You are on page 1of 9

Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Câu 1 :
Luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản
- Luận điểm: nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa, toàn thể loài người và sự
sống trên trái đất, vì vậy cần đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn, xóa bỏ nguy cơ
chiến tranh hạt nhân, nhiệm vụ thiết thực, cấp bách của mỗi người, toàn thể loài
người
- Hệ thống luận cứ:
    + Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân làm mất khả năng sống tốt đẹp hơn của toàn
thế giới.
Dẫn chứng: so sánh giữa chi phí cho các lĩnh vực xã hội, cứu trợ y tế, hỗ trợ
phát triển, sản xuất lương thực, thực phẩm, giáo dục…
    + Với chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, hạt nhân
    + Chạy đua vũ trang đi ngược lại quy luật tiến hóa nhân loại
    + Tất cả cần ngăn chặn chiến tranh, chạy đua vũ trang
Câu 2 :
Phần đầu tác giả chỉ ra thời gian cụ thể, đưa ra số liệu, với một phép tính đơn
giản
- Để thấy rõ hơn sức tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí hạt nhân, tác giả đưa
ra những số liệu tính toán thuyết phục
→ Thu hút người đọc, gây ấn tượng mạnh mẽ về tính chất hệ trọng của vấn đề
được nói tới
Câu 3 :
- Cứu trợ 500 triệu trẻ em chỉ tốn 100 tỉ đô, nhưng nó chỉ bằng chi phí cho 100
máy bay B. 1B, và dưới 7000 tên lửa vượt đại châu
- Bảo vệ cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em châu
Phi cần số tiền bằng 10 chiếc tàu bay mang vũ khí hạt nhân của Mĩ
- Giải quyết việc thiếu dinh dưỡng cho 575 triệu người, chỉ cần số tiền chi cho
149 tên lửa MX, 27 tên lửa MX
- Cần tiền cho 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ
cho toàn thế giới
Câu 4 :
Chiến tranh hạt nhân xảy ra hủy hoại, xóa sạch thành quả văn minh nhân loại,
cũng như quá trình tiến hóa sự sống, tự nhiên trên Trái Đất
Lời cảnh báo nhà văn G. Macket đặt ra trước toàn thể nhân loại nhiệm vụ cấp
bách
→ Đoàn kết, quyết ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một
thế giới hòa bình
Câu 5 :
Văn bản có tên “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”
- Chủ đích của người viết không chỉ là chỉ ra mối đe dọa hạt nhân, mà muốn
nhấn vào nhiệm vụ đấu tranh, ngăn chặn nguy cơ chạy đua vũ trang.
- Nhan đề cũng thể hiện được luận điểm cơ bản của bài như một sự kêu gọi,
khẩu hiệu, hướng tới thái độ sống nhân văn, tích cực
Luyện tập
Câu hỏi : Cảm nghĩ sau khi đọc văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa
bình của nhà văn G.G. Mác-két.
   Bài viết Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của nhà văn Mác-két đã gióng
lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với chính chúng ta về chiến tranh hạt nhân - điều
đang đe dọa trầm trọng đến mạng sống và sự phát triển của toàn nhân loại.
Chiến tranh hạt nhân không những ghê gớm như một loại bệnh dịch, có thể quét
sạch sự sống trên hành tinh này mà nó còn có thể khiến cho cuộc sống của
chúng ta trở về thời kì đồ đá, tiêu diệt hết toàn bộ nền văn minh trong hàng bao
nhiêu triệu năm. Bởi vì sự tốn kém của việc chạy đua vũ trang hạt nhân mà
chính chúng ta bị tước đi cơ hội phát triển những điều kiện sống tốt đẹp của
mình. Số tiền dành cho cuộc chạy đua vũ trang ấy nếu dùng vào các lĩnh vực
khác như y tế, thực phẩm, giáo dục thì đã có hơn 500 triệu trẻ em nghèo khổ
được sống cuộc sống tốt đẹp hơn, hơn 1 tỉ người và 14 triệu trẻ em khác được
bảo vệ tính mạng khỏi bệnh tật,... Bài viết này đã nêu ra những lập luận sắc bén,
khiến chúng ta không thể làm ngơ trước mối đe dọa lớn đang đè nặng lên tương
lai của loài người, chúng ta phải hành động để bảo vệ một thế giới hòa bình, tốt
đẹp không có chiến tranh hạt nhân.
