỏi, bỏ cuộc
-> Vấn đề nêu ra: thái độ của bản thân trong việc cần chấp nhận sự thất
bại như thế nào để thành công trong cuộc sống.
– Bình luận:
+ Bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào?
• Thừa nhận và đối diện với thất bại. Nhờ nó mà con người tích lũy được
kinh nghiệm, mài sắc được ý chí và nghị lực.
• Kiểm điểm và nhìn nhận, đánh giá lại bản thân mình
• Tìm kiếm một hướng đi mới hoặc tiếp tục cuộc hành trình.
+ Nếu không chấp nhận sự thất bại thì sẽ như thế nào?
• Hành động trong sự mù quáng, hiếu thắng -> dễ mất phương hướng
• Bản thân dễ trở nên vỡ mộng, ảo tưởng -> dễ lặp lại những thất bại khác
– Bài học, liên hệ:
+ Thế hệ trẻ hiện nay rất ít chịu đựng được thất bại hoặc bỏ cuộc, hoặc
lảng tránh,..
-> cần có lối sống lành mạnh tiến về phía trước, cần học hỏi kinh nghiệm
từ người khác
+ Luôn tự tin, lạc quan, có những phương án dự phòng trước mỗi tình
huống

You might also like