You are on page 1of 2

Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện

1. Mở bài
- Nêu được tên truyện, tên tác giả, giới thiệu vấn đề cần bàn luận
2. Thân bài
- Khái quát ngắn gọn về tác giả, hoàn cảnh sáng tác
- Tóm tắt nội dung chính của truyện
- Khái quát chủ đề, đánh giá giá trị của truyện dựa trên cứ liệu dẫn ra từ tác
phẩm
- Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm:
+ Phân tích tình huống truyện
+ Phân tích nghệ thuật trần thuật: ngôi kể, lời kể, giọng điệu, tình huống
truyện (miêu tả yếu tố đó, chỉ ra chức năng, vai trò và đánh giá hiệu quả
của nó)
+Phân tích nhân vật và mối quan hệ giữa nhân vật với chủ đề: ngoại hình,
lời nói, hành động, nội tâm (lựa chọn các khía cạnh nổi bật của nhân vật
để phân tích, mỗi ý phải liên kết chặt chẽ với nhau)
 Mỗi phân tích đánh giá đều cần có những chi tiết tiêu biểu được dẫn
ra từ tác phẩm
3. Kết bài
- Khái quát nội dung chính đã trình bày ở thân bài, khẳng định giá trị của
tác phẩm, đưa ra một số ý tưởng mở rộng. Cần thể hiện được ý kiến đánh
giá riêng của người viết về tác phẩm truyện

Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ
1. Mở bài
Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, vấn đề chính sẽ tập trung
phân tích trong bài viết
2. Thân bài
- Khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, đánh giá chung
- Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình:
+ Nhan đề
+ cảm hứng chủ đạo, giọng điệu cảu nhân vật trữ tình (nhịp nhanh hay
chậm, giọng điệu của nhân vật trữ tình sôi nổi hay rụt rè, náo nức hay
ngập ngừng)
- Phân tích, đánh giá sự phát triển của hình tượng chính:
+ Phân tích các biểu tượng tượng trưng trong tác phẩm, tìm ra điểm
chung của các biểu tượng đó
+ Các ngôn từ, hình ảnh được sử dụng có gì đặc biệt: từ ngữ, cách gieo
vần, cách ngắt nhịp, biện pháp tu từ, quy luật phân bố các khổ thơ,.. (vận
dụng các thao tác so sánh và liên tưởng 1 cách thích hợp, ví dụ: so sánh
từ ngữ mà nhà thơ lựa chọn với những từ đồng nghĩa, gần nghĩa, từ đó lí
giải vì sao lựa chọn của nhà thơ được xem là tối ưu nhất).
- Phân trích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác
khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại của chính nhà thơ đó hoặc của những
tác giả khác
3. Kết bài
Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ, ý nghĩa của
bài thơ đối với người viết bài nghị luận

You might also like