Các phương châm hội thoại (tiếp theo) - trang 21
I. Phương châm quan hệ
Thành ngữ “Ông nói gà, bà nói vịt” chỉ hiện tượng không thống nhất, không
hiểu người khác nói gì dẫn đến tình trạng trật khớp, lệch lạc trong giao tiếp
- Để tránh tình trạng, khi hội thoại phải nói đúng đề tài giao tiếp, nói đúng vấn
đề quan tâm
- Đó chính là phương châm quan hệ trong hội thoại
II. Phương châm cách thức
a, - Dây cà ra dây muống – nói lan man, dài dòng, không có trọng tâm
- Lúng búng như ngậm hột thị - nói ấp úng, không rõ ràng, thiếu rành mạch
- Nói như thế không đạt được hiệu quả giao tiếp: không thể hiện được nội dung
muốn truyền đạt, gây khó khăn cho người tiếp nhận
→ Trong hội thoại cần chú ý nói ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch
b, Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy.
- Trong câu trên, cụm từ “ông ấy” có thể hiểu được hai cách: nhận định của ông
ấy về truyện ngắn, nhận định truyện ngắn của ông ấy viết. Như vậy, nội dung
câu nói mơ hồ, người nghe khó xác định được điều muốn nói
- Để người nghe không hiểu lầm, phải thêm từ ngữ cho cách nói rõ ràng hơn
Ví dụ:
    + Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà ông ấy mới sáng tác
    + Tôi đồng ý với những nhận định truyện ngắn khá sâu sắc của ông ấy
→ Như vậy, khi giao tiếp cần phải tránh cách nói mơ hồ, không rõ ràng, dễ gây
hiểu lầm
III. Phương châm lịch sự
a, Trong mẫu chuyện Người ăn xin, cả hai nhân vật, người ăn xin và cậu bé
trong câu chuyện đều cảm thấy mình nhận được từ người kia một điều gì đó.
- Nhân vật “tôi” không khinh miệt người nghèo khổ, khốn khó mặc dù không có
gì để cho
- Ông lão ăn xin cảm thấy được tôn trọng, chia sẻ, cả hai người đều thấy hài
lòng
b, Có thể rút ra bài học quý từ câu chuyện: trong giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng
người khác
IV. Luyện tập
Bài 1 :
a, Câu tục ngữ thể hiện thái độ lịch sự, quý mến cách ứng xử đẹp có giá trị hơn
vật chất
b, Lời nói thanh nhã, lịch sự mang lại hiệu quả lớn
c, Vật quý giá (chiếc kim vàng) không ai nỡ chuyển thành vật tầm thường (uốn
làm lưỡi câu). Ý muốn nói những người lịch thiệp cần biết cách nói năng cho
tương xứng với giá trị của bản thân
→ Tựu trung, các câu tục ngữ khuyên mọi người lịch sự, nhã nhặn khi giao tiếp
- Một số câu tục ngữ có chung nội dung:
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
- Vàng thì thử lửa thử than
Chuông thì thử tiếng, người ngoan thử lời
Câu 2 :
Các biện pháp liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự, trong hội thoại: nói
giảm, nói tránh
Câu 3 :
a, Nói mát
b, Nói hớt
c, Nói móc
d, Nói leo
e, Nói ra đầu đũa
Các từ ngữ đều chỉ những cách liên quan đến phương châm lịch sự và phương
châm cách thức
Bài 4 :
a, Nhân tiện đây xin hỏi: khi người nói muốn hỏi về một vấn đề không đúng đề
tài đang trao đổi, tránh người nghe hiểu mình không tuân thủ phương châm
quan hệ
b, Cực chẳng đã tôi phải nói, tôi nói điều này có gì không phải mong anh bỏ
