You are on page 1of 4

Cảm nhận về khía cạnh cụ thể của nhân vật

trong đoạn trích theo định hướng của đề


Đề 1: Phân tích/ Cảm nhận về vẻ đẹp thiên lương và vẻ đẹp tài năng của nhân vật
Huấn Cao trong đoạn trích
Đề 2: Cảm nhận về cảnh tượng xưa nay chưa từng có trong đoạn trích cảnh cho
chữ
Đề 3: Phân tích diễn biến tâm trạng chị em Liên trong cảnh chờ tàu
I. MỞ BÀI
1. Dẫn dắt: Tác giả, tác phẩm/Đề tài/ Nhận định
1. Giới thiệu khía cạnh cụ thể của nhân vật theo định hướng của đề
II. THÂN BÀI
1. Khái quát
1.1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm (Nếu mở bài gián tiếp chưa giới thiệu)
- Vị trí, phong cách của tác giả
- Hoàn cảnh sáng tác
1.2. Sơ lược khái quát về nhân vật ở những đoạn văn trước khoảng 7-10 dòng (nếu đề
phân tích khía cạnh cụ thể đặc điểm hình tượng nhân vật. Ví dụ: Phân tích/cảm nhận
diễn biến tâm trạng chị em Liên trong cảnh chờ tàu. VD: Phân tích/ Cảm nhận về
vẻ đẹp thiên lương và vẻ đẹp tài năng của nhân vật Huấn Cao trong đoạn trích
cảnh cho chữ)
1.3.Tóm tắt ngắn gọn nội dung tác phẩm ở những đoạn văn trước khoảng 7-10
dòng (nếu đề phân tích khía cạnh nội dung của tác phẩm; VD: Cảm nhận về cảnh
tượng xưa nay chưa từng có trong đoạn trích cảnh cho chữ).
1.4.Giới thiệu vị trí đoạn trích (ở phần đầu, giữa hay cuối tác phẩm ); nội dung
đoạn trích đề yêu cầu (nêu khái quát khoảng 2- 3 dòng). VD: Phân tích diễn biến tâm
trạng chị em Liên trong cảnh chờ tàu. Có thể viết: Đây là đoạn trích cuối tác phẩm
đã khắc họa thành công/ đầy ấn tượng/ đầy xúc động  cảnh đợi đoàn tàu khuya từ
Hà Nội đi ngang qua phố huyện của chị em Liên.
VD Đề 2: Cảm nhận về cảnh tượng xưa nay chưa từng có trong đoạn trích
cảnh cho chữ. Có thể viết: Đây là đoạn trích cuối tác phẩm đã khắc họa cảnh Huấn
Cao cho chữ trong đêm cuối cùng trước khi phải ra pháp trường.
2. Phân tích/cảm nhận đoạn trích khía cạnh cụ thể của nhân vật theo định hướng
của đề (Trọng tâm)
- Xác lập luận điểm (biểu hiện cụ thể của khía cạnh) dựa trên nhóm câu văn có
cùng nội dung. Mỗi luận điểm viết thành một đoạn văn
[Hướng dẫn cách xác lập luận điểm
+Khía cạnh đã được biểu hiện cụ thể như thế nào qua lai lịch, ngọai hình, lời nói, cử
chỉ, hành động, tâm trạng, mối quan hệ với các nhân vật khác...
+ Khía cạnh đó đã được biểu hiện trong những thời điểm, hoàn cảnh nào? (VD: Đề
3: Phân tích diễn biến tâm trạng chị em Liên trong cảnh chờ tàu
++Tâm trạng của chị em Liên trước khi tàu đến
++ Tâm trạng của chị em Liên khi tàu đến
++ Tâm trạng của chị em Liên khi tàu đi)
+ Khía cạnh đã được biểu hiện cụ thể như thế nào qua những đặc điểm tính cách,
mức độ, trạng thái ...nào? (VD: Đề 2: Cảm nhận về cảnh tượng xưa nay chưa từng
có trong đoạn trích cảnh cho chữ
++ Thời gian, không gian cho chữ xưa nay chưa từng có
++ Người cho chữ và người nhận chữ xưa nay chưa từng có)
VD: Phân tích diễn biến tâm trạng chị em Liên trong cảnh chờ tàu
++ Tâm trạng mong ngóng, chờ đợi của chị em Liên trước khi tàu đến
++ Tâm trạng háo hức, vui sướng của chị em Liên khi tàu đến
++ Tâm trạng buồn bã, luyến tiếc của chị em Liên khi tàu đi)
- Nghệ thuật thể hiện khía cạnh cụ thể của nhân vật (Kết hợp khi phân tích nội
dung)
3. Đánh giá, nhận xét
