You are on page 1of 5

TRƯỜNG THPT LÊ LỢI BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II

NHÓM NGỮ VĂN NĂM HỌC 2016-2017


Môn thi : NGỮ VĂN- Lớp 10
(Thời gian 90 phút- không kể giao đề)

Câu 1 ( 3.0 điểm)


Euripides đã từng tâm niệm :

 “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương
của số phận”.
Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Câu 2 ( 7.0 điểm)


Nêu cảm nhận của em về hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm “Chuyện
chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
(Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 02 trang)

I. Hướng dẫn chung


- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh
giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động,
linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những
bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không
sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm
thi.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 1,0 (lẻ 0,25 làm tròn
xuống ; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm).
II. Đáp án và thang điểm

Câu Nội dung đáp án Điểm


1 Euripides đã từng tâm niệm :

 “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương
thân để chống lại tai ương của số phận”.
Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, anh/ chị hãy trình bày suy
nghĩ của mình về ý kiến trên
Yêu cầu về hình thức
Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều
thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ..
Không mắc quá năm lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
Dung lượng khoảng 200 từ.
Yêu cầu về nội dung 3
1. Giải thích nhận định: điểm
– Gia đình là tập hợp những người cùng sống chung dựa trên
quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Gia đình thường
gồm có : vợ chồng, cha mẹ, con cái…
– Chốn nương thân là nơi ở nhờ để tìm sự che chở.
– Tai ương: điều không may mắn, mang lại nhiều đau khổ, tổn
thất lớn cho con người.
=> Ý kiến trên đề cao vai trò, giá trị to lớn của gia đình đối với
cuộc sống của mỗi con người.
2. Giải thích
– Đây là một ý kiến đúng vì đã nhìn thấy vai trò của gia đình
đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người.
– Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, che chở cho ta khôn lớn, là cái
nôi hạnh phúc của con người từ bao thế hệ, đùm bọc, cưu mang,
nâng đỡ, giúp ta vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc
sống.
– Mỗi con người khi sinh ra, lớn lên và trưởng thành đều có sự
ảnh hưởng giáo dục từ truyền thống gia đình, là nền tảng để con
người vươn lên trong cuộc sống.

3. Bàn bạc, mở rộng


– Tuy nhiên, câu nói trên chưa hoàn toàn chính xác. Bởi trong
thực tế cuộc sống có rất nhiều người ngay từ khi sinh ra đã
không được sự che chở, đùm bọc, giáo dục, nâng đỡ của gia
đình nhưng vẫn thành đạt, trở thành người có ích cho xã hội.
– Phê phán những hành vi bạo lực gia đình, thói gia trưởng
trong gia đình.
3. Bài học nhận thức và hành động
– Câu nói trên đã đặt ra vấn đề cho mỗi con người và xã hội cần
phải nhận thức được tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi
người và sự phát triển của xã hội.
– Mọi người cần có trách nhiệm bảo vệ, xây dựng gia đình ấm
no, bình đẳng, hạnh phúc. Muốn làm được điều đó, mọi thành
viên trong gia đình phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở lẫn
nhau.

2 Nêu cảm nhận của em về hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn 7.0
trong tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của
Nguyễn Dữ.
.
YÊU CẦU VỀ HÌNH THỨC
- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học về một bài
thơ trong giai đoạn văn học trung đại Việt Nam.
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận .
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
II. YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo
các ý sau:
1.Mở bài 0.5
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đối tượng nghị luận.
2.Thân bài 6

a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm 1


b. Hình tượng Ngô Tử Văn 4
- Lai lịch nhân vật Ngô Tử Văn: Tên tuổi, quê quán, tính cách
cương trực, cứng cỏi. Lời giới thiệu mang giọng ngợi khen, có
tác dụng định hướng cho người đọc.
- Tính cách cương trực cứng cỏi của Ngô Tử Văn
+ Qua hành động đốt đền tà.
Lý do đốt đền
Hành động đốt đền cẩn trọng, minh bạch
Ý nghĩa của hành động đốt đền
(D/c)
+ Khi gặp hồn ma tên Bách hộ và Thổ thần: Thái độ của Ngô
Tử Văn điềm nhiên, không hề run sợ (D/c)
+ Khi bị bắt và đối diện với Diêm Vương: Giọng điệu cứng
cỏi, đanh thép, bằng chứng rõ ràng, thể hiện thái độ bảo vệ lẽ
phải kiên quyết. Cuối cùng, chàng đã giành chiến thắng.(D/c)

c. Ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm qua hình tượng nhận vật 1
Ngô Tử Văn.
- Phê phán hiện thực xã hội
- Đề cao phẩm chất kẻ sĩ
- Đề cao tinh thần dân tộc
- Tinh thần chính nghĩa thắng gian tà.
3. Kết bài 0.5
Khẳng định lại vẻ đẹp của hình tượng Ngô Tử Văn
Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và
kiến thức
- Giáo viên mạnh dạn cho điểm tối đa đối với các bài viết sáng tạo, chú
ý đến diễn đạt, hành văn, trau chuốt trong dùng từ, đặt câu, trình bày
đẹp, khoa học
- Nếu HS có kỹ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn bạc một vài
khía canh cơ bản thì vẫn đạt điểm tối đa.
- Không cho điểm những bài có suy nghĩ lệch lạc tiêu cực.

..................................Hết ..............................

You might also like