You are on page 1of 3

GV: Nguyễn Thị Linh Chi

KỸ NĂNG VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC


(VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN, THƠ)
1. MỞ BÀI: GIỚI THIỆU (khuyến khích mở bài gián tiếp)
- Dung lượng: khoảng 3-4 câu (5-7 dòng)
- Dẫn dắt:
+ Từ chủ đề của tác phẩm: tình yêu cuộc sống, tình yêu con người, tình yêu thiên
nhiên, văn hóa,… => trở thành đề tài hấp dẫn/ nguồn cảm hứng bất tận cho văn
chương nghệ thuật.
(tồn tại từ hàng ngàn năm nay, gần gũi với đời sống,…)
+ Từ giá trị của văn học: (bằng sáng tạo ngôn từ) nuôi dưỡng/ bồi đắp tâm hồn con
người/ đem đến cho con người bài học “nghe”, “nhìn” và “thưởng thức”; mở ra một
lối đi, một tình huống thể nghiệm; tấm gương cho mỗi chúng ta tự soi chiếu chính
bản thân mình => Vị trí của văn chương sẽ không bao giờ bị thay thế.
- Giới thiệu vấn đề:
+ Tên tác giả
+ Tên tác phẩm
+ Các vấn đề khác (nếu đề bài yêu cầu: nhân vật, đề tài, chủ đề, cảm hứng, nhân vật
trữ tình, khách thể bất kì trong tác phẩm,…)
2. THÂN BÀI: TRIỂN KHAI: PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN, CẢM NHẬN,…
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG: (1 đoạn văn, khoảng 5-7 câu)
- Khái quát về tác giả: CON NGƯỜI – PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT (nếu đề bài
có cung cấp các thông tin cơ bản) => Khẳng định vị trí trong nền văn học.
- Khái quát về tác phẩm:
+ Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ (nếu đề bài có cung cấp)
+ Đánh giá về nhan đề.
+ Truyện:
✓ Đề tài (viết về vấn đề gì?)
✓ Tóm tắt tác phẩm (kể về ai, kể về chuyện gì? – Ngắn gọn 3-5 câu)

1
GV: Nguyễn Thị Linh Chi
✓ Nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật có đặc sắc không? (ngôi
kể, điểm nhìn, tình huống,…)
VD: Tác phẩm “Chữ người tử tù” là những trăn trở của Nguyễn Tuân về sức mạnh
của cái đẹp, cái thiện trong cuộc đời. Truyện kể về cuộc gặp gỡ éo le, ngắn ngủi mà
cảm động giữa một người tử tù có cái viết chữ đẹp – Huấn Cao với một người quản
ngục biết “biệt nhỡn liên tài” trong không gian ngục tù tối tăm. Viên quan coi ngục
hết lòng biệt đãi Huấn Cao trong những ngày tháng cuối đời. Cuối cùng, vì cảm tấm
lòng của quan ngục, Huấn Cao đã cho chữ cùng những lời khuyên chân thành. Bằng
cách tạo dựng tình huống truyện đặc sắc cùng cách kể chuyện tự nhiên, Nguyễn
Tuân đã để lại nhiều ấn tượng cho người đọc.
+ Thơ:
✓ Đề tài (viết về đối tượng nào?)
✓ Nhân vật trữ tình là ai?
✓ Thể thơ, giọng điệu? (thể thơ có ý nghĩa gì?)
VD: Chọn mùa thu làm đề tài, Đỗ Phủ đã mở ra trước mắt người đọc một khung
cảnh quen thuộc của thiên nhiên phương Bắc. Nhân vật trữ tình đứng trước cảnh
thu ấy nơi đất khách quê người, lặng lẽ quan sát và cảm nhận. Nỗi buồn hiu hắt của
cảnh vật như cũng thấm sâu vào hồn người, khiến cho giọng trầm buồn lan tỏa trong
từng câu chữ. Thi phẩm được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, tuân
theo những thể thức nghiêm ngặt của “khuôn vàng thước ngọc” đó, làm nên vẻ đẹp
cổ điển. Bài thơ đã khẳng định ngòi bút tài hoa và danh xưng “Thi thánh” của Đỗ
Phủ trong nên thi ca Trung Hoa.
2.2. PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN, CẢM NHẬN (2 – 3 đoạn văn)
(Chú ý:
- Có thể lập luận theo nhiều cách khác nhau nhưng hệ thống ý cần logic, mạch lạc,
tránh diễn xuôi bài thơ và kể lại câu chuyện => cần có thao tác bình luận, cảm nhận
về giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.
- Mỗi nhận định đưa ra cần có những minh chứng cụ thể (truyện: kể ra chi tiết; thơ:
nêu hình ảnh/ trích dẫn thơ).
- Mỗi đoạn văn triển khai một luận điểm tương đối trọn vẹn.

2
GV: Nguyễn Thị Linh Chi
GỢI Ý CÁCH TRIỂN KHAI:
TRUYỆN THƠ
Đoạn 2: Cốt truyện, tình huống C1: Đi theo từng khổ thơ (kết hợp nội
truyện, kết cấu dung và nghệ thuật: nên đi từ nghệ thuật
+ Cốt truyện đơn giản hay phức tạp trước)
(nhiều hay ít sự kiện). C2: Đi theo từng phạm vi nội dung trong
+ Tình huống truyện (là gì; diễn ra trong thơ (khách thể, nhân vật trữ tình) (tương
không – thời gian nào, có bất ngờ, li kì, tự C1)
thú vị,… không; có tác động gì đến các C3: Đi từ hình thức nghệ thuật – nội
nhân vật;…?) dung.
+ Cách mở đầu, kết thúc tác phẩm (có Đoạn 2: Cấu trúc
hấp dẫn, thu hút, gợi mở không? Hay Bài thơ có kết cấu mấy phần, trình tự
theo những mô hình truyền thống?) như thế nào? Các phần có mối quan hệ
Đoạn 3: Nhân vật (hoàn cảnh, ngoại với nhau như thế nào?
hình, tích cách, phẩm chất – lời thoại, Đoạn 3: Phối thanh: nhịp, vần, giọng
suy nghĩ, hành động, cách ứng xử trong điệu,…=> giàu nhạc tính không? Thể
các mối quan hệ với các nhân vật khác). hiện cảm xúc gì của nhân vật trữ tình.
Đoạn 4: Chủ đề, tư tưởng, giá trị,… Đoạn 4: Nội dung, cảm xúc được thể
mà tác giả muốn gửi gắm. hiện xuyên suốt bài thơ thông qua hệ
thống hình ảnh và từ ngữ.

3. KẾT BÀI: TỔNG KẾT (2-3 câu)


Đánh giá lại giá trị của tác phẩm và nhấn mạnh lại vị trí của tác giả.

You might also like