You are on page 1of 5

TRƯỜNG THPT LÊ LỢI BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI KÌ I

NHÓM NGỮ VĂN NĂM HỌC 2015-2016


Môn thi : NGỮ VĂN- Lớp 10
(Thời gian 90 phút- không kể giao đề)

I. ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)


Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
1. Anh (chị) hãy nêu nội dung bài ca dao?
2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong bài ca dao?
3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp so sánh?
4. Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về vẻ đẹp và thân phận
người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
II. LÀM VĂN ( 7.0 điểm)
Câu 1(2 điểm)

Ca dao có câu:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao trên và nêu những suy nghĩ của mình về đạo làm
con.
Câu 2 (5 điểm)
Anh (chị) hãy phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi:

Rồi. hóng mát , thuở ngày trường 


Hòe lục đùn đùn, tán rợp trương 
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ 
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. 
Lao xao chợ cá làng ngư phủ 
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương 
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng 
Dân giàu đủ, khắp đòi phương .

(SGK Ngữ văn 10 tập 1, NXB Giáo dục 2016)


HƯỚNG DẪN CHẤM THI
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh
giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động,
linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những
bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không
sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm
thi.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 1,0 (lẻ 0,25 làm tròn
xuống ; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm).
II. Đáp án và thang điểm

Phần ý Nội dung đáp án Điểm


I 1 Nội dung: Lời than thở của người phụ nữ ý thức được giá trị 0.5
bản thân và ý thức được thân phận bấp bênh của mình trong xã
hội phong kiến.

2 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0.5

3 Tác giả dân gian đã so sánh Thân em (cuộc đời, số phận người 1.0
phụ nữ) với tấm lụa đào phất phơ giữa chợ. Cách so sánh này
cho ta thấy người phụ nữ ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân, giá trị
của mình (tấm lụa đào) đồng thời ý thức về số phận bấp bênh
thông qua chi tiết tấm lụa đào là đối tượng để mua bán, sở hữu
(phất phơ giữa chợ biết vào tay ai).

4 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách nhưng phải
làm rõ được những ý sau đây:
- Vẻ đẹp người phụ nữ trong xã hội phong kiến: Duyên dáng, 1.0
dịu dàng, giàu đức hi sinh, thủy chung, tình nghĩa…
- Nhưng họ không được hưởng hạnh phúc xứng đáng bởi xã hội
phong kiến không coi trọng người phụ nữ, không cho họ cơ hội
làm chủ cuộc đời mình
II 1 Ca dao có câu: 2.0

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao trên và nêu những suy
nghĩ của mình về đạo làm con.
.
I. YÊU CẦU VỀ HÌNH THỨC
- Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư
tưởng đạo lý.
- Bố cục ba phần cân đối, rõ ràng.
- Bài viết trong sáng, dùng từ, đặt câu chuẩn xác, ngắt
đoạn hợp lý.
- Bài viết có sáng tạo đúng mức.
- Trình bày sạch đẹp, sai chính tả ở mức độ nhất định.

II. YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG


Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo
các ý sau:
1.Mở bài 0.25
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
2.Thân bài 1.5
- Giải thích chi tiết câu ca dao (1đ):
+ Giải thích nghĩa đen: núi Thái Sơn, nước trong nguồn
chảy ra.
+ Suy ra nghĩa bóng: công ơn của cha mẹ đối với con
cái.
Công lao sinh thành (Giải thích+dẫn chứng, phân tích
dẫn chứng).
Công lao dưỡng dục , dạy dỗ đến lúc trưỡng thành. (Giải
thích+dẫn chứng, phân tích dẫn chứng) .
.=> Từ đó thấy được tình cha nghĩa mẹ to lớn thế nào.
- Bàn luận về đạo làm con (1đ)
Đạo làm con phải:
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
+ Chân thành biết ơn và tôn kính mẹ cha.
+ Có hiếu với cha mẹ qua thái độ, lời nói và việc làm cụ
thể. (Dẫn chứng).
+ Phải phấn đấu trở thành niềm tự hào, nguồn động viên
của bố mẹ; trở thành người có ích cho xã hội. (Dẫn
chứng).
+ Phải có trách nhiệm chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ
khi tuổi già sức yếu. (Dẫn chứng).
- Mở rộng vấn đề, phê phán quan niệm sai lầm (0,5đ).
+ Vẫn còn những người con vô ơn, bất hiếu, ngược đãi
mẹ cha. Không nghe lời cha mẹ, không phụng dưỡng cha
mẹ tuổi già, gây đau lòng, bất hạnh cho cha mẹ. Những
người con đó, dù thời đại nào, hoàn cảnh nào, đều đáng
để xã hội lên án, phẫn nộ.
+ Quan niệm chữ hiếu ngày nay: cuộc sống dù phát triển
thì chữ hiếu vẫn là cơ sở xây đắp những mối quan hệ
khác giữa người với người trong xã hội. Chữ hiếu ngày
nay phải được hiểu rộng hơn: hiếu với cha mẹ nhưng
phải là người công dân tốt trung với nước, hiếu với dân.

3. Kết bài 0.25


Khẳng định lại vấn đề
2 Anh (chị) hãy phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
YÊU CẦU VỀ HÌNH THỨC
- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học về một bài
thơ trong giai đoạn văn học trung đại Việt Nam.
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận .
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG
Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng đảm bảo những
nội dung sau:
1. 2. Mở bài 0.5
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
3. 4. Thân bài 4.0
 Nội dung
- Phong cảnh thiên nhiên và cuộc sống ngày hè
+ Bức tranh ngày vào một buổi chiều ở một làng chài
+Màu sắc: màu xanh của tán hòe, hồng của sen
+ Âm thanh: tiếng ve dắng dỏi, tiếng lao xao từ chợ cá
+ Vận động: Cảnh cuối ngày nhưng sức sống thì không
dừng lại mà ứa căng, tràn đầy: đùn đùn, giương, tiễn
 Vẻ đẹp sinh động, thanh cao, đầy sức sống
- Vẻ đẹp tâm hồn Ức Trai
+ Tình yêu cuộc sống, yêu nhân dân lao động
+ Tấm lòng canh cánh vì dân vì nước: ông mơ ước có
được chiếc đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong
ca ngợi cảnh dân giàu đủ.
 Nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật chữ Nôm.
- Ngắt nhịp mới mẻ, gây ấn tượng cho người đọc, làm nổi
bật cảnh vật.
- Câu thơ thất ngôn xen lục ngôn là một cách Việt hóa thơ
Đường luật. Câu kết sáu chữ thể hiện sự dồn nén cảm
xúc.
5. 6. Kết bài 0.5
Khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ.
Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và
kiến thức
- Giáo viên mạnh dạn cho điểm tối đa đối với các bài viết sáng tạo, chú
ý đến diễn đạt, hành văn, trau chuốt trong dùng từ, đặt câu, trình bày
đẹp, khoa học
- Nếu HS có kỹ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn bạc một vài
khía canh cơ bản thì vẫn đạt điểm tối đa.
- Không cho điểm những bài có suy nghĩ lệch lạc tiêu cực.

..................................Hết ..............................

You might also like