You are on page 1of 6

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 3 – HỌC KÌ 2

Bài 1: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới


 Link bài học trực tuyến:
https://youtu.be/r-Mz_w8zO1g
Bai 2: Các thành phần biệt lập
 Link bài học trực tuyến:
https://youtu.be/pE7glQxI5xs
Bai 3: Nghị luận về tư tưởng đạo lý
 Link bài học trực tuyến:
https://youtu.be/6tWyxFNBSZs

CHUẨN BỊ HÀNH TRANG


VÀO THẾ KỶ MỚI
Vũ Khoan
I.ĐỌC - TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:
1.Tác giả:
- Vũ Khoan – nhà hoạt động chính trị , Phó thủ tướng chính phủ.
2. Tác phẩm:
- Viết vào năm 2001, khi đất nứơc ta cùng toàn thế giới bước vào năm đầu tiên
của thế kỉ mới .

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:


1. Chuẩn bị hành trang là sự chuẩn bị bản thân con người:
- Con người là động lực phất triển của lịch sử.
- Vai trò con người càng nổi trội trong thế kỷ tới khi nền kinh tế tri thức phát triển
mạnh mẽ.

2.Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu nhiệm vụ nặng nề của đất
nước:
- Sự phát triển như huyền thoại của khoa học công nghiệp.
- Tỷ trọng trí tuệ trong một sản phẩm ngày càng lớn.
- Sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế sâu rộng hơn.
- Nhiệm vụ cụ thể: thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp;
đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá; tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức.

3) Những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam:
- Thông minh, nhạy bén nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực
hành.
- Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt qui
trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương.
- Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc trong chiến đấu nhưng thường đố kị nhau
trong làm ăn, trong cuộc sống thường ngày.
- Bản tính thích ứng nhanh nhưng có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ,
kì thị kinh doanh, quen với bao cấp, thói khôn vặt, ít giữ chữ tín.

 Người Việt Nam cần lắp đầy những điểm mạnh và vứt bỏ những điểm
yếu, thế hệ trẻ cần nhận ra và thực hiện điều này.
 Tác giả đã thể hiện thái độ tôn trọng sự thật, nhìn nhận khách quan, toàn
diện.

IV. Tổng kết:


1. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ báo chí, gắn với đời sống dân tộc.
- Cách nói giản dị, trực tiếp, dễ hiểu.
- Sử dụng cách nói sinh động, cụ thể, lại ý vị sâu sắc mà vẫn ngắn gọn của tục
ngữ, thành ngữ.
2. Nội dung: Ghi nhớ, sách giáo khoa.

V. Bài tập vận dụng:


Viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu trình bày cảm nghĩ của em sau khi học
xong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”.

---------------------------

CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (tt)


I/ Tìm hiểu bài:
 Ví dụ(a),(b) ( Mục I-SGK/31 )
a) Từ này dùng để gọi – thiết lập quan hệ giao tiếp.
b) Cụm từ thưa ông dùng để đáp – duy trì sự giao tiếp.
 Từ này, thưa ông không nằm trong sự việc được diễn đạt trong câu, không
nằm trong cấu trúc cú pháp của câu.
 Thành phần gọi - đáp

 Ví dụ(a),(b) ( Mục II-SGK/31,32 )

a) Từ ngữ và cũng là đứa con duy nhất của anh chú thích cho cụm từ đứa
con gái đầu lòng.
b) Cụm C-V tôi nghĩ vậy chú thích điều suy nghĩ diễn ra trong trí của riêng tác
giả.

 Thành phần phụ chú

II. LUYỆN TẬP:

BT1/32: Thành phần gọi – đáp:


+ Này : quan hệ trên – dưới.
+ Vâng : quan hệ dưới – trên.

BT2/32: “Bầu ơi …chung một giàn”.


Thành phần gọi – đáp: Bầu ơi không hướng đến riêng ai

BT3&4/33: Thành phần phụ chú:


a) kể cả anh : giải thích cho cụm danh từ mọi người.
b) các thầy, cô giáo…người mẹ : giải thích cho cụm danh từ Những người nắm
giữ chìa khoá của cánh cửa này.
c) những người chủ…thế lì tới : giải thích cho cụm từ lớp trẻ.
d) có ai ngờ và thương thương quá đi thôi : nêu lên thái độ của người nói
trước sự việc, sự vật (sự ngạc nhiên, tình cảm trìu mến)

