You are on page 1of 5

1|#hocvancosuongmai

KĨ NĂNG CHUNG KHI LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Làm bài cảm tính, bản năng

I. MỘT SỐ DẠNG ĐỀ NLVH PHỔ BIẾN


- Dạng bài phân tích đoạn trích HOẶC phân tích hình tượng từ
đoạn trích – từ đó đánh giá/nhận xét/nêu cảm nghĩ về 1 VĐNL
PHỤ
➔ Dạng cơ bản
- Dạng nâng cao:
+ Dạng đề liên hệ - so sánh (với tác phẩm khác)
+ Dạng đề chứng minh nhận định văn học
+ Dạng đề liên hệ trong chính một tác phẩm

II. KĨ NĂNG CHUNG KHI LÀM BÀI NLVH


** áp dụng với dạng đề cơ bản
1. Mở bài:
Mở bài trước khi HAY phải là 1 mở bài ĐÚNG!
Đảm bảo giới thiệu được các thông tin cơ bản mà đề bài yêu cầu:
- Giới thiệu được tên tác giả, tên tác phẩm
- Giới thiệu được VĐNL của đề bài:
+ VĐNL chính
VD: Với VĐNL là 1 đoạn trích
Cách giới thiệu đoạn trích trong mở bài: (chọn 1 cách phù hợp)
• Đoạn trích: “Từ đầu…đến cuối.”
• Giới thiệu vị trí của đoạn trích trong tác phẩm (đoạn mở đầu, đoạn
kết, khổ thơ thứ mấy…) #đoạn giữa (vị trí mông lung) → vị trí cụ
thể, chính xác
• Giới thiệu nội dung chính của đoạn trích
+ VĐNL phụ
VD tham khảo: Cho đoạn trích bữa cơm ngày đói trong “Vợ nhặt”

Trang 1
2|#hocvancosuongmai

Nêu cảm nhận của anh/chị về hình tượng người mẹ trong đoạn trích
trên, từ đó nhận xét về tấm lòng nhân đạo của nhà văn Kim Lân.
 Phân tích đề:
- VĐNL chính: hình tượng người mẹ trong đoạn trích bữa cơm ngày
đói
- VĐNL phụ: tấm lòng nhân đạo của nhà văn Kim Lân
Một số cách mở bài:
1) Mở bài trực tiếp:
Đi thẳng vào VĐNL – hoặc giới thiệu trực tiếp từ chính tác phẩm mà đề
bài yêu cầu phân tích.

2) Mở bài gián tiếp:


Dẫn dắt từ một khía cạnh khác rồi quay về với VĐNL
- Mở bài bằng nhận định văn học phù hợp
Đưa một câu trích dẫn (trích dẫn về tác giả/trích dẫn về tác phẩm/trích
dẫn về một nội dung lý luận) → dẫn dắt về VĐNL và tác phẩm cần phân
tích (nên chọn nhận định súc tích, ngắn gọn; mỗi tác giả - tác phẩm nên
nhớ 3 → 5 nhận định để linh hoạt vận dụng khi phân tích)
 Liên kết được giữa nhận định với nội dung mình viết
- Mở bài bằng cách liên hệ với tác phẩm khác (có điểm tương đồng
với tác phẩm mình cần phân tích)
- Mở bài bằng đặc trưng thể loại văn học (truyện, kí, thơ, kịch)
- Mở bài bằng tâm sự của tác giả về tác phẩm hoặc về quan điểm sáng
tác
- …
2. Thân bài:
1) Khái quát tác giả, tác phẩm ~1/2 trang giấy thi
- Tác giả:
Quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật
- Tác phẩm:
+ Nguồn gốc xuất xứ
+ Hoàn cảnh sáng tác

