You are on page 1of 3

TỔNG ÔN KIẾN THỨC VĂN CHUYÊN LỚP 9

* Trước khi vào giờ thi:


- NÊN VIẾT dàn ý đại cương trước
- Viết các câu llvh, liên hệ
I, Bài NLXH (45p)
- 90% thi vào dạng câu chuyện => lưu ý: tóm tắt tình tiết chính
Con vật, đồ vật – con người
- Giải thích: Từ ngữ cần gthich – cách giải thích: 1 từ - 3 từ gần nghĩa, đồng nghĩa/
trái nghĩa
- Bàn luận: ĐẶT 2 CÂU HỎI VÌ SAO – TẠI SAO LẠI NÊN/ KO NÊN
=> 2 CÂU HỎI 2 CẶP PHẠM TRÙ ĐỐI LẬP/ KHÍA CẠNH KHÁC NHAU
- Lấy dẫn chứng: 1, dẫn chứng từ chính xh: thời sự, đại chúng – thượng sách
2, dẫn chứng từ văn học: bài học này là bài học của muôn đời, và đi vào cả văn
chương nghệ thuật để giáo dục, tdong lại đời sống – trung sách
3, dẫn chứng từ chính bản thân: chỉ DÙNG khi quá bí + khả năng kể chuyện tốt –
hạ sách (hoặc có thể dùng ở phần liên hệ bản thân)
- Bài học: Rút ra bài học ở góc độ cá nhân vừa chân thật và tránh bị hô khẩu hiệu
- Nếu đề bài là nhận định khi dẫn MB tránh dẫn 1 nhận định
Đề bài là câu chuyện khi dẫn MB tránh dẫn = 1 câu chuyện
II, Bài NLVH
1, Sơ đồ lí luận
Lăng kính chủ quan của nhà văn
Hiện thực cuộc sống ------------------------------------------------------ Tác phẩm
<------------------------------------------------------
Tiếp nhận người đọc
1, Giải thích
2, Bàn luận: Tại sao vde đó lại đúng, lại chính xác thì sử dụng 2 khía cạnh liên
hệ trực tiếp với vde đó làm luận cứ cơ sở
3, Chứng minh:
- Chọn cho anh 2 tác phẩm thơ và 2 tác phẩm truyện phân tích thì kĩ, viết bài
mẫu diễn đạt hoàn hảo để làm bài “tủ” khi làm bài chuyên
- Cách chứng minh diện – điểm:
+ Chứng minh diện: Chỉ nhắc qua, chỉ phân tích 1 vde nhỏ của tác phẩm đó để
phục vụ cho 1 luận cứ
+ Chứng minh điểm: Phân tích sâu 1 tác phẩm để phục vụ cho toàn bộ vấn đề lí
luận
VD: Thiên chức của 1 nhà văn là đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người
Giải thích: Quá trình sáng tạo của nhà văn, yêu cầu với 1 nhà văn
- Cố tìm mà hiểu để tìm ra “hạt ngọc” – phần lương thiện đẹp đẽ, trong mỗi tâm
hồn
Bàn luận: Tại sao nhà văn lại phải cần làm công việc đó?
- Từ góc độ hiện thực cuộc sống: Cuộc sống đa diện con người đa đoan, và đôi khi
con người không có tìm mà hiểu nhau (vd: bà vợ ông giáo Lão Hạc) nên chỉ nhìn
thấy nhau toàn những cái xấu, cái ác.
- Từ góc độ tác phẩm: Văn học là nghệ thuật, hướng tới cái đẹp, hướng tới cái
chân – thiện – mỹ, nhà văn phải thâm nhập vào cuộc sống, sống sâu trong cuộc
đời để khám phá, phải tìm ra, để có thể phản ánh
=> Phân tích TP cần làm rõ những khía cạnh nào?
Cần đưa ra những ý: - Lớp vỏ bọc (hiện thực gai góc)
- Hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn nhân vật là gì?
- Cách nhà văn tìm ra (nghệ thuật xây dựng, biểu hiện)
Bài học – Phản đề mở rộng
- Đưa ra bài học cho người tiếp nhận tác phẩm: Con ng – có thể chính là ng đọc, và
tiếp nhận tác phẩm chính là chìa khóa để chúng ta tự tìm ra hạt ngọc bên trong tâm
hồn
4, Bài học: Những cặp phạm trù
Cái tài – Cái đức
Nhà văn – Tác phẩm – Bạn đọc
Nội dung – Nghệ Thuật
…..
Các vấn đề lí luận mà các em cần lưu ý:
- Lí luận về thể loại (thơ/ truyện ngắn)
- Lí luận về phong cách nghệ thuật
Độ dài lí tưởng: 8 mặt giấy thi (nlxh gần 3 mặt)

Cách tìm ra vấn đề nghị luận:


1, Chú ý từ ngữ - giải thích bằng nhg từ gần nghĩa
2, Chú ý về mối liên hệ

You might also like