You are on page 1of 3

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM – ÔN TẬP GIỮA HKII

Phần Viết: 6 điểm

I. VIẾT ĐOẠN VĂN (2 điểm):


Cảm nhận về nhân vật trong đoạn trích. (thường là về nhân vật Thúy Kiều)
1. Yêu cầu về hình thức:
- Đảm bảo hình thức đoạn:
+ BẮT BUỘC lùi lề, cách lề khoảng 1 cm;
+ Chỉ lùi lề MỘT LẦN duy nhất (khi bắt đầu đoạn), khi trích thơ, xuống dòng và
trích theo văn bản; sau đó, câu tiếp theo viết sát lề, không được lùi lề.
+ KHÔNG gạch đầu dòng.
- Dung lượng: đảm bảo 200 chữ (khoảng 20 dòng viết – từ 2/3 đến 1 trang giấy thi)
2. Yêu cầu về nội dung:
- Nêu được chủ đề của đoạn (Khái quát về nhân vật)
- Biết triển khai ý - lấy dẫn chứng (từ ngữ, hình ảnh, đoạn thơ tiêu biểu) và phân tích
dẫn chứng để chứng minh.
- Nêu được thái độ, tình cảm của bản thân với nhân vật.
3. Dàn ý tham khảo:
- Mở đoạn (giới thiệu – nêu chủ đề)
Đoạn trích - được trích từ tác phẩm “Truyện Kiều” của đại thi hào dân tộc
Nguyễn Du – đã khắc họa thành công……………..(nêu khái quát về nhân vật trong
đoạn trích: số phận bi thương/ vẻ đẹp đáng quý của Thúy Kiều).
- Thân đoạn (triển khai ý):
+ Mở đầu đoạn trích, ta thấy nhân vật xuất hiện…………(nêu không gian, thời
gian, hoàn cảnh của nhân vật; trích thơ – phân tích ngắn gọn).
+ Trong bối cảnh ấy, Thúy Kiều đã thể hiện…………(nêu đặc điểm ngoại hình, cử
chỉ, hành động, lời nói cho thấy tâm trạng, cảm xúc, số phận bi thương; vẻ đẹp
ngoại hình/tài năng/ phẩm chất, tâm hồn của nhân vật – lựa chọn những câu thơ tiêu
biểu, phân tích từ ngữ, hình ảnh, BPTT để làm rõ; không cần phân tích cả đoạn trích).
+ Từ những lời thơ, người đọc cũng có thể thấy rõ tấm lòng yêu thương, trân trọng
của tác giả Nguyễn Du dành cho Thúy Kiều.
- Kết đoạn (Bày tỏ thái độ, cảm xúc của bản thân với nhân vật):
Và khi đọc những lời thơ ấy, trong lòng mỗi người như được khơi dậy…….(đồng
cảm, thấu hiểu với những nỗi niềm của nhân vật/ xót xa trước số phận bi thương/
cảm mến và ngưỡng mộ những vẻ đẹp của Kiều….)
II. VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HÔI (4 điểm):
Nghị luận về một vấn đề ý nghĩa trong cuộc sống.
1. Yêu cầu về hình thức:
- Đảm bảo hình thức bài văn:
+ BẮT BUỘC tách từng luận điểm thành từng đoạn
+ KHÔNG gạch đầu dòng.
- Dung lượng: đảm bảo 600 chữ (khoảng 3 trang giấy thi)
2. Yêu cầu về nội dung:
- Nêu được vấn đề nghị luận theo đúng đề bài.
- Biết trình bày quan điểm, triển khai ý - lấy dẫn chứng và phân tích dẫn chứng để
chứng minh.
3. Dàn ý tham khảo:
a. Mở bài:
Dẫn dắt – Nêu được vấn đề nghị luận – Đưa ra quan điểm khái quát về vấn
đề.
VD: Nhà giáo dục nổi tiếng người Mĩ William Arthur Ward đã từng chia sẻ: “Chuyến
phiêu lưu của cuộc đời là học hỏi. Mục đích của cuộc đời là trưởng thành”. Đúng như vậy!
Trên hành trình vạn dặm của cuộc đời, biết bao sự việc, vấn đề sẽ luôn là những thách thức
đòi hỏi ta suy ngẫm, trải nghiệm và khám phá. Một trong số đó chính là……………….(nêu
vấn đề mà đề bài đưa ra). Đây thực sự là một vấn đề…………..(Đánh giá khái quát về vấn
đề: tích cực/ tiêu cực/gợi nhiều sự quan tâm…)
b. Thân bài
*Giải thích:
- Đưa ra một số cách hiểu thông thường, câu nói nổi tiếng, tục ngữ,… nói về/liên quan đến
vấn đề (nếu biết)
- Đưa ra cách hiểu mà theo bản thân là đúng đắn:
+ Chú ý từ khóa
+ Nêu cách hiểu trọn vẹn về vấn đề.
VD: Trước hết, ta cần có một cách hiểu đúng đắn về vấn đề. Khi nói về….., có người
cho rằng đó là……………………..(nêu một số quan niệm, cách hiểu). Đối với tối, ……………
có thể hiểu là…………………….(nêu cách hiểu của bản thân
*Nêu biểu hiện:
Đưa ra biểu hiện của vấn đề theo phạm vi từ nhỏ đến lớn/ trên các phương diện, mối
quan hệ khác nhau.
Trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ, ta có thể thấy……….được biểu hiện một cách
cụ thể, rõ nét. Từ những phạm vi nhỏ như…….. Đến phạm vi rộng hơn……………..
*Bàn luận
- Đối với tư tưởng, đạo lý :
+ Bàn về mặt tích cực/ tiêu cực trên các phương diện khác nhau (đối với bản thân –
sức khỏe, học tập, mối quan hệ, tư tưởng, tình cảm; đối với gia đình, bạn bè và những người
xung quanh; đối với cộng đồng, xã hội, đất nước.)
Lưu ý:
. Có những vấn đề có tính hai mặt, cần bàn luận cả mặt tích cực và tiêu cực để nhìn
nhận một cách toàn diện.
. Trong quá trình bàn luận, nêu lí lẽ, cần lấy dẫn chứng và phân tích để chứng minh
(lấy ít nhất 2 dẫn chứng tiêu biểu về danh nhân, hiện tưởng nổi tiếng, cả trên thế giới và ở
VN, lấy dẫn chứng càng cập nhật càng tốt).
+ Nêu phản đề.
+ Mở rộng vấn đề - Đưa ra bài học.
- Đối với hiện tượng đời sống, lần lượt bàn luận về:
+ Ý nghĩa/ Hậu quả (đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, đất nước)
+ Nguyên nhân (khách quan, chủ quan)
+ Giải pháp (về nhận thức, hành động)
Lưu ý: mỗi ý trên , cần nêu thành từng luận điểm, tách riêng thành từng đoạn, có dẫn
chứng tiêu biểu.
c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề - liên hệ bản thân.
Cuộc đời sẽ là những chuyến phiêu lưu thú vị và ý nghĩa nếu mỗi chúng ta là những
người du hành không ngừng cố gắng và nỗ lực. Từ vấn đề về..........., bản thân ta như hiểu
hơn ………Để qua đó………………

You might also like