Trang 2
3|#hocvancosuongmai

+ Nhan đề (ngắn gọn) – có thể đưa vào với những tác phẩm có nhan đề
hay

2) Khái quát về VĐNL (đối tượng đề bài yêu cầu phân tích) hoặc tình
cảnh dẫn dắt đến đoạn trích <với tác phẩm văn xuôi>
- Với đề phân tích/cảm nhận về nhân vật: Khái quát về nhân vật đó
<đến trước đoạn trích đề cho>
VD: Phân tích hình tượng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân.
+ Mị từng là một bông hoa ban rực rỡ của núi rừng Tây Bắc: yêu lao động, yêu
tự do, khao khát được sống là chính mình. Cô chấp nhận làm việc để trả nợ cho
nhà giàu chứ không muốn bị bắt về nhà thống lý Pá Tra.
+ Nhưng vì những hủ tục của xã hội phong kiến miền núi, Mị buộc phải trở
thành nàng dâu gạt nợ, không còn được tự do sống cuộc đời mình luôn mong
ước.
+ Lúc đầu, cô không chấp nhận. Cô khóc ròng hàng mấy tháng, thậm chí còn có
ý định ăn lá ngón để tự tử. Không phải bởi Mị không muốn sống, mà bởi cô không
muốn phải sống một cuộc sống không được là mình. → lựa chọn cách phản kháng
mạnh mẽ, quyết liệt
+ Nhưng cuối cùng vì thương cha, Mị đã ném nắm lá ngón – vứt bỏ khao khát
sống của chính mình, trở về chấp thuận kiếp nàng dâu gạt nợ, sống lùi lũi như
một con rùa nuôi nơi xó cửa…
- Với đề phân tích đoạn trích → Khái quát các sự việc xảy ra trước
đoạn trích

3) Phân tích VĐNL (đoạn trích đề cho)


Phân tích theo hệ thống luận điểm rõ ràng (thường sẽ có 2 – 3 luận điểm,
tương ứng 2 – 3 đoạn văn phân tích → mỗi luận điểm mình phân tích
thành 1 đoạn văn).
** Nên triển khai đoạn văn phân tích theo lối diễn dịch (Câu chủ đề nằm
ở đầu đoạn văn) hoặc Tổng – phân – hợp (câu chủ đề ở đầu và ở cuối đoạn
văn)

Trang 3
4|#hocvancosuongmai

4) Đánh giá VĐNL phụ ~ ½ trang giấy thi – đoạn riêng


- VĐNL phụ thường hỏi về nội dung hoặc nghệ thuật
- Câu mở đoạn cần giới thiệu được VĐNL phụ để bài viết mạch lạc,
rõ ràng nhất – người chấm không bị sót ý

5) Đánh giá đặc sắc nội dung và nghệ thuật (ý nào trùng với VĐNL
phụ rồi thì thôi) → tránh trường hợp bị lặp ý khi phân tích
**Đánh giá đặc sắc nội dung:
- Thơ: tình cảm, thái độ của tác giả
- Kí:
+ Khắc họa đối tượng
+ Thể hiện cái “tôi” của người cầm bút
- Truyện:
+ Giá trị hiện thực → Phản ánh hiện thực xã hội của thời kì đó
+ Giá trị nhân đạo → Bày tỏ tấm lòng của nhà văn với con người
Biểu hiện:
• Đồng cảm với số phận bất hạnh của con người
• Ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của con người
• Đồng tình với khát vọng giải phóng của con người
• Tố cáo, phê phán xã hội

LIÊN HỆ, MỞ RỘNG TRONG THÂN BÀI (KHÔNG BẮT BUỘC –


DÀNH CHO NHỮNG BÀI LÀM MUỐN NÂNG CAO, ĂN ĐIỂM
SÁNG TẠO)
Có 2 cách cơ bản để đưa liên hệ mở rộng:
+ Liên hệ đan xen trong quá trình phân tích VĐNL → các liên hệ nhỏ
• Liên hệ khoảng 2 → 3 lần trong bài
• Mỗi lần liên hệ - phân tích ngắn gọn tác phẩm liên hệ trong khoảng
4 – 5 câu – không sa đà, dài dòng quá.
+ Sau khi phân tích xong các ý cơ bản, tách 1 đoạn riêng (trước kết bài) để
liên hệ mở rộng ~ ½ trang giấy thi → liên hệ lớn

Trang 4
5|#hocvancosuongmai

3. Kết bài: Khẳng định lại VĐNL


Gợi ý:
- Đánh giá vị trí của tác giả/tác phẩm trong văn đàn Việt Nam
- Mở rộng: (ko bắt buộc)
+ Liên hệ bản thân (thông điệp tác phẩm với cá nhân mình)
+ liên hệ thời đại (thông điệp của tác phẩm vẫn có giá trị dẫu ở bất cứ thời
đại nào – vượt qua sức mạnh của thời gian)
+ Khẳng định - thấm thía thêm giá trị của văn học nói chung

Trang 5

You might also like