You are on page 1of 5

CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC VỀ NHÂN VẬT

I. MỞ BÀI
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
Dẫn  Nêu  Nhập ( dẫn dắt, Nêu vấn đề nghị luận, nhập phạm vi ngữ
liệu)
II. THÂN BÀI
1. Khái quát chung
- Tác giả:
+ Vị trí ( tầm quan trọng) cuả tác giả trong lịch sử văn học dân tộc
+ Đặc điểm sáng tác của tác giả ( những đặc điểm cơ bản về nội dung
tư tưởng và nghệ thuật)
- Tác phẩm:
+ Vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của tác giả ( Tác phẩm
đó là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn, là nơi hội
tụ tư tưởng và tài năng của tác giả, là vết son trong sự nghiệp sáng
tác của tác giả,…)
+ Nội dung bao trùm, đặc sắc nghệ thuật nổi bật trong tác phẩm
- Nhân vật cần nghị luận
+ Vai trò của nhân vật trong tác phẩm (là nhân vật chính/ nhân vật
trung tâm, là hình ảnh mà nhà văn lựa chọn để truyền tải 1 thông điệp
có ý nghĩa, giàu tính nhân văn,…)

**Lưu ý: Phần khái quát viết khoảng ½ trang giấy thi, hoặc tối đa 2/3 trang giấy
thi

2. Phân tích/ cảm nhận về nhân vật


- Luận điểm 1: Lai lịch, xuất xứ , hoàn cảnh sống của nhân vật
- Luận điểm 2: Vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn / đặc điểm tâm lí của nhân vật
- ( Theo yêu cầu của đề)

** Lưu ý: Ở luận điểm 2 có nhiều khía cạnh khác nhau. Phải chia thành nhiều
luận cứ. Mỗi luận cứ phải tương ứng với một khía cạnh của luận điểm

VD: Luận điểm : Vẻ đẹp tâm hồn của anh thanh niên

Luận cứ 1: Tình yêu và trách nhiệm với công việc

Tà i liệu ô n thi và o 10 – cô Nô en ( Chuyên Lê Khiết) Page 1


Luận cứ 2:Tinh thần lạc quan, yêu đời
Luận cứ 3: Tính khiêm tốn và chân thật

VD : Luận điểm : Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương

Luận cứ 1: Ngoại hình

Luận cứ 2: Một người con hiếu thảo

Luận cứ 3:Một người vợ chung thủy

Luận cứ 4: Một người mẹ yêu thương con hết mực

- Tiểu kết về nhân vật ( nhân vật đó là người như thế nào?/ Tâm lí nhân vật
đó ra sao? ) (bám sát yêu cầu đề)

(- Cần bám sát văn bản để khai thác các dẫn chứng cụ thể: chi tiết, sự kiện,
tình huống, ngoại hình, lời nói, hành động, cử chỉ, mối quan hệ với các nhân
vật khác,…

- Phải nhận xét, cảm nhận chứ không kể lể

(Mô hình của một đoạn văn khai thác 1 luận cứ: Dẫn dắt giới thiệu luận cứ 
Dẫn chứng  phân tích  đánh giá, nhận xét, bình luận)

3. Nâng cao về nhân vật

- Đánh giá khái quát tổng thể về nhân vật

- Nhân vật đó đại diện cho ai/ cho tầng lớp nào?

- Tư tưởng nghệ thuật mà nhà văn thể hiện là gì? (thông điệp gì?)  Khẳng định
tầm cỡ tư tưởng lớn lao , sâu sắc của tác giả.

- Nhân vật được xây dựng bằng hình thức nghệ thuật độc đáo như thế nào?  Qua
đó nhấn mạnh đặc điểm phong cách, tài năng nghệ thuật của tác giả.

- Liên hệ thực tế: Nhân vật đó khơi gợi cho bản thân em điều gì?

Tà i liệu ô n thi và o 10 – cô Nô en ( Chuyên Lê Khiết) Page 2


III. KẾT BÀI:

- Kết thúc vấn đề nghị luận


- Ngắn gọn, mang tính khái quát

CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH/ CẢM NHẬN ĐOẠN
TRÍCH TỰ SỰ

I. MỞ BÀI

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

Dẫn  Nêu  Nhập ( dẫn dắt, Nêu vấn đề nghị luận, nhập phạm vi ngữ liệu)

( Lưu ý: không chép đoạn trích. Chỉ viết :…. qua đoạn trích trên)

