You are on page 1of 10

I.

ÔN TẬP LÍ THUYẾT VỀ VĂN THUYẾT MINH

Câu 1.

Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng như thế nào trong đời sống ?

Gợi ý

Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Nó
có vai trò quan trọng và có tác dụng thiết thực trong việc cung cấp tri thức, thổng tin về
đặc điểm, tính chất, nguyên nhân... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội
bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

Câu 2.

Văn bản thuyết minh có những tính chất gì khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu
cảm, nghị luân ?

Gợi ý

- Văn bản tự sự là kể lại, thuật lại sự việc

. - Văn bản miêu tả là vẽ lại cảnh vật, sự việc bằng ngôn ngữ một cách sinh động.

- Văn bản biểu cảm thể hiện suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của người viết.

- Văn bản nghị luận là loại văn bản mà người viết dùng lập luận, lí lẽ, dẫn chứng để trình
bày một quan điểm, một tư tưởng nào đấy.

- Văn bản thuyết minh là giới thiệu sự vật, hiện tượng, giúp người đọc hiểu rõ đặc điểm,
tính chất, nguyên nhân của sự vật, hiện tượng đó.

Câu 3. Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, cần phải chuẩn bị những gì ? Bài văn
thuyết minh phải làm nổi bật điều gì ?

Gợi ý
- Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, người viết cần phải có thực tế về đối tượng thuyết
minh, phải trực tiếp quan sát kĩ đối tượng; tìm các tư liệu liên quan đến đối tượng.

- Bài văn thuyết minh phải làm nổi bạt đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, giá trị, tầm
quan trọng... của các hiện tượng và sự vủt được thuyết minh.

Câu 4. Những phương pháp thuyết minh nào thường được chú ý vận dụng ?

Gợi ý Những phương pháp thuyết minh thường được vận dụng : nêu định nghĩa, giải
thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại...

II. LUYỆN TẬP

Dàn ý chung một số kiểu bài văn thuyết minh

Kiểu 1: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

I- Mở bài:
-Giới thiệu về đối tượng thuyết minh.
-Nêu cảm nhận chung về đối tượng.

II- Thân bài:


1.Giới thiệu vị trí địa lí:
-Địa chỉ/ nơi tọa lạc?
-Diện tích nơi đó? Rộng lớn hay nhỏ?
-Cảnh vật xung quanh ra sao?
-Có thể đến đó bằng phương tiện gì?
  +Phương tiện du lịch: xe du lịch,...
  +Phương tiện công cộng: xe máy, xe buýt,...

2.Nguồn gốc: (lịch sử hình thành)


-Có từ khi nào?
-Do ai khởi công (làm ra)?
-Xây dựng trong bao lâu?

3.Cảnh bao quát đến chi tiết:


 a)Cảnh bao quát:
-Từ xa,...
-Nổi bật nhất là...
-Cảnh quan xung quanh...

 b)Chi tiết:
-Cách trang trí:
  +Mang đậm nét văn hóa dân tộc.
  +Mang theo nét hiện đại.
-Cấu tạo.

4.Giá trị văn hóa, lịch sử:


-Lưu giữ:
  +Tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử, quá khứ của ông cha ta.
  +Tô điểm cho... ( TP HCM, Nha Trang, Việt Nam,...), thu hút khách du lịch.
-Một trong các địa điểm du lịch nổi tiếng/ thú vị/ hấp dẫn/ thu hút khách du lịch.

III-Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đối tượng.

Kiểu 2: Giới thiệu một tác giả văn học.

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả lựa chọn để thuyết minh (họ tên, tuổi, quê
quán,…)

2. Thân bài:
- Cuộc đời và sự nghiệp văn học:

 Hoàn cảnh xuất thân, truyền thống gia đình, học vấn, đường đời,…

 Các chặng đường sáng tác và những tác phẩm chính.

- Phong cách nghệ thuật:

 Những đặc điểm nổi bật về nội dung trong sáng tác của tác giả ấy.

 Những đặc sắc nghệ thuật mà tác giả ấy thể hiện trong tác phẩm của mình.

3. Kết bài:

- Khẳng định về vị trí của tác giả vừa thuyết minh.

