You are on page 1of 2

1.

Đọc hiểu:
- Văn bản nhật dụng:
+ là loại văn bản thường dùng trong đời sống hàng ngày, được sử dụng dưới dạng tự sự, thuyết minh, miêu tả,
hay bàn luận. Nó dùng để đánh giá các sự vật, hiện tượng xung quanh các hoạt động của con người.
+ Các văn bản nhật dụng thường được cập nhật thường xuyên để đáp ứng nhu cầu và thông tin của con người
trong cuộc sống hàng ngày.
- Truyện truyền kì: các câu chuyện kỳ lạ, có thêm yếu tố kỳ ảo, hoang đường. \
+ Câu chuyện thường khắc họa nhân vật người phụ nữ đức hạnh, luôn khao khát mong chờ một cuộc sống yên
bình, hạnh phúc.
+ Thể loại này có nguồn gốc từ Trung Quốc bố cục gồm 3 phần chính như sau:
● Mở đầu: Giới thiệu về nhân vật gồm những thông tin Họ và Tên, quê quán, nhân phẩm.
● Kể chuyện: kể về những câu chuyện kì ngộ, lạ lùng
● Kết thúc: nêu lí do kể chuyện.

- Tiểu thuyết lịch sử: một loại văn học chuyên viết về những nhân vật và sự kiện có thật trong lịch sử.

+ không chỉ kể lại sự kiện và nhân vật, mà còn tái hiện lại cuộc sống con người với cả không khí thời đại, các chi
tiết về tâm hồn, cá tính, trang phục, nhà ở, đồ dùng, lời ăn tiếng nói, bài ca, trò chơi…,

+ đặc biệt miêu tả đời sống cụ thể sinh động của nhân vật lịch sử, một trải nghiệm của một con người có tính
cách, cá tính, trong dòng chảy của lịch sử, khiến cho người đọc không chỉ đọc một câu chuyện, mà còn sống,
thể nghiệm với thời đại ấy nữa.

+ Tiểu thuyết cũng cung cấp một bức tranh có tính bách khoa về thời đại mà nhân vật lịch sử của mình sống. Và
vì thế bên cạnh nhân vật lịch sử, buộc phải hư cấu thêm nhiều những nhân vật khác.