a. Vẻ đẹp độc đáo của nhân vật (nêu khái quát nhân vật có những đặc điểm gì
nổi bật về tính cách, phẩm chất ) . (Có thể so sánh ngắn gọn với những nhân vật khác
có điểm tương đồng ở tác phẩm khác của cùng một tác giả hoặc nhiều tác giả).
Ví dụ: Vẻ đẹp độc đáo của chị em Liên. Đó là những đứa trẻ có tâm hồn tinh tế,
nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn, luôn hướng về ánh sáng với khát vọng đẹp đẽ... Có thể so
sánh Cùng viết về đề tài trẻ em, trước Cách mạng tháng Tám đã có nhiều tác phẩm
xuất sắc như “Thời thơ ấu”  - Nguyên Hồng, “Trẻ con không đươc ăn thịt chó” của
Nam Cao…nhưng trong “Hai đứa trẻ”,Thạch Lam có một lối đi riêng bởi phong cách
độc đáo của mình.
Ví dụ: Huấn Cao là nhân vật lí tưởng đẹp nhất trong đời văn Nguyễn Tuân, hội tụ
những vẻ đẹp vẻ đẹp cao quý, tài năng, khí phách, thiên lương. (Có thể so sánh ngắn
gọn với những nhân vật khác có điểm tương đồng ở tác phẩm khác. Ví dụ Trong tác
phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, nhà thơ đã xây dựng nhân vật anh hùng Từ Hải
chói lọi “Đội trời đạp đất ở đời …Chọc trời khuấy nước mặc dầu/Dọc ngang nào hết
trên đầu có ai”. Nhưng đến khi bị Hồ Tôn Hiến đánh lừa thì “ Hùm thiêng mức sa cơ
cũng hèn”. Còn với Huấn Cao ở đây là một trang anh hùng với hoài bão tung hoành ở
đời; mộng lớn tuy không thành, khi rơi vào tình thể hùm thiêng sa cơ nhưng con người
ấy vẫn giữ được vẫn giữ nguyên một tư thế hiên ngang, một nét ngông của một con
người có bản lĩnh và khí phách.
b. Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn trích
c. Ý nghĩa của khía cạnh cụ thể của nhân vật theo định hướng của đề đã góp
phần thể hiện giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, giá trị thẩm mĩ, giá trị nhân văn...như
thế nào? Ví dụ: Việc khắc họa diễn biến tâm trạng chị em Liên trong cảnh chờ tàu
đã góp phần thể hiện giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ như thế nào?
III. KẾT BÀI
1. Đánh giá khái quát vấn đề đã nghị luận, nêu thành công của đoạn trích, của tác
phẩm, tác giả
2. - Nêu tình cảm, suy nghĩ mà nhân vật đã gợi ra
- Khẳng định sức sống của tác phẩm, vị trí tác giả
Ví dụ: Chỉ với một đoạn văn ngắn, nhưng bằng ngòi bút tài hoa bậc thầy của
mình, nhà văn Nam Cao đã khắc họa thật ấn tượng hình tượng Chí Phèo – nhân vật
trung tâm của tác phẩm. Đoạn văn đã thực sự góp phần vào sự thành công của tác phẩm
và góp phần khẳng định một tài năng, một tấm lòng, một phong cách nghệ thuật độc
đáo của nhà văn viết về người nông dân cùng khổ, bị tha hóa trong xã hội cũ. (Cảm
nghĩ của bản thân) Xã hội ngày nay đã khác xa với thời Chí Phèo nhưng bài học về
sức mạnh của tình yêu thương, về khát vọng tình yêu, khát vọng lương thiện... sẽ không
bao giờ cũ. (Khẳng định sức sống của tác phẩm, vị trí tác giả) Có lẽ vì thế mà tác
phẩm “Chí Phèo” cùng tên tuổi Nam Cao đã tạo được một dấu ấn đặc biệt trên văn đàn
của nền văn học dân tộc và trong tâm thức của bạn đọc bao thế hệ. (Hoặc) Chính điều
đó đã đưa "Chí Phèo" đứng vào hàng kiệt tác của truyện ngắn Việt Nam hiện đại,
khẳng định tên tuổi của Nam Cao trong nền văn học dân tộc.
(Hoặc trích dẫn một nhận định nào đó của nhà phê bình về vị trí tác giả, tác phẩm)

You might also like