qua, biết là làm anh không vui, nhưng…; xin lỗi anh có thể không hài lòng
nhưng thành thực mà nói… để giảm nhẹ sự đụng chạm, tuân thủ phương châm
lịch sự
c, Đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế, đừng nói cái giọng đó với tôi… báo hiệu
cho người đối thoại biết là họ không tuân thủ phương châm lịch sử
Câu 5:
- Giải thích nghĩa các thành ngữ:
    + Nói băm nói bổ: nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo
    + Nói như đấm vào tai: nói mạnh, trái ý người khác, khó nghe
    + Điều nặng tiếng nhẹ: nói trách móc, chì chiết
    + Nửa úp, nửa mở: thái độ mập mờ, không nói hết ý
    + Mồm loa tép nhảy: lắm lời, đanh đá, nói át người khác
    + Đánh trống lảng: né tránh vấn đề nào đó đang được bàn luận
- Các phương châm có liên quan:
    + Phương châm lịch sự: nói băm nói bổ, nói như đấm vào tai, điều nặng tiếng
nhẹ, mồm loa mép giải, nói như dùi đục chấm mắm cáy.
    + Phương châm cách thức: nửa úp nửa mở
    + Phương châm quan hệ: đánh trống lảng.
Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

2. Nhan đề văn bản: Cây chuối trong đời sống Việt Nam
a, Đối tượng thuyết minh là cây chuối trong quan hệ đời sống của người Việt
Nam chứ không phải cây chuối thuần túy loài thực vật
b, Những câu trong văn bản thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối:
Cây chuối ưa nước… Cây chuối phát triển nhanh… Quả chuối là món ăn ngon
c, Câu văn có yếu tố miêu tả cây chuối, quả chuối:
- Thân chuối mềm vươn lên như những cột trụ nhẵn bóng, tỏa ra vòm tán lá
xanh mướt che rợp vườn tược đến núi rừng
- Chuối mọc thành rừng bạt ngàn vô tận. Chuối phát triển rất nhanh, chuối mẻ
đẻ chuối con, chuối con đẻ chuối cháu, cứ gọi là “con đàn cháu lũ”
- Chuối trứng cuốc - không phải quả tròn như trứng cuốc, mà khi chín vỏ chuối
có những vệt lốm đốm như trứng cuốc
- Không thiếu những buồng chuối dài từ ngọn cây, uốn trĩu đến gốc cây
- Tác dụng: yếu tố miêu tả giúp người đọc hình dung cụ thể, sinh động đặc điểm
cây chuối, công dụng, cách sử dụng sản phẩm từ cây chuối
3. Một số công dụng từ cây chuối
- Thân chuối còn non có thể xắt mỏng làm rau sống, một trong những loài rau
không thể thiếu dùng làm rau sống ăn với cơm hến. Thân chuối già làm thức ăn
cho lợn, heo
- Lá chuối tươi dùng để gói bánh, lá chuối khô dùng gói đồ cho các bà đi chợ
- Bắp chuối có thể ăn sống, luộc lên làm nộm hoa chuối rất ngon
II. Luyện tập
Bài 1 :
Bổ sung các yếu tố miêu tả vào bài văn thuyết minh:
- Thân chuối giống như cây viết nhẵn nhụi, sừng sững giữa trời
- Là chuối khô: khi lá chuối đã già chúng rũ xuống bám chặt lấy thân cây chứ
không rụng và lìa xa như những cây khác. Ban đầu còn khô dần thành màu nâu
nhạt.
- Nõn chuối mới ra xanh nõn nà, đẹp tựa bức phong thư còn kín
- Bắp chuối: màu đỏ tươi, có hình dáng như đốm lửa rực đỏ khoảng trời
- Quả chuối: cong cong như bàn tay nâng đỡ, đan cài vào nhau.
