You are on page 1of 4

CHI TIẾT NGHỆ THUẬT TRONG

TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG TỰ SỰ

I.Những vấn đề lí thuyết


1. Khái niệm chi tiết nghệ thuật.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng
chủ biên), chi tiết nghệ thuật là “các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm
xúc và tư tưởng”. Nhà văn Nguyễn Công Hoan, bằng kinh nghiệm nhiều năm trong
nghề viết đã cho rằng: “Chi tiết là từng hòn gạch xây nên bức tường. Nếu bản thân
câu chuyện không có nội dung, thì những chi tiết cũng có thể kết hợp để tạo cho
chuyện một nội dung” (Đời viết văn của tôi, NXB Văn học, H.1971). Một tác phẩm tự
sự có thể bao gồm một đến một chuỗi các sự việc và mỗi sự việc như thế lại được xây
dựng bởi nhiều chi tiết. “Chi tiết có thể là một lời nói, một cử chỉ, một hành động của
nhân vật, hoặc một sự vật, một hình ảnh thiên nhiên, một nét chân dung… Những chi
tiết đặc sắc tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu”. (SGK Ngữ Văn 10, tập 1,
NXB Giáo dục 2012).
2. Phân loại chi tiết nghệ thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (tlđd), nếu căn cứ vào vị trí, vai trò của chi tiết nghệ
thuật trong tác phẩm, có thể phân loại chi tiết thành hai nhóm:
– Nhóm chi tiết thuộc về nghệ thuật (những chi tiết chỉ đóng vai trò vật liệu xây dựng
làm tiền đề cho cốt truyện phát triển thuận lợi và hợp lí)
– Nhóm chi tiết có tính nghệ thuật (những chi tiết tập trung thể hiện cho cấu tứ của tác
giả, có giá trị thẩm mĩ đa dạng, thường được tô đậm, nhấn mạnh trong tác phẩm).
Trong đó, nhóm chi tiết thứ hai thường được quan tâm bởi giá trị nghệ thuật độc đáo.
Ngoài ra, nếu căn cứ vào mối liên hệ giữa chi tiết với các yếu tố khác của tác phẩm, có
thể tạm chia chi tiết nghệ thuật thành các nhóm:
– Nhóm chi tiết thuộc về hoàn cảnh
– Nhóm chi tiết thuộc về nhân vật
– Nhóm chi tiết thuộc về cốt truyện
3. Đặc điểm, vai trò của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự
Gắn với đặc điểm sự kiện và nhân vật, hệ thống chi tiết nghệ thuật của tác phẩm tự sự
cũng phong phú, đa dạng hơn hai loại kịch và trữ tình. Chi tiết nghệ thuật trong tác
phẩm tự sự thường mang tính trần thuật, thể hiện rõ chất văn xuôi của đời sống. Có ý
kiến cho rằng đó là các yếu tố phi sự kiện nhưng có giá trị thông tin và chuẩn bị cho sự
kiện. Đó có thể là các chi tiết về chân dung, ngoại hình, tâm lí, sinh lí, phong cảnh,
phong tục… Ngay từ định nghĩa, có thể thấy những đặc trưng của chi tiết nghệ thuật:
dung lượng nhỏ nhưng sức chứa lớn. Chi tiết nghệ thuật có khả năng nói nhiều hơn
bản thân nó.
- Chi tiết nghệ thuật trước hết mang giá trị tạo hình và phản ánh. Nó là chất liệu xây
dựng hình tượng nghệ thuật. Theo đó, “hình tượng nghệ thuật cụ thể, gợi cảm và sống
động là nhờ các chi tiết về phong cảnh, môi trường, chân dung, nội thất, về cử chỉ,
phản ứng nội tâm, hành vi lời nói” (Từ điển thuật ngữ văn học, tlđd). Còn theo
Nguyễn Công Hoan: “xây dựng truyện, mà không có chi tiết thì không có chuyện sinh
động, gây cảm xúc” (Tlđd). Chi tiết nghệ thuật vừa làm cho sự vật, hiện tượng hiện lên
rõ nét, vừa soi tỏ ý nghĩa của chúng, tạo chiều sâu tính đa nghĩa cho tác phẩm. Sức nén
mạnh mẽ tạo khả năng bùng nổ cho chi tiết, gây bất ngờ cho bạn đọc bởi những phát
hiện, vỡ lẽ.
- Cao hơn, chi tiết nghệ thuật có khả năng “thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ
nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác
phẩm” (Từ điển thuật ngữ văn học – tlđd). Theo TS. Chu Văn Sơn, những chi tiết giàu
tính tượng trưng, đa nghĩa còn có thể nâng lên thành biểu tượng hay ẩn tượng trong tác
phẩm. Chi tiết nghệ thuật gắn bó, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quan niệm nghệ thuật
của nhà văn, nên đồng thời người đọc có thể đi từ chi tiết nghệ thuật để tìm hiểu quan
niệm của nhà văn về thế giới, con người… “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn” (M.
Gor-ki), từ chi tiết nghệ thuật có thể đánh giá tài năng, bản lĩnh của người cầm bút mà
cụ thể chính là khả năng phát hiện, lựa chọn, sử dụng chi tiết nghệ thuật trong tác
phẩm. Mỗi chi tiết nghệ thuật là một sáng tạo riêng của nhà văn nhưng đồng thời cũng
kết tinh từ những gì thu lượm được trong đời sống sâu và rộng của người viết. Như
