You are on page 1of 10

The Ones Who Walk Away From Omelas (Ursula Le Guin)

Những người đã rời khỏi Omelas

Tiếng kêu leng keng của những chiếc chuông giống như tiếng những
chú chim nhạn đồng loạt cất cánh, Lễ Hội Mùa Hè đã tới với thành
phố Omelas, tới với những tòa nhà ngự bên bờ biển khiến chúng sáng
bừng. Những trang thiết bị của các con thuyền tại cảng ánh lên trong
nắng với các lá cờ. Trên những con đường đan xen với các căn nhà
cùng mái đỏ, tường sơn, giữa các khu vườn rêu phong và dưới những
con đường đầy cây xanh, lướt qua công viên và tòa nhà công cộng..
cuộc diễu hành đang diễn ra. Một số người tỏ vẻ nghiêm trang: người
già trong bộ
áo choàng ngay ngắn màu bông cà và xám, người thợ già uy nghi, an
tĩnh, phụ nữ vui vẻ ẵm con họ, tán gẫu với nhau khi cùng diễu bộ.
Trên các cung đường khác âm nhạc dồn dập hơn, hòa với âm thanh
cao vút của cồng chiêng và lục lạc, mọi người cùng nhau khiêu vũ..
cuộc diễu hành chính là một vũ hội. Lũ trẻ con nhảy qua nhảy lại,
tiếng hú hét của chúng như bay lên chín tầng mây, âm nhạc và ca hát
không ngừng nghỉ. Tất cả các cuộc diễu hành đều làm ảnh hưởng tới
phía bắc thành phố, địa phận cánh đồng cỏ phì nhiêu vắng lặng trong
không gian ngập nắng gọi là Cánh đồng Xanh, nơi các chàng trai cô
gái đang luyện tập chế ngự những con ngựa bất kham cho cuộc đua
với bùn ngập tới mắt cá chân cùng những cử động của cánh tay dài
đầy uyển chuyển. Những con ngựa không được trang bị bất cứ thứ gì
ngoài một sợi dây ngắn. Chiếc bờm của chúng được tết thêm những
lá cờ hiệu màu bạc, vàng và xanh lá cây. Họ phấn khích cực độ, tự
hào vì thành quả của mình và đi khoe với hết người này tới người
khác; ngựa chính là loài
động vật duy nhất tham gia toàn bộ lễ các kỷ niệm. Xa xa về phía Bắc
và Tây là những dãy núi bao quanh một nửa Omelas ngay trên vịnh.
Không khí buổi sáng thật trong lành, tuyết không ngừng rơi trên đỉnh
núi "Eighteen Peaks" như làm bùng lên ngọn lửa màu trắng trong
không khí ngập nắng, ngay dưới sắc màu xám xịt của bầu trời. Lúc
này gió thổi khiến các biểu ngữ bay phấp phới trên trường đua ngựa.
Trong sự tĩnh lặng của đồng cỏ xanh rộng lớn người ta có thể nghe
thấy những khúc ca đang len lỏi vào các con đường của thành phố,
tựa như đang ở rất gần nhưng cũng rất xa, sự hân hoan mờ nhạt tích
tụ dần qua thời gian như vỡ òa trong tiếng leng keng của chiếc
chuông vang lên.
Sự hân hoan! Người ta nói về sự hân hoan như thế nào? Những công
dân của
Omelas nên được diễn tả ra sao đây? Bạn thấy đó, họ không phải là
những con người đơn giản, dẫu rằng họ đã từng hạnh phúc. Nhưng
người ta không còn nói ra những lời lẽ vui vẻ nhiều nữa. Những nụ
cười đã lui vào dĩ vãng. Nói thế này hẳn

sẽ gây ra nhiều lời đồn đoán. Rồi những lời đồn đoán sẽ là về một ông
vua, ngự trên một con chiến mã uy nghi được bảo vệ bởi những kỵ sĩ
cường tráng, hoặc ngự trên một chiếc kiệu vàng được khiêng bởi hàng
tá những người nô lệ cao to. Nhưng nơi đây không hề có vua. Họ
không sử dụng gươm hay chứa nô lệ trong nhà. Họ không phải
những kẻ bạo tàn khát máu. Không rõ quy định và luật lệ của cái xã
hội này ra sao, song tôi ngờ rằng chúng có thì cũng chẳng đáng để kể
đến. Họ không theo chế độ quân chủ và nô lệ, nên họ cũng không cần
đến thị trường chứng khoán, quảng cáo, cảnh sát đặc vụ và bom đạn.
