You are on page 1of 5

1 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

TỔNG ÔN KĨ NĂNG NGHỊ LUẬN


Làm bài một cách cảm tính, bản năng

 LÀM BÀI BẰNG KĨ NĂNG

I. DẠNG BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI


- Yêu cầu hình thức: Đoạn văn 200 chữ
- Thời gian lý tưởng: 15 phút – 20 phút
- 2 dạng đề thường gặp:
+ NLXH về tư tưởng đạo lý
+ NLXH về hiện tượng đời sống
- Dàn ý chung với từng dạng đề:
1. Tư tưởng đạo lý:
Giải thích – Bình luận – Hiện trạng – Giải pháp – Liên hệ bản thân
• Giải thích: VĐNL là gì? ~ 3 dòng
VD: một số cách giải thích: dùng từ gần nghĩa; dùng từ trái nghĩa; nêu
biểu hiện của vấn đề - dùng các ví dụ nhỏ để định nghĩa cho vấn đề
Lòng dũng cảm ~
• Bình luận: Vì sao…?
Có thể tham khảo “công thức” 2 lý lẽ + 1 dẫn chứng thực tế
VD:
+ Lý lẽ 01: VĐNL đem lại giá trị gì?
+ Lý lẽ 02: Nếu không có VĐNL, điều gì sẽ xảy ra?
+ Dẫn chứng thực tế (chỉ nên nêu 1 dẫn chứng, diễn đạt ngắn gọn trong
khoảng 3 dòng)
Tích cực
Hoặc Tiêu cực
** Phản đề: KHÔNG BẮT BUỘC → NÊU RA MẶT TRÁI CỦA VẤN ĐỀ
(phản biện lại định hướng của đề bài với VĐNL) VD: ý nghĩa của lòng
dũng cảm >< phản đề: dũng cảm không phải lúc nào cũng tốt // VD: ý
nghĩa của lối sống tử tế >< có những sự tử tế đặt không đúng chỗ
➔ Chỉ nên phản đề khi bản thân thực sự hiểu lý lẽ đó và có diễn đạt
lưu loát
***Dẫn chứng: Chọn dẫn chứng tiêu biểu, làm nổi bật cho VĐNL mình
đang bàn tới → Nên sử dụng từ khóa về VĐNL trong câu văn dẫn chứng

Trang 1
2 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

• Hiện trạng: 1 câu văn ngắn gọn


Có thể nêu hiện trạng tích cực hoặc tiêu cực.
• Giải pháp: 1 câu văn ngắn gọn (trừ khi đề hỏi vào cách thức, giải
pháp)
Có thể chọn 1 đối tượng: cá nhân, gia đình, nhà trường, xã hội, …
• Liên hệ bản thân: 1 câu văn ngắn gọn
- Lời hứa hẹn
Là một người trẻ đang từng bước trên hành trình trưởng thành, …
- Sự rút kinh nghiệm của bản thân về vấn đề
(sự thay đổi của bản thân về vấn đề)
- Trải nghiệm thực tế của bản thân
- Nối từ giải pháp
Đó cũng là con đường mà tôi đã và đang nỗ lực thực hiện mỗi ngày.

2. Hiện tượng đời sống:


Dàn ý chung: Hiện trạng – Nguyên nhân – Hệ quả - Giải pháp – Liên hệ
bản thân
- Hiện trạng: sự phổ biến của vấn đề trong đời sống (1 câu ~ 3 dòng)
** Lưu ý: Với đề bài đưa ra 1 khái niệm xã hội, em nên giải thích ngắn gọn
khái niệm đó rồi mới đưa ra hiện trạng.
- Nguyên nhân:
+ chủ quan
+ khách quan
- Hệ quả: tiêu cực hoặc tích cực
- Giải pháp
- Liên hệ bản thân

3. Một số cách mở đoạn:


- Lưu ý:
Không dẫn dắt dài dòng – trễ nhất là dòng thứ 3 trong đoạn văn phải xuất
hiện VĐNL
- Một số cách tham khảo:
+ Mở đoạn bằng câu hỏi (trong câu hỏi có thể lồng ghép vấn đề)
+ Mở đoạn bằng 1 trích dẫn (câu hát/câu thơ/câu nói/…) liên quan tới vấn
đề
+ Mở đoạn bằng dẫn chứng thực tế

Trang 2
3 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

+ Mở đoạn bằng cách bác bỏ vấn đề (sử dụng thao tác lập luận bác bỏ)
+ Mở đoạn bằng cách đưa ra 1 số ý kiến về vấn đề