+ Truyện thơ trung đại: thể loại dùng các thể thơ tiếng Việt viết bằng chữ Nôm (thường là thơ lục bát) để kể
chuyện (trần thuật). Nội dung của truyện thơ Nôm thường phản ánh đời sống xã hội cũng như thể hiện quan
niệm, lí tưởng nhân sinh của tác giả thông qua việc miêu tả, tường thuật lại một cách tương đối trọn vẹn cuộc
đời, tính cách nhân vật bằng một cốt truyện với chuỗi các biến cố, sự kiện nổi bật.
– Truyện thơ Nôm có nhiều nguồn gốc cốt truyện khác nhau:
+ Một số tác phẩm sử dụng cốt truyện dân gian (lấy từ cổ tích, thần tích, Phật thoại,…) vốn lưu hành trong dân
gian như: Tấm Cám, Thạch Sanh, Quan Ầm Thị Kính, Trân – Cúc Hoa, Trương Chi,…
+ Một số tác phẩm lấy cốt truyện trong văn học viết Trung Quốc (tiểu thuyết chương hồi, truyện truyền kì, ca
bản), như: Song Tinh – Bất Dụ, Hoa tiên, Truyện Kiều, Nhị độ mai, Tì bù quốc âm tân truyện,…
+ Một số tác phẩm lấy cốt truyện từ chính cuộc đời tác giả và thực tiễn đời sống (có thông qua hư cấu, sáng tạo)
như: Sơ kính tân trang, Truyện Lục Vân Tiên, Vợ ba Cai Vàng, Chàng Lía,...
=> phản ánh các vấn đề của thực tại xã hội và con người đương thời cũng như phản ánh tâm tư, nguyện vọng
của tác giả.
- Đặc điểm nội dung: 2 chủ đề chính: Giải phóng tình yêu đôi lứa và đấu tranh cho công lí xã hội
- Đặc điểm nghệ thuật:
+ Kết cấu: Truyện thơ Nôm thường kết cấu theo mô hình: Gặp gỡ (Hội ngộ) – Tai biến (Lưu lạc) – Đoàn tụ
{Đoàn viên).
+ Nhân vật: chính diện và phản diện hoặc theo khuôn mẫu, các môtip như: chàng trai nghèo, học giỏi (sau thành
đạt), chung tình; cô gái (nhà giàu) nết na, đảm đang, hiếu thảo;…
+ Ngôn ngữ: kết hợp của hai loại ngôn ngữ: ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học
2. Tiếng Việt
2.1. Phương châm hội thoại:
2.1.1. Phương châm về lượng
Trong quá trình giao tiếp, người nói cần nói đúng nội dung cần nói. Trong đó, nội dung của câu nói phải đáp ứng
các yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa cũng không thiếu. Ví dụ:
A: Cậu thấy cái áo này như nào, có đẹp kTốnghông?
B: Trả qua 4 năm tiếp xúc trong ngành thời trang và nhìn thấy vô số chiếc áo khác thì tớ thấy cái áo đó không
đẹp. (Vi phạm phương châm về lượng)
C: Có, tớ thấy khá đẹp. (tuân thủ phương châm về lượng)
2.1.2. Phương châm về chất
Chất ở đây là chất lượng của nội dung, bằng chứng, sự thật và sự hiểu biết của người nói về một vấn đề mình
phát biểu trong đoạn hội thoại. Phương châm về chất là khi giao tiếp cần nói đúng sự thật, thông tin mà bạn
muốn người khác tin là đúng phải có bằng chứng cụ thể, đừng nói những điều mình không tin là đúng, không có
bằng chứng xác thực. Trong quá trình giao tiếp, những thông tin chưa xác thực, chưa xác định được độ chính
xác thì không nên nói chắc chắn. Ví dụ:
A: Ngày mai có chắc lớp mình sẽ đi học không B,C?
B: Chắc chứ, mình có giữ thông báo của thầy này. (Tuân thủ phương châm về chất)
C: Có đi học đó. (Vi phạm phương châm về chất)
2.1.3. Phương châm quan hệ
Khi giao tiếp, bạn cần nói đúng chủ đề giao tiếp và nắm chắc chủ đề giao tiếp. Những người tham gia giao tiếp
nên cẩn thận nói thẳng vào trọng tâm của chủ đề giao tiếp, xác định những gì mình muốn nói và đúng trọng tâm
giao tiếp. Ví dụ:
A: Trưa nay nhà các cậu ăn những món ăn gì?
B: Món đó không ngon (Vi phạm phương châm quan hệ)
C: Trưa nay nhà tớ ăn thịt kho, trứng rán và canh rau cải. (Tuân thủ phương châm quan hệ)
2.1.4. Phương châm cách thức
Trong quá trình giao tiếp, người nói cần chú ý đảm bảo sự mạch lạc của câu. Nên nói ngắn gọn, xúc tích, tránh
nói dài, mơ hồ nội dung không gắn kết và logic với nhau. Ví dụ:
A: Hai em đã làm xong bài tập hôm qua cô giao chưa?
B: Dạ, rồi ạ! (Tuân thủ phương châm quan hệ)
C: Bài khó quá cô ơi! (Vi phạm phương châm quan hệ)
2.1.5. Phương châm lịch sự
Trong quá trình giao tiếp, người giao tiếp cần thể hiện sự tôn trọng đối với người đối diện. Khi giao tiếp nên nói
tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác. Ví dụ: Một người hàng xóm sang hỏi thăm mẹ tôi:
– Cháu nhà chị đã đỡ bệnh chưa? Nghe chị Hai bảo cháu bị bệnh nặng lắm nên tôi sang thăm.
– Cảm ơn bác, cháu nó đã đỡ nhiều rồi nhưng vẫn chưa khỏi hẳn. Tôi cảm ơn bác đã sang đây thăm cháu nó.
=> Thể hiện lịch sự trong cuộc hội thoại.
2.2. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩa của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt
trong dấu ngoặc ghép.

- Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián
tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

2.3. Sự phát triển của từ vựng: Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ
và phương thức hoán dụ.

3. Tập làm văn:

- Văn Thuyết minh: Thuyết minh sử dụng một số biện pháp nghệ thuật (kể chuyện, liên tưởng tưởng tượng,
biện pháp tu từ…), yếu tố miêu tả
- Văn Tự sự: có sử dụng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm; yếu tố nghị luận

You might also like