Kiểu 3: Thuyết minh một tác phẩm văn học

I. Mở bài: Giới thiệu khái quát tác phẩm tác giả (tránh dài, cầu kỳ, đi thẳng vào đối tượng
cần thuyết minh). Chú ý nêu cả những tên gọi khác của tác phẩm (nếu có)
II. Thân bài: Thuyết minh chuẩn xác, đầy đủ, phong phú các khía cạnh nội dung
– Tác giả: chú trọng đến những tình tiết tiểu sử ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác hoặc
đến nội dung/ nghệ thuật của tác phẩm được bàn luận
Vd: Trương Hán Siêu từng là môn khách của Trần Hưng Đạo, là nhân chứng lịch sử của
những chiến công oanh liệt thời nhà Trần -> Những cảm xúc chân thực và suy ngẫm sâu
sắc về những chiến công ấy được thể hiện trong bài PSBĐ
– Tác phẩm:
+ Hoàn cảnh sáng tác (nếu có) -> có ảnh hưởng gì đến nội dung/ nghệ thuật tác phẩm

Vd: PSBĐ được sáng tác vào khoảng 50 năm sau thành công cuộc kháng chiến chống
quân Nguyên -> một độ lùi thời gian đủ để suy ngẫm, đánh giá khách quan và đúng đắn
một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc

+ Thể loại: phú, cáo, truyền kỳ là thể loại gì


+ Nội dung

· Bố cục tác phẩm, kèm theo khái quát nội dung của từng phần (Phú, cáo)

· Tóm tắt nội dung câu chuyện (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên)

· Nêu chủ đề (thuộc phần Ghi nhớ), có phân tích ngắn gọn

+ Khái quát các giá trị nghệ thuật kèm theo phân tích dẫn chứng ngắn gọn

– Ý nghĩa giáo dục – tính chất thời sự của tác phẩm (nghị luận xã hội):
+ Rút ra những bài học đạo đức, nhân cách nào từ các nhân vật, nội dung của tác phẩm

+ Liên kết tính gần gũi, tương đồng ở khía cạnh xã hội nào đó giữa các thời kỳ lịch sử:
suy nghĩ trước các di tích lịch sử hoang phế, trước niêm tin về công lý của nhân dân mọi
thời, về những nhức nhối của xh đương thời…

III. Kết bài:


– Đánh giá vị trí của tác phẩm, tác giả đối với văn học dân tộc

Vd: Với “Chuyện chức PS đền TV” nói riêng, “TKML” nói chung, N Dữ cùng với Lê
Thánh Tông, Đoàn Thị Điểm, Vũ Trinh đã mang đến cho văn xuôi tự sự trung đại một
bước phát triển mới đầy tự hào.
– Khẳng định giá trị vững bền của tác phẩm

VD: Với những đóng góp quan trọng ở nhiều mặt, ĐCBN xứng đáng có được một vị trí
đặc biệt trong nền văn học dân tộc cũng như trong lòng độc giả muôn đời.
Kiểu 4:

Giới thiệu một loại hình ca nhạc (hay sân khấu) mà anh (chị) yêu thích.

Gợiý:
Đềbài yêu cầu giới thiệu một loại hình ca nhạc (nhạc dân gian, nhạc cổ điển, nhạc
nhẹ,...) hoặc một loại hình sân khấu (kịch nói, ca kịch,...). Người viết lựa chọn theo sở
thích cá nhân và giới thiệu sao cho truyền được niềm yêu thích đó tới người đọc. Muốn
vậy, người viết chỉ yêu thích không thôi chưa đủ mà phải có những kiến thức cụ thể,
phong phú, chuẩn xác về loại hình ca nhạc hay sân khấu mà mình sẽ giới thiệu với bạn
đọc. Bài thuyết minh cần có những ý cơ bản sau:

I. Mở bài

- Giới thiệu chung về loại hình ca nhạc (sân khấu): loại hình gì? đặc điểm nổi bật của
loại hình này là gì?

II. Thân bài

- Giới thiệu về đặc điểm cụ thể, chi tiết của loại hình. Nếu là ca nhạc thì giới thiệu đặc
điểm âm nhạc, đặc điểm ca từ, đặc điểm biểu diễn,... Nếu là sân khấuthì giới thiệu đặc
điểm kịch bản, đặc điểm diễn xướng, đặc điểm hoá trang, ánh sáng,...

- Giới thiệu lịch sử của loại hình ca nhạc (sân khấu): nguồn gốc xuất xứ, những bước
thăng trầm, những tên tuổi tiêu biểu,..

. - Giới thiệu về giá trị, ảnh hưởng của loại hình ca nhạc (sân khấu) đến đời sống xã hội
đặc biệt nhấn mạnh đời sống tinh thần, ý nghĩa giáo dục những tình cảm thâm mĩ,...

III. Kết bài

Kiểu 5 :Giới thiệu một ngành thủ công mĩ nghệ (hoặc một đặc sản, một nét văn
hoá ẩm thực) của địa phương mình.

