You are on page 1of 4

TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ

- Nguyễn Đình Thi –

I. Giới thiệu:
1. Tác giả:
- Là thành viên của Hội văn hóa cứu quốc (1943)
- Giữ nhiều vị trí lãnh đạo văn nghệ
2. Văn bản: 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Nội dung phản ánh của văn nghệ
- Nội dung: cái đã có rồi + điều mới mẻ
- Cái đã có rồi (thực tại)
+ Được nhìn nhận qua quan điểm chủ quan
+ Sự sáng tạo của nhà văn
- Điều mới mẻ
+ Phần đóng góp của nhà văn (sự nhìn nhận, sáng tạo)
+ Phần cảm nhận của người đọc (sáng tạo)
2. Sự cần thiết của văn nghệ đối với đời sống con người:
- Văn nghệ giúp con người sống đầy đủ phong phú hơn với cuộc đời và với chính bản
thân mình
- Văn nghệ mang lại sự sống cho tâm hồn
- Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm, giải bày, gởi gắm tâm tư
3. Con đường người đọc và khả năng kỳ diệu của văn nghệ
- Nội dung văn nghệ tồn tại dưới dạng tư tưởng  nhìn, nghe  nhận thức  Khơi
dậy những suy nghĩ mông lung trong tứ óc  tác động tới tình cảm, tư tưởng (giống
và khác thế giới)
- Văn nghệ giúp con người tự nhận thức xây dựng mình và xây dựng xã hội
III. Tổng kết: Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua
những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp cho con người được
sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã
phân tích, khẳng định những điều ấy qua bài tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ với cách
viết vừa chặt chẽ, vừa giàu hình ảnh và cảm xúc

-----------------------------------------------------------
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

I. Đề bài về một sự việc, hiện tượng đời sống


- Có 2 dạng sự việc: tích cực và tiêu cực.
- Có đề nêu thẳng vấn đề nghị luận, có đề kể lại câu chuyện, yêu cầu người viết tự rút
ra nội dung nghị luận.
- Mệnh lệnh: nêu (trình bày) suy nghĩ (ý kiến).
II. Cách làm bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống
1. Tìm ý: Việc làm của Phạm Văn Nghĩa
- Thường ra đồng, giúp mẹ trồng trọt
- Tự thụ phấn cho bắp
- Làm tời cho mẹ kéo nước đỡ mệt
 Ý nghĩa của từng việc làm
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu tấm gương Phạm Văn Nghĩa (báo đưa tin)
- Sơ lược ý nghĩa việc làm: gần gũi, dễ làm
b. Thân bài:
- Ý nghĩa việc làm của Phạm Văn Nghĩa
+ Hiếu thảo
+ Kết hợp giữa học và hành
+ Sáng tạo
- Đánh giá (kết quả)
+ Với cá nhân: được đánh giá tốt
+ Với môi trường: tạo tấm gương tích cực
khắc sâu kiến thức…
+ Với xã hội: phát triển sức mạnh tổng lực của lứa tuổi
- Đánh giá phong trào của Thành đoàn: thiết thực, tạo ra xu hướng hành động học tập
c. Kết bài:
- Khái quát, tổng kết
- Rút ra bài học
3. Viết bài
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa
5. Kết luận: Ghi nhớ (sgk/24)

--------------------------------------------------

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ

I. Tìm hiểu chung


1. Tìm hiểu ngữ liệu:
- Vấn đề: giá trị của tri thức
- Tư tưởng: tri thức là sức mạnh
a. Bố cục:
- Mở bài (đoạn 1): giới thiệu
- Thân bài (đoạn 2,3):
+ Đoạn 2: tri thức là sức mạnh trong lao động
+ Đoạn 3: tri thức là sức mạnh trong cách mạng
- Kết bài (đoạn 4)
+ Khẳng định tính đúng đắn
+ Phê phán những người không biết quý trọng tri thức
b. Phương pháp lập luận: phân tích, chứng minh
c. Phân biệt:
- Nghị luận về sự việc – hiện tượng đời sống: sự việc, hiện tượng  tư tưởng
- Nghị luận về tư tưởng: tư tưởng  đối chiếu sự việc, hiện tượng  xét đúng
sai
2. Kết luận: SGK
II. Luyện tập:

----------------------------------

CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí:


- Mệnh lệnh: suy nghĩ, bàn về
- Cấu trúc: mệnh lệnh + tư tưởng
- Có thể chỉ nêu tư tưởng
II. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Đề: Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”

1. Tìm hiểu đề; tìm ý:


- Vấn đề nghị luận: biết ơn
- Tư tưởng: uống nước nhớ nguồn
- Ý nghĩa tư tưởng: + nghĩa đen là gì?
+ nghĩa bóng là gì?
- Vì sao uống nước phải nhớ nguồn? Vì… (khẳng định, đánh giá)
- Tiếp nhận tư tưởng này cần lưu ý gì? (bàn bạc, mở rộng)
+ Phê phán?
+ Lưu ý khi thực hiện?
(+ Phương hướng)
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề
- Giới thiệu tư tưởng (dẫn lại)
b. Thân bài:
- Giải thích tư tưởng
- Khẳng định, đánh giá tư tưởng (phân tích, chứng minh)
- Bàn bạc, mở rộng
c. Kết bài:
- Khẳng định tính đúng đắn của tư tưởng
- Bài học nhận thức, hành động
3. Viết bài:

---------------------------------------

CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP

I. Thành phần tình thái (cách nhìn):


1. Tìm hiểu ngữ liệu:
a) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh / nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng
anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
 chắc: thể hiện cách nhìn về sự việc có độ tinh cậy không cao.
b) Có lẽ: thể hiện cách nhìn về sự việc có độ tinh cậy không cao.
 Không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc
2. Kết luận: Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối
với sự việc được nói đến trong câu.
II. Thành phần cảm thán:
1. Tìm hiểu ngữ liệu:
a) Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
 Bộc lộ cảm xúc (ngạc nhiên)
b) Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
 Bộc lộ cảm xúc (tiếc)
 Không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc
2. Kết luận: Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn,
mừng, giận,…)
III. Luyện tập:

You might also like