You are on page 1of 3

CÁCH NGHỊ LUẬN VỀ MỘT NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN

Câu lệnh: Phân tích/Cảm nhận/Cảm nghĩ


I. Mở bài
1. Mở bài trực tiếp
a. Bước 1: Nêu đặc điểm của tác giả
- Tên, quê quán
- Vị trí của tác giả trong văn học dân tộc, thế giới
- Đề tài tác giả thường viết
- Văn phong của tác giả
b. Bước 2: Nêu đặc điểm của tác phẩm
- Tên tác phẩm, năm sáng tác, in trong tập
- Hoàn cảnh sáng tác
c. Bước 3: Dẫn vào nội dung khái quát của đề
2. Mở bài gián tiếp
a. Bước 1: Nêu đề tài, chủ đề liên quan đến nội dung của đề
- Trích dẫn ca dao, thơ, nhận định, phê bình văn học có liên quan nội dung của đề.
- Nêu sơ lược ý chính phần vừa trích dẫn.
b. Bước 2: Dẫn vào nội dung khái quát của đề (có nhắc đến đặc điểm tác giả,
tác phẩm)
II. Thân bài
*Đối với đề nghị luận về hình tượng nhân vật, vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật,
nhân vật
1. Sơ lược về nhân vật
- Tên, quê quán
- Hoàn cảnh sống và làm việc
2. Ngoại hình của nhân vật
Biểu hiện => nói lên điều gì?
3. Tính cách, phẩm chất
- Tính cách, phẩm chất 1
- Tính cách, phẩm chất 2
- Tính cách, phẩm chất n
Lưu ý: Trong quá trình nghị luận có thể liên hệ, đối sánh, quy chiếu với các nhân
vật của tác phẩm khác nhưng với mục đích làm rõ đặc điểm của nhân vật chúng ta
đang nghị luận.
*Đối với đề nghị luận về diễn biến tâm lí nhân vật
1. Sơ lược về nhân vật
- Tên, quê quán
- Hoàn cảnh sống và làm việc
2. Ngoại hình của nhân vật
Biểu hiện => nói lên điều gì?
3. Nghị luận về tính cách, phẩm chất nhân vật theo diễn biến tâm lý
a. Ban đầu nhân vật có tính cách, phẩm chất như thế nào? (Dựa vào lời nói, cử
chỉ, điệu bộ, ý nghĩ, hành động của nhân vật để nhận xét tính cách, phẩm chất)
b. Sau đó, tính cách, phẩm chất của nhân vật thay đổi ra sao? (Dựa vào lời nói,
cử chỉ, điệu bộ, ý nghĩ, hành động của nhân vật để nhận xét tính cách, phẩm chất)
c. Ý nghĩa sự thay đổi đó?
III. Kết bài
1. Đánh giá về nội dung
- Cách 1: Nhắc lại đặc điểm tính cách, phẩm chất của nhân vật đã nêu ở thân bài.
- Cách 2: Dùng cách diễn đạt tương đương để tổng hợp lại đặc điểm, tính cách của
nhân vật đã nêu ở thân bài.
- Khái quát đặc điểm tính cách, phẩm chất của nhân vật: ý nghĩa điển hình, nhân
vật thể hiện tư tưởng gì của nhà văn,…
2. Đánh giá về nghệ thuật
Để xây dựng nhân vật đó, nhà văn đã sử dụng những yếu tố nghệ thụật nào?
-Đặt nhân vật trong một tình huống truyện (đầy kịch tính, bất ngờ, éo le,…). Thông
qua tình huống ấy thì tính cách của nhân vật được khắc họa, bộc lộ.
- Nghệ thuật miêu tả và phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.
- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (câu văn ngắn, dài,… với mục đích gì?, lời nhân
vật có phù hợp với tâm lí, tính cách của nhân vật hay không?)
- Nghệ thuật trần thuật.
-…

You might also like