You are on page 1of 3

Trường THPT FPT ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2021 - 2022

TỔ XÃ HỘI MÔN NGỮ: NGỮ VĂN 10


Thời gian: 90 phút

I. Đọc hiểu
1. Xác định phương thức biểu đạt văn bản.
- Biểu cảm
- Tự sự
- Miêu tả
- Thuyết minh
- Nghị luận
- Hành chính – công vụ
2. Xác định thể thơ -> dựa vào số chữ trong câu
- 5 chữ
- 7 chữ
- 8 chữ
- Tự do (số lượng chữ của các câu khác nhau)
- Lục bát (không có thể thơ 6-8)
3. Tìm một nội dung được trình bày trực tiếp trong văn bản. Ví dụ:
+ Theo tinh thần đoạn trích, điều gì khiến con người thất bại?
+ Theo tác giả, dấu hiệu để nhận biết người thành công là gì?
HS chỉ cần đọc, tìm trong và trích dẫn nguyên văn những câu văn đó. Không
được/ không nên diễn đạt lại theo ngôn ngữ và cách hiểu của bản thân.
4. Xác định phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích.
- Bước 1: Gọi tên phép liên kết đó (phép nối, lặp, thế) PHÉP LẬP
- Bước 2: Chỉ ra từ ngữ liên kết (từ/ cụm từ dùng để nối, để lặp, để thế…)
5. Nêu/ cảm nhận ý nghĩa của câu văn / câu thơ / từ ngữ / đoạn thơ / khổ thơ trong văn
bản.
- Để hiểu được ý nghĩa của 1 câu thơ / một đoạn thơ / khổ thơ thì ta cần:
+ Đọc cả qua toàn bộ ngữ liệu trong đề  xác định đề tài: Viết về ai? Viết về cái gì /
điều gì (Mẹ, quê hương, tình yêu, một quan niệm nhân sinh nào đó…?

1
+ Xác định những từ ngữ / hình ảnh nổi bật  thể hiện tư tưởng, tình cảm, cảm xúc
của tác giả.
+ Có thể diễn đạt ngắn gọn trong 2-4 câu văn (linh hoạt, tùy cách diễn đạt, cách hiểu
và ngôn ngữ của mỗi HS).
6. Tìm từ ngữ / hình ảnh thể hiện một nội dung nào đó. Ví dụ:
+ Tìm những từ láy miêu tả hình ảnh hàng tre trong khổ thơ đầu của bài thơ “Viếng
lăng Bác” (Viễn Phương).
+ Tìm những hình ảnh báo hiệu mùa thu đã về trong khổ thơ đầu của bài thơ “Sang
thu” (Hữu Thỉnh).
7. Nhận diện kiểu câu (theo mục đích nói).
- Câu trần thuật.
- Câu cảm thán.
- Câu cầu khiến.
- Câu nghi vấn.
DẶN DÒ:
- LỰA CÂU DỄ LÀM TRƯỚC
- ĐỌC CÂU HỎI CỦA ĐỀ (ĐỂ TRONG ĐẦU CÓ ĐỊNH HƯỚNG)  SAU
ĐÓ ĐỌC NGỮ LIỆU.
- GHI CÂU DẪN CỦA ĐỀ  GHI ĐÁP ÁN. Ví dụ:
+ Cách trình bày được chấp nhận: “Câu 1. Phương thức biểu đạt chính trong
đoạn trích là nghị luận / tự sự / biểu cảm…”.
+ Cách trình bày không đảm bảo yêu cầu: “Câu 1. Nghị luận”.
II. Nghị luận
1. Nghị luận xã hội: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị
về một vấn đề nào đó (Ví dụ: tác hại của thói dối trá, ý nghĩa của tinh thần lạc
quan…).
*Gợi ý bố cục:
- Mở đoạn: Dẫn dắt – giới thiệu vấn đề cần bàn
- Giải thích từ khóa
- Triển khai trọng tâm (phân tích các ý nghĩa / tác hại của vấn đề; có sự lập luận,
mổ xẻ, bình phẩm; có thể đưa dẫn chứng…).
- Kết đoạn: triển khai linh hoạt (có thể chốt ý bằng câu văn tóm lược hoặc sử
dụng một trong các thao tác mở rộng, nâng cao, phản đề…)
2. Nghị luận văn học: Viết bài văn phân tích một bài thơ (có trích dẫn văn bản).

2
*Phạm vi bài học:
- Nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Cảnh ngày hè, Nguyễn Trãi
*Gợi ý bố cục:
- Mở bài:
+ HS triển khai linh hoạt theo nhiều cách.
+ Tuy nhiên, bài viết phải đảm bảo giới thiệu được trọng tâm: Đề yêu cầu phân
tích bài thơ nào? Tác giả là ai? Khái quát ngắn gọn nội dung chính của bài thơ
đó. Có hệ liên hệ, dẫn dắt từ bối cảnh lịch sử - xã hội.
+ Sau khi giới thiệu, phải trích dẫn văn bản. Có thể ghi: câu đầu - xuống dòng –
ba chấm – xuống dòng - câu cuối.
- Thân bài:
+ Giới thiệu chung:
 Tác giả (phong cách nghệ thuật, vị trí của tác giả trong nền văn học, một
nét tiêu biểu về tiêu sử - văn nghiệp…); Tác phẩm (hoàn cảnh ra đời).
 Cần phân biệt: Nếu như Mở bài, ta nhắc qua các thông tin về tác giả
(tác giả là ai?), tác phẩm ra đời trong thời kì lịch sử nào, năm nào?...) thì
phần Giới thiệu chung cần trình bày chi tiết hơn về tác giả, tác phẩm.
Những ý nào liên quan đến tác giả, tác phẩm ở phần Mở bài thì không
nên trình bày lặp lại máy móc ở phần Giới thiệu chung.
+ Triển khai trọng tâm: Phân tích bài thơ
 Nên phân tích từ nghệ thuật đến nội dung (đặc biệt lưu ý các thủ pháp
nghệ thuật). Tránh tình trạng diễn xuôi nội dung.
 Khi phân tích, nên xem xét bố cục của bài thơ để nhận diện các phần
chính, các ý chính.
 Phần phân tích nên được tách ra thành các đoạn văn (dựa vào logic ý
chính hoặc dựa vào bố cục đoạn trích mà tách ra thành các đoạn linh
hoạt). Không nên trình bày toàn bộ phần phân tích trong một đoạn văn,
bài viết sẽ không rõ kết cấu.
+ Đánh giá chung:
 Nội dung
 Nghệ thuật.
 Có thể nêu – bình giá ý nghĩa, giá trị của vấn đề được đúc kết từ bài thơ.
- Kết bài:
+ Tóm lược, khẳng định vấn đề vừa phân tích.
+ Từ vấn đề được đặt ra ở bài thơ, HS có thể mở rộng, liên hệ, phát biểu cảm
nghĩ bài học nhận thức, hành động đối với bản thân hoặc đối với cuộc sống
hôm nay.
+ Dung lượng Kết bài phải cân đối với Mở bài.

You might also like