ÔN TẬP CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP TRONG CÂU


1. Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với
sự việc được nói đến trong câu.
* Những yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc được nói đến, như:
- chắc chắn, chắc hẳn, chắc là,... ( chỉ độ in cậy cao).
- hình như, dường như, hầu như, có vẻ như,.... (chỉ độ tin cậy thấp)
VD: Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ vừa lắc đầu cười. Có lẽ vì khổ tâm đến
nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

2. Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn,
mừng, giận,...).
VD: Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

3. Thành phần gọi – đáp: được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
VD:
- Bác ơi, cho cháu hỏi chợ Đông Ba ở đâu?
- Vâng, mời bác và cô lên chơi
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
4. Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung
chính của câu. Thành phần phụ chú thường đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai
dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một đấu phẩy.
Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
VD: Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con duy nhất của anh,
chưa đầy một tuổi
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
- Các thành phần tình thái, cảm thán, gọi- đáp, phụ chú là những bộ phận không
tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần
biệt lập.

B. Các dạng bài tập


Bài tập 1. Chỉ ra các thành phần biệt lập của câu trong mỗi câu sau:
a) Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về (Sang thu - Hữu Thỉnh)
b) Tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam – những người con ở xa - bày tỏ
niềm tiếc thương vô hạn.
c, Ôi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa (Bếp lửa - Bằng Việt)

Gợi ý:
a) Thành phần tình thái: hình như
b) Thành phần phụ chú: những người con ở xa
c) Thành phần cảm thán: Ôi
Bài tập 2 : Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây :
a, Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia
nhiều.
(Kim Lân, Làng)
b, Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng
tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
c, Ông lão bỗng ngừng lại ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ
cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được.
(Kim Lân, Làng)

Gợi ý:
a, Thành phần tình thái: có lẽ
b, Thành phần cảm thán: Chao ôi
c, Thành phần tình thái: Chả nhẽ
Bài tập 3: Xác định thành phần phụ chú, thành phần khởi ngữ trong các ví dụ
sau:
a, Thế rồi bỗng một hôm, chắc rằng hai cậu bàn cãi mãi, hai cậu chợt nghĩ kế rủ
Oanh chung tiền mở cái trường
(Nam Cao)
b) Lan - bạn thân của tôi - học giỏi nhất lớp.
c. Nhìn cảnh ấy mọi người đều chảy nước mắt, còn tôi, tôi cảm thấy như
có ai đang bóp nghẹt tim tôi.
(Nguyễn Quang Sáng - Chiếc lược ngà)
d. Kẹo đây, con lấy mà chia cho em.

* Gợi ý:
- Thành phần phụ chú: a) chắc rằng hai cậu bàn cãi mãi
b) bạn thân của tôi
- Thành phần khởi ngữ: c) còn tôi,
d) kẹo đây

---------------------------------

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ


TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

I. Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:

+ Đọc văn bản sau (trang 34 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

a. Văn bản bàn về vấn đề : Giá trị của tri thức khoa học và người trí thức.

b + c. Bố cục văn bản và các câu mang luận điểm :

- Phần mở bài (đoạn 1): đặt vấn đề “tri thức là sức mạnh và người có tri thức
là người có sức mạnh”.

Luận điểm “Tri thức là sức mạnh ; Ai có tri thức thì người ấy có được sức
mạnh”.

- Phần thân bài (đoạn 2, 3): Chứng minh tri thức đúng là sức mạnh trong công
việc và khẳng định tri thức là sức mạnh cách mạng.

Luận điểm : Câu đầu và hai câu kết của đoạn 2 ; Câu đầu đoạn 3.

- Phần kết bài (đoạn còn lại): Phê phán một số người không biết quý trọng tri
thức và sử dụng tri thức không đúng mục đích.

Luận điểm : câu đầu và câu cuối đoạn cuối văn bản.
d. Văn bản sử dụng phép lập luận chính tạo sức thuyết phục là chứng minh.

e. - Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống : xuất phát từ thực tế đời
sống để rút ra vấn đề mang ý nghĩa tư tưởng, đạo lí.

- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: Dùng giải thích, chứng minh... làm
sáng tỏ, một vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống.

II/ Luyện tập


(trang 36 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2): Đọc văn bản sau ...

a. Văn bản Thời gian là vàng là bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

b. Văn bản nghị luận về giá trị của thời gian. Các luận điểm chính :

- Thời gian là sự sống

- Thời gian là thắng lợi

- Thời gian là tiền

- Thời gian là tri thức

c. Phép lập luận phân tích và chứng minh.

Người viết đã phân tích giá trị của thời gian thành các luận điểm. Các luận điểm
này lại được chứng minh bằng những dẫn chứng thực tiễn. Mạch triển khai lập
luận của bài văn đơn giản nhưng cô đọng, sáng rõ và chặt chẽ.

You might also like