Một lần nữa tôi muốn nhắc bạn nhớ những con người này không đơn
giản, họ không phải những người chăn cừu hiền lành, những kẻ quý
tộc hung dữ hay những nhà duy tâm học khô khan. Họ cũng có
không ít rắc rối hơn chúng ta là bao. Vấn đề là chúng ta vẫn luôn duy
trì một thói xấu khi coi hạnh phúc là thứ nhảm nhí ba xu, song nó lại
được ủng hộ nhiệt liệt bởi những nhà hiền triết và những kẻ rảnh đời.
Chỉ nỗi đau mới mang tầm trí tuệ, chỉ cái ác mới được tung hô. Và âm
mưu của giới nghệ sĩ như thế này đây: chối từ để thừa nhận những
điều sáo rỗng của cái ác và sự chán chường đến từ nỗi đau. Không
thắng thì theo. Nếu tổn thương thì hãy lặp lại lần nữa. Thế nhưng
tung hô nỗi tuyệt vọng há chẳng bằng chối từ niềm hân hoan, giang
tay chở che bạo lực rồi lại tay trắng hay sao. Ta đã chẳng mấy chốc mà
tuột tay; rồi sẽ chẳng còn có thể miêu tả một con người hạnh phúc
cũng như biến hóa ra sự vui vẻ. Tôi nên kể với bạn như thế nào về con
người ở Omelas? Tuổi thơ của họ không ngây ngô, không hạnh phúc
– song, thế hệ sau của họ thì khác. Chúng chín chắn, thông minh, đầy
lòng nhiệt huyết, và vui vẻ dù cuộc sống không dư giả gì. Thật quá
đỗi nhiệm màu! Ước chi tôi có thể miêu tả sống động hơn chút nữa.
Ước sao tôi có thể thuyết phục mọi người tin tưởng hơn.
Đối với tôi Omelas nghe giống như một thành phố trong câu chuyện
cổ tích từ ngày xửa ngày xưa rất lâu về trước. Có lẽ tốt nhất là các bạn
hãy hình dung nó như một cuộc đấu thầu, rồi khi thời điểm tới nó sẽ
tăng giá, tôi chắc chắn không phải ai cũng sẽ chấp nhận điều này. Ví
như tôi có thể nói về công nghệ, tôi cho là không có xe cộ qua lại trên
đường hay máy bay lượn lờ trên bầu trời, sự thật này càng chứng tỏ
cư dân xứ Omelas là những con người hạnh phúc. Nền tảng của sự
hạnh phúc chính là nhận thức được điều gì là cần thiết, cũng như
không nhất thiết phải quan tâm tới những điều tiêu cực, vậy những
điều tiêu cực là sao? Khi nhìn vào trọng tâm vấn đề, người ta có thể
không đả động tới những điều tốt đẹp như sự thoải mái, tính hào
nhoáng.. Người ta ở bất cứ đâu có thể có máy sưởi, tàu điện ngầm,
máy giặt, và tất cả những phát minh đáng kinh ngạc khác.. Và chúng
đều không xuất hiện ở nơi đây, từ ngọn hải đăng, năng lượng nhiên
liệu tới cách trị bệnh cảm cúm thông thường. Hẳn bạn cũng đã nhận
ra họ chẳng có bất cứ điều gì kể trên, và nó chả phải chuyện gì to tát.
Tôi có ý tin là những con người trong thị trấn hay ven bờ biển ở
Omelas trong suốt những tháng ngày trước Cuộc diễu hành, họ rong
ruổi trên một chuyến tàu nhỏ gọn hoặc xe điện hai tầng, và ga tàu ở
Omelas là nơi đẹp nhất được xây dựng trong thành phố, đó chính là
nơi duy nhất chỉ kém nguy nga hơn Chợ Nông sản trung tâm. Nhưng
thậm chí cứ cho là có tàu hỏa đi chăng nữa, tôi ngờ rằng Omelas còn
xa lắm với các bạn, những người cứ

thích lên mặt dạy đời một cách lố lăng. Cười nhạo, hò hét, phô
trương, vênh váo.. Nếu vậy thì thêm một chút sự nồng nhiệt xem.
