You are on page 1of 3

NGHỊ LUẬN TRUYỆN

1. NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN HOẶC ĐOẠN TRÍCH:

Mở bài 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khái quát nội dung và nghệ
thuật.
2. Dẫn dắt vấn đề (dẫn đoạn trích, nêu vấn đề nghị luận)
và khẳng định cảm nhận, suy nghĩ chung của bản thân.
Thân bài 1. Nêu HCST, vị trí đoạn trích.
2. Tóm tắt sơ lược nội dung chính của tác phẩm/của đoạn
trích.
3. Làm rõ nội dung, nghệ thuật tác phẩm hoặc đoạn trích
theo định hướng của đề. Kết hợp các thao tác phân tích,
chứng minh, bàn luận.
4. Nhận xét, đánh giá, suy nghĩ về giá trị nghệ thuật, nội
dung ý nghĩa của tác phẩm (hoặc đoạn trích).
Kết bài Đánh giá mở rộng, bài học, liên hệ bản thân.

Phân tích đoạn trích văn xuôi:


- Nội dung:
+ Khái quát: vị trí, hoàn cảnh, bối cảnh...
+ Nhân vật: hành động, tâm lý, lời nói,...
+ Các sự việc, chi tiết, tình huống trung tâm
- Nghệ thuật:
+ Xây dựng tình huống truyện
+ Xây dựng, phân tích tâm lý nhân vật
+ Nghệ thuật trần thuật: ngôi kể, ngôn ngữ kể, giọng kể, kết hợp các PTBD
+ Biện pháp tu từ,...

2. NGHỊ LUẬN VỀ NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN:

Mở bài 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.


2. Giới thiệu nhân vật và khái quát chung về nhân vật.
3. Dẫn dắt vấn đề nghị luận
Thân bài 1. HCST
2. Giới thiệu chung về nhân vật, hoàn cảnh, số phận.
3. Lần lượt phân tích từng đặc điểm của nhân vật trong tác
phẩm/đoạn trích (theo hướng từ ngoài vào trong).
4. Đánh giá về vị trí, ý nghĩa, vai trò của nhân vật trong
tác phẩm.
5. Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Kết bài 1. Đánh giá, nêu ấn tượng về nhân vật.
2. Liên hệ bản thân.

PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI:

3. NGHỊ LUẬN VỀ TÌNH HUỐNG TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN:

Mở bài 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.


2. Dẫn tình huống truyện cần phân tích.
Thân bài 1. HCST.
2. Tình huống truyện là gì? Vai trò của tình huống truyện.
3. Tóm tắt tình huống truyện cần phân tích.
4. Phân tích các phương diện của tình huống truyện trong
đề bài:
- LĐ1: Sự độc đáo, hấp dẫn của tình huống truyện.
- LĐ2: Ý nghĩa của tình huống truyện trong mạch
phát triển cốt truyện.
- LĐ3: Ý nghĩa của tình huống truyện trong thể hiện
tâm lý, tính cách nhân vật.
- LĐ4: Ý nghĩa của tình huống truyện trong thể hiện ý
nghĩa câu chuyện.
5. Đánh giá chung về giá trị của tình huống truyện đó
trong tác phẩm.
Kết bài 1. Đánh giá ý nghĩa, sự thành công của tác giả khi xây
dựng tình huống.
2. Liên hệ bản thân.

4. NGHỊ LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN:


Mở bài 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
2. Nêu chủ đề của truyện cần phân tích.
Thân bài 1. HCST
2. Phân tích nội dung chủ đề
3. Đánh giá ý nghĩa của chủ đề đối với xã hội.
4. Nghệ thuật khắc họa chủ đề.
Kết bài 1. Đánh giá ý nghĩa, sự thành công của tác giả trong việc
thể hiện chủ đề.
2. Liên hệ bản thân.

NGHỊ LUẬN THƠ


Mở bài 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
2. Nêu HCST bài thơ.
3. Vị trí đoạn trích.
4. Khái quát nội dung bài thơ, đoạn thơ.
Thân bài 1. Giới thiệu khái quát cảm hứng chủ đạo của bài thơ hoặc
tóm tắt phần trước của đoạn trích để chuyển ý sang phân
tích nội dung của đề.
2. Lần lượt trình bày những suy nghĩ đánh giá về nội dung
và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
- Phân tích hiệu quả thẩm mĩ của các tín hiệu nghệ
thuật.
- Phân tích tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ
tình.
3. Đánh giá, tổng hợp tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của tác
giả trong đoạn thơ, bài thơ.
4. Liên hệ, so sánh, đối chiếu.
Kết bài 1. Khái quát giá trị, ý nghĩa của bài thơ, đoạn thơ.
2. Liên hệ, bài học.

You might also like