III. THÂN BÀI


1. Khái quát chung
- Tác giả:
+ Vị trí ( tầm quan trọng) cuả tác giả trong lịch sử văn học dân tộc
+ Đặc điểm sáng tác của tác giả ( những đặc điểm cơ bản về nội dung
tư tưởng và nghệ thuật)
- Tác phẩm:
+ Vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của tác giả ( Tác phẩm
đó là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn, là nơi hội
tụ tư tưởng và tài năng của tác giả, là vết son trong sự nghiệp sáng tác
của tác giả,…)
+ Nội dung bao trùm, đặc sắc nghệ thuật nổi bật trong tác phẩm
- Đoạn trích
+ Vị trí của đoạn trích và vai trò của đoạn trích trong việc bộc lộ tài
năng và tư tưởng của tác giả.
+ Khái quát nội dung, nghệ thuật của đoạn trích
+ Ở cuối phần giới thiệu về đoạn trích thì nhấn mạnh vào vấn đề cần
nghị luận
2. Phân tích/ cảm nhận làm rõ vấn đề cần nghị luận theo yêu cầu của
đề
Tà i liệu ô n thi và o 10 – cô Nô en ( Chuyên Lê Khiết) Page 3
- Bước 1: Căn cứ vào nội dung đoạn trích và vấn đề nghị luận để tách
bóc thành luận điểm. Mỗi luận điểm sẽ tương ứng với 1 khía cạnh của
vấn đề
VD: Bài tập 1 có thể chia thành các luận điểm sau:
- Luận điểm 1: Tình yêu và trách nhiệm với công việc
- Luận điểm 2: Lối sống gần gũi, chân thành, tình cảm với mọi người
- Luận điểm 3: sự khiêm tốn
- Luận điểm 4: Lí tưởng cao cả
VD Bài tập 2: có thể chia thành các luận điểm sau:
- Luận điểm 1: Những năm tháng ở chiến trường, ông Sáu luôn đau đáu nỗi
lòng nhớ con
- Luận điểm 2: Tâm trạng háo hức, chờ đợi, vui sướng, xúc động khi gặp lại
con
- Luận điểm 3: Đau đớn khi con không nhận ra anh.

-Bước 2: Lựa chọn dẫn chứng để phân tích, làm rõ từng luận điểm

( **Lưu ý: Lo gich của thao tác phân tích từng luận điểm:

Dẫn dắt để đưa luận điểm  dẫn chứng  phân tích  Lời nhận xét, bình luận

** Trong quá trình phân tích có thể liên hệ mở rộng với các đoạn trích khác
trong tác phẩm hoặc các tác phẩm của tác giả khác  làm sáng tỏ vấn đề đang
phân tích

VD: Anh thanh niên  liên hệ Phương Định  thế hệ trẻ mỗi thời có một cách
cống hiến khác nhau nhưng đều mang vẻ đẹp của thế hệ thanh niên của đất
nước: cống hiến, nhiệt huyết,..)

- Lần lượt làm như trên cho đến khi hết các luận điểm

** Lưu ý: - Khi kết thúc toàn bộ bước 2, cần có

Tiểu kết: Đánh giá, nhận xét chung cho phần thân bài
2.3. Nâng cao vấn đề
- Bước 1: Đánh giá chung đặc điểm về vấn đề nghị luận
Ví dụ:
+ Anh thanh có có những vẻ đẹp nào?
Tà i liệu ô n thi và o 10 – cô Nô en ( Chuyên Lê Khiết) Page 4
+ Tâm lí của nhân vật ông Sáu diễn biến ra sao?
- Bước 2:Nhận xét về ý nghĩa / giá trị của vấn đề vừa được bàn luận

Ví dụ:

+ Vẻ đẹp của anh thanh niên tượng trưng cho vẻ đẹp của tầng lớp nào? Có ý
nghĩa gửi gắm tư tưởng gì đến người đọc

+ Tâm trạng của ông Sáu diễn biến có tự nhiên/ có lô gich không? Tâm trạng
đó biểu hiện phẩm chất gì ở ông Sáu. Tư tưởng nhà văn muốn chuyển tải
qua tâm trạng ông Sáu là gì?

- Bước 3: Khái quát nghệ thuật và nội dung vừa được thể hiện qua đối
tượng
- VD:
+ Vẻ đẹp của anh thanh niên được thể hiện qua hình thức nghệ thuật độc đáo
như thế nào

Bước 4: Biểu cảm của bản thân về tác giả


IV. KẾT BÀI

Tà i liệu ô n thi và o 10 – cô Nô en ( Chuyên Lê Khiết) Page 5

You might also like