Nếu sự nồng nhiệt không giúp ích
được gì thì đừng do dự nữa. Tuy nhiên không ai trong chúng ta như
vậy, những điện thờ miếu mạo mọc lên là hệ quả của các linh mục, nữ
tu với vỏ bọc đẹp đẽ nhưng trần trụi dù chỉ còn vớt vát chút hứng thú
vẫn sẵn sàng "lên giường" với bất cứ ai, người yêu hay người lạ khao
khát tiến tới hôn nhân với dòng máu bao la của thượng đế, cho dù
cho đây chỉ là suy nghĩ thoáng qua trong đầu tôi. Nhưng nó thực sự
sẽ tốt hơn nếu đừng có điện thờ ở Omelas – đặc biệt là những điện
thờ con người. Nơi đây có tôn giáo nhưng không có tăng lữ. Ắt hẳn
vẻ đẹp phô trương ra đã bị lầm đường lạc lối, họ tự tôn thờ bản thân
giống như thần thánh hóa thổi bùng lên sự mong muốn do nghèo
túng và sự sung sướng vô ngần do đủ ăn đủ mặc. Hãy để họ tham gia
các cuộc diễu hành.. hãy để những chiếc lục lạc va vào nhau leng
keng, và ước mong danh tiếng huy hoàng được thông cáo linh đình,
và (không phải điều gì to tát lắm) hãy để những đứa con của họ tham
gia những nghi lễ đầy hân hoan này được yêu mến và chăm sóc bởi
tất cả mọi người.
Một điều tôi biết là không ai ở Omelas đáng bị lên án. Nhưng hẳn là
có gì đó chứ? Tôi chợt nhận ra là nơi đây không có một loại thuốc nào
ra hồn, và dĩ nhiên điều này cũng là chuyện thường tình. Với những
ai cần tới thuốc khi cứ bị nỗi đau dày vò sẽ được xoa dịu bằng loại
thuốc mang tên drooz, thứ thuốc này nổi danh trong toàn thành phố,
cảm giác đầu tiên drooz đem lại chính là sự thanh thản và lâng lâng
cho tâm hồn lẫn thể xác, vài giờ sau người ta sẽ chìm vào cơn mơ
mộng mị cùng khung cảnh thần tiên đầy bí ẩn với những điều hàm
chứa sâu xa trong Vũ trụ, nó cũng mang tới sự hứng thú "mây mưa"
ngoại trừ niềm tin chân thành, và thứ thuốc này không gây nghiện.
Giải thích nhanh thì nó giống như bia vậy. Còn gì nữa nhỉ, còn gì phụ
thuộc vào niềm hân hoan trong thành phố? Những chiến thắng đầy
vinh quanh, đương nhiên là cả những buổi lễ vinh danh lòng dũng
cảm. Nhưng không có tăng lữ thì cần đến quân đội làm gì chứ? Niềm
hân hoan trên nền tảng giết chóc man rợ thì không phải niềm hân
hoan đúng nghĩa, chắc chắn là không bởi chúng quá khủng khiếp và
vô nhân đạo. Tính vô hạn và nhân đạo vô bờ bến, một chiến thắng vĩ
đại không cần phải đánh bại kẻ thù thay vào đó là mối liên kết hùng
mạnh, đồng điệu trong tâm hồn của tất cả mọi người khi mùa hè
đang tới, đây chính là điểm tuyệt vời ngự trong trái tim cư dân xứ
Omelas, chiến thắng họ tổ chức ăn mừng chính là cảm ơn cuộc đời với
sự khải hoàn. Thật ra tôi nghĩ nhiều người trong số họ không cần tới
thứ thuốc mang tên drooz kia.
