You are on page 1of 2

- Mối quan hệ giữ tình huống với nhân vật thể hiện mối tương quan giữa hoàn

cảnh
và tính cách. Hoàn cảnh càng có tính điển hình, càng có độ gay cấn thì càng dễ nổi
bật tính cách điển hình của nhân vật → Tình huống truyện có ý nghĩa góp phần thể
hiện nội dung và chủ đề tác phẩm, góp phần bộc lộ tính cách nhân vật.
II. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM THƠ TRỮ TÌNH.
1. Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình.
- Là lại nhân vật bộc lộ trực tiếp hoặc gián tiếp tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của
tác giả.
- Sau khi đọc xong toàn bài, cần chỉ ra những nét nghĩa trong các câu thơ, phải
nắm bắt ý tưởng chung của toàn bài.
- Nắm bắt được sự vận động và phát triển của tâm trạng nhân vật trữ tình bằng
cách: phân chia bài thơ ra làm nhiều phần, đoạn tương ứng với tính chất và ý nghĩa
của tâm trạng được thể hiện trong bài thơ.
- Chú ý các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu: hình ảnh thơ, cách ngắt nhịp câu thơ, sự
điệp lại từ,...
- Tâm trạng nhân vật trữ tình có khi thuần nhất một loại tâm trạng, có khi rất phức
tạp như một phức hợp tâm trạng (thường xuất hiện trong bài thơ dài, lớn về khuôn
khổ và lý tưởng).
- Cuối cùng, phải tổng hợp, khái quát và nâng cao, thường là kèm theo đánh giá.
Cũng có khi liên hệ, so sánh giữa các bài, chủ đề, tâm trạng …
2. Phân tích toàn bộ bài thơ hoặc đoạn thơ.
- Phải khai thác trên hai phương diện: Nội dung và nghệ thuật.
- Bám sát vào văn bản, tiến hành chia đoạn và tìm ý chính của mỗi đoạn.
- Sau khi tìm được ý chính của mỗi đoạn, biến những ý chính đó thành các luận
điểm.
- Khi phân tích thì thao tác giảng giải, cắt nghĩa là quan trọng nhất, nhằm giúp cho
người đọc hiểu được ý nghĩa của tác phẩm, làm cho người đọc tin và đồng cảm với
những ý kiến của mình. Cho nên thành phần lý lẽ phải chiếm vị trí cơ bản, sau đó
mới kết hợp với những dẫn chứng nhằm minh họa cho lý lẽ.
- Trong quá trình phân tích, phải luôn hướng đến sự tổng hợp, khái quát để rồi tiến
tới những khái quát lớn của toàn bài: Luận điểm.
3. Bình giảng thơ trữ tình.
- Phải phát hiện ra những tín hiệu nghệ thuật độc đáo, khác lạ, đặc sắc so với
những tác phẩm khác.
- Sau đó tiến hành giảng giải (cắt nghĩa, giải thích) cho mạch lạc ý tứ mà câu thơ
biểu hiện.
- Phải đặt các đoạn, khổ, câu trong toàn bài → đặt vào trong toàn bộ sáng tác của
tác giả → đặt vào bối cảnh lịch sử - văn hóa mà bài thơ ra đời để hiểu đúng ý nghĩa
của văn bản.
- Cùng với thao tác giảng là bình. Có thể bình theo những cách sau:
 Bộc lộ cách đánh giá trực tiếp của người viết, mượn lời của người khác để
đánh giá, nhạp vào tác giả mà suy luận, nhập vào nhân vật trữ tình mà tưởng
tượng.

You might also like