Gợiý:

Đề bài yêu cầu giới thiệu một ngành thủ công mĩ nghệ (ngành làm gốm, ngành mây tre
đan, ngành thêu ren, ngành dệt thổ cẩm,... ) hoặc một đặc sản, một nét văn hoá ẩm thực
(Phở, cốm, bánh... ) của địa phương. HS lựa chọn theo đặc trưng riêng của địa phương
mình, điều quan trọng là phải am hiểu cặn kẽ đối tượng mà mình giới thiệu và coi đó là
niềm tự hào của bản thân. Bài thuyết minh cần có những ý cơ bản sau:

- Giới thiệu khái quát về ngành thủ công mĩ nghệ hoặc đặc sản, nét văn hoá ẩm thực (tên
gọi, đặc điểm nổi bật).

- Giới thiệu các đặc điểm, tính chất cụ thể: Nếu là ngành thủ công mĩ nghệ thì giới thiệu
đặc điểm lao động làm ra sản phẩm, mẫu mã sản phẩm, tính năng tác dụng của sản
phẩm... Nếu là món ăn thì giới thiệu nguyên liệu, cách chế biến, đặc điểm món ăn như
màu sắc, hương vị, cách thưởng thức... Nếu là một nét văn hoá ẩm thực thì giới thiệu
những nét độc đáo văn hoá trong việc thưởng thức, các nghi thức ẩm thực,...

- Giới thiệu lịch sử của ngảnh thủ công mĩ nghệ hoặc đặc sản, nét văn hoá ẩm thực: ra
đời từ khi nào? Trải qua những thăng trầm thời gian ra sao? Gắn với tên tuổi của ai? Có
những truyền thuyết gì liên quan?...

- Giới thiệu tổng hợp về giá trị của ngành thủ công mĩ nghệ hoặc món ăn, nét văn hoá
ẩm thực trong việc nâng cao vị thế của địa phương trong quá khứ, hiện tại cũng như
tương lai.

Kiểu 6 :Giới thiệu một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống
hoặc thểhiện khí thế sôi nổi của thời đại.

Gợi ý:

HS có thể chọn một trong hai kiểu lễ hội: kiểu lễ hội mang tính truyền thống còn giữ
được những nétđẹp cổ xưa hoặc kiểu lễ hội mang tính thời đại, thể hiện khí thế sôi nổi.
Bài viết cần giới thiệu được những nét chính sau đây:

- Giới thiệu khái quát: tên lễ hội, thời điểm tổ chức lễ hội, đặc điểm chung nổi bật của lễ
hội,...
- Giới thiệu lịch sử của lễ hội: có từ bao giờ? xuất phát từ đâu? trải qua một quá trình
như thế nào?

- Giới thiệu quy trình tổ chức một lễ hội từ khâu chuẩn bị đến quá trình diễn ra và kết
thúc. –

Giới thiệu giá trị của lễ hội trong đời sống tinh thần, văn hoá của con người,...

Chúý: Muốn cho bài giới thiệu sinh động, hấp dẫn, người viết, ngoài nắm vững đối
tượng mà mình giới thiệu, còn phải kết hợp nhiều phương pháp và phải có tình yêu đối
với những gì mình giới thiệu. Có như vậy, người viết mới thu hút độc giả, truyền tình
yêu sang họ.

Đề minh họa: Thuyết minh về Côn Sơn – Kiếp Bạc

  Mời bạn hành hương về miền Đông Bắc của Tổ quốc, vùng đất thiêng của Đại Việt,
sông núi, rừng cây, bãi cỏ, cánh đồng... đã mấy trăm năm nay, đã nghìn năm qua còn lưu
giữ bao dấu tích của Người xưa. Hồn thiêng núi sông tụ hội anh linh của tiền nhân, của
những anh hùng với bao chiến công chói ngời sử sách.

Núi Phượng Hoàng - Kỳ Lân, nơi Chu Văn An ở ẩn, chùa Côn Sơn, Giếng Ngọc, Thạch
Bàn, Bàn Cờ Tiên, Đền Kiếp Bạc,... mỗi một danh thắng, mỗi một di tích lịch sử gợi nhớ
gợi thương trong lòng ta về tổ tiên ông cha với bao tự hào. Nghe thông Côn Sơn reo, ta
tưởng như nghe tiếng mài gươm của Nguyễn Trãi thuở  “bình Ngô”. Nghe tiếng sóng Lục
Đầu Giang vỗ, ta tưởng như nghe tiếng reo cùa trăm vạn hùng binh dưới ngọn cờ người
anh hùng Trần Quốc Tuấn đang ào ào xông tới Vạn Kiếp tiêu diệt giặc Nguyên-Mông.