Lúc này gần như đoàn người đã gần tiến tới Cánh đồng xanh. Mùi
hương hấp dẫn của thức ăn tỏa ra từ những căn lều màu đỏ và xanh
dương nơi người ta dựng tạm. Lũ trẻ con với gương mặt nhễ nhại mồ
hôi, quẩn quanh một người đàn ông trông hiền hậu có bộ ria mép
màu xám còn dính chút vụn bánh mì. Thanh niên trai tráng và các cô
gái đã sẵn sàng trên lưng ngựa, trong tư thế có thể xuất phát bất cứ
lúc nào. Người phụ nữ già mập ú, lùn tịt vui vẻ bỏ hoa ra khỏi lẵng,
cạnh đó là một chàng trai trẻ cài hoa trên mái tóc sáng màu. Một đứa
trẻ tầm chín, mười tuổi đang thổi cây sáo gỗ toát lên vẻ cô đơn vì nó
ngồi thu lu một góc trong đám đông tấp nập. Mọi người dừng chân
để lắng nghe cậu bé thổi sáo rồi mỉm cười, nhưng

tuyệt nhiên không ai nói một lời với cậu, cậu bé vẫn dửng dưng thổi
sáo không màng xung quanh, đôi mắt sẫm màu như chìm vào giai
điệu ngọt ngào, tuyệt diệu.. Khi cậu bé kết bản nhạc cậu chậm rãi mân
mê cây sáo trong lòng bàn tay.
Giả như phút giây bình lặng ấy là một tín hiệu, tiếng kèn trumpet
đồng loạt cất lên từ các căn lều dựng quanh nơi xuất phát mang âm
hưởng hào hùng, trầm buồn, ám ảnh. Lũ ngựa lồng lên bằng đôi chân
mảnh khảnh, một số còn hí vang như tỏ vẻ sẵn sàng. Với khuôn mặt
điềm nhiên, những con người trẻ tuổi giữ dây cương cổ chế ngự
chúng và thì thầm "Yên nào, yên nào hỡi hy vọng đẹp đẽ của ta..". Tất
cả dàn hàng vào vạch xuất phát. Đám đông vây kín xung quanh
đường đua như một cánh đồng hoa có lộng gió. Lễ hội mùa hè đã bắt
đầu.
Bạn có tin được không? Có chấp nhận được lễ hội, thành phố và niềm
hân hoan nơi đây không? Không ư? Vậy hãy nghe tôi kể thêm nhé.
Tại một tầng hầm ngụ bên dưới một trong những tòa nhà cao tầng
đẹp đẽ bậc nhất ở Omelas, cũng có thể trong căn hầm của một trong
những căn phòng rộng lớn tột cùng của nó, có một căn phòng nọ. Cửa
chính của nó thì khóa chặt và không có cửa sổ. Một tia sáng yếu ớt bụi
bặm lọt qua những khe nứt trên tấm ván trần, được ghép cẩu thả từ
một chiếc cửa sổ giăng đầy mạng nhện dọc căn hầm.
Trong góc phòng là một vài cây chổi với cái đầu chổi cứng đơ vón cục
và bốc mùi thum thủm, kế đó là một cái xô gỉ sét. Sàn nhà bẩn thỉu, có
gì đó ẩm ướt khi chạm tay lên, một điều thường thấy ở mọi căn hầm.
Căn phòng chỉ dài ba sải chân, và rộng hai sải; chỉ cỡ một cái tủ xép
cất chổi hoặc một cái phòng dụng cụ hoang tàn.
Một đứa bé đang thu lu ngồi trong căn phòng đó. Có thể là gái, cũng
có thể là trai.