Bài 2 :
Yếu tố miêu tả:
+ Tách là loại chén có tai, chén của ta không có tai
+ Khi uống trà thì bưng hai tay mà
→ Những yếu tố miêu tả làm nổi bật hình ảnh loại chén (đối tượng được thuyết
minh) và hình ảnh Bác Hồ
Bài 3 :Một vài câu miêu tả trong văn bản “trò chơi ngày xuân”:
- “Những con thuyền thúng nhỏ mang theo các làn điệu dân ca… trầm tĩnh”
- Lân được trang trí công phu, râu ngũ sắc, lông mày bạc, mắt lộ to, thân hình có
các họa tiết đẹp.
- Hai ông tướng (tướng ông, tướng bà) của từng bên đều mặc trang phục xưa
lộng lẫy, có cờ đuôi nheo đeo chéo phía sau.
Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

I. Hướng dẫn chuẩn bị


Cho đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam
Kiểu văn bản/ thể loại: Thuyết minh
- Đối tượng thuyết minh: Con trâu
- Phạm vi kiến thức: Con trâu ở làng quê Việt Nam
- Yêu cầu chung: Vận dụng linh hoạt phương pháp thuyết minh, một số biện
pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả
Lập dàn ý:
MB: Giới thiệu hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam
TB:
* Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu
+ Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy
- Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ,
thấp, bụng to, mông dốc, đuôi dài thường xuyên phe phẩy, sừng cong, khỏe
- Mỗi năm trâu chỉ đẻ một đến hai lứa, mỗi lứa một con
* Lợi ích của trâu
- Là con vật gắn liền với nghiệp của nhà nông:
    + Trâu được sử dụng để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra lúa gạo
    + Là tài sản quý giá của người nông dân
    + Ngoài ra trâu còn cung cấp, thịt, da, sừng làm đồ mĩ nghệ…
- Đời sống tinh thần:
    + Trâu là người bạn gắn với tuổi thơ của trẻ em nông thôn
    + Hình ảnh con trâu hiền lành, chăm chỉ đi vào câu ca dao,sự tích, bài thơ…
    + Con trâu xuất hiện trong lễ hội ở Việt Nam:
    + Hội trọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng)
    + Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam
Kết luận
- Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê
Việt Nam
- Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân
II. Luyện tập trên lớp
Bài 1:
Từ bao đời, con trâu vốn hiền lành, chăm chỉ luôn là người bạn đồng của người
nông dân Việt Nam. Với sự lực lưỡng của mình, trâu giúp người nông dân cày
ruộng chuẩn bị cho những vụ mùa mới. Trên đồng ruộng, ta dễ dàng bắt gặp
hình ảnh những chú trâu khỏe mạnh, kéo những đường cày thẳng tắp có phần
nặng nhọc. Lực kéo trung bình của một con trâu loại A có thể đạt tới 3- 4 sào
một ngày. Vụ mùa tới kì thu hoạch những chú trâu lại chăm chỉ đưa những xe
thóc đầy. Chẳng những thế người nông dân Việt Nam mới nói rằng: “Con trâu
là đầu cơ nghiệp”. Đủ để ta thấy tầm quan trọng đến nhường nào của trâu đối
với đời sống nông dân.
Bài 2 :
Một trong những lễ hội đặc sắc của người dân tộc là lễ hội chọi trâu, thường
được tổ chức vào đầu tháng tư mỗi năm. Trâu được lựa chọn để chọi thường có
độ 4- 5 tuổi vào lúc khỏe nhất, da bóng mượt, đuôi cong, thân mình nở nang,
lực lượng và đuôi ngắn thì mới khỏe. Mỗi làng sẽ lựa chọn ra một con trâu to
khỏe nhất, đẹp nhất để tham gia cuộc thi. Cuộc đấu bắt đầu, hai con trâu sau khi
nghe hiệu lệnh sẽ lao vào đấu với nhau trước sự reo hò cổ vũ của mọi người
xung quanh. Con trâu nào khỏe hơn sẽ giành chiến thắng.

You might also like