II. DẠNG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC


1. Một số dạng NLVH phổ biến:
- Dạng đề cho sẵn đoạn trích – phân tích đoạn trích từ đó nhận
xét/đánh giá một VĐNL phụ
- Dạng đề liên hệ - so sánh (với tác phẩm ngoài)
- Dạng đề chứng minh nhận định
- Dạng đề phân tích/cảm nhận về chi tiết nghệ thuật
- Dạng đề liên hệ trong chính tác phẩm
- …

2. Kĩ năng chung bài NLVH:


MỞ BÀI: MB trước khi hay phải là 1 MB đúng!
- Giới thiệu được tên tác giả, tên tác phẩm
- Giới thiệu được VĐNL chính
VD: với VĐNL là 1 đoạn trích (phân tích/cảm nhận về đoạn trích trên…)
→ giới thiệu vị trí đoạn trích hoặc nội dung chính của đoạn trích hoặc
trích dẫn: “Từ đầu … đến cuối.”
- Giới thiệu VĐNL phụ

VD: Nêu cảm nhận của anh/chị về hình tượng người mẹ trong đoạn
trích bữa cơm ngày đói, từ đó nhận xét về tấm lòng nhân đạo của nhà
văn Kim Lân.
➔ VĐNL chính: hình tượng người mẹ trong đoạn trích …
➔ VĐNL phụ: tấm lòng nhân đạo của nhà văn Kim Lân

Một số cách mở bài:


- Mở bài bằng cách liên hệ, so sánh (với tác phẩm ngoài)
- Mở bài từ hình tượng văn học của tác phẩm
- Mở bài từ đặc trưng thể loại văn học
- Mở bài bằng nhận định văn học
- …

Trang 3
4 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

THÂN BÀI:
1. Khái quát tác giả tác phẩm ~ ½ trang giấy thi
2. Khái quát về VĐNL: ~ ½ trang giấy thi
- Với đề nhân vật: Khái quát sơ lược về nhân vật (giới hạn khái quát:
đến trước đoạn trích)
- Với đề về đoạn trích: Khái quát các sự việc trước đoạn trích
3. Phân tích VĐNL:
Phân tích theo hệ thống luận điểm rõ ràng (thường sẽ có 2 – 3 luận điểm,
tương ứng với 2 – 3 đoạn văn phân tích)
** Nên triển khai đoạn văn phân tích theo lối diễn dịch (Câu chủ đề nằm
ở đầu đoạn văn) hoặc tổng – phân – hợp (Câu chủ đề nằm ở đầu và ở cuối
đoạn văn)
4. Đánh giá yêu cầu phụ (nếu có) ~ ½ trang giấy thi
VĐNL phụ thường sẽ hỏi về hoặc nội dung hoặc nghệ thuật.
5. Đánh giá đặc sắc nội dung và nghệ thuật (ý nào trùng với VĐNL
phụ thì ta bỏ qua)
Thơ:
- Nội dung: tình cảm, thái độ của tác giả
- Nghệ thuật: đặc sắc ngôn từ trong đoạn thơ, bài thơ (cách sử dụng
từ ngữ, các biện pháp tu từ, thể thơ, giọng thơ, …)
Kí:
- Nội dung:
+ Khắc họa đối tượng
+ thể hiện cái “tôi” của người cầm bút
- Nghệ thuật: đặc sắc ngôn từ
Truyện:
- Nội dung:
+ Giá trị hiện thực: phản ánh hiện thực xã hội
+ Giá trị nhân đạo:
• Đồng cảm với số phận bất hạnh của con người
• Ngợi ca vẻ đẹp của con người
• Tố cáo, phê phán xã hội
• Đồng tình với khát vọng giải phóng
- Nghệ thuật: đặc sắc ngôn từ trong nghệ thuật kể chuyện và nghệ
thuật khắc họa nhân vật
Đánh giá nghệ thuật:

Trang 4
5 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

Các bạn không chỉ liệt kê các đặc sắc nghệ thuật – mà còn phải đánh giá
giá trị/tác dụng của đặc sắc nghệ thuật đó.
6. Liên hệ, mở rộng (với các tác phẩm khác) – KHÔNG BẮT BUỘC
Cách 1: Liên hệ đan xen trong quá trình phân tích (2 – 3 liên hệ nhỏ)
Cách 2: Tách đoạn liên hệ riêng – trước kết bài

KẾT BÀI Khẳng định lại VĐNL


Gợi ý:
- Đánh giá vị trí của tác giả/tác phẩm trong văn đàn Việt Nam
- Đánh giá sức sống bền bỉ của văn học
- Quá trình tiếp nhận của độc giả: “Độc giả là người đồng sáng tạo
với nhà văn.”
- Liên hệ bản thân – liên hệ thời đại
- …

Trang 5

You might also like