Đứa bé nhìn như sáu tuổi nhưng thật ra đã sắp lên mười. Nó bị thiểu
năng. Có thể là do bẩm sinh, hoặc cũng có thể nó trở nên khù khờ vì
nỗi sợ, vì thiếu chất, vì bị chối bỏ. Nó đưa tay ngoáy mũi, đôi khi lại
vô thức rờ rẫm mấy ngón chân hay rờ vào nơi đi tiểu, nó thu mình vào
trong góc nơi cách xa cái xô và mấy cái chổi nhất. Những cái chổi làm
nó sợ. Chúng là nỗi kinh hoàng trong tâm trí nó. Hai mắt nó nhắm
nghiền nhưng lòng nó hiểu những cây chổi vãn sẽ trơ trơ đứng đó và
sẽ chẳng ai thèm quan tâm đến nó cả. Lúc nào căn phòng cũng im ỉm
khóa, chưa từng có ai đến với nó, trừ vài lần – đứa bé này không có
khái niệm gì về thời gian trong ngày hay giờ giấc – vài lần cánh cửa
bật mở toang, và một người hoặc nhiều hơn sẽ đứng đó. Một người sẽ
đến bên và đá vào người nó để bắt nó đứng dậy. Những người khác
chưa bao giờ lại gần nhưng sẽ săm soi nó bằng ánh mắt khủng khiếp
và khinh bỉ nhất có thể. Người ta vội vã đổ đầy bát thức ăn và bình
nước uống, cánh cửa sau đó được khóa chặt, thế giới của đứa bé
không còn những ánh mắt đó nữa. Những người sau cánh cửa không
hề hé một lời, nhưng đứa bé đó, đứa bé đã không được coi như tồn tại
trong căn hầm nhỏ kia lại có thể nhớ được
ánh mặt trời và giọng nói của mẹ nó, đôi khi nó cũng nói gì đó "Cháu
sẽ ngoan", nó nói, "Xin hãy cho cháu ra ngoài, cháu hứa mình sẽ
ngoan". Và không một ai
đáp lại. Đứa bé từng gào lên thống thiết xin giúp đỡ vào ban đêm rồi
khóc ngất đi trong mòn mỏi, nhưng giờ nó chỉ có thể phát ra những
tiếng kêu nhỏ xíu "ê a, ê a" và chúng càng ngày càng nhỏ dần. Căn
hầm chật tới nỗi duỗi chân còn là điều khó khăn, bụng đứa bé trương
phình, nó sống cầm hơi dựa vào nửa bát ngô với ngũ

cốc mỗi ngày. Đứa bé không mảnh vải che thân, phần mông và đùi
đầy những mụn mủ khiến nó đau đớn như việc phải nằm trên chính
đống phân của mình.
Bọn họ, những cư dân xứ Omelas, đều biết tới sự hiện diện của nó.
Một vài người ghé qua để nhìn ngó, số khác chỉ đơn thuần là biết nó ở
đấy. Tất cả mọi người đều biết. Một trong số họ còn tường tận ngọn
nguồn câu chuyện, vài người thì không, nhưng tất cả đều hiểu niềm
vui họ có, những học thức được thừa kế, kỹ năng làm việc của đám
nhân công, thậm chí cả mùa màng bội thu hay da dẻ họ đẹp đẽ vì khí
hậu ôn hòa đều phụ thuộc hoàn toàn vào đứa bé bẩn thỉu bị khinh bỉ
này. Điều này giải thích việc lũ trẻ con khi chúng lên tám tuổi, khi
chúng có vẻ bắt đầu nhận biết được xung quanh, và hầu hết những ai
tới đây ghé mắt nhìn đứa bé thì đều còn là trẻ con, được hộ tống bởi
một người trưởng thành, hoặc họ chỉ muốn quay lại nhìn nó một lần.
Dù đã được báo trước, những vị khách nhỏ tuổi đều bị sốc và phát ốm
ngay từ cái nhìn đầu tiên. Chúng thấy kinh tởm và nghĩ rằng đứa bé
chính là đại diện cho sự thấp hèn. Chúng giận dữ, chửi thề, thấy bất
lực mà chẳng biết diễn tả ra sao. Chúng muốn làm gì đó cho đứa bé,
nhưng rốt cục lại chằng thể làm gì. Nếu đứa bé được đưa tới nơi ánh
mặt trời chiếu rọi trong không gian thanh bình, nếu nó được tắm rửa
sạch sẽ, nuôi nấng và chăm sóc thì hiển nhiên sẽ rất tuyệt diệu, nhưng
không may, một khi điều này xảy tới, khoảnh khắc đó tất cả sự tráng
lệ của Omelas sẽ lụi tàn và biến mất không dấu vết. Đây chính là quy
tắc ngầm ai cũng hiểu.