giọt nước kết tinh cái mặn mòi của biển, chi tiết đồng thời cho thấy vốn sống của
người cầm bút: liệu anh đã thực sự sống hết mình, sống sâu sắc “mở hồn ra đón lấy
những vang động của đời”?
II.Cách cảm nhận chi tiết trong tác phẩm tự sự.
1.Các bước cảm nhận chi tiết:
Bước 1: Trước hết phải đọc kĩ văn bản để nắm cốt truyện, ý đồ sáng tạo của nhà văn
cùng với tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
Bước 2: Tìm những chi tiết đắt giá có vai trò: thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện;
thể hiện số phận, phẩm chất, số phận của nhân vật; thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác
phẩm… Nếu trong giảng văn người giáo viên không biết hướng dẫn học sinh lựa chọn
khai thác chi tiết tiêu biểu, quan trọng chắc chắn bài giảng sẽ không có độ sâu. Bài viết
văn của học sinh cũng vậy sẽ không thực sự thuyết phục và để lại ấn tượng cho người
đọc nếu như không chọn, bình những chi tiết đặc sắc.
Bước 3: Phân tích cảm thụ, bình giá chi tiết về nội dung tư tưởng và nghệ thuật.
2- Cách làm bài văn cảm nhận chi tiết.
2.1. Dạng câu hỏi nhận diện đặc điểm và nêu ngắn gọn ý nghĩa của chi tiết nghệ
thuật.
– Cách làm:
+ Bước1: nêu đặc điểm chi tiết.
+ Bước 2: tìm ý nghĩa của chi tiết.
2.2.Dạng đề viết một bài văn nghị luận phân tích, cảm nhận một chi tiết nghệ thuật
trong tác tự sự.
Các bước:
a- Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
– Giới thiệu chi tiết đặc sắc cần phân tích.
b- Thân bài
– Hoàn cảnh dẫn đến sự xuất hiện của chi tiết và vị trí của chi tiết trong tác phẩm.
– Đặc điểm và tần số xuất hiện của chi tiết.
– Ý nghĩa của chi tiết:
+Thể hiện số phận, tích cách, phẩm chất nhân vật.
+ Giá trị tư tưởng: giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm, tư tưởng yêu nước…
+ Nghệ thuật: ngôn ngữ giọng điệu khi kể về chi tiết. Chi tiết thúc đẩy cốt truyện, thể
hiện tính cách nhân vật, làm nên tiếng nói nghệ thuật độc đáo của nhà văn ra sao?
c- Kết bài
– Khẳng định vai trò của chi tiết: chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn.
– Khẳng định sức sống của chi tiết.
2.3. Dạng đề cảm nhận hai chi tiết trong thế đối sánh.
*/ Cách làm thứ nhất
Hướng dẫn học sinh tiến hành so sánh theo lối cuốn chiếu, lần lượt trình bày xong chi
tiết thứ nhất, chuyển sang trình bày chi tiết thứ hai, sau đó rút ra sự giống và khác
nhau, lý giải nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt đó. Cách làm này dễ thực
hiện nhưng khó hay, dễ bị trùng lặp ý.
1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và hai chi tiết cần so sánh.
2.Thân bài
– Bước 1: Phân tích chi tiết thứ nhất (sự xuất hiện, ý nghĩa)
– Bước 2: Phân tích chi tiết thứ hai (sự xuất hiện, ý nghĩa)
– Bước 3: So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai chi tiết trên cả hai bình diện
nội dung và hình thức nghệ thuật.
– Bước 4: Lý giải sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết về bối cảnh văn hóa xã hội, phong
cách nhà văn; đặc trưng của quá trình sáng tạo, đặc trưng thi pháp của thời kì văn
học…
3.Kết bài
– Đánh giá khái quát về đặc sắc riêng của hai chi tiết và sự sáng tạo của nhà văn.
*/ Cách làm thứ hai
Học sinh tiến hành so sánh hai chi tiết trên hai phương diện cơ bản: giống và
khác nhau. Trên mỗi phương diện này, người viết tìm ra các tiêu chí để so sánh. Cách
làm này khó hơn nhưng hay hơn, đòi hỏi học sinh không chỉ nắm chắc được chi tiết,
cảm thụ được sâu sắc ý nghĩa của chúng, mà còn phải có sự tinh tế, sắc sảo để xác định
được các tiêu chí so sánh phù hợp với từng đối tượng so sánh.
1.Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và hai chi tiết cần so sánh.
2.Thân bài
– Bước 1: Phân tích sự giống nhau của hai chi tiết
– Bước 2: Chỉ ra sự khác nhau của hai chi tiết
– Bước 3: Lý giải sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết về bối cảnh văn hóa xã hội, phong
cách nhà văn; đặc trưng của quá trình sáng tạo, đặc trưng thi pháp của thời kì văn
học…
3.Kết bài
– Đánh giá khái quát về đặc sắc riêng của hai chi tiết và sự sáng tạo của nhà văn.
Tên tác phẩm Chi tiết Giá trị ND Giá trị NT
Làng
Lặng lẽ Sa Pa
Chiếc lược ngà
Những ngôi sao xa xôi
Bến quê
Lão Hạc
Chiếc lá cuối cùng

You might also like