Khu di tích Côn Sơn nằm ở giữa hai dãy núi Phượng Hoàng - Kỳ Lân, xã Cộng Hoà,
huyện Chí Linhtỉnh Hải Dương, gần làng Chi Ngại quê hương của dòng họ Nguyễn Trãi.
Khu di tích này gồm có núi non, chùa, tháp, rừng thông, khe suối và các di tích nổi tiếng
gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân lịch sử. những dấu tích thời Trần và các giai
đoạn lịch sử kế tiếp.

Ta đến Chùa Côn Sơn, Chùa có tên là Tư Phức tự, nhân dân địa phương thường gọi là
chùa Hun, có từ trước đời Trần, nơi tu luyện của Trạng nguyên Lý Đạo Tái, Pháp danh
Huyền Quang. Nguyễn Trãi có thời gian được vua giao chức “Đề Cử" chùa Côn Sơn.
Trải qua biến thiên về lịch sử và thời gian, chùa Côn Sơn ngày nay chỉ còn lại ngôi chùa
nhỏ ẩn mình dưới tán lá xanh của những cây cổ thụ. Trong chùa còn đầy đủ hệ thống
tượng Phật, trong đó có tượng Di Đà Tam Tôn, tượng Trúc Lâm Tổ - tức Trần Nhân
Tông, tượng Nhà sư Huyền Quang, tượng ông bà Trần Nguyên Đán, hai pho tượng
Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Hiện trong chùa còn nhiều di vật có giá trị được lưu giữ
như 8 bia thời Trần – Lê.

Ta hãy soi hồn mình vào Giếng Ngọc. Nằm ở sườn núi Kỳ Lân, bên phải là lối lên bàn cờ
tiên. Tương truyền đây là giếng nước do thiền sư Huyền Quang được thần linh báo mộng
ban cho chùa nguồn nước quí. Nước giếng trong vắt, xanh mát quanh năm được các sư
dùng làm nước cúng lễ của chùa.

Rồi đến Thạch Bàn: Bên suối Côn Sơn có một phiến đá lớn, mặt phẳng và nhẵn gọi là
Thạch Bàn, nơi Bác Hồ tới thăm Côn Sơn (15/2/1965), Bác dã dừng chân nghỉ tại đây.
Tương truyền khi xưa Nguyễn Trãi lấy làm “chiếu thảm” nghi ngơi, ngắm cảnh, làm thơ
và suy tư việc nước.

Và ta ngắm nhìn Bàn cờ tiên. Từ chùa Côn Sơn leo lên các bậc đá đến đỉnh núi, là một
khu đất bằng phẳng, tại đây có một phiến đá khá rộng, tục gọi là Bàn Cờ Tiên. Hiện Bàn
Cờ Tiên có dựng nhà bia theo kiểu vọng lâu đình, hai tầng cổ, tám mái. Đứng tại đây, du
khách có thể nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn: Lục Đầu Giang -Côn Sơn-Kiếp Bạc.

Đền thờ Nguyễn Trãi: Năm 2002, tỉnh Hải Dương đã xây dựng đền thờ Nguyễn Trãi trên
một khu đất rộng trong quần thể khu di tích Côn Sơn. Trong đền thờ có tượng Nguyễn
Trãi bằng đồng với kích thước hợp lý đặt trong nhà tưởng niệm rất trang trọng.
Hội Côn Sơn có hai dịp trong năm: hội Xuân từ ngày 16 đến 22 tháng Giêng Âm lịch
nhằm tưởng nhớ vị tổ thứ 3 của thiền phái Trúc Lâm; hội Thu từ 15 đến 20 tháng 8 Âm
lịch tưởng niệm Nguyễn Trãi.

Đến Kiếp Bạc ở xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi dây là thung lũng
trù phú trông ra sông Thương và ngã sáu Lục Đầu Giang, xung quanh có dẫy núi Rồng
bao bọc. Trần Hưng Đạo, người anh hùng dân tộc, vị chỉ huy tối cao trong cuộc kháng
chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông hồi thế kỷ XIII đã đặt bản doanh ở đây, trên
vị trí chiến lược này.

Đền thờ ông được xây dựng vào đầu thế kỷ XIV, trên một khu đất trung tâm thung lũng,
nơi đã diễn ra chiến thắng Kiếp Bạc lừng lẫy do ông chỉ huy và cũng là nơi ông về sống
những năm tháng cuối đời. Trong đền hiện còn 5 pho tượng bằng đồng: tượng Trần Hưng
Đạo, phu nhân, hai con gái, Phạm Ngũ Lão cùng 4 bài vị thờ 4 con trai.

Hàng năm, hội đền dược tổ chức vào ngày mất của Trần Hưng Đạo (20 tháng 8 âm lịch)
thu hút rất đông đảo khách thập phương về dự “Tháng 8 giỗ Cha”.

You might also like