Để đánh đổi sự phồn vinh và hoa lệ cho mỗi cuộc đời từng con người
ở xứ
Omelas, chút chuyển biến nhỏ nhoi để vứt bỏ hàng ngàn niềm hạnh
phúc của hàng ngàn người trong số họ,.. tất cả chỉ còn là tòa án lương
tâm mà họ tự nhốt mình trong bốn vách tường tự vấn. Những luật lệ
hà khắc và tuyệt đối phải tuân theo, Thậm chí nói một điều tử tế với
đứa bé cũng là điều xa xỉ. Những đứa trẻ thường về nhà với đôi mắt
đẫm lệ hoặc với sự khiếp sợ tột cùng sau khi nhìn thấy đứa bé phải
đối mặt với nghịch lý tồi tệ này. Chúng có thể ủ ê nghiền ngẫm hàng
tuần, hàng năm. Nhưng rồi thời gian trôi và chúng bắt đầu nhận thấy
dù đứa bé có được thả tự do thì cũng chả khá khẩm hơn là bao, một
chút ấm áp từ niềm vui hư ảo hay chút thức ăn dĩ nhiên có lẽ sẽ tốt
hơn một chút. Đứa bé đã quá suy kiệt và không còn đủ minh mẫn để
biết tới mùi vị niềm vui thực sự. Những thói quen thường nhật của nó
quá đỗi lạ lẫm để đáp lại sự chăm chút nhỏ nhoi mang tình người. Sự
thật chính là sau một thời gian dài vô tận bơ vơ không có hàng rào bảo
vệ và màn
đêm bao trùm đôi mắt nó, nó chỉ còn biết lê lết một chỗ trong đống
phân của mình. Nước mắt của những con người kia sẽ ráo hoảnh khi
họ nhận ra sự thật tàn khốc ra sao và chấp nhận nó. Tuy nhiên thay
cho nước mắt hay tức giận thì họ cố tỏ vẻ cao thượng hay buông xuôi
sự nỗ lực của bản thân, bảo vệ tới cùng ngọn nguồn cho cuộc sống
hoa lệ của mình. Những thứ đó không hề mờ nhạt mà là thứ hạnh
phúc vô minh. Họ đều hiểu mình giống như đứa bé, đều không hề có
tự do. Chính sự hiện hữu của đứa bé và những học thức nó có đã tạo
nên công trình kiến trúc huy hoàng, thứ âm nhạc da diết hay kiến
thức bác học uyên thâm. Bởi đứa bé ấy rất tử tế với những đứa trẻ
khác. Họ hiểu nếu đứa bé khốn khổ không than vãn trong bóng tối thì
một đứa bé khác, ví như đứa bé đã thổi cây sáo, có thể không

tạo nên thứ âm nhạc vui tai như những tay đua trẻ xếp hàng dài trong
cuộc đua kịch tính diễn ra trong sớm bình minh của sáng mùa hè.
Giờ thì liệu bạn còn tin tưởng vào họ? Họ không còn đáng tin nữa ư?
Vẫn còn một điều tôi muốn nói nhưng không chắc liệu có thật hay
không.
Vào thời điểm những cô cậu bé bước vào độ tuổi mười ba, chúng đã
tới nhìn đứa bé rồi trở về nhà mà không hề khóc hay có thái độ tức
giận, không hề làm thế một chút nào, sự thực là chỉ quay về nhà mà
thôi. Đôi khi cũng có một người đàn ông hoặc phụ nữ khá luống tuổi
cứ nằm lỳ trong tĩnh lặng độ một, hai ngày và sau đó bỏ nhà ra đi. Họ
bước xuống và đi dọc theo con đường một mình. Họ cứ bước và
đi thẳng khỏi Omelas, đi xuyên qua những cánh cổng tráng lệ. Thanh
niên trẻ tuổi hay người trưởng thành mỗi người họ đều đi trong cô
đơn.
Khi màn đêm buông xuống, vị khách lữ hành đi ngang qua con
đường trong thành phố, giữa những ngôi nhà với cửa sổ thếp vàng rồi
chìm dần vào bóng tối nơi cánh đồng. Họ đi lầm lũi một mình về
hướng đông hoặc bắc, hướng về phía những ngọn núi. Họ cứ cắm cúi
đi. Họ đang rời khỏi Omelas, nhập vào bóng tối và không bao giờ
quay trở lại. Nơi họ tới dường như là một nơi mà thậm chí không thể
tưởng tượng nổi so với thành phố hạnh phúc kia. Tôi không thể miêu
tả gì thêm nữa vì có thể nơi đó không tồn tại đâu. Nhưng dường như
họ biết mình đang đi đâu, những người đã rời khỏi Omelas.
THE END

You might also like